Hồi ký chiến tranh - Một thời máu và hoa (Phần 2)

Kỳ 9: Hồi ký bác Tranphu341 (phần 2)




                   Hội nghị quân chính của Trung đoàn . Trực tiếp Sư đoàn phó Mười Thứ , ( ông mới đi học tại Liên Xô về , làm Sư đoàn phó 341), nói chuyện , phổ biến tình hình Quốc tế . Tình hình ta và các nước láng giềng . Giữa ta và Trung Quốc . Hiện có những mâu thuẫn , bất hòa về quan điểm . Nhất là từ năm 1972 khi mà Trung Quốc đã bắt tay quan hệ ngoại giao với Mỹ . Cái luận điểm lúc nào cũng coi Mỹ là " con hổ giấy , tên Sen đầu quốc tế " v.v... Đã không còn nữa . Đỉnh cao nhất cho sự thay đổi quan điểm , là chuyến đi thăm Trung Quốc . Của Tổng thống Mỹ NixSon . Những thỏa thuận gì giữa họ có trời mà biết

Nhưng tình hình , quan hệ giữa ta và Trung Quốc ngày càng xấu đi . Nhất là sau khi chúng ta giành được thắng lợi năm 75 . Thống nhất đất nước , thì chúng hậm hực ra mặt . Chúng tăng cường các thế lực bành trướng , ủng hộ và viện trợ cho Bọn Pốt – IengXaRi . Kích động thù hận lâu đời , giữa ta và CamPuChia . Nên đã gây ra cuộc chiến tranh Biên giới Tây Nam này .

Chúng ta đánh Pốt , để bảo vệ chủ quyền đất nước . Bảo vệ nhân dân . Cũng đánh cầm chừng để hy vọng Pốt thức tỉnh . Trái ngược với thiện trí hòa bình , đoàn kết của ta . Chúng càng điên cuồng , dùng tổng lực tấn công dọc tuyến Biên giới giữa ta và chúng . Chúng tổ chức luồn sang chiếm đất , giết hại dân lành , vô cùng dã man tàn bạo . Gây hoang mang , chia rẽ , đào sâu hận thù lâu đời của 2 dân tộc .

Chúng ta đã phải dùng chiến lược : đưa chiến tranh sang đất K . Làm chúng lại vô cùng cay cú , say máu hơn điên cuồng hơn . Trong nước , chúng đã giết chết và thủ tiêu hàng triệu người dân vô tội , từ người già đến trẻ em . Chúng đang thực hiện xây dựng , một chế độ xã hội chủ nghĩa hão huyền , hoang tưởng . Theo chế độ công xã , tập thể như của Trung Quốc . Mà lại còn cực đoan hơn cả Trung Quốc . Một xã hội không chợ , không tiền , không trường học , không trí thức . Ai không nghe là chúng đập chết bằng búa , bằng cuốc , bằng xẻng v.v...

Lực lượng chống đối Pot đã nổi dậy 1 vài nơi . Một số chạy sang ta , yêu cầu ta giúp đỡ họ . Nhưng Lực lược này còn non trẻ , mới phôi thai . Nên chúng ta từng giúp " bạn " , nhưng đến bây giờ " bạn " đã phản bội ta . Chúng ta lại phải giúp " bạn " . Người " bạn " chân chính còn trong trứng nước . Nên vì thế n/v của chúng ta đang còn rất nặng nề .

Hiện tại , hướng QĐ4 , trực tiếp là hướng Sư đoàn 341 đảm nhiệm . Các đ/v đã làm tốt n/v chốt chặn ,đánh địch , giữ vững trận địa . Tiêu diệt được rất nhiều sinh lực địch . Đặc biệt như trận luồn sâu đánh địch của Trung đoàn ngày 15/6 và 20/6 . Nhưng giờ đây chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn . Đây là khó khăn chung của Quân đoàn , và quân đội ta , đất nước ta . Từ quân số , đến lương thực , súng đạn vv ...

Bọn Pốt đang tập trung tới 3 đầu Sư đoàn trước đội hình chốt của Sư đoàn 341 . Chúng điên cuồng , tăng cường tập kích vào các chốt , có ngày tới hơn 20 lần . Làm anh em bộ đội mình thương vong , hao hụt quân số nhiều . Hiện nay , theo Trinh sát và Cục 2 phát hiện , chúng đang chuẩn bị tấn công . Trên quy mô lớn , vào hướng chốt của Sư đoàn .

Vì vậy nếu chúng ta chỉ chốt giữ , phòng thủ thì rất khó khăn . Chúng ta phải tổ chức xuất kích , chủ động tiến công địch như trận 20/6 . Để phá tan chiến thuật bu bám , lấn dũi của chúng , phá tan âm mưu tấn công ta .

Trung đoàn 273 , trong mấy ngày tới . Phải tổ chức xuất kích , đánh địch. Với kịch bản giống như trận ngày 20/6 . Hôm nay họp hội nghị , là ngày 10/7 .Các đơn vị về làm công tác chuẩn bị tốt . Để đêm 12 , sáng ngày 13/7 ta xuấtkích tiến công địch . 


Sau khi họp quân chính ở Trung Đoàn về . Anh Công , anh Đạt lại về họp bàn phương án tác chiến của Tiểu đoàn 1 . Trận này , Trung đoàn yêu cầu Tiểu đoàn1 , chỉ cử Đại đội 1 tăng cường luồn sâu với Tiểu đoàn 3 . Đại đội 2 và một số anh em Đại đội 4 và các đồng chí Vận tải , Trinh sát (trừ 2 đồng chí Trinh sát dẫn đường cho Đại đội 1 luồn sâu) lên thay vị trí chốt của Đại đội 1 . Hướng Đông XVayChek , có 2 Đại đội của Trung đoàn 266 vòng ép hướng đó .

-Tiểu đoàn 3 và Đại đội 1 vòng ép hướng bên trái (Bắc chóp) . Tách 1 Đại đội cùng Đại đội 1 chia thành 2 mũi đánh vòng vào Phum như lần trước .

- Tiểu đoàn 2 vẫn cùng xe bọc thép đánh ép lên . Mọi việc chuẩn bị phải hoàn tất vào trưa ngày 12/7 . Đúng 22h phải tổ chức luồn sâu và giờ G ấn định là 5h30 sáng ngày 13/7/78 .

Tóm lại , trận này ta tổ chức kịch bản vẫn giống như trận ngày 20/6 . Chỉ có điều là sử dụng lực lượng có khác trước . Là có sự phối hợp tác chiến tấn công của 2 Đại đội của Trung đoàn 266 , thay cho 2 Đại đội của Tiểu đoàn 3 đảm nhiệm hướng cánh phái .

Anh em cán bộ được phổ biến , là lực lượng của Pốt tập trung đông hơn lần trước . Lần này tác chiến cùng một địa hình nên bọn Pốt đã đề cao cảnh giác hơn . Phải nhắc anh em các đơn vị , không được chủ quan coi thường địch . Có phương án đề phòng Pốt phản kích ngay , bu bám ngay . Gây khó khăn cho ta khi đã làm chủ trận địa , quay trở về vị trí chốt .

Anh Công và Anh Đạc tổ chức họp các bộ , để phổ biến tình hình , nhiệm vụ của Đại đội . Hiện tại hơn 20 ngày giữ chốt và tăng cường cho chốt Đại đội 3 . Quân số của Đại đội cả bổ sung mới nữa được gần 40 tay súng . Lần này đi luồn sâu phối thuộc được tăng cường một khẩu 12,7ly của Đại đội 4 , cùng thông tin trinh sát . Lực lượng của Đại đội 1 được gần 60 người .

Mọi công tác chuẩn bị cho trận chiến cũng đã xong . Anh em Đại đội 2 và các lực lượng đến thay chốt cũng đã nhận vị trí từ chiều . Để làm quen địa hình . Anh em Đại đội 1 được nghỉ ngơi đợi đến giờ xuất phát .

Sau khi làm công tác chuẩn bị xong . Mấy anh em tôi trong BCH Đại đội ngồi nói chuyện . Mọi người đều không vui , vì phải đi chiến đấu tăng cường . Nếu cả Tiểu đoàn cùng đi tác chiến thì không nói làm gì . Còn thường đi tăng cường chiến đấu , đôi khi nó gần giống như là " con nuôi" và " con đẻ" vậy . Sự quan tâm của chỉ huy đơn vị phối thược thường coi nhẹ , các đơn vị " con nuôi " hơn . Thậm chí , có đ/v khi rút quân quên luôn cả không báo cho đ/v phối thuộc . Nên tâm lý các đ/c chỉ huy , bao giờ cũng có tư tưởng ngại đi chiến đấu theo kiểu tăng cường .

Nghĩ là vậy , nhưng nhiệm vụ đã được giao . Thì ai cũng phải chấp hành , tuy rằng trong lòng không vui không thoải mái . Cũng không được để lộ cái suy nghĩ ấy , cho anh em cán bộ chiến sỹ cấp dưới biết . Ảnh hưởng đến tư tưởng , đến sức chiến đấu của đơn vị .

Trời chiều lất phất mưa . Những cánh đồng trước mặt đã là một màu trắng mênh mông nước . Xa xa , thỉnh thoảng mới thấy một vài bờ cỏ , xa nữa có một bờ mương thẳng tắp . Nhiệm vụ của Đại đội 1 và Tiểu đoàn 3 , đêm nay phải vượt qua đồng nước mênh mông đó . Vượt qua bờ mương cao kia , luồn sâu vào đất địch . Tránh né các chốt của địch , ém tại đó để đến sáng mai giờ G xung phong tấn công tiêu diệt địch .

Đến 4h chiều , các trung đội đã tổ chức cho bộ đội ăn cơm , nhận thêm một phần cơm nắm không độn bo bo . Rồi nghỉ ngơi , đợi lên đường. Hoàng hôn đã tắt , bóng tối ập xuống nhanh . Cũng giống như những ngày qua . Nhưng hôm nay anh em Đại đội 1 không phải vào vị trí gác , mà mọi người đang âm thầm làm công việc chuẩn bị , cho trận chiến đêm nay . Sẽ lại có một đêm ngâm trong nước . Có một đêm thức trắng , có một ngày chiến đấu vô cùng vất vả . Ai cũng nghĩ vậy , cũng thấy trước được những cảnh đó sắp diễn ra . Mọi người chính là người trong cuộc . Đợi chờ giờ xuất phát bao giờ cũng cảm thấy thật dài . Nhưng cũng không ai có thể vô tư mà ngủ được . Anh em rì rầm chuyện trò , những chuyện của lính thì bao giờ cũng là đề tài bất tận .

Khoảng 7h tối lại bản hợp xướng bằng các loại súng của Pot vào đội hình Đại đội . Các đ/c thay chốt cũng bắn trả . Trong chiến đầu nhất là ở chốt cứ đông quân là cảm thấy được "ấm lưng" hơn . Gía như quân số của Đại đội dược đông như thế này .

8h tối - 9h tối , rồi 9h 30 , Pót tập kích vào chốt 2 lần nữa . Không cóai thương vong . Trinh sát Tiếu đoàn báo Tiểu đoàn 3 đang đến . Anh Đạc nói LLxuống báo các đơn vị ra vị trí chuẩn bị xuất phát . Anh em chúng tôi cũng ra vịtrí tập trung . Tôi cùng 1 đ/c liên lạc xuống đi cùng với Tiếu đội cối 60 .Toàn đội hình lặng lẽ lên đường .


Ra khỏi rìa Phum là anh em bắt đầu phải lội nước . Bước chân đầu tiên lội xuống nước , xuống sình mới ngại làm sao . Bên K không có mùa đông , nhưng trời mùa mưa thường mát hơn mùa hè nhiều . Buổi tối nhiệt độ lại như giảm hơn cả cái mát . Gió trời lồng lộng , mưa lớt phớt . Cũng không có ai khoác áo mưa . Đi trận khoác áo mưa thì thật là không hợp lý . Nên nước mưa , nước ruộng , làm cho anh em thấy lạnh ghê gớm . Nhưng đấy là cảm giác đầu , khi bước chân xuống nước . Còn khi đã bì bõm được 1 lúc rồi , đầu óc luôn phải tỉnh táo , phải căng tai , căng mắt ra . Mà đi trong đêm , thì không ai còn thấy lạnh nữa . Cái rét , cái lạnh không thắng nổi sức nóng trong cơ thể của những người lính chiến .

Bì bõm , bì bõm . Vẫn 2 đ/c trinh sát Tiểu đoàn lần trước dẫn đường , đi theo đường tiền nhập cũ . Đi được một quãng , tôi cảm thấy cứ ngứa ở dưới ống chân . Không biết có gì vướng vào , bèn thò tay xuống gãi . Thấy có gì nhơn nhớt , bám vào da thịt tôi . Cầm vứt ra , nhưng nó có vẻ cứ trơn trơn , dính nhằng nhằng . Thôi chết , đỉa rồi . Cái thứ mà tôi sợ nhất , đang bám vào tôi hút máu tôi . Tôi rùng mình , nghĩ lại ngày xưa về quê , mà ra ruộng chơi . Những ruộng nước trong veo , có những loại hoa trắng nhỏ , lá như lá sen nhỏ , cũng xòe lan ở mặt nước . Tội lội xuống đưa tay với , định hái những bông hoa ấy . Thì eo ơi , những con đỉa núc nhúc bơi đến . Lội nhanh lên bờ mà đã có mấy con bám đeo vào chân . Dứt mãi mới ra . Theo kinh nghiệm , mọi người nói : nên nhổ ít nước bọt vào tay , cầm kéo đỉa ra dễ hơn . Tôi cũng làm theo như vậy và kéo được con đỉa ra vất đi . Rồi đưa tay sờ vuốt kiểm tra cả 2 chân . Trời ! Nhiều đỉa quá , tới hàng chục con đã bâu bám hút máu tôi . Loại đỉa này nó có cái chất gì đó mà khi hút máu , cái chỗ vết thương đó rất khó cầm máu . Ở quê , thường mọi người hay cấu tý lá nón dán vào để ngăn máu chảy . Còn ở đây hàng chục vết cắn thế này lấy gì mà dịt , mà ngăn máu chẩy . Sao hồi này ở đây nhiều đỉa thế không biết . Chắc do nước ngập lâu nên lũ này sản sinh nhanh chóng . Vậy chắc tất cả anh em đều bị . Nhưng làm sao bây giờ . Không ngờ loại nhuyễn thể này , lại trở thành kẻ thù của mình . Trực tiếp hút máu mình , hút máu anh em đồng đội mình . Thật độc ác . Nó độc ác có thể nói như thằng Pốt . Thật căm thù . Tôi nói đồng chí liên lạc nói anh em là đỉa rất nhiều . Anh em cũng đã phát hiện điều này và cũng đang rất là bức xúc khó xử với lũ hút máu này .

Đi , lại lúc đi lúc dừng . Đợi trinh sát chọn đường , cắt phương vị , tránh né các chốt râu tôm của Pốt . Trời mưa , nên bọn Pốt có lẽ cũng chủ quan trong việc canh gác hướng này . Còn hướng chốt của Tiểu đoàn vẫn thấy tiếng súng tập kích của Pót cùng tiếng súng bắn trả của ae chốt . Đúng là lính nào thì cũng khổ như nhau , bọn Pốt cũng đâu có sung sướng gì . Có khi chúng còn khổ , chịu khổ hơn cả lính mình nữa chứ . Vậy nổi khổ này ? Đau thương này ? Là do ai gây lên ? Thoáng nghĩ như vậy , rồi tôi lại tìm ngay ra câu trả lời : Là do bọn phản động bá quyền , bọn hiếu chiến khát máu , tập đoàn Pôn Pốt- IengXaRi phát động . Sự giật dây kích động , là tập đoàn bành trướng Bắc Kinh .

Cũng cứ tưởng , năm 75 , CM CamPuChia thành công . CM Việt Nam thành công , thì những người lính , người dân ở 2 nước , được sống trong hòa bình . Có ai ngờ , sự ngông cuồng , sự ngu ngốc , sự hiếu chiến của chúng nó đã làm 2 đất nước , 2 dân tộc chưa kịp hàn gắn vết thương sau cuộc chiến dài . Lại lao vào đánh nhau , gây nên những thù hận mới , vết thương mới . Thật căm thù . Tao căm thù chúng mày , khi ghét chúng mày , hơn cả những con đỉa đang hút máu chúng tao đây .

Vòng vèo mãi , gần 3hsáng . Đội hình cũng đã đến vị trí tập kết 1 . Trinh sát quay lại đón Đại đội 9của Tiểu đoàn 3 lên đánh cùng hướng với Đại đội 1 . Hai Đại đội tiếp tục luồn sâu hơn 1km nữa tới vị trí tập kết2 . Từ vị trí này đợi đến 5h30 tấn công vào Phum như lần trước . Trung đoàn 273 , trong mấy ngày tới . Phải tổ chức xuất kích , đánh địch. Với kịch bản giống như trận ngày 20/6 . Hôm nay họp hội nghị , là ngày 10/7 .Các đơn vị về làm công tác chuẩn bị tốt . Để đêm 12 , sáng ngày 13/7 ta xuấtkích tiến công địch .


Vào đến vị trí tập kết , anh Đạc nhanh chóng bố trí đội hình tấn công của Đại đội . Rồi cùng liên lạc và Trinh sát sang Đại đội 11 , bàn việc phối hợp tác chiến với Đại đội trưởng Ngọc . Anh em chuẩn bị hố chiến đấu rồi lại bắt đầu bài ca cơm nắm bột canh . Mệt và đói , nên nắm cơm như là thật nhỏ . Vèo một cái đã hết . Nhưng cái nắm cơm này cũng làm cho anh em tăng được bao nhiêu " kg " sức khỏe .

Anh Đạc cùng 2 trinh sát đã về . Anh Ngọ và anh Ngân trinh sát sang chỗ tôi thì thầm nói chuyện . Mấy năm trước , khi làm trợ lý Tiểu đoàn bộ . Tôi thường hay sang Tiểu đội trinh sát chơi cờ . Nguyễn Đăng Ngân lính 5/72 quê TB . Còn Nguyễn Trịnh Ngọ là lính 12/74 quê ở Hương Sơn - Hà Tĩnh . Tôi với 2 anh em có rất nhiều kỷ niệm . Với Ngân thì năm 76 , Cùng trong tổ 4 người , do tôi phụ trách . Biệt phái xuống phường 7 , Q11 làm công tác kê khai , cải tạo tiểu thủ công nghiệp . Thời gian ở đó khoảng 6 tháng . Chính thời gian này tôi gặp Thanh . Cô bé cạnh nhà của đội công tác , năm đó mới có 16 tuổi . Đôi mắt to tròn đen láy , da trắng , tóc dài . Ở Sài Gòn người như vậy , để tóc như vậy là hiếm . Không hiểu sao , qua một vài lần gặp . Thanh đã nhanh chóng quý mến tôi . Rồi cả cái xóm chung cư Lý Thường Kiệt lô C ấy đều trêu , đều ghép chúng tôi với nhau .

Nguyễn Trinh Ngọ là dân Hà Tĩnh , mới học xong lớp 12 rồi nhập ngũ ngay . Ngọ đẹp trai , nhanh nhẹn , rất có bản lĩnh trong chiến đấu . Sống tình cảm , rất hay tẩm quất cho tôi . Ngọ có một bài tẩm quất gia truyền rất tuyệt vời . Hôm nào thấy người mệt mỏi , tôi hay nhờ Ngọ đánh cho một bài . Ngọ đấm đấm , bóp bóp , vỗ nổ đôm đốp , rất điệu nghệ . Rồi điểm một số huyệt đạo , xong lấy tay beo các thớ thịt . Kỳ lạ , tay Ngọ bẹo vao chỗ nào cũng kêu rắc rắc , rất thích và sảng khoái . Tôi đã nói Ngọ dạy cho bài tẩm quất này . Ngọ đã hứa là truyền nghề , nhưng đến bây giờ 2 năm rồi mà vẫn chưa thực hiện được . Hồi đầu giải phóng , làm quân quản ở phường Bình Thới Q11 tôi là đội trưởng . Trong đội có cả Ngọ , ngày đầu giải phóng những công việc quân quản rất bận rộn . Nào là kê khai dân số , lứa tuổi , trình độ , nghề nghiệp . Tìm và thanh lọc ra những phần tử phản động , phần tử trong chế độ cũ , có nợ máu lẩn trốn trong dân . Không chịu khai báo để đi học tập cải tạo vv....

Trong thời gian ấy , Ngọ có yêu cô Thủy trong đội công tác cùng Phường . Đơn vị biết ngăn cấm , nhưng Ngọ vẫn yêu đến bây giờ . Tôi mới hỏi chuyện , Ngọ nói 2 đứa vẫn yêu nhau . Đang đợi dịp được về nghỉ làm đám cưới . Tôi thầm cảm động , cảm phục tình yêu của Ngọ và Thủy . Chợt nghĩ đến mình . Tại sao tôi lại nói lời chia tay , ngay khi biết có lệnh đi chiến đấu ở Biên giới . Giờ này Thanh đang làm gì ? Chắc còn đang ngủ , liệu trong giấc ngủ , có bao giờ Thanh mơ thấy tôi không ? Có quyển sách nào đó tôi đã đọc có câu : " khi em ngủ , thần thoại về đậu trên mắt em . Cuộc đời màu xanh , tình yêu màu hồng "...Còn chúng tôi , Ngọ , Ngân , cùng bao anh em ở đây ai cũng đã từng có tình yêu , có vợ , có con . Có những dự định cho cuộc đời , đôi lứa . Nhưng giờ đây , suốt ngày ùng - ùng , òang - oàng , sinh lầy nước đọng , đỉa bâu thế này , liệu có bao giờ có nổi những giấc mơ thần tiên ấy .

Giật mình vì tiếng vỗ cánh của đàn chim kiếm ăn sớm . Tôi cũng giật mình , vì sao hôm nay , mình miên man ủy mị thế . Tôi nói Ngọc và Ngân 1 câu hơi thừa : khi xung phong 2 ông bám cùng BCH Đại đội nhé . Rồi tôi xuống Trung đội 1 . Trung đội trưởng Vinh đã hy sinh . Đ/C Minh đi viện về lên thay vị trí của Vinh . Tôi trao đổi với Minh mấy câu , thì đã thấy tiếng đề pa của cối bắn vào Phum . Tiếng nổ đầu nòng và tiếng nổ của Đạn cũng đã hòa gần là 1 . Đầu tiên thưa dần , rồi rền vang cấp tấp . Tôi về chỗ cối 60 , xem ae bắn . 2 Đại đội là 4 khẩu cối 60 cũng Tong - Tong - Tong – Tong vào Phum . Không gian vỡ òa , mùi khói thuốc phóng đã khét lẹt . Các loại cối pháo bắn 15 phút thì có 3 phát pháo hiệu đỏ vụt lên . Chuấn bị xung phong . Đầu tiên là 2 khẩu 12,7 ly , 4 khẩu đại liên của 2 Đại đội , thùng - thùng – thùng điểm xạ bắn găm vào Phum . Các loại B40 , B41 ùng - oàng cấp tập vào rìa làng . Tiếng anh Công , anh Đạt hô xung phong , toàn Đại đội lao lên , vừa hô xung phong vừa bắn . Đại đội 11 của anh Ngọc , tiếng hô vang thật to . Tất cả lao lên như vũ bão . Tôi cùng Ngân , Ngọ cũng làm mấy loạt AK , rồi lao tiến cùng anh em .

Đã có tiếng súng của Pốt bắn trả . Cả tiếng ùng oàng của B40 , B41 nữa . Anh em nhanh chóng phản vào các mục tiêu vừa bắn của Pốt . Tôi cùng đ/c liên lạc đã lên được bờ đất cao . Đang tiến , chợt thấy lóe lửa ngay phía trước , oàng , đất tung lên cùng tiếng nổ thật đanh . Tôi và Hiệp đều đổ ập người xuống . Đ/c An y tá chạy đến , xem và kiểm tra vết thương rồi băng cho tôi . Tôi thấy choáng một lúc rồi tỉnh táo ngay . Như vậy là tôi bị hơi ép và mảnh găm nhẹ ở trán . Chân có một vài vết thương nhỏ . Mọi người đã tấn công vào Phum . Hiệp cũng bị thương nhẹ . Tôi cùng Hiệp và đ/c ytá bám đuổi theo đội hình . Thật hú hồn . Nếu tôi tiến nhanh mấy bước , thì ko biết thế nào ? Tiếng súng vẫn nổ dồn ở mọi hướng . Lần này bọn Pốt có vẻ chống cự dai hơn lần trước . Nhưng chúng cũng chỉ chống cự được 1 lúc . Không chịu được sức công phá như vũ bão của ta .

Tất cả bật chốt chạy . Anh em truy kích . Hướng Tiểu đoàn 3 cũng đã ào tới . Đ/c Thao Tiểu đoàn trưởng gặp ae tôi nói : Mấy anh em cụm lại đây , rồi để vận tải nhanh chóng đưa các thương binh liệt về sau trước . Tiểu đoàn 3 cũng đã có 2 đ/c hy sinh . 5 - 6 đồng chí bị thương . Đ/c Lưa chính trị viên Tiểu đoàn 3 , nhanh chóng tổ chức cho vận tải khênh cáng anh em hy sinh và bị thương nặng về phía chốt . Anh Công cũng nói tôi và Hiệp cùng về luôn .

Chúng tôi quay về chốt theo đường thẳng . Phía sau , tiếng súng truy đuổi Pốt vẫn nổ dồn .


Tôi cùng nhóm vận tải khênh cáng thương binh nặng , cùng 2 đ/c Tử sỹ về phẫu Trung đoàn . Đằng sau tôi , các loại súng vẫn nổ .

Về tới phẫu , các YBác sỹ , anh Thu , anh Quyết , Anh Chính , Bác sỹ Nhật nhanh chóng xem vết thương cho mọi người . Có đồng chí bị thương nát gối , phải cắt bỏ ngay . Tôi thấy Bác sỹ Nhật nói nhỏ với các đồng nghiệp như vậy . Anh Chính xem vết thương cho tôi . Tôi nói chắc em bị mảnh nhỏ thôi . Anh Chính nói : rất may là nếu mảnh sâu một tí nữa thì cũng ảnh hưởng cả 2 mắt . Còn sang phải , sang trái một tý thì cũng vào mắt . Vết thương ở mắt cá chân thì không có vấn đề gì quan trọng . Rồi mọi người làm các thủ tục kỹ thuật lấy miếng mảnh nhỏ găm ở giữa 2 đầu lông mày của tôi ra . Chỗ mắt cá chân cũng vậy , bây giờ tôi mới thấy đau khó đi .

Từ đó đến chiều , vẫn thấy anh em thương binh được chuyển về . Có cả 1 đ/c chiến sỹ Đại đội 1 . Nhưng chưa kịp hỏi gì thì đ/c này vết thương nặng chuyển lên tuyến trên ngay . Ở đây 2 ngày , tôi cứ thắc mắc về chi tiết của trận đánh còn lại . Mà không được ai giải thích kỹ . Chỉ biết là Pót tổ chức phản kích rất mạnh , tới chiều tối anh em mình mới rút về chốt .

Ngày thứ 3 tôi nói với mọi người cho về cứ . Chỗ anh em , vì cứ và phẫu cũng gần nhau . Vết thương nhỏ nên cũng chỉ dán gạc và băng dính . Thật vui khi về cứ với với anh em . Gặp lại nhóm Ba cô , lại được đón nhận từ tay Cúc một ly nước chanh mát lạnh . Ôi ly nước mới tuyệt vời làm sao . Không hiểu là do ly nước chanh ngọt , mát lạnh , làm cho tôi tỉnh táo ngay . Hay là do nụ cười , ánh mắt nhìn của mấy chị em , đặc biệt là của Cúc . Với cách nhìn , cách nói ân cần , tình cảm , pha chút bịn rịn . Mà tôi tỉnh khỏe hẳn lên . Mấy vết thương nhỏ này cũng làm cho tôi tăng " chân kính" bản lĩnh lên . Vì thường khi gặp tôi , mọi người hay nói tôi là dáng dấp thư sinh , chứ không phải dáng dấp của lính trận .

Ngày hôm sau . Anh Công về cứ để làm chính sách và cũng là để thăm tôi , thăm Hiệp . Nhưng Hiệp thì chuyển về phía sau . Hai anh em gặp nhau thật mừng . Tôi hỏi ngay tình hình trận chiến tiếp của hôm đó . Nhìn ánh mắt và giọng nói buồn buồn của anh Công . Tôi xuống giọng nói tình hình sao anh ? Tôi chăm chú nhìn anh Công , 2 hàng nước mắt của người đồng đội , người anh , người lính trận chẩy xuống , tôi cầm tay anh Công nói : có gì anh kể xem nào ?

Anh Công nói : sau lúc Phú trở về . Anh em truy kích , bọn Pốt dùng pháo cối bắn vào đội hình mình dữ quá . Một số anh em bị thương và hy sinh . Chúng bắt đầu vòng bọc phản kích lại ta . Chúng dùng cả xe bọc thép đứng ngoài xa bắn vào hỗ trợ cho bb phản kích . Anh em phải chống cự tới chiều . Chúng bám rất dai , như là cố ý cầm chân mình đến tối . Tiểu đoàn 3 và mình phải xuất kích mấy lần . Đến gần chiều tối lại xuất kích . Rồi rút nhanh , để lại một Trung đội của mình và d3 một Trung đội chốt cản đường . Chúng lại bâu đến . Trong trận chiến cản đường đó . Khi anh em rút về , thì 7 đ/c không về được . Đại đội mình 4 đ/c bên d3 có 3 đ/c . Trời ơi ! Vậy là có 7 anh em hy sinh chưa lấy được thi hài . Không ngờ trận đánh lại diễn biến phức tạp như vậy .

Không biết nói gì hơn , mắt , mũi cay sè . Tôi nói cả anh Thú , anh Khi , 4 anh em ra quán gọi xị rượu và đĩa bò xào , nhâm nhi cho phần nào xoa dịu nỗi đau đang ở đỉnh cao này . Ly đầu tiên , cả 4 anh em dơ lên cụng , rồi cùng đổ xuống đất , như là hành động biểu cảm sự thương nhớ các ae liệt sỹ . Cầu khấn cho các anh em được yên lòng siêu thoát .

Hết một xị , rồi lại một xị nữa . Nỗi đau vẫn không thể nguôi ngoai . Anh Công nói : lúc nữa có xe tôi sang chốt làm công tác chuẩn bị . Trung đoàn đã có kế hoạch tấn công tiếp . Bọn Pốt đang tập trung ở đó rất đông . Hôm qua đã lại tập kích mình rất mạnh . Mình phải đánh lên , để phá vỡ âm mưu tấn công của chúng . Cũng là tìm anh em , đưa anh em về .

Khoảng 2h chiều , có xe sang chốt . Anh em chia tay . Anh Công đứng dậyôm tôi nói : Phú cứ yên tâm ở đây , mấy ngày cho khỏe . Tôi cũng ôm anh thậtchặt , không thể nói được gì hơn . Nhìn chiếc tăng ga , nặng nề đi hút về Biên giới . 


Tôi cùng hai anh trở về lán nằm nghỉ . Đúng là nghỉ mà không ngơi . Hình ảnh trận vừa rồi , đến lúc tôi bị thương quay về . Đoạn tiếp theo qua lời kể tóm tắt của anh Công ghép lại thành một trận chiến , thật hào hùng và bi tráng . Với cấp trên đó là chiến thắng . Chiến thắng nào cũng phải có mồ hôi , xương máu , vất vả và hy sinh . Với cấp chỉ huy cao , các vị Tá , các vị Tướng lĩnh , có thể họ chỉ nghĩ đến thắng hay bại trong 1 trận đánh . Cái bại nhỏ , đôi khi nằm trong cái thắng lớn . Nên việc mười , hay hơn mười người hy sinh , cũng không có gì quan trọng lắm . Miễn là trận đó thắng trong ý đồ chiến thuật , ý đồ chiến lược .

Song , với chúng tôi , những sỹ quan chỉ huy cấp thấp . Thường ngày sống , chiến đấu cùng anh em , cùng chia ngọt , sẻ bùi . Cùng vui chơi với nhau , từng ván cờ , ván bài , từng chia cho nhau từng điếu thuốc , nắm cơm , ổ bánh mỳ v.v...Thì sự mất mát hy sinh của một người , cũng đã là nỗi đau lắm . Nhìn những vết thương của anh em tóe máu , mình như đấy cũng là nỗi đau , cũng là vết thương của da thịt mình . Đại đội tôi , trong trận vừa rồi , như vậy là hy sinh 2 , mất tích 4 . ( Thường hy sinh , mà không lấy được xác thì hay gọi là mất tích). Mất đi 6 người , bị thương mấy người nữa . Hy sinh như vậy là nhiều , cái giá phải trả , phải đổi là quá đắt .

Nhưng trong trận chiến , toàn súng với đạn , các loại vũ khí hiện đại cả . B40 - B41- ĐKZ các nhà chế tạo vũ khi sản xuất ra dùng để chống tăng . Chống xe bọc thép , hay dùng để phá hủy các loại boong ke , lô cốt . Thì giờ đây , trong cuộc chiến này . Lại toàn dùng để tiêu diệt lính bộ binh . Việc tránh được sát thương , hy sinh , chỉ là may rủi .

Miên man với các suy nghĩ , tiếng pháo của Trung đoàn 55 vẫn nổ . Tiếng đề pa ùng - ùng – ùng - ùng của 4 khẩu bắn một lúc . Rồi tiếng nổ ầm ầm nơi xa , như vậy là phía trước Pốt vẫn rất đông quân . Nên pháo binh mới phải bắn chi viện nhiều như vậy . Không biết trận chiến sắp tới , mà anh Công vừa nói . Sư đoàn , Trung đoàn , sử dụng quân chiến đấu thế nào . Trước một lực lượng Pốt , đông hơn ta gấp nhiều lần . Địa hình lại rất bất lợi cho ta . Trong lúc các đ/v thiếu quân trầm trọng . Các đơn vị của mình chỉ đôn quân từ anh Nuôi , tăng gia , hậu cứ , những anh em bị thương nhẹ . Cũng đã được động viên quay lại cầm súng . Đại đội 1 , đ/c Đẩu Tiểu đội trưởng Anh nuôi , đ/c Viên anh nuôi lính 74 . Cũng đã xung phong về các Trung đội chiến đấu . Cộng thêm mấy đ/c ở vận tải Tiểu đoàn bổ xung nữa . Quân số Đại đội 1 như vậy là được 35 đ/c . Đúng là 1 Đại đội bây giờ , quân số không bằng được một Trung đội . Thời đầu đi chiến đấu , hay thời huấn luyện . Với quân số ấy , phải đảm nhiệm vị trí chốt rộng . Phải đảm nhiệm mũi xung phong tấn công . Thì làm gì không gặp khó khăn , làm sao tạo được sức mạnh ?

Gần chiều , tôi rủ anh Thú ra quán ngồi uống nước . Nói chuyện cùng cáccô gái . Cúc không có ở đó , còn 2 chị em . Chúng tôi ăn chè đậu . Trong câuchuyện , 2 cô có ý nói cho tôi biết là : Cúc rất có cảm mến tôi , có phầnngưỡng mộ tôi . Có ý trách sao tôi có vẻ thờ ơ , lạnh nhạt , lãnh đạm với tìnhcảm của Cúc . Thực ra những điều này , tình cảm của Cúc đối với tôi , khôngphải là tôi không biết . Tôi nói : các anh đời lính , nay ùng , mai oàng . Sốngchết biết thế nào được , mà nói chuyện yêu đương . Mặc dù anh cũng rất quý mếnCúc . Chiến tranh cho các anh gặp các em , nhưng có lẽ cũng tại chiến tranh ,nên nó lại cũng không thật phù hợp cho việc gặp gỡ yêu đương ấy . Nhưng anh hứa, khi nào có điều kiện . Thì anh sẽ đến chơi thăm nhà Cúc . 


Ngày hôm sau , 17/7 Trung đoàn lại tổ chức họp quân chính . Trung đoàn trưởng Trần Măng , Chính ủy Diệp Xuân Ánh vẫn duy trì hội nghị . Vẫn sự có mặt điều hành trực tiếp của Sư đoàn phó Mười thứ . Các cấp trưởng chính trị , quân sự từ cấp Đại đội , Tiểu đoàn đều tham dự . Đại đội 1 đ/c Nguyễn Văn Đạc đại trưởng bị sốt rét đi viện , nên anh Phạm Văn Trọng Đại đội phó đi họp cùng với anh Công .

Sư đoàn phó tóm tắt về diễn biến chiến lệ , trận chiến tấn công Pốt ngày 13/7 . Đánh giá chung là chúng ta đã chiến thắng , đã đập tan được âm mưu bu bám tấn công chiếm chốt của Pốt . Nhưng chúng cũng đã có rút kinh nghiệm , trận ngày 20/6 . Cộng số đầu đơn vị của Pốt ở khu vực này tới 3 Sư đoàn , rất đông quân . Nên sau khi bị bật chốt , chúng đã bu bám , phản kích ta ngay . Nhưng như vậy chúng ta , Tiểu đoàn 3 + Đại đội 1 tăng cường . Cùng các đ/v , đã tấn công mạnh mẽ , đã tổ chức lui quân hợp lý . Đương nhiên chúng ta có những thương vong . 2 Trung đội đã ở lại cản địch chiến đấu rất dũng cảm , tiêu diệt được nhiều địch . Hoàn thành nhiệm vụ . Trong số này còn có đ/c đang nằm lại ở đó . Sư đoàn , Trung đoàn biểu dương ý chí chiến đấu của các đ/c , các đ/v tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trận vừa qua . Nhưng chúng ta cũng đang còn một việc rất quan trọng là : 7 đ/c đang nằm lại đó , chúng ta phải tổ chức đánh tiếp để phá vỡ , đập tan âm mưu của Pốt . Tìm anh em , đưa anh em về .

Đ/c Trung đoàn trưởng Trần Măng , giới thiệu đồng chí Nguyễn Sông Thao , Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 . Được điều lên làm Tham mưu phó Trung đoàn . Nhưng đ/c Sông Thao xin ở lại , trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 3 đánh trận này . Rồi sau đó sẽ nhận nhiệm vụ ở cương vị mới . Đảng ủy và BCH Trung đoàn , chấp nhận đề nghị của đ/c Thao .

Tham mưu trưởng Chu Đức Hùng ,( trước làm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 của TP ) . Lên phổ biến kế hoạch tác chiến của Trung đoàn . Trận này , Trung đoàn sẽ tổ chức sử dụng các lực lượng tác chiến như sau :

- Lực lượng luồn sâu vu hồi hướng Tây bắc vẫn là Tiểu đoàn 3 + đại đội 1 + Tiểu đoàn 2 thiếu 1 Đại đội , cùng các lực lượng 12,7 ly của Đại đội 16 , ĐKZ của Đại đội 15 .

- Đại đội 1 được tăng cường 1 khẩu 12,7 ly , 1 khẩu ĐK 82 của Đại đội 4 .

- Đại đội 1 đi đầu luồn sâu qua bờ mương , thì chốt lại ở khu vực đó đề phòng Pốt vòng bọc hướng này . Tiểu đoàn 3 luồn sâu tiếp khoảng 1 km nữa , sẽ đánh từ Hướng Bắc vào Phum . khi đánh qua những vị trí chốt chặn lần trước cử bộ phận tìm đưa số anh em tử sỹ lần trước về .

- Tiểu đoàn 2 thiếu , cùng luồn sâu hướng này . Nhưng dừng lại , dàn đội hình tấn công theo hướng Tây Bắc . Cách Tiểu đoàn 3 khoảng 500 m . Tiểu đoàn 2 cũng được tăng cường 2 khẩu 12,7 ly của Đại đội 16 . 2 Khẩu Đk82 của Đại đội 15 .

- Hướng Đông Nam , Sư đoàn vẫn sử dụng 2 Đại đội của Trung đoàn 266 đánh ép vào .

- Hướng vỗ mặt , sử dụng 6 xe bọc thép cùng Đại đội 2 đánh lên .

Quan trọng nhất vẫn là việc luồn sâu và tấn công của Tiều đoàn 3 + Đại đội 1 + Tiểu đoàn 2 . Sau khi chiếm xong các mục tiêu , tổ chức đưa các anh em Thương binh , Tử sỹ cũ và mới về ngay . Nhanh chóng rời khỏi trận địa , càng sớm càng tốt.

Các loại pháo , cối của Sư đoàn , của Trung đoàn . Bắn hỗ trợ thật mạnh , khi phát hiện Pốt tổ chức lực lượng phản kích .

- Sở chỉ huy tiền phương của Trung đoàn sẽ dâng lên gần khu vực Tiểu đoàn 1 . Công binh phải nhanh chóng tổ chức hầm chỉ huy cho Trung đoàn .

- Tiểu đoàn 1 , Đại đội 3 và các bộ phận ở lại , phải tổ chức chốt giữ thật chắc .

- Các đại đội Trinh sát , Vận tải và số còn lại của Đại đội 15 ĐK , Đại đội 16 -12,7 , Đại đội 14 cối , cũng cử thêm lực lượng lên thay chốt cho Đại đội 1 . Dâng đội hình lên theo Trung đoàn .

- Thời gian 7h 30 tối nay , ngày 17/7 sở chỉ huy tiền phương Trung đoàn , về vị trí mới . Các đơn vị trực thuộc cũng bí mật nâng lên thay chốt cho Đại đội 1 . Chốt theo vị trí phân công . Đúng 10h đêm , các đơn vị bắt đầu tiền nhập .

Giờ G vẫn sẽ là 5h 30 ngày 18/7 . Sau khi nghe xong phương án , kế hoạch tác chiến của Tham mưu trưởng . Các đ/c cán bộ đều nhất trí . Nhưng hầu như mọi người đều phân vân , về kế hoạch tác chiến . Cùng một địa bàn , mà ta đã tổ chức luồn sâu đánh địch 2 lần . Nếu lần này nữa thì cả 3 trận , bài bản tác chiến giống nhau . Liệu Pốt đã quen và có biện pháp chống đối ta ?

Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc , Đại đội trưởng đại đội 11 . Là Đại đội đi đầu của Tiểu đoàn , phát biểu phản biện gay gắt nhất . Đ/C Sư đoàn phó Mười thứ hỏi : vậy đ/c Ngọc và các đồng chí có cách đánh gì khác không ? Tất cả hội nghị , đều không thể đưa ra được phương án tác chiến khác hơn . Rồi tất cả chấp nhận phương án tác chiến quen thuộc , nhưng vô cùng nguy hiểm này .

- Đồng chí Trần Măng nói : Bây giờthời gian là vàng ngọc . Các đ/c nhanh chóng về triển khai nhiệm vụ chiến đấuđêm nay và ngày mai cho đ/v mình . Hội nghị kết thúc , mọi người ra về , vớitrọng trách lớn , với tâm trạng thật nặng nề . 


Với những tâm trạng nặng nề như vậy , nhưng nhiệm vụ vẫn là nhiệm vụ . Danh dự , trách nhiệm của những người lính , những sỹ quan , những người chỉ huy cấp thấp . Trực tiếp phải chiến đấu chiến đấu như những người lính xông pha trước mũi tên , hòn đạn của kẻ thù . Họ đã từng trải qua cuộc chiến dài , trong trận chiến Biên giới Tây Nam này , cũng đã được gần một năm . Cả năm trời tham chiến hàng trăm trận lớn nhỏ . Chiến thắng nhiều , song không phải không có những trận , không đạt được mục tiêu đề ra . Như trận Hà Tiên - Kiên Giang . Nhưng có lẽ , chưa có lần nào , trước khi vào trận , mọi người lại có tâm trạng nặng nề như trận này .

Nhưng ở đây , lúc này đang là đỉnh cao sự đấu trí , đấu dũng , giữa ta và Pốt . Mọi người đều phải nghĩ đến 2 chữ " quyết tử " . Như cha ông ta đã " quyết tử " trong lịch sử chống ngoại xâm . Các thế hệ đàn anh đã " quyết tử ", để làm nên những kỳ tích , trong cuộc chiến chống Pháp , chống Mỹ . Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước . Bao nhiêu lớp người đã " quyết tử " . Đã anh dũng hy sinh để làm nên chiến thắng đó .

Trong trận này , cán bộ chỉ huy các cấp , cũng phải làm cho tất cả những người lính thấy được vinh dự , trách nhiệm và trọng trách lớn lao này . Tất cả các đơn vị nhanh chóng làm mọi công tác chuẩn bị .

Đại đội 1 , như vậy là Đại đội trưởng Nguyễn Văn Đạc đã về tuyến sau vì sốt rét tái phát . Chỉ huy trận này là đ/c Công cv trưởng và đ/c Phạm Văn Trọng Đại đội phó . Tôi thì vẫn còn ở cứ Búa Lớn .

Chiều qua nhanh , rồi bóng tối ập xuống như bao ngày . Trời mát nhưng không mưa . Đúng 7h tối , ban chỉ huy Trung đoàn di chuyển lên vị trí mới , gần Tiểu đoàn 1 . Công binh đã khẩn trương làm xong hầm chỉ huy . Dưới gầm 1 một nhà sàn cũ của dân . 7h30 , các đ/c chỉ huy Trung đoàn đã tới vị trí . Các lực lượng vệ binh , công binh , trinh sát , cùng các đ/v trực thuộc khác cũng đã dâng lên . Thông tin nhanh chóng triển khai mạng hữu tuyến xuống các đơn vị . Công việc đang khẩn trương trôi chẩy theo kế hoạch .

Ùng – ùng - ùng . Vừa nghe tiến nổ đầu nòng thì oàng - oàng - oàng . Đất trời như vỡ òa , bởi các loại tiếng nổ của pháo và ĐKZ 75 của Pốt . Chúng bắn vào khu vực hầm chỉ huy mới của Trung đoàn . Không phải một vài loạt , mà chúng bắn liên tiếp hàng trăm quả . Không gian như được hun nóng bởi khói đạn của Pốt . Một quả ĐK rít... xoẹt... rồi nổ ầm đúng hầm chỉ huy Trung đoàn , góc các đ/c thông tin đang thao tác . khỏi lửa trùm lên hầm chỉ huy . Đ/C Thái trưởng mạng thông tin hy sinh , 2 đ/c khác bị thương . Lác đác , các đơn vị báo lên là có anh em bị thương , hy sinh do trận tập kích hỏa lực của Pốt .

Ác liệt đây .Chính ủy Ánh thoáng nghĩ , không hiểu bọn này có âm mưu gì ? Mà tập kích hỏalực nhiều như vậy ? Hay là vị trí sở chỉ huy đã bị lộ ? Nghĩ vậy thôi chứ nhiệmvụ đã triển khai , không được trì hoãn . Đ/c Ánh quay máy liên lạc với các Tiểuđoàn , nắm tình hình chuẩn bị chiến đấu của các đơn vị . Các đơn vị báo lên ,công tác chuẩn bị tốt . Anh em rất quyết tâm , riêng Đại đội 11 có sự cố . Tổngsố lính nhập ngũ 72 còn trong Đại đội là 8 đ/c . Trong đó có cả đ/c Ngọc đanggiữ chức vụ Đại đội trưởng , 1 đ/c lính 72 làm liên lạc . Còn lại 6 đ/c lính 72ở các Trung đội bằng nhiều lý do khác nhau ae về cứ , không tham chiến trận này. Đây cũng là 1 bất ngờ . Nhưng nhìn chung các đ/v đều triển khai tốt việcchuẩn bị chiến đấu tấn công Pot đêm nay .


Bọn Pốt tập kích thêm mấy lần bằng hỏa lực nữa vào các khu vực chốt giữ phòng thủ của ta . 9h rồi 10h , cũng không thấy Pốt tập kích bằng bộ binh như mọi ngày . Lệnh lên đường . Đại đội 1 vẫn do 2 trinh sát của Tiểu đoàn + 2 trinh sát của Tiểu đoàn 3 dẫn đầu . Xuất phát sau 30 phút thì đến Tiểu đoàn 3 . Rồi Tiểu đoàn 2 , nhóm trinh sát dẫn đường cứ mò mẫm trong đêm chếch về hướng Tây . Cứ đi được trăm mét thì lại chốt lại 2 người , còn 2 người quay về dẫn đội hình lên . Mọi việc cũng như mọi lần , anh em hành quân luồn sâu thuận lợi . Tuy nhiên là đều phải lội ruộng , cánh đồng ngập nước có chỗ sâu tới đầu gối .

Khi lấy góc phương vị , bẻ tay phải để vượt qua con đê , thì đụng chốt của Pốt . Trinh sát dẫn đội hình vượt hẳn lên , xa cũng vẫn gặp các chốt của Pot . Không thể vượt qua được . Lại vòng quay trở lại tìm đường mới . Cũng vẫn không thể qua được . Mật độ Pốt chốt giữ quá đông . Anh em lợi dụng một số bờ đất để ngồi đợi trinh sát tìm đường . Hoặc đứng chôn chân giữa ruộng nước . Dùng dằng , quay đi quay lại . Thành ra đội hình hành quân tiền nhập , đã gần như song song đối mặt , với con đê của mương dẫn nước . Một tình huống khó khăn , chưa bao giờ gặp trong hành quân tiền nhập luồn sâu .

Khoảng 1h sáng có bóng người , có những bước chân lội nước , đi ngược với hướng hành quân của ta . Anh em trinh sát lùi lại báo truyền cho đội hình . Pốt cũng hành quân , có thể chúng cũng có âm mưu tổ chức tập kích ta với quy mô lớn . Lệnh được truyền đi . Tất cả tuyệt đối giữ bí mật không được nổ súng . Nếu Pốt đụng hướng nào thì hướng đó đánh . Nhưng vẫn không được nổ súng . Mà mọi người chuẩn bị dao găm , cuốc xẻng , lưỡi lê sẵn sàng cho trận " giáp lá cà "tiêu diệt ngay bọn đi đầu .

Thật là hồi hộp , cho tình huống luồn sâu đánh địch của ta . Lúc này đã hơn 1h sáng . Pốt cũng đi làm 3 hướng . Hướng thứ nhất chúng đụng Đại đội 1 . Hướng 2 chúng đụng Đại đội 11 và hướng d2 đụng Đại đội 5 . Một trận chiến nhỏ xẩy ra bằng dao găm và xẻng . Ta tiêu diệt được gần chục tên , bằng các loại trang bị , vũ khí thô sơ đó . Số còn lại kêu duôn duôn rồi chạy ngược trở lại . 20' sau , bọn Pót trên bờ mương bắt đầu bắn xối xả vào đội hình của các đ/v . Đã có nhiều ae trúng đạn .

Như vậy là việc luồn sâu đã bị lộ . Không thể vượt qua bờ mương ém quân như kế hoạch . Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Sông Thao hội ý với Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Phạm Anh Xướng , cùng các đ/v phối thuộc . Thay đổi cách đánh , sẽ tấn công vỗ mặt , chiếm bờ mương ngay . Vì ta đang ở thế bất lợi giữa đồng nước . Các đ/v chuẩn bị tấn công nếu cấp trên đồng ý .

Lúc này là 2h30 Tiều đoàn trưởng Thao điện về xin ý kiến Trung đoàn , cho các đơn vị đánh chiếm bờ mương ngay . Sư đoàn phó Mười Thứ đồng ý cho thay đổi cách đánh . Song không đồng ý tấn công ngay . Yêu cầu các đơn vị chuẩn bị dàn trận , đúng 5h30 đồng loạt xung phong đánh chiếm bờ mương . Đ/c Thao vẫn yêu cầu xin được tấn công ngay . Sư đoàn phó vẫn ko đồng ý .

Tình thế thật bất lợi cho quân ta . Nhưng trong chiến đấu , mệnh lênh cấp trên vẫn phải chấp hành . Các đ/v được lệnh tiền nhập gần bờ mương hơn . Lợi dụng các bờ đất , gò đất làm công sự , triển khai đội hình chiến đấu . Song việc triển khai ở địa hình này thật khó khăn . Hiếm lắm mới có bờ đất xâm xấp nước . Còn toàn ruộng nước , sâu nhất là tới gối , nhung nhúc đỉa . Anh em phải ngâm mình trong nước đợi giờ nổ súng . Đại đội 11 không thể giá súng 12,7 tầm thấp được . Mà phải giá súng tầm cao như bắn máy bay . 2 khẩu cối 60 thì giá súng ngay chỗ ban chỉ huy Đại đội , chỗ này có gò đất xấp nước . Bọn Pót đã ngừng bắn . Nhưng chúng ta đang ở tình huống khó , đang ở địa hình rất bất lợi cho việc tấn công . Vì bờ ruộng chiều dọc rất ít lại nhỏ . Tất cả ko thể lao lên bằng những bờ như vậy . Sẽ bị đạn Pót " xuyên táo " vài người ngay . Nên hầu như , tất cả phải xung phong ở đồng nước . Rất khó khăn cho việc vận động tấn công .

Trời đã tảng sáng , mọi người kiên trì chờ đội giờ nổ súng , trong cáirét vì bị ngâm lâu trong nước . Lại phải rất khó chịu vì cái lũ đỉa đói cứnhung nhúc bu bám hút máu ae . Cứ cấu vất được con này thì những con khác buđến . Ai cũng cảm thấy thời gian như ngừng trôi . Cố lẽ ko ở đâu , không mấy aibị chịu đựng cái khổ như thế này . Tất cả mọi người chỉ biết cắn răng mà chịutrận , chờ giờ nổ súng .


                                Đằng đông trời như vỡ ra , rạng sáng . Tiếng kêu của đàn vạc đi ăn đêm vội bay về tổ , gọi nhau vạc , vạc não nùng . Cái giờ G mong đợi đã đến . Pháo , côí của Sư đoàn , Trung đoàn , bắn cấp tập vào Phum , phía trước đội hình . Không gian vỡ òa , bởi các tiếng đề pa , tiếng đạn bay rít qua đầu , nổ ầm ầm rền vang như sấm xa .

Các đ/c cán bộ Đại đội , Trung đội , xông xáo đi nhắc anh em chuẩn bị tấn công . Tiếng súng , tiếng đạn nổ , giờ G đến . Làm cho cái rét , cái lạnh tan biến đi đâu mất . Tất cả chuẩn bị lại vũ khí xung trận . Mục tiêu 1 là đánh chiếm bờ đê , làm bàn đạp tấn công vào Phum .

Pháo chuyển làn , các loại súng đại liên , súng 12,7 , cối 60 , của các Đại đội . Cối 82 của Tiểu đoàn Tong - Tong dồn dập , xung phong . Đ/c Thao Tiểu đoàn trưởng , nổ mấy phát K59 , rồi hô xung phong - xung phong . B40 - B41 - ĐKZ82 phát hỏa ùng - ùng , lao vào bờ mương nổ tung đất . Có nhiểu quả vượt tầm vào bên trong .

Các loại súng đại liên 12,7 ly đã nâng tầm bắn làm nền , lấy khí thế cho bộ binh xung phong . Cả tuyến , đội hình các đơn vị từ đầu là C1 , tiếp Tiểu đoàn 3 , rồi Tiểu đoàn 2 . Như vậy chiều rộng tấn công khoảng ngàn mét . Mũi nhọn là Đại đội 1 + Đại đội 11 Tiểu đoàn 3 + Đại đội 5 Tiểu đoàn 2 . Toàn đội hình lao lên . Các loại súng AK nổ ran . Anh em vận động nước bắn tung tóe . Rất ít anh em tận dụng được bờ mương dọc . 20M , 30 M rồi 50M . Bọn Pốt như bừng tỉnh , hay nó có ý đợi anh em vào gần . Các loại súng dọc bờ mương đồng loạt phát hỏa . Xối đạn vào cản đội hình tấn công . Trời chưa sáng hẳn nhìn rõ những họng súng đang khạc đạn lóe lửa đầu nòng . B40 - B41- DKZ của chúng cũng ùng , oàng trùm khói lên bờ mương . Đạn nổ oàng , oàng vào đội hình . Ngay loạt đạn đầu tiên của Pot , đã rất nhiều anh em trúng đạn đổ xuống . Mọi người vẫn vận động , nhưng như vậy là anh em đang lao thẳng vào hướng các họng súng của Pốt . Đội hình khựng lại .

Tiểu đoàn trưởng Sông Thao , cùng Tiểu đoàn phó Phan sỹ Thống vẫn đứng quan sát . Trời ! Chúng chốt giữ dầy quá , hỏa lực nhiều và mạnh quá . Không phải chỉ có một vài ổ 12,7 hay đại liên . Mà rất nhiều ổ súng vẫn hung hãn nhả đạn . Chúng rê sang phải , sang trái theo hình dẻ quạt . Đạn thẳng cắm phầm phập vào quanh đội hình , tung nước chung quanh mọi người . Nhiều anh em nữa trúng đạn .

Anh Thao hội ývới Tiểu đoàn phó Thống , tình huống này phức tạp đây ? Vẫn phải tập trung dậphỏa lực rồi xung phong đánh chiếm thôi . Đại đội 1 và 11 đã gần bờ mương nhất .Ông ở đây , tôi lên chỗ anh Ngọc . Rồi cùng mấy đồng chí trinh sát , truyền đạt tiến được mấy bước , thì đạn củaPốt cắm phầm phập vào chỗ mọi người . Đ/C Thao cùng mấy anh em khác đổ xậpxuống . Khẩu K59 của Tiểu đoàn trưởng tuột khỏi tay . Anh Thao trúng đạn rồi ,mấy đ/c trinh sát kéo lùi Tiểu đoàn Trưởng về chỗ đ/c Thống . Tiểu đoàn trưởngThao máu loang đầy ngực trên bộ quần áo ướt sũng nước . Đ/C Thống báo về Trungđoàn : đ/c Thao bị thương nặng . Đ/C Trung đoàn trưởng Măng lệnh chuyển ngayđ/c Thao , cùng các anh em bị thương về phía sau . tiếp tục dùng hỏa lực chế áprồi tổ chức tấn công tiếp . Sư đoàn phó Thứ gào lên xen vào tổ hợp : Bằng mọigiá phải chiếm lấy bờ mương .


Mũi tấn công của Đại đội 1 , sau khi tiền nhập cách bờ mương khoảng 100m , thì ae dừng lại , cũng củng cố hầm hào đợi giờ nổ súng . Khi có hiệu lệnh xung phong , anh em ào lên tấn công . Nhưng cũng giống như hướng Đại đội 11 . Nhiều anh em ngã xuống ngay loạt đạn đầu của Pốt . Trong số này có cả đ/c Cv trưởng Nguyễn Tiến Công .

Mũi tiến công khựng lại , phía sau khẩu 12,7 và 2 khẩu đại liên vẫn bắn đối súng với bọn Pốt . Khẩu 12,7 của Đại đội 4 tăng cường cũng phải giá súng cao . Bắn chế áp được một lúc thì bị dập bởi quả ĐK . Hai khẩu đại liên vẫn nhả đạn , hỗ trợ cho bộ binh . Lúc này anh em bộ binh không tiến được nữa . Anh em bb nằm tại chỗ , hay bò lùi tìm chỗ ẩn nấp . Bắn được mấy loạt nữa , thì một khẩu đại liên cũng bị dập . 3 đ/c khẩu đội đều bị thương và hy sinh . Còn lại một khẩu đại liên của Tiểu đội trưởng Phạm Thanh Hải , vẫn phát huy . Bắn xăm vào bờ mương và các ổ súng của Pốt .( đ/c Hải là lớp lính 75 quê Thái Bình , thuộc lực lượng tên lửa mới được điều về đơn vị hồi tháng 3/78). Một viên đạn của Pốt bắn bay đầu ruồi khẩu đại liên . Kệ , Đ/c Hải vẫn bắn . Như vậy là một khẩu đại liên của Hải , đang đối với mấy khẩu 12,7 và đại liên của Pót trên bờ đê . Hải cũng đã dập được 2 mục tiêu , thì một viên đạn xuyên cánh tay trái . Cùng lúc , một quả M79 của Pốt trúng mũ sắt làm anh choáng vật ra . Đại đội phó phạm Văn Trọng trườn vào thay Hải . Tiếp tục đối súng với Pốt , được vài loạt thì súng hóc . Anh Trọng cùng một đ/c nữa đang loay hoay xử lý . Thì một viên đạn thẳng cũng làm Đại đội phó Trọng bị thương gục xuống . Cối 60 của Đại đội , cũng chỉ phát huy được lúc bắn chuẩn bị xung phong . Còn bây giờ trời đã sáng , mục tiêu đã lộ . Tiểu đội lúc này đã 2 đ/c hy sinh . Mấy đ/c bị thương . Như vậy là mũi tiến công của Đại đội 1 bị Pốt bẻ gẫy . Một số anh em bò lùi lại , nhưng cũng nhiều anh em trong số đó lại dính tiếp đạn thẳng của Pốt .

Pháo , cối , Đkz75 của Trung đoàn , Sư đoàn ùng - ùng bắn phá vào bờ đê và các khu vực sau . Đài quan sát pháo binh báo , phía sau bờ đê , sâu vào trong . Lực lượng Pốt rất đông . Chúng điều cả xe bọc thép lên , nấp ở bờ mương bắn cản quân ta . Các loại cối pháo của ta chi viện tối đa . Trúng các đội hình Pốt , anh em trên đài quan sát rất rõ những xác Pốt tung lên . Song để bắn trúng được từng ổ đề kháng ở bờ đê , thì quả là khó . Nhưng pháo cối của ta cũng đã làm cho chúng chúi xuống hầm .

Lệnh xung phong . Đ/C Thống Tiểu đoàn phó chỉ huy phát lệnh xung phong . Anh em Tiểu đoàn 3 , Tiểu đoàn 2 lại bật lên xung phong . Nhưng kịch bản lại cũng giống như lần xung phong thứ nhất . Anh em khựng cả lại , tìm nơi ẩn nấp . Nhưng cũng thật là khó . Không biết nấp biết tránh vào đâu . Nhiều chỗ anh em chụm vào nhau , hoặc di chuyển đều là những mục tiêu để Pốt bắn vào .

Khẩu 12,7 của Đại đội 16 , tăng cường cho Đại đội 11 . Vẫn thùng - thùng – thùng nhả đạn vào các ổ đề kháng Pốt . Một đ/c xạ thủ chính trúng đạn ngã ngay xuống chân súng . Tiếp đến đ/c xạ thủ vừa thay cũng bị trúng đạn . Đại đội trưởng Lầu của Đại đội 16 , đi tăng cường lao lại thay . Đứng giữa 2 chiến sỹ của mình vừa hy sinh . Anh khom người kéo các điểm xạ , bắn về phía Pốt . Thật là dũng cảm và quyết tử . Bắn được 1 lúc rồi anh cũng trúng đạn . Hai tay vẫn ghì chặt khẩu 12,7 . Đại đội trưởng Pham văn Lầu , hy sinh thật anh dũng . Đây là lần thứ 2 , anh em chứng kiến hành động , chiến đấu và dũng cảm hy sinh . Của các lớp chỉ huy Đại đội trưởng hỏa lực Đại đội 16 súng 12,7 .

Hồi tháng 3/75 , khi Trung đoàn tấn công căn cứ Chơn Thành , tỉnh BìnhLong . Súng 12,7 ly của Đại đội 16 cũng đấu súng với 12,8 trên xe tăng của quânđội VNCH . Khi tấn công vào cửa mở , địch chôn xe tăng xuống , thò tháp pháo vàkhẩu 12,8 lên . Điên cuồng khạc đạn vào đội hình xung phong đánh cửa mở củaTiểu đoàn 2 . Anh em bắn rụng 2 thằng , ta cũng 2 anh em bị trúng đạn . Đại độitrưởng Đại đội 16 hồi đó là đ/c Cao Xuân Khá quê Quảng Bình . Lúc đó cũng nhẩyvào thay và nói : Để anh đấu 12,7 với lũ 12,8 này . Thùng- Thùng- Thùng , sauđiểm xạ tên đang bắn 12,8 trên xe tăng trúng đạn vật ra . Lại tiếp thằng nữa ,vẫn Thùng – Thùng – Thùng . Tiếp thằngnữa trúng đạn . Lúc đó khẩu pháo trên xe của chúng đã chính tầm . Qủa đạn pháobắn thẳng cực mạnh của tăng , làm tung khẩu 12,7 . Đ/c Khá đại đội trưởng đã anh dũng hy sinh .


Đồng chí Nguyễn Song Thao hy sinh . Sau lúc bị thương , anh em trinh sát bò , kéo đ/c Thao lùi về . Vết thương nặng , nhưng không thể nào có thể chuyển nhanh về sau được . Anh em phải kéo lùi từng tý , từng tý một . Qủa là rất khó , phải có anh em nâng cao đầu , còn toàn thân và vết thương phải bị chìm trong nước . 3 - 4 đ/c tập trung di chuyển Tiểu đoàn trưởng . Sự tập trung di chuyển này , lại là mục tiêu lộ , để Pốt nhằm bắn . Đạn thù xối xả vào chỗ anh em . Đ/c Thao trúng thêm mấy viên đạn nữa . Trong nhóm đó , 1 đ/c Trinh sát hy sinh , 2 đ/c nữa bị thương .

Đại đội 11 cũng đã hết sức chiến đấu . CV trưởng Duyên , bò , trườn đi tới chỗ các chiến sỹ . Vừa di chuyển được mấy mét , thì những loạt đạn thẳng của Pốt găm trúng cỗ hiểm . Làm anh gục ngay xuống hy sinh . Đại đội trưởng Nguyễn Văn Ngọc rất bức xúc với tình hình trận đánh . Thấy CV trưởng Duyên trúng đạn . Anh cùng đ/c liên lạc bò ra kéo CV trưởng . Lại tiếp những loạt đạn của Pốt phầm phập chung quanh . Một viên trúng đ/c liên lạc cũng hy sinh . Đ/c Ngọc bị một viên xiết vào gáy dưới vành tai .

Khu vực 2 khẩu cối 60 , đạn cối đã được bắn hết . Vì trong trận này không mang nhiều . Nhưng quanh chỗ đó , 4 đ/c xạ thủ cối hy sinh , mấy anh em khác bị thương nấp sau bờ đất . Duy nhất Đại đội 11 lúc này còn đ/c Thoảng CV phó , anh hô đ/c Hùng lính 78 người Hà Nội là pháo thủ gánh đạn , kéo khẩu cối , cùng một đ/c Thông tin 2w của Tiểu đoàn bò lùi . Được hơn chục mét , máy thông tin ngâm trong nước , không còn tác dụng nữa . Nhưng Pốt cũng xối đạn vào đó . Làm Đ/c Thông tin Tiểu đoàn cũng trúng đạn nằm bất động . Chiếc máy thông tin 2w vẫn đeo ở lưng chồi trên mặt nước . Đ/c Hùng một tay vừa bò ,1 tay keó khẩu cối 60 . Khẩu cối cứ cắm xuống bùn nước không thể kéo được , được khoảng chục mét , Hùng kiệt sức , đành bỏ khẩu cối 60 lại đó .

Hướng Tiểu đoàn 2 , cũng tình trạng như vậy . Không kém sự ác liệt . Đ/c Mai Đại đội trưởng Đại đội 5 , bị thương ngay từ lúc đầu , đ/c Dũng thông tin của Tiểu đoàn , bị thương vỡ gót chân . Đ/c Tiểu đoàn trưởng Phạm Anh Xướng cùng mấy ae trong BCH vẫn bò , trườn đến chỗ các đơn vị . Động viên khích lệ Đại đội 5 và Tiểu đoàn xung phong lần 2 . Đ/C Tiêm Tiểu đoàn phó , đ/c Hai dvphó Tiểu đoàn cũng xuống các đơn vị . Song lần thứ 2 xung phong cũng giống như Tiểu đoàn 3 , đều bị Pốt chặn đứng . Liên tiếp đ/c Hai chính trị viên phó Tiểu đoàn trúng đạn hy sinh . Đ/c Tiêm Tiểu đoàn phó trúng đạn hy sinh . Đ/c Xướng Tiểu đoàn trưởng bị đạn thẳng xuyên qua vai bị thương . Đ/c Thành chính trị viên trưởng Đại đội 5 , bị viên đạn nhọn cầy từ trán lên tới đỉnh đầu . Rải rác khắp nơi anh em mình hy sinh và bị thương nằm khắp đồng nước .

Các đ/c bị thương cố bò , di động , thì lại cũng là mục tiêu xạ kích của Pốt . Các ổ hỏa lực của Pốt dọc bờ đê , vẫn điên cuồng nhả đạn như mưa vào đội hình các đơn vị .

Lệnh của Trung đoàn cho các đơn vị lùi về sau 300 mét để củng cố lựclương . Pháo binh cấp tập về phía Pốt . Nhưng đạn nổ vào phía sau bờ đê làchính , cũng nhiều trái làm tung các ổ hỏa lực của Pót ở bờ đê . Nhưng cũngkhông thể dập được hết các ổ hỏa lực của Pot . Cộng thêm sự tăng viện của Potcũng rất kịp thời Nên chúng vẫn chiếm được ưu thế của hỏa lực bắn thẳng . Cácmáy thông tin bị ngâm nước không sử dụng được . Việc truyền tin bây giờ là rấtkhó , việc anh em lùi ra cũng không phải là dễ . Chỉ cần lùi được 300m là vàođược khu vực an toàn có vật che khuất , che đỡ . Nhưng quãng ruộng ngập nước300m đó , lúc này là cả một quãng dài vô tận , với rất nhiều anh em . Vì cứ aidi chuyển là bị đạn tập trung vào . Rất nhiều anh em hy sinh , bị thương dọcquãng đồng nước ấy . Có nhiều anh em bị thương nằm đó , nhưng lúc này cũng khócó thể tiếp cận anh em được . Như vậy số anh em này lại bị kẻ thù thứ 2 hành hạ. Đó là lũ đỉa đói . Hàng trăm con đỉa bâu vào , hút cạn máu của anh em mình .


                    Hướng Trung đoàn 266 , theo hợp đồng , có 2 Đại đội cùng 6 xe bọc thép lội nước M113 đánh ép vào . Trong ý đồ chiến thuật , mũi tấn công này chỉ là đánh ép , be bờ , đánh vỗ mặt dọa là chính . Chứ không phải là nhiệm vụ thọc sâu . Lực lượng này đánh ép vào , cũng gặp hỏa lực của chúng rất mạnh . Các loại B40 - B41 - DKZ phóng đạn , vây lấy xe bọc thép của ta , làm 2 xe trúng đạn . Nên lực lượng bộ binh , cũng chỉ tiến thêm gần giáp Phum rồi bắn hỏa lực vào , đe dọa bọn Pốt hướng này .

Khoảng 7h30 . Sư đoàn sử dụng thêm một mũi đánh từ gồn 5 xe bọc thép , cùng 2 Trung đội của Đại đội 2 . Đánh chéo lên hướng Bắc - Tây Bắc . Nhưng cũng gặp phải sự kháng cự mạnh của Pốt . Một xe bọc thép bị đứt xích . Mấy đồng chí hy sinh . Trong đó có đ/c Trung đội trưởng Ngô Khắc Quyền . Là lớp lính 3/75 quê Thanh Hóa . là đ/c vô cùng gan dạ , dũng cảm , có rất nhiều thành tích . Đang được đ/v đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT .

Khoảng 8h . Hướng Tiểu đoàn 3 , Tiểu đoàn 2 , chỉ còn tiếng súng của Pốt . Chúng nhằm bắn anh em ta trên đồng nước . Nhưng đơn vị ở phía sau đó 300m không thiệt hại nhiều . Một số ít bị thương , hoặc không bị thương , lùi về được phía sau , hầu như cũng kiệt sức . Nhưng ở khu vực này , các LL vận tải cứu thương , nhanh chóng chuyển anh em về phẫu .

Theo đài quan sát báo , Pốt dồn quân lên rất đông . Một tình huống đặt ra : chúng có thể tấn công dấn lên không ? Sư đoàn phó Mười Thứ chỉ im lặng . Hình như ông đã thấy được cái đề nghị : xin tấn công ngay lúc đêm , của Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Sông Thao là đúng . Song giờ đây , chưa thể nói gì được nhiều . Bằng mọi giá , phải ngăn chặn âm mưu tấn công , phản công của Pốt . Trước hết là phải tổ chức chốt giữ . Tất cả các anh em , không phân biệt đơn vị . Phải vào các vị trí chốt , phòng thủ . Động viên các anh em bị thương nhẹ cũng ở lại , chiến đấu chặn Pốt . Các đ/c trợ lý của Trung đoàn , tăng cường ngay xuống các đơn vị . Chỉ huy và đôn đốc việc phòng thủ cùng các đơn vị .

-Các loại pháo , cối , xin bắn tối đa để tiêu diệt sinh lực địch .

-Điều 2 khẩu pháo 105 lên cao gần Tiểu đoàn 1 . Dùng loại đạn phòng thủ của pháo . Loại đạn mà trong lịch sử pháo binh của ta chưa sử dụng lần nào . Đó là loại đạn pháo đinh của Mỹ . Song việc sử dụng loại đạn này thật là khó . Ta chưa có kinh nghiệm . ( lúc đó theo TP biết không thật chính xác) là điều 1 vài Sỹ quan pháo của quân lực VNCH , đang học tập cải tạo lên gấp . Để sử dụng bắn loại đạn này ( ? ) Vì loại đạn đinh này , không thể bắn xa được . Cự ly xa nhất là khoảng trên 1000m . Nhưng đạn rơi cách mặt đất 100m thì phát nổ . Gây sát thương mật độ dầy đặc mấy trăm m2 .

Việc đưa pháo lên gần Tiểu đoàn 1 là rất khó . Vì sức nặng của pháo , đường đất nhỏ , ngập nước , lầy lún . Phải dùng xe bọc thép kéo , cộng thêm cả sức người nữa đun đẩy nữa . Hai khẩu pháo mới vào được vị trí xạ kích . Đến gần trưa , thì bắn được quả đầu tiên . Qua máy bộ đàm kỹ thuật , bọn Pốt kêu ầm ĩ . Vì bị sát thương nhiều . Khẩu thứ 2 bắn tiếp , thì đạn nổ ngay vào đội hình Đại đội 4 , Tiểu đoàn 1 . Làm 10 đ/c bị thương . Đ/c Tú Đại đội phó , bị 9 cái đinh cắm vào người .

Từ đó đến chiều , pháo đạn đinh , kết hợp với các loại đạn pháo cối khác. Đã tiêu diệt được rất nhiều sinh lực địch . Đập tan ý đồ phản công của Pót .Trận địa chốt của Trung đoàn được giữ vững . Chiều tối , Trung đoàn tiếp tục cửlực lượng tìm kiếm anh em . Thêm được một số Tử sỹ và thương binh nữa được tìmthấy . Qua các vết thương , thì thấy anh em bị mất máu do đỉa rất nhiều . Sốanh em của Đại đội 1 , đại đội 11 , Đại đội 5 . Vào sâu trong bờ mương , khôngthể vào đưa anh em ra được . Trong đó có đ/c Nguyễn Tiến Công , Chính trị viên trưởngĐại đội 1 cùng nhiều anh em Đại đội 1 của tôi ..


Sáng hôm sau 19/7 tôi sang chốt sớm . Quang cảnh khu vực Săngke này buổi sớm yên ả làm sao . Vẫn cánh đồng ngập nước , trời không mưa , quang đãng mát mẻ , mặt trời đã lên cao . Nhưng ánh nắng buổi sớm êm dịu . Gió nhè nhẹ thổi , những cây thốt nốt nhìn qua cũng không có gì khác . Những tán lá vẫn lung lay đùa với gió . Những đàn cá vẫn chạy rẽ nước , khi thấy bóng người đi . Những đàn cò trắng với cái chân nhỏ xíu , cao kều . Nhẹ nhàng từng bước , tìm mồi ở những chỗ nước nông . Không có tiếng súng . Thoảng trong không trung tiếng con chim cu đang gáy gù gọi bạn . Cảnh vật thật thanh bình . Không ai có thể nghĩ được là vừa mới hôm qua . Một trận đấu súng , đấu pháo , đấu trí quyết tử ở khu vực này ? Vừa mới hôm qua , bao nhiêu đồng đội của tôi , đã hy sinh , đã đổ máu . Vĩnh viễn nằm lại đây , chấm dứt cuộc đời , chấm dứt sự nghiệp , chấm dứt đời binh nghiệp , khi tuổi đời còn quá trẻ ...

Tôi qua Trung đoàn bộ , rồi vào Ban chính trị Trung đoàn . Các thủ trưởng , các trợ lý phòng , ban hồ hởi khi gặp tôi . Thoáng qua trên nét mặt mọi người , lộ rõ vẻ mệt mỏi căng thẳng . Mọi người đang tập trung , giải quyết những hậu trận chiến hôm qua . Có quá nhiều việc phải làm . Đ/c Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn nói : ông về Tiểu đoàn ngay đi , nơi đấy đang cần ông . Ngày hôm qua , Đại đội 1 , Tiểu đoàn 2 - 3 cùng các ae trực thuộc . Đã rất dũng cảm , chiến đấu . Chúng ta đã thắng lợi , mặc dù hy sinh nhiều , thương vong nhiều . Đại đội ông còn lại mấy người . Ông Công chính trị viên trưởng , cùng nhiều anh em đang nằm lại đó . Nhưng trước mắt , cứ phải để anh em ở đấy đã . Ông phải làm tốt công tác tư tưởng với anh em còn lại . Quân lực , Cán bộ , sẽ có kế hoạch bổ sung quân cho Đại đội ông . Ông về ngay đi .

Chủ nhiệm và mấy đ/c trợ lý đều lau vội dòng nước mắt , đang chảy dài . Mất mát , hy sinh của Trung đoàn trận hôm qua quả là quá lớn . Rất nhiều cán bộ Tiểu đoàn , cán bộ Đại đội , cán bộ Trung đội , cán bộ Tiểu đội . Cùng nhiều chiến sỹ hy sinh . Không phải chỉ có đ/c Công và anh em Đại đội 1 nằm lại đó . Đại đội 11 , Đại đội 5 và một số anh em phối thuộc , vẫn nằm lại đó . Như vậy là cả hai Tiểu đoàn và Đại đội 1 , đều bị mất sức chiến đấu . Đ/c Nguyễn Sông Thao , đ/c Ngô Khắc Quyền , những người cán bộ , người con ưu tú của Trung đoàn , Sư đoàn . Đang được đề nghị Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu AHLLVT . Thì đều bị hy sinh trận hôm qua . Tất cả cán bộ , chiến sỹ trong Trung đoàn đều đau xót , đều bàng hoàng bởi sự mất mát to lớn đến với Trung đoàn .

Song , chúng ta đã chiến thắng . Chúng ta đã đập tan âm mưu phản công , tấn công của bọn Pốt , vào khu vực Trung đoàn chốt giữ . Chúng ta đã tiêu diệt được rất nhiều sinh lực địch . Hiện tại toàn tuyến chốt của Trung đoàn , Sư đoàn đang được giữ chắc . Cả đêm qua chúng lo đốt xác , không tập kích ta lần nào .

Tôi về tới vị trí của Tiểu đoàn . Vị tríchốt của Đại đội 1 , đã được các đ/v trực thuộc thay . Anh Chính , anh Vinh ,cán bộ Tiểu đoàn gặp tôi động viên , chia sẻ với những mất mát của Đại đội . (Đ/c Ngô Quảng Vinh mấy năm trước , bị tai nạn máy bay trực thăng rơi tại Lào .Lúc đó anh là Thượng tá tại bộ Tổng tham mưu ) . Anh Chính nói : Đại đội 1 hiệncòn đ/c Thư quản lý , đ/c Tùng anh nuôi , ông sang nữa là 3 người . Tiểu đoàn ,Trung đoàn , sẽ tổ chức điều động quân số sau . Chỗ của Đại đội 1 , ae trêntrực thuộc thay . Nhưng trước mắt , nhóm của các ông ở luôn tại vị trí Tiểu đoàn bộ .


Tôi cùng anh Chính xuống chỗ anh em Đại đội 1 . Vừa bước vào hầm lán , anh Thư quản lý , Tùng anh nuôi , đứng lên ôm chầm lấy tôi òa khóc . Anh Thư nói trong nước mắt : anh em bị hết cả rồi anh Phú ơi . Tùng anh nuôi mếu máo nói : anh Đẩu , anh Viêm cũng không lấy được , ới các anh ơi ! Các anh vừa đi đánh trận đầu ( ý nói , hai đ/c Đẩu Tiểu đội trưởng anh nuôi , Viêm cũng là chiến sỹ nuôi quân , mới được điều lên đơn vị chiến đấu). Mà đã chết ngay , lại không lấy được xác nữa chứ . Ối anh Công ơi ! Chính trị viên ơi ! Sao các anh không về ?

Tôi nghẹn ngào không nói được gì . Chỉ biểu cảm bằng cách vỗ vỗ vào vai , vào lưng 2 anh em . Kệ cho anh em khóc , nước mắt tôi cũng nhạt nhòa . Biết nói gì bây giờ ? Mọi câu nói đều có thể là thừa , hoặc vô nghĩa . Trong nỗi niềm đau thương , xót xa tột cùng này . Mấy năm qua , những ngày tháng qua , đồng đội cùng ăn , cùng chiến đấu . Từ cuộc KCCM đến làm quân quản . Gần năm trời rong ruổi chiến đấu dọc miền biên giới . Gian khổ nhiều , hy sinh nhiều . Nhưng chưa lần nào Đại đội bị thương vong nặng nề , bị đau như lần này . Cả ba người còn lại , đều không trực tiếp chiến đấu trận hôm qua . Thoáng nghĩ , nếu như tôi không bị thương trận trước . Không nằm viện , hôm qua cùng tham chiến với ae , thì không biết giờ này tôi ở đâu ? Thân xác tôi thế nào ? Đúng là trong chiến tranh , sống , chết và tồn tại cũng thực là may rủi . Không ai có thể lường hết được .

Đợi cơn cảm xúc dịu xuống , anh Chính phó chính trị tiểu đoàn nói : Anh em bĩnh tĩnh lại đi . Tôi và toàn thể anh em Tiểu đoàn chia sẻ với anh em , chia sẻ với Đại đội 1 . Anh em nghỉ ngơi đi , anh Phú , đầu giờ chiều lên làm việc với Quân lực Tiểu đoàn . Nắm lại số anh em bị thương , số anh em nằm lại đó chưa lấy về được .

Tôi nói với anh Chính : Anh về đi , cứ để anh em tôi nói chuyện . Anh chính nắm tay mọi người rồi đi về hướng BCH . Tôi kéo anh em ngồi xuống , rồi hỏi về tình hình trước khi đi chiến đấu . Đúng là hỏi cho có lệ , chứ tôi cũng chẳng nghe rõ , chẳng nhập tâm được gì . Lần lượt những khuôn mặt quen thuộc của anh Công và anh em , cứ hiển hiện ra trước mặt và xung quanh tôi . Câu nói của anh Công mới cách đây 2 - 3 hôm khi về cứ cùng chúng tôi nhâm nhi chén rượu : "Trung đoàn đang có kế hoạch đánh lên , tìm đưa anh em về " câu nói đó cứ văng vẳng đâu đây . Đôi mắt to sáng , thông minh , đầy nghị lực . Bây giờ anh cùng nhiều anh em nằm lại đó . Tình hình thế này , liệu bao giờ mới đưa được anh , các anh em về với quê hương , về với đất mẹ .

Thùng – Thùng – Thùng , Chíu – chíu - chíu tiếng súng của Pốt cắt ngangsuy nghĩ của tôi . Làm bừng tỉnh những tình cảm đang da diết , có phần ủy mịcủa 3 anh em . Chúng tôi trở lại với hiện trạng thực tế . Tôi nói với anh em ,chiến tranh khốc liệt thế đấy . Sự việc đau thương này , muốn hay không cũng đãxẩy ra rồi . Trung đoàn , Sư đoàn , sẽ có kế hoạch đưa anh em về . Anh em mìnhcứ tạm nghỉ ngơi . Đợi cấp trên bổ xung , đợi số anh em bị thương nhẹ đi việnvề . Cuộc chiến Biên giới này có vẻ còn dài lắm .


Mấy ngày tiếp theo , dọc tuyến chốt của Trung đoàn , Sư đoàn tương đối yên bình . Nếu không có những loạt 12L7 , hay đại liên , thi thoảng có 1 vài quả ĐK của chúng bắn vu vơ vào khu vực Trung đoàn . Thì có thể nói nơi đây thật sự thanh bình . Pốt không tập kích hàng đêm như trước nữa . Chúng vẫn chốt dọc bờ mương , nhưng cũng không đông quân như trước . Mà thỉnh thoảng chỉ vu vơ loạt đạn như vậy . Cấp trên nói , bọn Pốt thấy hướng này " khó nhằn " . Nên đã chuyển hướng tấn công sang hướng Sư đoàn 7 , Sư đoàn 9 rồi .

Trung đoàn tổ chức hội nghị quân chính . Để rút kinh nghiệm trận đánh ngày 18/7 . Phổ biến tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo . Đồng chí Sư đoàn phó Mười Thứ và chỉ huy Trung đoàn , chỉ huy Sư đoàn . Đều đánh giá cao về ý trí chiến đấu và thắng lợi của Trung đoàn . Chúng ta đã thắng , đã phá vỡ , đã đập tan được âm mưu bu bám , tấn công đẩy ta về biên giới . Của 3 Sư đoàn tinh nhuệ của Pốt . Tiêu diệt , tiêu hao được rất nhiều sinh lực địch .

Cán bộ , chiến sỹ , anh em d2 – d3 – c1- d1 cùng các đ/v phối thuộc . Đã rất dũng cảm chiến đấu , chúng ta hy sinh nhiều , thương vong nhiều . Những người con ưu tú như : đ/c Nguyễn Sông Thao , Ngô Khắc Quyền và nhiều đ/c nữa đã anh dũng hy sinh . Còn nhiều đ/c đang nằm lại đó , đấy đang còn là "món nợ" lớn của chúng ta với anh em . Hiện tại nhiệm vụ của chúng ta , vẫn phải chốt giữ thật vững khu vực này . Nhanh chóng ổn định tư tưởng . Củng cố bổ sung trang thiết bị , quân số ... v.v Sẵn sàng nhận những nhiệm vụ tiếp theo .

Đ/c Mười Thứ , Sư đoàn phó , cũng nói về việc đề nghị của đ/c Thao . Đề nghị cho tổ chức đánh chiếm bờ đập trong đêm . Đây là 1 vấn đề đặt ra để tham khảo , nhưng không thể có giải đáp . Vì sự việc đã qua rồi , không thể có thử nghiệm lại . Nhưng ai có thể khẳng định là : khi đánh lên trong đêm liệu có thắng lợi ? Khi bất lợi của chúng ta cũng đang có , là từ đồng nước vận động khó , quan sát khó v v ... Trong khi hoả lực bắn thẳng của Pốt đang rất mạnh . Trong khi hoả lực của ta rất khó chi viện chính xác trong đêm ...

Nói chung , đ/c Mười Thứ và BCH Trung đoàn đã có quyết định đúng . Khi không chấp nhận việc tấn công bờ đập trong đêm . Có nhiều tiếng xì xào , của anh em trong hội nghị . Nhưng cũng không có ai , có phát biểu nào . Để phân tích , để bảo vệ việc tiến công địch trong đêm là đúng . Thực ra trong hội nghị này , các đồng chí chỉ huy trực tiếp tham gia trận đánh , hầu hết đã bị hy sinh . Bị thương đi viện , số cán bộ đang dự họp rất đau thương , rất bàng hoàng xót xa , rất bức xúc . Nhưng mọi người cũng xuôi theo , những phân tích của Trung đoàn và trực tiếp là của Sư đoàn phó Mười Thứ .

Hội nghị kết thúc , mọi người lại trở về đ/v . Bận mải với trăm côngngàn việc của người chỉ huy . Không ai phản đối kết luận của Sư đoàn phó .Nhưng trong Trung đoàn , cán bộ , chiến sỹ gường như nhìn Sư đoàn phó , nghĩ vềSư đoàn phó , không được gần gũi , không được tình cảm chan hoà , nồng ấm , nhưcác đ/c chỉ huy khác . Anh em các đ/v đã không gọi ông bằng cái tên Mười Thứnữa . Mà khi có vấn đề gì nhắc đến ông , thì gọi ông với 2 tên khác là :"ÔngMười Thí , Ông Mười Thua ". Theo TP và 1 số ae nữa , cái tên : " Ông Mười Thí "thì có thể đúng . Vì ông chỉ huy thí quân nhiều . Nhưng cái tên :" Ông MườiThua " thì có thể oan cho Ông . Sau này , nhất là khi đ/v đã tiến vào PhnômPênh. Làm nhiệm vụ Quốc tế tại đất bạn . Từ tính cách trong sinh hoạt của ông . Anhem trong Sư đoàn , còn đặt thêm cho ông1 cái tên nữa là :" ông Trăm Thứ " .


Mâý ngày tiếp theo , tình hình chiến sự ở khu vực Tiểu đoàn 1 , Trung đoàn , Sư đoàn cũng vẫn bình thường . Khu vực cách đồng nước , nơi anh Công và nhiều anh em khác đang nằm . Trở thành cánh đồng chết . Bọn Pot vẫn đang chốt dọc bờ đê . Hàng ngày , chúng vẫn kéo những tràng 12L7, Đại liên , phóng mấy quả ĐKZ về phía ta . Như là có chủ ý thông báo , sự hiện diện của nó còn đó .

Về phía ta , cũng chưa có điều kiện đánh lại trận tiếp theo . Trung đoàn đang tập trung củng cố quân số , trang thiết bị . Đại đội 1 của tôi , quân số được tăng dần lên . Do Tiểu đoàn , Trung đoàn , điều từ các đ/v trực thuộc về , từ hậu cứ ở Biên Hòa sang . Anh Đạc và 1 vài ae đi viện đã trở về . Trung đoàn , điều anh Nguyễn Văn Tiến ở Đại đội 18 thông tin . Về làm Chính trị viên Trưởng Đại đội 1 . Đ/c Trần Đức Quang , Đại đội 3 về làm Đại đội phó . Anh Tiến thì tôi chưa gặp bao giờ . Còn anh Quang thì trước ở Tiểu đội trinh sát của Tiểu đoàn 1 . Cùng Tiểu đoàn bộ , nên anh em ở cùng nhau , biết nhau từ lâu . Như vậy là BCH Đại đội 1 lại được kiện toàn đầy đủ . Cả 4 người đều là lính 72 . Anh Đạc quê ở Đông Triều Quảng Ninh . Còn 3 chúng tôi đều quê Thái Bình . Cán bộ Trung đội và Tiểu đội cũng được điều về . Đại đội 1 vẫn được "nghỉ ngơi" , chốt cùng khu vực Tiểu đòan bộ . Anh em trong BCH , trong Đại đội nhanh chóng làm quen nhau . Lo tổ chức học tập , hậu cần và ổn định tư tưởng . Mấy ngày sau thì lại lên vị trí chốt , dịch sang trái vị trí chốt cũ . Gần khu vực chốt của ae Sư đoàn 7 hơn .

Tôi được trở về tập huấn chính trị ở phía sau . Thời gian 4 ngày , địa điểm tập huấn là ở khu vực ấp Cao Xá . Đúng ra gọi là xứ đạo Cao Xá , thuộc huyện Châu Thành . Cách thị xã Tây Ninh khoảng chục Km (?). Xứ Đạo Cao Xá , là gốc của địa phận Cao Xá , Tỉnh Hải Hưng . Bà con di cư hồi chế độ ông Diệm 1954 . Giáo dân ở miền Bắc di cư vào Nam , thường định cư ở những vùng đất mới , như kiểu đi vùng kinh tế mới của ta sau này . Xứ Cao Xá cũng ngay cạnh trục đường bộ . Bà con ở đây đã mấy chục năm rồi , nên làng xóm nơi đây khang trang , sạch đẹp . Diện tích đất ở mỗi gia đình được chia bằng nhau . Cũng ở theo từng lô , từng dẫy theo hàng lối . Dân Bắc di cư vào , nghe nói thời đó rất được ưu đãi về mọi mặt . Với tính cần cù , chịu khó , của bản chất người nông dân miền Bắc . Nên nhà cửa nơi đây , vùng quê nhưng rất sầm uất , đông vui . Cây trái rất nhiều . Cũng có hàng quán , chợ , mấy bàn bi-a ...v.v. Nhưng có điều là tình hình chính trị , thì dân ở đây vẫn chưa có cảm tình nhiều với bộ đội , với "Cộng sản" . Trong các gia đình vẫn thấy còn bộ ấm trà bằng inox . Của Tổng thống chế độ cũ tặng những năm trước .

Trước khi về địa điểm tập huấn , tôi vào nghỉ ở cứ Búa Lớn . Cũng raquán 3 Cô uống nước , gặp mấy chị em Cúc . Tôi thật bất ngờ trước tình cảm vồnvã của mấy chị em . Đặc biệt là tình cảm của Cúc giành cho tôi . Cúc thật hồhởi . Có phần thái quá như không thể dấu được niềm vui . Nắm chặt 2 tay tôi ,đôi mắt long lanh vui cười , hai má ửng hồng . Làm tôi bối rối " hơingượng " trước biểu cảm đó của Cúc . Nhất là trong lúc lại có mặt cả anhThú anh Khi , cùng 2 cô chị em Cúc nữa .Tôi nói với Cúc , sẽ về Cao Xá học 4 ngày . Như vậy , có điều kiện đến chơithăm nhà Cúc . Cúc mừng vui ra mặt . Còn hỏi thêm : anh Phú đã đến thăm Tòathánh Tây Ninh chưa ? Tôi nói là chưa .Cúc nói : ở đó đẹp và vui lắm . Em sẽ đưa anh đến đó chơi . Tôi nhận lời ,nhưng nói thêm : để anh xem việc học thế nào đã .


Tôi về Cao Xá thứ 5, ngày thứ 6 chính thức vào học. Đúng là, mỗi điều kiện cuộc sống đều có cái khổ riêng. Đang ở chốt, ở chiến trường, gian khổ ác liệt thì không đâu bằng. Lội ruộng, luồn sâu hiểm nguy, đứng ngâm cả hàng giờ, nhiều giờ trong nước đói mệt, đỉa bâu, muỗi cắn. Bao nhiêu là cái vất vả, tưởng như trên đời này, không còn nỗi khổ nào, hơn nỗi khổ của thằng lính bộ binh nơi chiến trận.

Ấy vậy mà, được về đây học tập, không đói khát, không đạn bom, không sình lầy nước đọng. Mà mới chỉ có mấy tiếng đồng hồ ngồi học, mà cảm thấy dài vô tận. Cũng thấy khổ sở vô cùng. Ai cũng uể oải, kêu ca, không ai có thể ngồi nghiêm chỉnh được, cứ phải nghiêng bên nọ, ngả bên kia. Thay đổi tư thế ngồi liên tục. Mà học chính trị, thì bài giảng bao giờ cũng khô khan, cứng nhắc. Những quan điểm chính trị của Đảng, của Cách mạng Việt Nam. Tình hình nhiệm vụ mới của Quân đội, của đất nước. Tình hình bất ổn trong khu vực, cùng âm mưu bành trướng bá quyền. Sự phản bội, phản động của Tập đoàn phản động Pôn Pót - Iêngxari v.v... lúc nào cũng thấy căng thẳng gay cấn.

Lớp học thì được mượn một căn nhà gần giống như hội trường của xã, ấp. Anh em ăn thì ở bếp của trường tổ chức. Còn nghỉ thì ở nhờ 2 - 3 anh em trong một nhà dân. Bộ đội trước kia đi đâu thì cũng dựa vào dân. Nhất là thời kỳ huấn luyện ngoài Bắc. Hay hành quân vào di chuyển, đều dựa vào dân. Đã lâu rồi mới được ở cùng dân, nên mới lại có cảm giác vui vui, như là hồi đầu mới nhập ngũ.

Thật bất ngờ. Chiều thứ 6, Cúc tìm vào chỗ tôi. Cúc mang cho tôi một giỏ trái cây thật lớn. Cúc nói: Trên đường về nhà ghé vào thăm tôi. Ngồi tại nhà chủ chuyện trò một lúc, rồi Cúc xin phép về vì đã muộn. Thời đó xe cộ đi lại còn hiếm chứ không nhiều như bây giờ. Tôi hẹn Cúc là sáng chủ nhật sẽ đến thăm nhà Cúc, rồi cùng đi Tòa Thánh Tây Ninh Chơi. Vì tôi đã biết ngày chủ nhật được nghỉ. Chia tay Cúc, tự nhiên tôi cảm thấy thật xốn xang khó tả, khó nói thành lời. Tôi mong ngóng đến chủ nhật để được đi chơi, để được gặp Cúc.

Tôi có một đồng đội, đồng hương là lính thông tin Tiểu đoàn 2. Tên là Phạm Mạnh Hùng. Hùng người gầy, thấp nhỏ nhưng thông minh, lanh lợi. Về nghiệp vụ thông tin, thì có thứ hạng của Tiểu đoàn. Vì có trí nhớ tốt, các bảng số chữ đúc ký tự mật mã thông tin, Hùng học và nhớ rất nhanh. Hùng có khiếu kể chuyện. Là lính 72, nhưng mãi đến giữa năm 77 mới được đi phép về thăm nhà. Trong lúc đợi tầu ở ga Hố Nai, Biên Hòa. Hùng kể về những chuyện yêu đương khác phái. Những thầm kín trong tình yêu lứa đôi. Hay những điều gọi là thầm kín của chị em, như quan hệ tình dục. Đêm tân hôn tại sao hôn thê lại không có những giọt máu trinh nữ vv...Bây giờ những điều này, thì trong các sách báo, phim ảnh hay trên mạng, các trang web. Thì muốn tìm hiểu cái gì cũng có. Còn ngày ấy thì những thông tin, những kỹ thuật, những chuyện yêu đương, chuyện khác giới như vậy thì hiếm lắm. Lính trẻ bu lại, cứ há hốc mồm ra nghe. Mặc dù Hùng còn kém tôi 2 tuổi, cũng chưa có vợ. Nhưng cũng do có trí nhớ, lại ham đọc các loại sách đó, hồi làm Quân quản ở Sài Gòn. Nên bây giờ mới có dịp thể hiện.

Trong lúc nghỉ phép ở quê, thì đơn vị đi chiến đấu ở Biên giới. Nên Hùng ở nhà tới gần 8 tháng mới trở vào đơn vị. Quân lực đơn vị hỏi : Sao đ/c đi phép được nghỉ 30 ngày. Mà sao đ/c ở nhà lâu thế? Hùng nói: Tôi đi bộ đội đã 5 năm, chưa được đi phép lần nào. Nếu cứ tính một năm được nghỉ phép một tháng. Cộng với ốm đau nữa, nên mới vào chậm như vậy. Đơn vị cũng không có kỷ luật gì, vì lúc đó cũng đang rất cần người. Anh em trở vào đ/v cũng đã là tốt lắm rồi. Quân lực điều Hùng về đơn vị thu dung. Hiện bộ phận này, đang tăng gia ở Tóc Xé, huyện Tiên Thuận, Tây Ninh. Tiện có người về bên đó, tôi viết thư nói Hùng đến chỗ tôi chơi. Để rồi Chủ nhật cùng đi chơi Tòa Thánh.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ, trong bức thư gửi Hùng có câu: Ông sang đây đi, tôi đang tập huấn 4 ngày ởXứ đạo Cao Xá. Nơi có những thiếu nữ duyên dáng, có đôi mắt đen hạt nhãn gốcĐạo Hưng Yên. Với những cái cổ trắng ngần cao 3 ngấn, thật đẹp, đẹp đến mêhồn". Hùng xin phép thế nào mà chiều thứ 7 cũng sang được chỗ tôi. Hùng nói:tại cái thư của ông tả về con gái ở đây đấy. Ông Châu đại đội trưởng không chođi. Tôi bèn đọc cho ông ấy nghe cái đoạn ông kể các cô gái, có đôi mắt đen hạtnhãn, có cổ cao 3 ngấn, đẹp mê hồn. Ôngấy thích quá, cho tôi đi luôn, mà còn định là đi cùng tôi nữa chứ.


8h sáng ngày Chủ nhật, tôi và Hùng đón xe Lam đi về thị xã Tây Ninh. Tìm đến nhà Cúc. Nhà Cúc cách trung tâm thị xã khoảng 1km. Ở ngay khúc quẹo vào thị xã, cách mặt đường khoảng 30 – 40 mét có mấy khóm tre trúc cạnh đường . Đứng ngoài đường cũng nhìn thấy ngôi nhà xây một lầu, bên ngoài ốp những vỉ gạch men màu hồng . Nhìn qua cũng đoán được chủ nhân của ngôi nhà thuộc tầng lớp khá giả.

Cúc mừng rỡ ra đón anh em tôi. Ở nhà chỉ có người dì ( cô) và một người em họ trông coi đàn bò hơn chục con. Ba của Cúc bận đi làm ăn xa, đang chuẩn bị hùn hạp với bạn, mở nhà máy chà gạo gì đó. Má Cúc thì mất từ lâu. Cúc là con út trong gia đình có 4 chị em.

Tôi giới thiệu Hùng với Cúc để anh em làm quen nhau. Tôi nói: Cúc có người bạn nào nữa thì mời đi chơi cùng cho vui. Cúc nói: anh em tôi ngồi uống nước, rồi đi tìm mời một người bạn gái đến. Sau màn chào hỏi, bốn anh em ra đường đón xe đi về Tòa Thánh. Tôi vui và Cúc cũng thật vui. Hùng lại là người giỏi hỏi chuyện, nói chuyện. Nên mọi người cười nói rất vui vẻ. Hôm nay Cúc mặc cái quần Gin, cái áo thun đỏ, bó sát người trông thật hấp dẫn. Trên xe có mấy người cùng đi. Thấy anh em tôi cười đùa vui vẻ, mọi người cũng vui lây. Bà con hỏi thăm chúng tôi ở đơn vị nào? Tình hình Biên giới ra sao? Hỏi thăm chúng tôi đi đâu? Rồi 1 bà Má nói: Các con đánh nhau sao, mà thấy bộ đội mình bị thương, hy sinh quá trời.

Đang thật vui vẻ. Mấy câu hỏi của bà con, làm tôi chùng xuống. Sau đó cứvẩn vơ suy nghĩ, không còn cảm giác hào hứng, vô tư, vui đùa như lúc đầu nữa.Ngồi bên Cúc đường xấu, xe xóc. Tiếng động cơ của cái xe lam 3 bánh, cũ kỹ nổphành phạch, Cúc nép vào người tôi, do đường xóc và cũng có thể là cố ý. Tôicầm nắm bàn tay Cúc, bóp nhè nhẹ. Cúi nhìn bàn tay. Ôi bàn tay con gái trắnghồng, mềm mại, ấm áp thon thả mới đẹp làm sao! Bỗng chốc trong tôi lâng lângcảm giác xốn xang khó tả, khó nói thành lời. Tôi nhìn Cúc, Cúc cũng quay sangnhìn tôi, mắt long lanh thẹn thùng . Bắt gặp ánh mắt tôi, Cúc mỉm cười bẽn lẽn. Cái lúm đồng tiền tròn nhỏ bên má, trông thật đẹp, thật duyên. Sao đó mà tôilại buông 1 tiếng thở dài như cố kìm nén điều gì? Cái cảm giác đó, mãi sau này còn đọng lại trong tôi.


Xe dừng cách cổng tòa thánh khoảng 100m. Từ xa đã choáng ngợp bởi cái cổng lớn, có dòng chữ lớn:" Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ". Đúng là ở nơi đây, đã lâu rồi, tôi được nghe mọi người hay nhắc tới Tòa Thánh Tây Ninh. Tôi cứ nghĩ tầm cỡ cũng giống như Tòa Thánh Tin Lành trước cửa nhà tôi. Hồi nhỏ, tôi thường vào đó chơi. Những sáng Chủ nhật, có 1 người Cha đạo mặc bộ đồ thờ màu đen, đeo tròng kính trắng, nhẹ nhàng giảng đạo. Thấy bọn trẻ chúng tôi vào, Ông thường cho chúng tôi mỗi đứa 2 cái kẹo. Kẹo rất ngon như là loại kẹo bây giờ. Chứ không giống như những cái kẹo chanh, kẹo bột của chúng ta những năm chiến tranh. Nhưng chúng tôi thường không giám ăn. Vì có mấy người lớn dọa là trong kẹo có thuốc. Ăn vào là bị theo đạo.

Mấy đứa chúng tôi đứng trước cổng, tôi đọc từng dòng viết trên cổng. Tòa thánh xây dựng từ những 1930(?), mà mãi tới năm 1962 (?) mới xây xong cái cổng. Như vậy là công trình kéo dài hơn 30 năm. Khuôn viên Tòa Thánh thật rộng, chắc có đến hàng chục ha. To rộng như Thảo cầm viên Sài Gòn. Chúng tôi vào khu đền thờ chính. Ngôi đền chính của Tòa thánh cao, to, uy nghi. Kiến trúc gần giống như các nhà thờ của đạo Thiên chúa. Bên trong mọi người đang hành lễ. Những Tu sỹ trong bộ áo dài màu trắng đục đi lại làm những bài lễ cầu khấn gì đó, mà tôi không rõ lời. Chính giữa điện trên cùng là 1 quả cầu lớn, tượng trưng cho Trái đất, trong vũ trụ bao la. Có vẽ hình 1 con mắt rất lớn, có những tia hào quang tỏa ra xung quanh. Các giáo dân đang quỳ lễ rất nghiêm trang. Miệng lầm rầm đọc theo những câu kinh, hưởng ứng theo động tác nghi lễ của chủ lễ. Không khí trang nghiêm có phần "lạnh". Lối kiến trúc của nhà thờ và Tòa thánh gần giống nhau. Vòm trần cao rộng mênh mông, các giáo dân ngước nhìn lên cao. Làm cho mọi người cái cảm giác rộng lớn, xa xăm của vũ trụ bao la. Mà con người thì thật nhỏ bé.

Kiến trúc đền chùa bên Phật giáo thì lại khác hẳn. Mái chùa thấp, bước vào chùa, thường là phải bước rất cao mới qua được ngưỡng cửa. Đầu phải cúi, chứ nếu không thì có cảm giác đầu sẽ đụng vào mái chùa. Tạo cho mọi người cảm giác cẩn trong, lễ phép. Nhiêm trang, mà gần gũi. Trong chùa thường bầy xếp các tượng Phật rất chật trội. Màu sắc sơn son, thiếp vàng, quyện với hương khói làm cho mọi người cảm giác nồng ấm. Chứ không dùng gam màu lạnh như Nhà thờ hoặc Tòa thánh (đó là cảm nhận của riêng của tôi).

Tam Kỳ Phổ Độ, hiểu đơn giản tức là vũ trụ bao la có các đấng Thần linh tối cao trị vì như Phật, là kỳ thứ nhất. Chúa Giesu, Đức Chúa trời là Kỳ thứ hai. Còn Đạo Cao Đài đây, là thờ Thiên Nhãn tức là "Mắt Trời" gọi là Kỳ thứ ba. Thủ đô của Đạo Cao Đài là ở đây. Tòa Thánh Tây Ninh này, giống như đạo Hòa Hảo thì Thánh địa ở Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nhưng đạo Hòa Hảo, tôi không thấy có nhà thờ lớn. Mà chỉ thấy dân chúng theo rất đông, nhưng hành lễ cầu khấn tại gia đình.

Tôi kéo tay Cúc ra ngoài, như trốn chạy nghi lễ thiêng liêng có phần "lạnh" đó. Trong lúc anh em tôi đang vui, với niềm vui của tuổi trẻ. Khuôn viên rộng, cây cối nhiều, nhưng du khách cũng không đông lắm. 1 số thợ ảnh lăng xăng mời kéo chụp ảnh. Chúng tôi cùng chụp chung, rồi chụp riêng mấy bức hình. Hồi đó ở đây, những thợ ảnh chuyên nghiệp này, có 1 cách chụp ảnh rất lôi kéo được khách. Là cùng 1 phim, người ta bịt đi nửa ống kính. Chụp làm 2 lần, ở hai vị trí khác nhau. Làm cho tấm hình được lồng ghép cảnh trí 2 nơi như là cái bóng, các cảnh trí, hay cả Tòa điện thờ chính rất hấp dẫn đều trong 1 tấm hình.

Tôi cầm tay Cúc, chậm chậm đi khắp mọi nơi. Hùng và cô bạn Cúc, như là cố ý tách chúng tôi ra. Để cho 2 đứa được chuyện trò tự nhiên hơn thì phải. Tôi rất vui, vui thật là vui. Cúc cũng vậy, đôi mắt Cúc long lanh ngời hạnh phúc. Nhưng với tôi, thỉnh thoảng lại thấy như là mình nhỏ bé quá, bất lực quá thế nào ấy. Mỗi khi chợt nghĩ đến nhiệm vụ, và cuộc sống hiện tại của tôi, của người lính chiến, nay đây mai đó đang còn rất nặng nề.

Đã trưa, chúng tôi ra 1 quán nhỏ ăn cơm. Gọi mỗi người 1 đĩa cơm, Cúc vàbạn ăn cơm gà. Còn tôi và Hùng ăn cơm sườn. Mỗi anh em làm 1 chai bia. Chị emCúc thì uống nước ngọt, mọi người cụng ly, chúc tụng nhau thật vui. Có lẽ cơmdĩa sườn heo, không đâu ngon bằng ở đây. Miếng sườn thái to, được nướng vàngcháy xém cạnh thơm phức, vài lát dưa leo, vài miếng cà chua, 1-2 cọng hành, mấylá xà lách, chút nước tương. Nhưng có lẽ chưa bao giờ tôi được ăn đĩa cơm sườnngon đến như vậy. Cái buổi trưa ấy, bữa cơm ấy, buổi đi chơi ấy, cho đến hômnay. Nó vẫn đang hằn sâu, đang hiện diện thường trực trong tôi như mới hôm qua.Chẳng bao giờ phai nhạt. 


Thời gian trôi qua thật nhanh! Khi hồi tưởng để viết lại đây! Tất cả ký ức lần lượt hiện ra như một cuốn phim quay chậm.

Trong cuộc đời binh nghiệp, tôi đã hân hạnh được đón nhận tình cảm chân thành của những cô em gái hậu phương trao tặng, mãi mãi không thể nào quên. Nhưng đời lính gian truân, vất vả, không nơi chốn dừng chân. Tôi đành gác lại tình riêng, để lo tròn nhiệm vụ. Mặc dù vẫn luôn mơ về "ngôi nhà có người vợ hiền và những đứa trẻ".

Thế là, chuyện tình của tôi với Cúc đã dừng lại sau một lần tôi ngủ lại nhà cô ấy một đêm. Các bạn đừng vội nghĩ, chúng tôi đã làm gì vượt qua giới hạn. Dưới vầng trăng khuyết, chúng tôi ngồi trước hiên nhà, thì thầm kể nhau nghe những chuyện vui buồn trong cuộc đời. Và trao nhau những nụ hôn nồng ấm, ít nhiều còn bỡ ngỡ, thẹn thùng. Tôi không thể nào tiến xa hơn nữa, vì tôi chưa có gì để cho Cúc trong tương lai, dù thật gần ...

Bẵng đi hơn hai mươi năm, khi quay về chốn cũ, cảnh vật đã thay đổi, người xưa không còn nữa.

Ngày hôm nay, tôi kể lại câu chuyện này, như thắp một nén hương tưởng nhớ đến Cúc. Vì cô ấy đã về bên kia thế giới trong một lần bạo bệnh, sau khi đã có một gia đình hạnh phúc và một cô con gái. Tôi vẫn hoài nuối tiếc, là chưa thể tìm đến mộ cô ấy và mang cho cô ấy những hoa cúc vàng thật tươi đẹp như tên và hình dáng của Cúc.

Tình yêu em ... xưa chẳng có bến bờ

Giờ như khói loang giữa chiều hoang lạnh

Lời thì thầm, anh nói:

"Ngủ thật ngon ...!"

(Mượn ý thơ KMK) 


Dự xong lớp tập huấn tại Cao Xá . Tôi trở về đ/v cứ Búa Lớn, rồi hôm sau sang chốt. Có mấy ngày đi vắng, mà cảm tưởng như là tôi đã xa Đại đội lâu lắm. Đại đội đã được điều động anh em từ khắp các đ/v về. Anh Đạc Đại đội trưởng, anh Tiến Chính trị viên trưởng, anh Quang Đại đội phó. Toàn những cán bộ có bản lĩnh, có năng lực và nhiều kinh nghiệm chỉ huy trong chiến đấu. Cán bộ Trung đội, Tiểu đội cũng đã được điều động về đủ. Quân số của Đại đội đã được gần 50 tay súng.

Tiểu đoàn còn tăng cường cả đ/c Dũng tác chiến xuống Đại đội. Cùng BCH tổ chức học tập, các nghiệp vụ , kỹ thuật, chiến thuật. Lấy thực tế chiến trường, trận địa chốt là thao trường thực binh cho anh em. Nhất là số ae tân binh 78, số ae 77 mới được điều từ phía sau lên. Về chính trị thì có các cán bộ trợ lý của BCT Trung đoàn, Cán bộ Tiểu đoàn, xuống từng Trung đội, tổ chức học tập. Nâng cao bản lĩnh, ý chí chiến đấu, tình hình Quốc tế, tình hình Cách mạng VN trong giai đoạn mới. N/vụ chiến đấu và truyền thống của Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Sư đoàn vv. Tích cực củng cố hầm hào, ụ chiến đấu và hầm có nắp đất. Để phòng chống Pốt tập kích được tốt hơn.

Dư âm của trận đánh ngày 18/7 vẫn còn nặng nề. Nhất là trong tâm trí của các bộ các cấp. Mối thù với Pốt, món nợ với anh em còn đó. Anh Công và nhiều ae đang còn nằm đó. Song hiện tại Trung đoàn, Tiểu đoàn chưa có phương án tấn công. Mà theo chỉ đạo toàn Trung đoàn. Trong hiện tại, phải tổ chức phòng ngự tốt, chủ động đánh địch tập kích. Nâng cao trình độ của cán bộ, chiến sỹ về mọi mặt.

Bọn Pốt những ngày này, cũng không có dấu hiệu tấn công lớn, vào tuyến phòng ngự của ta. Mà chỉ từ xa bắn hỏa lực. Từ trên bờ mương bắn 12L 7, Đại liên vào chốt của các đ/v.

Ở chốt được 2 ngày, tôi lại được điều về tập huấn ở Quân đoàn 45 ngày. Tôi về cứ của Đại đội Búa Lớn lấy quân tư trang. Rồi ra quán gặp và chia tay với 3 chị em Cúc. Mọi người rất vui, vì tôi được về phía sau học tập. Nhưng với Cúc, khi biết tôi về Sài Gòn, Thủ Đức học tập thì rất buồn. Cúc bịn rịn gần như là cố nén để không khóc thành lời. Nhưng tôi cũng cố kìm nén tình cảm của mình. Cầm 2 bàn tay Cúc, trào dâng bao nỗi xúc cảm. Nghẹn ngào không nói được lên lời. Bối rối một lúc , rồi chợt bừng tỉnh. Như có lời nói nào đó, nhắc: đây cũng dịp để chia tay, chia xa tình cảm với Cúc. Chấm dứt sự trăn trở, giữa tình yêu mới đến, và nhiệm vụ nặng nề còn dài. Tôi bỗng nói thật to như đánh thức, như khỏa lấp những ủy mị tình cảm của tôi, của Cúc, của mọi người. Tôi nói: anh đi, cầu chúc em cùng mọi người vui khỏe và gặp nhiều may mắn. Chúc em thật sự hạnh phúc, còn anh sẽ nhớ em, nhớ mãi. Nhưng anh không thể mang lại hạnh phúc cho em. Tôi choàng tay, ôm Cúc rồi hôn vào má Cúc, cái ôm, cái hôn thật nhanh. Rồi tôi cũng như người trốn chạy, chạy thật nhanh về hướng xe ôtô cùng đồng đội đang chờ.


Trên xe đã đông đủ, dường như còn đợi mỗi mình tôi. Anh em kéo tôi lên xe. Mọi người nói đủ rồi. Tôi chưa kịp yên vị, xe đã nổ máy lên đường. Xe chạy chậm chậm qua Búa Lớn. Qua quán của 3 chị em, tôi thấy Cúc cùng 2 chị em ra đứng trước quán vẫy tay. Thoáng nhìn Cúc nét mặt không được rạng ngời như mọi ngày. Mà buồn buồn, gượng cười, 1 tay vịn vào cô bạn, 1 tay giơ cao biểu cảm sự tiễn biệt chia xa ....

Xe tăng tốc, bụi đỏ cuộn lên, khoả lấp các nhà cửa, hàng quán và mọi người phía sau. Tới Bến Sỏi, rồi qua thị xã Tây Ninh. Những cánh rừng cao su bạt ngàn. Rồi bắt vào đường 1, huyện Gò Dầu hướng về Sài Gòn. Mọi người đã hết ồn ã náo nức. Hình như mỗi người đang có nỗi tâm sự riêng, suy nghĩ riêng. Tròn 1 năm ra trận. Cái đêm đầu tiên ra biên giới, đoàn xe dừng ở đây, nghỉ tại đây, để xốc lại đội hình. Thế mà đã tròn 1 năm. Một năm mà sao thấy quá dài với người lính chiến. Bước chân người lính Sư đoàn, đã dong duổi khắp mọi nơi. Tây Ninh, Long An, Châu Đốc, An Giang, Đồng Tháp, Hà Tiên, Kiên Giang. Chiến đấu liên tục, không 1 ngày nghỉ ngơi. Sư đoàn đã chiến đấu hàng trăm trận lớn nhỏ. Chiến thắng nhiều, những chiến công, đã làm rạng danh thêm truyền thống vẻ vang của Sư đoàn. Làm cho quân thù, làm cho bọn Pốt phải khiếp sợ, đã gây được tình cảm và niềm tin yêu của nhân dân dọc miền biên ải. Gây được uy tín, với các đ/v bạn. Sư đoàn, từng đ/v, từng cá nhân 1 năm qua đã trưởng thành rất nhiều, trưởng thành vượt bậc. Thật xứng đáng với truyền thống của Sư đoàn Anh hùng. Truyền thống của của quân đội Việt Nam anh hùng.

Song cũng 1 năm qua. Chiến đấu nhiều, đồng nghĩa với việc anh em cán bộ chiến sỹ trong Sư đoàn cũng hy sinh nhiều, thương vong nhiều. Rất nhiều anh em đã hy sinh, mãi mãi yên nghỉ dọc miền biên cương Tổ Quốc. Trong các nghĩa trang Liệt sỹ, hoặc bên đất K. Do ác liệt của trận chiến, mà chưa thể tìm, chưa thể đưa được anh em về với đất mẹ kính yêu.

Trên xe hơn 20 anh em, đa số là lớp lính 72-74 đều trong hoàn cảnh, tình thế phát triển cán bộ giống như tôi. Phát triển làm cán bộ Đại đội. Quân sự hay Chính trị đều là do sự thúc ép của cuộc chiến. Như vậy là chúng tôi phải theo đuổi đời binh nghiệp lâu dài. Tâm tư của mọi người đều muốn được trở về quê nhà. Được sống cuộc đời bình dị như bao người. Được yêu, được làm chồng, làm cha, cuộc sống lứa đôi hạnh phúc. Có hoa, có cảnh, có thơ, có nhạc. Đúng như lời nhạc sĩ Minh Trần đã sáng tác trong bài Hát mãi khúc quân hành có giai điệu rất hay: "Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng ..."Trong chiến đấu, lớp lính chúng tôi là những hạt giống đỏ. Rất nhiều kinh nghiệm trận mạc, bản lĩnh chiến đấu rất cao. Nhưng hầu như chưa ai được học qua các trường lớp bài bản, trong các trường đào tạo Sỹ quan quân đội. Đây là dịp được trở về trường để tập huấn. Để bổ túc những kiến thức còn thiếu của người chỉ huy cần có.

Xe vẫn chạy, hàng quán bên đường vẫn đông đúc, qua trạm kiểm soát Suối Sâu, Trảng Bàng. Nghe nói ở đây có trạm kiểm tra liên ngành rất nghiêm. Để ngăn những anh em trở về phía sau, không có giấy tờ. Hoặc hàng hoá của dân mang về Sài Gòn. Mục tiêu của trạm là rất đúng. Nhưng số cán bộ của trạm, nhất là cán bộ dân sự đã hành động kiểm tra, kiểm soát thái quá, quan liêu, cửa quyền quá, gây nhiều bức xúc cho dân, cho những người qua lại. Đã có nhiều vụ xô sát, mất đoàn kết xẩy ra ở đây, giữa dân với trạm và cả giữa các đồng chí bộ đội với các lực lượng. Gây lên những bất bình, những phản cảm không tốt trong dư luận.

Xe tiếp tục lên đường, Trảng Bàng, Biên Hoà rồi giẽ vào xa lộ Đại Hàn,gần trưa thì tới căn cứ 301, Sóng Thần - Thủ Đức. Căn cứ 301, là căn cứ của Sưđoàn 3, quân lực VNCH. Đây là một căn cứ rất rộng lớn. Nay BTL Quân đoàn 4,đóng bản doanh tại đây. Các lớp tập huấn Quân sự, Chính trị, các lớp từ Trungđội, Đại đội, Tiểu đoàn một tháng, tháng rưỡi, ba tháng, sáu tháng đều tổ chứctại đây.


Trên xe đã đông đủ, dường như còn đợi mỗi mình tôi. Anh em kéo tôi lên xe. Mọi người nói đủ rồi. Tôi chưa kịp yên vị, xe đã nổ máy lên đường. Xe chạy chậm chậm qua Búa Lớn. Qua quán của 3 chị em, tôi thấy Cúc cùng 2 chị em ra đứng trước quán vẫy tay. Thoáng nhìn Cúc nét mặt không được rạng ngời như mọi ngày. Mà buồn buồn, gượng cười, 1 tay vịn vào cô bạn, 1 tay giơ cao biểu cảm sự tiễn biệt chia xa ....

Xe tăng tốc, bụi đỏ cuộn lên, khoả lấp các nhà cửa, hàng quán và mọi người phía sau. Tới Bến Sỏi, rồi qua thị xã Tây Ninh. Những cánh rừng cao su bạt ngàn. Rồi bắt vào đường 1, huyện Gò Dầu hướng về Sài Gòn. Mọi người đã hết ồn ã náo nức. Hình như mỗi người đang có nỗi tâm sự riêng, suy nghĩ riêng. Tròn 1 năm ra trận. Cái đêm đầu tiên ra biên giới, đoàn xe dừng ở đây, nghỉ tại đây, để xốc lại đội hình. Thế mà đã tròn 1 năm. Một năm mà sao thấy quá dài với người lính chiến. Bước chân người lính Sư đoàn, đã dong duổi khắp mọi nơi. Tây Ninh, Long An, Châu Đốc, An Giang, Đồng Tháp, Hà Tiên, Kiên Giang. Chiến đấu liên tục, không 1 ngày nghỉ ngơi. Sư đoàn đã chiến đấu hàng trăm trận lớn nhỏ. Chiến thắng nhiều, những chiến công, đã làm rạng danh thêm truyền thống vẻ vang của Sư đoàn. Làm cho quân thù, làm cho bọn Pốt phải khiếp sợ, đã gây được tình cảm và niềm tin yêu của nhân dân dọc miền biên ải. Gây được uy tín, với các đ/v bạn. Sư đoàn, từng đ/v, từng cá nhân 1 năm qua đã trưởng thành rất nhiều, trưởng thành vượt bậc. Thật xứng đáng với truyền thống của Sư đoàn Anh hùng. Truyền thống của của quân đội Việt Nam anh hùng.

Song cũng 1 năm qua. Chiến đấu nhiều, đồng nghĩa với việc anh em cán bộ chiến sỹ trong Sư đoàn cũng hy sinh nhiều, thương vong nhiều. Rất nhiều anh em đã hy sinh, mãi mãi yên nghỉ dọc miền biên cương Tổ Quốc. Trong các nghĩa trang Liệt sỹ, hoặc bên đất K. Do ác liệt của trận chiến, mà chưa thể tìm, chưa thể đưa được anh em về với đất mẹ kính yêu.

Trên xe hơn 20 anh em, đa số là lớp lính 72-74 đều trong hoàn cảnh, tình thế phát triển cán bộ giống như tôi. Phát triển làm cán bộ Đại đội. Quân sự hay Chính trị đều là do sự thúc ép của cuộc chiến. Như vậy là chúng tôi phải theo đuổi đời binh nghiệp lâu dài. Tâm tư của mọi người đều muốn được trở về quê nhà. Được sống cuộc đời bình dị như bao người. Được yêu, được làm chồng, làm cha, cuộc sống lứa đôi hạnh phúc. Có hoa, có cảnh, có thơ, có nhạc. Đúng như lời nhạc sĩ Minh Trần đã sáng tác trong bài Hát mãi khúc quân hành có giai điệu rất hay: "Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng ..."Trong chiến đấu, lớp lính chúng tôi là những hạt giống đỏ. Rất nhiều kinh nghiệm trận mạc, bản lĩnh chiến đấu rất cao. Nhưng hầu như chưa ai được học qua các trường lớp bài bản, trong các trường đào tạo Sỹ quan quân đội. Đây là dịp được trở về trường để tập huấn. Để bổ túc những kiến thức còn thiếu của người chỉ huy cần có.

Xe vẫn chạy, hàng quán bên đường vẫn đông đúc, qua trạm kiểm soát Suối Sâu, Trảng Bàng. Nghe nói ở đây có trạm kiểm tra liên ngành rất nghiêm. Để ngăn những anh em trở về phía sau, không có giấy tờ. Hoặc hàng hoá của dân mang về Sài Gòn. Mục tiêu của trạm là rất đúng. Nhưng số cán bộ của trạm, nhất là cán bộ dân sự đã hành động kiểm tra, kiểm soát thái quá, quan liêu, cửa quyền quá, gây nhiều bức xúc cho dân, cho những người qua lại. Đã có nhiều vụ xô sát, mất đoàn kết xẩy ra ở đây, giữa dân với trạm và cả giữa các đồng chí bộ đội với các lực lượng. Gây lên những bất bình, những phản cảm không tốt trong dư luận.

Xe tiếp tục lên đường, Trảng Bàng, Biên Hoà rồi giẽ vào xa lộ Đại Hàn,gần trưa thì tới căn cứ 301, Sóng Thần - Thủ Đức. Căn cứ 301, là căn cứ của Sưđoàn 3, quân lực VNCH. Đây là một căn cứ rất rộng lớn. Nay BTL Quân đoàn 4,đóng bản doanh tại đây. Các lớp tập huấn Quân sự, Chính trị, các lớp từ Trungđội, Đại đội, Tiểu đoàn một tháng, tháng rưỡi, ba tháng, sáu tháng đều tổ chứctại đây.


Vào tới căn cứ 301 cũng khoảng 11h trưa. Mọi người nhanh chóng nhận phòng ở. Rồi xuống nhà bếp ăn cơm. Bữa cơm đầu tiên của trường Quân Chính có thịt kho, đậu phụ, rau muống luộc và cơm thì được độn bằng hạt "bo bo". Những năm tháng này, không phải chỉ có bộ đội, phải ăn độn hạt này. Mà cả ngoài dân sự, những người ăn gạo phiếu cấp hàng tháng. Hay cán bộ công nhân viên chức Nhà Nước, cũng phải độn tới 30%.

Loại hạt có tính lương thực này, nghe nói là của Ấn Độ. Bên đó họ để cho ngựa, cừu, hay các loại gia súc ăn hạt ăn. Ta xin về, hoặc mua về, chắc vì nó rất rẻ so với gạo. Hay là một loại viện trợ vay dài hạn gì đó. Cũng nói là để chăn nuôi gia súc. Nhưng thực tế , là chúng ta phải sử dụng cho người. Nên mọi người ăn loại hạt này không hợp. Mặc dù anh nuôi đã hầm, nấu và người ăn nhai cũng đã kỹ. Nhưng làm sao mà hạt vẫn không tiêu, khi ta đi cầu nó vẫn như còn nguyên hạt. Giống như con chồn ăn trái cà phê. Nó tiêu hóa phần cùi, phần vỏ của trái caphê chín. Còn lại thải ra những hạt caphê. Mọi người đi lượm những đống phân đó. Nhặt, đãi lấy những hạt cà phê về rang xay chế biến, gọi là "Cà phê chồn" thơm, ngon, thật tuyệt. Giá như những hạt bo bo, khi được thải ra qua người. Mà làm được cái gì đó như caphe chồn thì hay biết mấy.

Được nghỉ ngơi tại trường 1 ngày. Anh em bắt đầu vào chương trình học tập ngay. Lớp tôi toàn những Sỹ quan chính trị, cấp phó Đại đội, gần 60 người. Đủ các đ/v trong Quân đoàn. Đang ở đơn vị chiến đấu, tuy là vất vả, khổ cực. Nhưng nếp sống, nếp sinh hoạt tương đối tự do. Giờ giấc thì thích nghi với hoàn cảnh của chiến trường.

Còn về đây học tập, Nhà trường quy định giờ giấc thật nghiêm. Từ 5h sáng dậy tập thể dục. Vệ sinh cá nhân, rồi lên lớp học 4 tiết và về nghỉ. Giữa các tiết học có giải lao 10' như học sinh phổ thông. 11h15 có kẻng thì đi ăn cơm. Đi ăn cơm cũng phải xếp hàng, đi từ khu vực nhà ở tới bếp. Rồi xếp hàng ngang 6 người để vào nhà ăn. Khi ăn không được nói chuyện, ăn đũa hai đầu ...v.v. Xuất ăn của trường thì quá khiêm tốn, eo hẹp, chắc chỉ để cho đảm bảo được sự sống. Vì hiện tại lại đang là chiến tranh. Mà chiến tranh thì có cái để mà so sánh cuộc sống giữa phía sau và anh em chiến sỹ phía trước. Đại loại, nếu có ai kêu ca thắc mắc gì, thì cũng được giải đáp ngay bằng một câu "anh em ngoài biên giới còn khổ hơn mình rất nhiều".

Mọi người vộivội ăn xong rồi về nghỉ trưa 1h30 chiều lại lên lớp học. Hoặc thảo luận ở tổ ởnhóm tới 4h30 thì nghỉ. 5h chiều lại xếp hàng đi ăn cơm. Xong về nghỉ ngơi đọcbáo, nghe đài. 7h thì lại sinh hoạt học tập tới 9h tối. Đúng 10h tối, mọi ngườiđều phải tắt đèn đi ngủ. Không ngủ được, thì cũng nằm đó mà ngẫm nghĩ sự đời.Được cái đây là phía sau, là hậu phương, là trong trường. Nên mọi người khôngphải canh gác đêm. Mà chỉ có vệ binh của nhà trường canh gác. Canh gác vì anninh và cũng là để canh gác học viên. Không để học viên lẻn ra ngoài la cà,rượu bia nhậu nhẹt . Hay những việc linh tinh khác. Đúng là đời học viên QuânChính như là một cái máy. Vô cùng gò bó, căng thẳng. Nên ai nhắc đến trườngQuân Chính, thì mọi người hay gọi theo cái tên khác là:" Trường Quân Chán".Hoăc :" Trường Quân Chối". 


Trong thời gian học tập tại Thủ Đức. Ngày Chủ nhật, các học viên cũng được nghỉ. Đến ngày nghỉ mọi người háo hức đi chơi. Hầu như đều về thành phố, nơi mọi người có rất nhiều kỷ niệm. Rất nhiều người thân, nhiều nỗi nhớ trong thời gian 2 năm làm quân quản.

Sáng Chủ nhật đầu tiên. Tôi bắt xe Lam, đi vào khu vực sân bay TSN, thăm Lộc người em trai của tôi. Là bộ đội Ra đa Trinh sát điện tử, đang đóng quân tại đó. Anh em gặp nhau rất vui. Lộc cùng ae đồng hương trong đ/v vô cùng mừng, khi tôi đến thăm. Vì trong những ngày qua, anh em không có tin tức gì của nhau. Lộc cùng anh em bạn cùng đ/v rất lo cho tôi. Hàng ngày cứ thấy máy bay trực thăng, chở các thương binh nặng về. Lộc cùng bạn ra xem. Rồi vào tận quân y viện 75 để tìm tôi, hỏi thăm về đ/v tôi.

Chiến sự dọc tuyến biên giới Tây Nam, ngày càng khốc liệt. Số lượng thương binh nặng, được chuyển về viện 175 ngày càng nhiều. Một số thương binh, sau khi đã cấp cứu, tạm ổn định, đã phải chuyển ra điều trị tại các bệnh viện khác. Kể cả phải chuyển ra các bệnh viện quân đội ở các tỉnh Bắc.

Không hỏi thăm được tôi, chỉ được các anh em thương binh nói rằng: Sư đoàn 341 tham gia chiến đấu nhiều nơi . Tham chiến những trận rất ác liệt, nên ae thương vong, hy sinh cũng nhiều lắm. Lộc càng lo cho tôi, nhất là thông tin về cuộc chíên Biên giới Tây Nam, lúc này hầu như cả nước đã biết. Biết về cuộc chiến tranh đang xẩy ra, tưởng chừng đơn giản. Nhưng ngày càng khốc liệt, lại rất "hao người" này. Những tin tức của ae bị hy sinh thường được báo về người thân rất nhanh. Không như thời đánh Mỹ, có nhiều trường hợp ae hy sinh mấy năm rồi mà gia đình, cùng người thân không biết. Bố mẹ, anh chị em tôi ở quê rất lo. Gửi thư vào cho Lộc, hối thúc Lộc tìm và hỏi thăm tin tức của tôi.

Ở chơi với Lộc một lúc, tôi hẹn buổi trưa sẽ về ăn cơm. Rồi mượn xe đạp của anh em trong đ/v Lộc, vào thành phố. Đường phố Sài Gòn vẫn đông đúc người đi. Những nam thanh, nữ tú, quần áo đủ các màu sắc lung linh sặc sỡ. Vẫn thướt tha khêu gợi. Những dòng người, xe đạp, xe máy, otô các loại cứ vội vã như đạng chạy, đôn đáo với cuộc sống mưu sinh, thường nhật bận rộn. Cứ nhìn thành phố, và mọi người thế này, thì chẳng có biểu hiện gì của đất nước đang có chiến tranh, đang có những nguy cơ xẩy ra những diễn biến phức tạp trong đời sống xã hội. Những con đường, dãy phố cùng nhà cửa, với tôi vẫn quen thuộc làm sao, thật gần gũi, như tôi chưa từng rời xa bao giờ. Không thật định hình về hướng đi, điểm đến. Mà sao tay lái cứ băng băng thẳng hướng ngã tư Bẩy Hiền theo đường Lý Thường Kiệt, qua trường đua Phú Thọ, rồi tới khu vực chung cư Lý Thường Kiệt phường 7 quận 11.

Tới đây tôi mới sực tỉnh ra. Dừng lại định tâm suy nghĩ, nhà Thanh ởkia. Chung cư Lý Thường Kiệt lô A, tầng 3 phòng 308 nơi tôi đã ở đây cùng độicông tác 6 tháng. Tiếp đến cách 3 căn hộ là tới nhà chị Danh, tổ trưởng, rồinhà Thanh ở bên cạnh. Đây mới là người con gái đã gieo vào lòng tôi bao nhớnhung, gieo vào hồn tôi bao kỷ niệm đẹp của thời trai trẻ sau giải phóng, làmQuân quản tại thành phố này.


                         Khoảng tháng 4/1976 khi đ/v tôi làm Quân quản tại Quận 11. Tiểu đoàn tôi đóng quân tại đồn Cây Mai, đường Lục Tỉnh. Quận và đ/v cử tôi làm đội trưởng 1 đội công tác 4 người. Gồm anh Thành, anh Thi, anh Ngân và tôi. Biệt phái về phường 7. Cùng các đội công tác dân sự, làm công tác kê khai, nắm tình hình Tiểu thủ công nghiệp. Với tên gọi của đợt công tác có mật danh là X4. Đợt công tác này nằm trong chính sách cải tạo Tiểu thủ công nghiệp của Thành phố và toàn Miền Nam. 4 anh em chúng tôi về phường 7, được phường sắp xếp ở tại căn hộ 308 lô A của chung cư Lý Thường Kiệt.

Khu chung cư này, nghe kể là của Hàn Quốc xây dựng ủng hộ chế độ VNCH, giành cho dân nghèo. Bị mất nhà cửa, sau sự cố Tết Mậu Thân năm 1968. Khu chung cư gần chục lô, nằm giữa các trục đường. Đường Trần Quốc Toản, nay là đường 3/2. Đường Nguyễn Văn Thoại, nay là đường Lý Thường Kiệt, giáp với Quận 10. Và 2 bên đường Vĩnh Viễn, chạy xuống tới đường Lê Đại Hành có UBND phường 7, khu vực chợ Thiết.

Sau khi về ở đây được mấy ngày. Qua nắm tình hình chị Danh tổ trưởng. Chị Danh là một người phụ nữ gầy, nhanh mồm miệng, có chồng làm công nhân hãng nước ngọt Chương Dương, được 2 cậu con trai khoẻ mạnh, tuấn tú. Đứa lớn khoảng hơn chục tuổi, mập trắng. Trái ngược với ngoại hình của chị Danh. Người mẹ gầy yếu, lại có bệnh đau bao tử. Đang phải bươn chải cuộc sống vất vả, sau ngày giải phóng. Mưu sinh bằng nghề buôn bán quần áo chợ trời. Chuyện trò với chị Danh 1 - 2 lần. Chị Danh đã rất nhanh chóng quý tôi. Chị nói: ở tổ có cô Thanh tổ phó, năm nay mới 16 tuổi xinh đẹp. Rất nhiệt tình với phong trào của tổ, đang tham gia với đoàn văn công của Quận. Thường đi biểu diễn khắp nơi, để tôi giới thiệu cho chú làm quen.

Tối hôm sau, chị Danh hẹn tôi sang nhà. Rồi gọi Thanh sang, nói lý do là có mấy chú bộ đội về công tác, hỏi thăm tình hình của tổ dân phố. Chị Danh nói trước với tôi; Thanh còn trẻ, đang còn đi học. Rất nhiệt tình với công tác của tổ, là thành viên tích cực trong đội văn công của Quận. Từ sau giải phóng đã có nhiều chú bộ đội, công an, về làm công tác quân quản, kê khai nhân khẩu v.v.. nhiều chú cũng đã có lời nhắn nhe để ý. Có lẽ vì Thanh còn quá trẻ, nhưng phần quan trọng là có vẻ không ưa các chú bộ đội, không ưa các chú công an cho lắm. Thanh nói: "Trông họ cứ quê quê thế nào ấy!".

Thanh vào nhà, hơi bất ngờ vì có tôi ở đó. Qua một vài câu xã giao, giới thiệu của chị Danh. Thực ra tổ công tác của tôi đã về ở đây được mấy ngày rồi, Thanh cũng đã biết. Hàng ngày đi học, đi chợ hoặc đi đâu đó. Cũng phải qua căn hộ 308, thì mới tới căn hộ của nhà Thanh. Nhưng thực tình tôi cũng chưa gặp Thanh. Vì ban ngày chúng tôi phải bận bịu với công việc ở phường, tối về muộn. Đứng hóng gió một chút, rồi đi nghỉ. Nên với tôi hôm nay gặp Thanh cũng thật bất ngờ. Bất ngờ vì Thanh còn quá trẻ, mà đã đảm trách công việc tổ phó tổ dân phố. Bất ngờ nữa là giữa Sài Gòn, gặp một người con gái có da trắng, để tóc rất dài như phụ nữ ngoài Bắc. Thanh có đôi mắt đen láy, làn môi đỏ hồng tự nhiên. Nhìn Thanh, thật lạ, tôi cảm thấy gần gũi làm sao, như đã quen biết từ lâu. Hơi bất ngờ khi Thanh gọi tôi bằng "chú". Tôi liền nói: "Thanh bằng tuổi em gái anh ở quê, nên Thanh đừng kêu anh là chú, ngại lắm". Thanh nhìn tôi, như là để kiểm tra xem tôi có nói xạo hay không rồi nói: "ủa vậy hả chú, à quên nếu thế thì cháu gọi Chú Phú là anh được rồi". Sau này tôi mới biết, tôi bằng tuổi anh hai của Thanh.

Chị Danh pha xong mấy lynước chanh mang ra, nói trêu thêm vào: "Chú thấy không, gặp chú là cô ấylúng túng, lúc thì gọi chú, lúc thì gọi anh vui không?" Mọi người cườivui. Thanh thẹn thùng, 2 má đỏ hồng rồihỏi chị Danh: "Chị có hỏi gì nữa không để Thanh còn về học bài". Vàchủ động nói khi nào rảnh rỗi, mời tôi sang nhà chơi. Rồi Thanh vội vội đi gầnnhư chạy về bên nhà. 


                       Mấy ngày sau tôi sang nhà Thanh chơi. Gia đình Thanh cũng đông người. Quê gốc ở Hải Phòng, di cư vào Nam năm 1954. Hiện ông bố đang làm thợ may. Mẹ bán hàng rau quả ở chợ. Thanh có người anh trai cả cũng bằng tuổi tôi. Là lính của QLVNCH được sang học lái máy bay ở Mỹ. Nhưng khi khóa học gần kết thúc, tình hình Miền Nam gần đến giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. Anh trai Thanh, đã cùng mấy người bạn cùng khóa đào ngũ. Không trở về Việt Nam, mà trốn sang định cư sinh sống ở Canada.

Tiếp đến là 1 anh trai nữa, kém tôi 2 tuổi. Anh là người có tri thức cao, rộng. Đang làm kế toán của 1 hãng nào đó. Một chị gái, cùng một người em trai út. Người anh thứ 2, thường hay nói chuyện với tôi. Hai anh em rất nhanh hợp gu, khi nói về các tác phẩm văn học, hay âm nhạc. Về văn học, thì đều nói về các tác phẩm văn học nước ngoài như: Bá Tước Mongtơgờrixito, Cánh buồm đỏ thắm, 3 người lính Ngự Lâm. Trà hoa lữ, Hội chợ phù dung. Hoàng hậu Mác gô của văn học Pháp. Hay Người tình tuyệt vời văn học Mỹ. Điệp viên 007, truyện viễn tưởng thì có tác phẩm 20.000 dặm dưới đáy biển. Về âm nhạc, thì hay nói đến giai điệu của những bản nhạc như: Vũ khúc Tây Ban Nha, Panoma, Xifpole, Trở về Xô ri an tô ...v.v

Hai anh em chúng tôi, cũng hay đàm đạo về một số lĩnh vực cuộc sống khác. Thực ra những hiểu biết này cũng đơn giản. Là vì tôi từ bé đã sống ở Thị xã, trước khi đi bộ đội đã làm việc ở xưởng đóng tàu Hải Phòng. Tôi lại cũng ham đọc sách nhất là văn học nước ngoài. Học chơi đàn Ghita. Nên đó chỉ là những hiểu biết thông thường, của thanh niên Thành phố, Thị xã lúc đó.

Nhưng cũng chính qua các cuộc nói chuyện và đàm đạo đấy. Với những hiểu biết đó, mà anh trai Thanh, ba má Thanh rồi cả nhà Thanh. Cùng các hộ dân cư ở đó, rất quý tôi. Coi tôi là người có "trình độ" khác với các chú bộ đội khác. Chỉ biết có súng, có đạn và những bài nói rất giống nhau về Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản hay Tư bản là bóc lột ...v.v. Anh em bộ đội mình, thì đa phần là sống ở nông thôn, rừng núi. Trong điều kiện đất nước có chiến tranh triền miên, nghèo nàn và lạc hậu. Bà con và thanh niên, sinh viên học sinh Sài Gòn, thì hay hỏi nhiều thứ linh tinh. Để kiểm tra trình độ của bộ đội. Để so sánh giữa 2 miền Bắc - Nam.

Cũng rất buồn cười là, ở miền Bắc hồi đó làm gì đã có tivi, tủ lạnh. Nghe đâu chỉ mỗi Bộ và trên Trung ương, mới có 1 cái ti vi gọi là: "vô tuyến truyền hình". Cho nên khi bà con hỏi bộ đội ngoài Bắc có tivi không? Một số anh em không biết tivi là gì, mà lại cứ nghĩ là miền Bắc cái gì cũng có. Bao giờ cũng phải nhiều và hơn hẳn miền Nam. Vì thế một số anh em đã trả lời đại đi là: "Có chứ, tivi nhiều lắm, chạy đầy đường". Đây cũng là một câu chuyện khôi hài, mà có thật, trong những ngày đầu giải phóng. Nó tựa tựa như mấy câu thơ, của nhà thơ Trần Việt Phương như: "Ngày xưa tôi cứ tưởng, đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ/ mường tượng rằng, trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ..."

Tôi nhanh chóng đượclòng mọi người, và như vậy Thanh cũng có những biểu cảm quý mến tôi. Những buổichiều đi công tác về, hoặc sau buổi ăn cơm chiều, tôi sang bên đó chơi. Tôi vàThanh thường hay đứng trước ban công. Nhìn qua các nóc nhà thấp, những hàngcây. Ngắm đường phố chuẩn bị lên đèn, nhộn nhịp, tấp nấp người qua lại. Thanhnói là vẫn đi tập vũ Bale "múa", ở trung tâm văn hóa. Rồi làm cho tôi xem nhữngđộng tác cuộn tròn các ngón tay, rất điêu luyện. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ đôibàn tay thon dài, trắng ngần đó.

   Tôi đứng bần thần dưới gốc cây Dầu to rất cao bên đường Lý Thường Kiệt. Miên man nghĩ ngợi, dưới gốc cây này năm 76, tôi đã đứng đợi Thanh, trong một buổi tối đẹp trời, gió lộng. Với những hồi hộp đợi chờ của người trai trẻ, trong lần hò hẹn đầu đời. Lo sợ Thanh có đến như đã hẹn không? Năn nỉ mãi, khó khăn lắm mới được Thanh đồng ý, nhận lời hẹn hò. Nhưng với điều kiện ( nói qua chị Danh), là tôi phải mặc bộ đồ dân sự, như thanh niên Sài Gòn. Để hòa nhập bình thường như thanh niên thành phố. Chứ mặc đồ xanh của lính mọi người hay để ý rất ngại.


Tôi cũng không nhớ là đã may, hay mượn được ai bộ đồ dân sự đó nữa. Cái quần vải pho đen hơi loe ống, cái áo sơ mi màu xanh lơ có chít eo nữa. Cùng cái xe đạp mi ni nhìn bề ngoài chắc tôi cũng như bao thanh niên thành phố thời ấy. Cái dáng người cao, gầy của tôi mặc đồ trông cũng rất hợp. Chắc không ai có thể nghĩ tôi là lính áo xanh. Nhưng với tôi thì thật lạ lẫm trong bộ đồ này, cứ ngường ngượng làm sao.

Tôi bồn chồn, tay cứ bấu vào, bóc vỏ thân cây dầu. Đường phố lúc hơn 7h hình như đông người qua lại hơn. Các loại đèn báo, biển hiệu, của hàng quán, xanh, đỏ, vàng, tím, nhấp nháy đẹp mắt và sôi động. Chỗ tôi chọn điểm hẹn, gần lui về đường Nguyễn Chí Thanh tương đối vắng hàng quán. Nên không sáng lắm.

Chờ đợi hẹn hò thật căng thẳng, mắt không thôi nhìn về hướng chung cư, mãi mà sao chẳng thấy... Thế rồi Thanh cũng đến, nhưng không phải một mình, mà đang khoác tay một cô bạn gái, chầm chậm đến chỗ tôi. Tôi hơi thất vọng vì khó xử và vội nghĩ: "Có lẽ Thanh từ chối buổi hẹn đi chơi này". Thanh và bạn đều cùng khẽ chào tôi. Tôi cười, gật đầu. Thanh giới thiệu, đây là bạn thân, cùng đi ra đây với Thanh cho đỡ ngại. Sau đó Thanh mới kể với tôi là: "Khi nhận lời đi chơi cùng anh, sợ ba mẹ không đồng ý. Nên Thanh phải nhờ bạn đến xin phép và nói dối Ba, Mẹ là đi chơi với bạn ấy. Với lại ... thật sự Thanh cảm thấy lo lắng và hồi hộp lắm, vì đây là lần đầu tiên đi chơi với bạn khác phái ..."

Tôi thở phào nhẹ nhõmnhư trút được gánh nặng, khi bạn của Thanh xin phép về và chúc hai người đichơi vui vẻ.


                           Đợi cô bạn Thanh đi khuất, tôi dắt xe xuống đường. Thanh ngồi sau xe, tôi chậm chậm đạp xuôi theo đường Lý Thường Kiệt, rồi quẹo trái theo đường Trần Hoàng Quân( nay là đường Nguyễn Chí Thanh). Hòa theo dòng người về hướng Sài Gòn. Trong lòng tôi trào lên bao cảm giác lâng lâng khó tả.

Đường Sài Gòn đã rất đông, dòng người xe đạp, xe máy, đi như nước chẩy. Thời đó xe máy không nhiều như bây giờ. Mọi người đi xe đạp là chính. Những đôi trai gái cùng ngồi trên xe, người con gái ngồi sau ôm cứng chàng trai phía trước. Ở ngoài Bắc mọi người ngồi sau xe đạp không như ở đây. Chỉ có em nhỏ mới ngồi sau để 2 chân sang 2 bên. Người lớn thì ngồi sau để 2 chân về 1 phía. Thường là khi xe đạp di chuyển mới chạy chạy nhẩy lên xe. Chỗ ngồi sau cũng thường không có cả chỗ để chân. Xe đạp ngoài Bắc thì không có loại xe mini, cỡ vành nhỏ như ở đây. Nhiều người phụ nữ thấp, phải nhẩy nhẩy mấy lần mới lên được xe. Cách nhẩy, cách ngồi trên xe rất vất vả. Còn ở đây mọi người thường ngồi lên xe trước khi xe chạy. Nên người ngồi sau cũng nhàn nhã, chắc chắn hơn nhiều so với cách ngồi sau xe ở ngoài Bắc.

Thanh ngồi cách xa tôi, hai tay Thanh vịn vào sau xe như cố ý giữ khoảng cách, để không động chạm vào tôi. Với khoảng cách như vậy, nhưng trong gió thoảng, tôi vẫn cảm nhận được mùi thơm của da thịt con gái, khiến bao cảm xúc dâng tràn trong lồng ngực. Tôi chưa biết bắt chuyện như thế nào, mà vẫn im lặng đạp xe, nhìn đường phố, nghĩ ngợi mông lung và hít hà cái hương thơm trong gió ấy. Thanh lại là người chủ động nói trước. "Anh Phú ơi, lần sau khi mời Thanh, anh đừng có nói là mời đi chơi nha, nghe nó kỳ lắm". Tôi nói: "Vậy anh nói thế nào khi mời em?". "Ở đây, khi nói hai từ "đi chơi" thì người ta thường nghĩ đến những chuyện chơi bời, trác táng không đàng hoàng. Anh phải nói là mời Thanh đi dạo phố, đi vòng vòng hay đi ăn kem v.v...". "Ở ngoài Bắc, nói đi chơi là bình thường, chứ không có nghĩa xấu gì trong đó cả. Nhưng anh sẽ rút kinh nghiệm không nói đi chơi nữa"

Tôi chở Thanh vào hướng Sài Gòn, hòa cùng dòng người. Qua các đường phố, qua khu chợ Bến Thành, vòng dọc bến Bạch Đằng. Sài Gòn về đêm thật đẹp. Đúng là: " Hòn ngọc Viễn Đông". Chỗ nào cũng lộng lẫy ánh đèn mầu, nê-ông sáng rực. Các nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân với những bộ đồ tuơi tắn, trang điểm thật đẹp. Trong ánh điện lung linh, như làm cho vẻ đẹp của mọi người càng thêm ngời sáng. Buổi tối Sài Gòn thật mát mẻ. Tất cả cái nóng bức, oi nồng của ban ngày đã được gió biển, gió sông xua tan, một làn không khí mát rượi dịu nhẹ. Thêm nữa, có những sợi tóc của Thanh bị gió đùa nghịch làm tung bay quyện vào lưng gây cho tôi cảm giác là lạ thật dễ chịu. Hàng quán san sát, người ra kẻ vào tấp nập, tiếng í ới gọi nhau cùng những tiếng chạm ly côm cốp, rôm rả ồn ào, tạo nên một khung cảnh đặc biệt về đêm của thành phố Sài Gòn ... Thấp thoáng trong bóng tối, nơi gốc cây, có những cô gái trang điểm sặc sỡ, đang ngó nghiêng bồn chồn đợi khách.

Hết một vòng Sài Gòn, tôi chở Thanh ngược về qua đường Phạm Ngũ Lão. Đường này có rạp chiếu phim tên "Quốc Tế". Tôi mời Thanh vào xem phim. Thanh ngập ngừng một lúc rồi gật đầu nhè nhẹ đồng ý và ngước lên nhìn tôi nói nhỏ: "Vô xem phim, anh Phú phải giữ cho em đó! Không thôi em sợ lắm!" Tôi ngây thơ đến độ không hiểu được ý sâu của Thanh rồi nói: "Có anh em còn sợ gì? Sợ mất gì à? Có gì thì đưa anh giữ cho?". Thanh cúi đầu mỉm cười, đoán chừng tôi không hiểu ý ... Trong ánh đèn mầu rực rỡ trước rạp. Nhìn Thanh, biết rằng Thanh đang rất thẹn, rất ngại, như suy nghĩ điều gì. Nhưng chính sự e thẹn đó, lại làm dậy lên cái vẻ đẹp con gái, vẻ đẹp của thiếu nữ, của thiên thần. Đẹp, đẹp mê hồn. Trống ngực tôi đập thình thịch, bừng lên những cảm xúc ngọt ngào, ngất ngây hạnh phúc.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không thể quên những hình ảnh đó. Hương thơm của da, của tóc con gái, làn môi, nụ hôn đầu đời ngọt ngào vụng dại. Với người con gái Sài Gòn xinh đẹp. Trong buổi tối thiên đường ấy.


                          Tiếng kèn hơi của chiếc xe tải lớn chạy ngang qua, cắt đứt dòng hồi tưởng của tôi. Đưa tôi trở lại thực tế. Có nên gặp Thanh không? Con tim cứ thôi thúc mong muốn được gặp. Còn lý trí thì lại nói rằng: "Đừng gặp!"

Vì mình đã chia tay với Thanh rồi, khi đơn vị được lệnh đi chiến đấu ở biên giới. Dịp tết, mình hẹn Thanh đi chợ hoa, nhưng bất ngờ có chuyến về thăm nhà ngoài Bắc. Nên không thực hiện được. Vậy những ngày qua, Thanh nghĩ gì về tôi? Chắc Thanh trách tôi, giận tôi nhiều lắm! Hay Thanh chờ đợi tôi? Không! Thanh giận tôi thì có, còn chờ đợi thì chắc là không? Vì những lời chia tay tôi đã nói ra rồi và tôi bặt tin từ đó đến giờ! Thời gian trôi qua đã làm cho Thanh đẹp thêm lên. Giờ đây,Thanh đang ở tuổi 18, đỉnh cao của sắc đẹp con gái. Sẽ có biết bao chàng trai theo đuổi. Họ sống ở thành phố, bao nhiêu thuận lợi, bao hứa hẹn mang lại cho Thanh cuộc sống lứa đôi và gia đình hạnh phúc.

Còn tôi, tôi vẫn chỉ là người lính chiến với ak súng dài nơi sa trường. Suốt ngày phải đối diện với gian lao, khổ cực, biền biệt xa xăm. Sự sống và cái chết mỏng tanh như tờ giấy, nhỏ bé như sợi tơ hồng. Vậy làm sao tôi có thể mang lại hạnh phúc cho Thanh? Hay chỉ mang lại những chuỗi ngày chờ đợi gian khổ, héo mòn trong nhung nhớ...?

Tôi dắt xe xuống đường, lên xe chậm chậm xuôi theo dòng người. Mới lúc trước từ đơn vị Lộc ra, tôi đạp xe chạy băng băng. Sao giờ đây cũng chiếc xe này, mà sao nó ì ạch, nặng nề, như là đang có ai níu giữ phía sau. Mồ hôi tôi vã ra. Tôi uể oải rẽ vào hàng nước mía giải khát bên đường. Gọi một ly uống, nín một hơi hết ly nước mía. Tôi gọi tiếp ly thứ hai. Bắt đầu mới nhâm nhi từng miếng nhỏ. Mới tận hưởng được cái ngọt của nước mía, cái mát của đá lạnh, cái vị thơm của dứa, của tắc, của dâu tây ép cùng. Ly nước mía thứ nhất làm cho tôi giải nhiệt. Ly thứ hai này, làm cho tôi lấy lại tỉnh táo, bình tĩnh và bản lĩnh thường nhật.

Nước mía Sài Gòn thậtngon. Có lẽ không ở đâu uống nước mía ngon, bổ, rẻ, như là uống ở Sài Gòn. Thứnước giải khát này, mà trong những ngày chiến đấu nơi biên ải. Giữa nắng trưathiêu đốt, giữa cánh đồng mênh mông, khét lẹt mùi thuốc súng, đặc khói của cỏ cháy,lúa cháy. Giữa những lúc thèm khát được uống nước, khát khô, khát bỏng. Tôithường mơ: "Khi nào về Sài Gòn sẽ mua cả một xô, một chậu lớn mước mía. Đểrồi gục đầu xuống, vừa gội đầu, vừa uống nước mía cho thỏa thích. Bù lại chonhững lúc khát thèm nước nơi chiến trường".


Nhâm nhi hết ly nước mía thứ 2, đã thấy đỡ căng thẳng. Tôi trả tiền nước, cũng không lấy lại tiền thối. Rồi quyết định đến thăm một vài gia đình quen biết, gần khu vực đồn Cây Mai. Hồi đơn vị đóng quân ở đấy tôi thường đến chơi.

Gia đình tôi tới chơi, mọi người rất vui khi gặp lại tôi. Mời tôi uống cà phê, rồi hỏi thăm về anh em trong đơn vị. Tôi kể về từng người mà bà con hỏi thăm. Ai hy sinh, ai bị thương, ai được trở về quê hay đi học. Mọi người tỏ ra rất thương xót cho anh em. Rồi bà con kể về cuộc sống hiện tại, từ khi chúng tôi không làm Quân Quản nữa. Thôi thì đủ thứ chuyện: nào là chính quyền mới, nhất là một số cán bộ 30/4 rất sách nhiễu bà con.( Cán bộ 30/4 là lớp cán bộ tham gia từ ngày giải phóng). Cuộc sống bây giờ vô cùng khó khăn thiếu thốn, thiếu gạo, thiếu củi, thiếu dầu, thiếu thuốc, thiếu xăng. Thiếu thốn tất cả các thứ đồ dùng sinh hoạt, nhu yếu phẩm thiết yếu của cuộc sống. Rồi má chỉ vào một chậu đựng gạo. Bên cạnh là một cái chén đã có một ít thóc, một ít hạt sạn. Má nói: " Đấy con xem, gạo rất khó mua. Mà gạo như vầy, lẫn cả sạn cát, cả thóc vào, người ăn sao nổi? Hư răng, hư bao tử hết thôi. Thứ này ngày xưa thì chỉ để nấu cám cho heo ăn.

Bây giờ tôi mới quan sát kỹ lại căn nhà và nhìn quanh phòng. Hình như phòng rộng hơn trước nhiều. Cái tủ lạnh để ở góc kia mà không thấy đâu. Tôi hỏi: "Uả tủ lạnh Má hư mang sửa hay sao mà không thấy?". Má cười trên nét mặt lộ những nỗi buồn, má nói: "Bán hết rồi con ơi! Không phải một nhà Má mà rất nhiều nhà phải bán, từ tủ lạnh, ti vi, quần áo, tủ bàn ghế, đến xe honda, máy may. Những gì ngày xưa sắm được, thì bây giờ lại bán đi ráo trọi rồi. Bán để lấy tiền mua gạo. Tôi lại hỏi một câu rất ngớ ngẩn: "Uả ai mua mà nhiều thế hả má?" Má nói: "thiếu gì người mua, nhất là số cán bộ ở ngoài Bắc vào, mua để có tiện nghi trong gia đình, và họ mua để chuyển ra Bắc nhiều lắm. Ô tô, tàu biển, chuyến nào cũng chở đầy hết. Những thứ như xe đạp cũ, thời trước còn tốt hay những đồng hồ oDo hư đã lâu. Hay những loại xe môbilet cũ rích cũng được sửa lại, bán được tiền không đó".

Tôi lặng người đi, rồi nỗi buồn ập đến. Đúng là hiện tại, cuộc sống của dân ở Miền Nam. Nhất là cuộc sống của bà con ngay tại Thành phố. Đang vô cùng khó khăn thiếu thốn đủ đường. Chính quyền các cấp, đang áp dụng một số chính sách quản lý như vào Tổ hợp, vào HTX, vào Công ty hợp doanh v.v... rồi ngăn sông cấm chợ, không cho hoặc rất hạn chế mang lương thực, thực phẩm vào Thành phố. Chính quyền lại áp dụng chính sách mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm bằng tem phiếu như ngoài Bắc. Tưởng chừng rất khoa học, nhưng lại không phù hợp với thực tế. Không phù hợp với một vùng miền mới giải phóng, có tiếng là giàu có về gạo và lương thực, thực phẩm này.

Nên tình hình xã hội có nhiều bất ổn, nhất là sau giải phóng đã được mấy năm. Sự kiện "tắm máu" không xẩy ra. Một số phần tử phản động đã trỗi dậy, nhen nhóm các tổ chức. Hòng phá hoại, hay ý đồ lật đổ chính quyền. Một số bà con người Hoa thì bị xúi giục, bị xuyên tạc về tình cảm gắn bó hữu nghị của 2 dân tộc. Nên đã có một vài cuộc biểu tình, chống phá hoặc truyền đơn phản đối chính quyền ở khu vực Chợ Lớn v.v.. Quan hệ giữa ta và Trung Quốc, có nhiều diễn biến phức tạp. Đã có nhiều gia đình, bồng bế nhau, bỏ nhà cửa, bí mật xuống tàu vượt biên sang định cư ở nước khác.

Ôi! Thật phức tạp. Khi được nghỉ về chơi ở Thành phố. Tôi tưởng sẽ vui, việc quyết định gặp Thanh hay không, đã làm cho tôi khó xử. Giờ đây, được biết thêm về tình hình cuộc sống thực tế của bà con Sài Gòn. Làm cho tôi lại càng ngán ngẩm hơn. Tôi nói với má: "Đúng là đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Không ai nghĩ rằng cuộc chiến tranh Biên giới với Campuchia lại xẩy ra. Đã có rất nhiều bộ đội, đã qua cuộc chiến tranh giải phóng nay lại phải hy sinh nơi Biên giới để bảo vệ Tổ quốc. Trong lúc này, nhà nước lại phải đang trả một số nợ, vay của các nước, trong thời kỳ chiến tranh. Mỹ thì lại cấm vận mình, không cho mình mở mang bang giao với các Quốc gia khác. Càng làm cho chúng ta khó khăn hơn!".

Chuyện trò với Mámột lúc, rồi tôi trở về chỗ đ/v Lộc trong sân bay Tân Sơn Nhất. Đường phố SàiGòn vẫn thế. Nhưng trong lòng tôi, thì thật nặng nề với bao nỗi niềm khó tả.


Tôi về chỗ Lộc với tâm trạng không vui. Nhưng rồi khi anh em bê mâm cơm ra có đủ rượu, bia, rau thơm, ớt cay và hành thái. Các bạn bè đồng ngũ với Lộc vô tư, ồn ào sôi nổi. Làm cho tôi quên đi những tâm sự nặng nề. Tôi nhanh chóng hòa nhập vào tiệc rượu cùng anh em. Chú Lộc tuyên bố: "Hôm nay anh Phú về, chiêu đãi anh món thịt thỏ nấu sốt vang". Do chính tay Thắng bạn Lộc biểu diễn.

Đúng là bộ đội. Các sắc lính khác sao mà vui, sao mà sướng thế. Họ là đơn vị rada điện tử, nên từ ngày nhập ngũ đến tham gia các chiến dịch. Hiện tại đang đóng quân tại sân bay. Nhưng chưa một ngày nào hành quân phải đi bộ. Tiêu chuẩn nhu yếu phẩm cao hơn chúng tôi nhiều. Chẳng bù cho thằng lính bộ binh súng dài chúng tôi. Hành quân cơ động, hay tập luyện đều bằng sức người, bằng đôi chân, mang vác bằng 2 vai là chính. Thiếu đói, khổ cực trăm đường. Tôi nhìn anh em nhậu thật sôi nổi. Mọi người tranh nhau chúc rượu tôi. Tiệc rượu thật vui, nhưng sau cứ một lần cụng ly, là tôi lại nhớ tới anh em, nhớ tới đơn vị. Nhớ tới từng khuôn mặt những anh em cùng tôi đã chiến đấu, cùng tôi chịu bao đói khổ, rồi hy sinh, rồi bị thương nơi chiến trận. Uống rượu mà tôi không sao lấy được cảm giác vui, mà lại thấy tủi tủi, cay cay. Nước mắt tôi ứa ra chảy dài xuống má.

Ở chơi chỗ Lộc đến 3h chiều, tôi chia tay anh em . Lộc lấy xe đạp chở tôi ra khu vực Lăng Cha Cả đón xe. Tôi trở về trường Quân chính sau một ngày đi chơi, với bao buồn vui lẫn lộn. Cũng chính từ buổi đi chơi này. Tôi được biết thêm hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống thực tại của người dân Sài Gòn.

Những ngày Chủ nhật sau, anh em chúng tôi thường ngại không ra ngoài trường, hoặc về chơi ở Thành phố. Tôi đến chỗ Lộc 1-2 lần nữa, còn lại những ngày nghỉ tiếp. Anh em học viên chúng tôi thường góp tiền, cử người ra ngoài mua gà, mua vịt, mua rượu về tự nấu nướng. Tổ chức nhậu với nhau, rồi chơi cờ, chơi bài cho hết ngày.

Học ở trường mãi,nhàn rỗi quá lại thấy chán. Anh em học viên, ai cũng thấy nhớ nhà, nhớ anh em.Muốn khóa học mau chóng kết thúc để có thể được nghỉ phép về thăm gia đình. Haytrở về đơn vị. 


Kết thúc khóa học, nhà trường tổ chức một buổi nói chuyện, về tình hình thời sự trong nước và Quốc tế. Qua buổi nói chuyện, mới thấy được chúng ta đang gặp vô vàn khó khăn. Về quan hệ Quốc tế thì đang có nhiều bất lợi cho ta. Mỹ vẫn tăng cường cấm vận. Trong phe XHCN, đã có dấu hiệu tan vỡ, hay thay đổi chính sách. Một số nước anh em thân thiện, hoặc các nước trung lập. Trong chiến tranh chống Mỹ, thì họ rất ủng hộ ta. Giờ đây họ lại lên tiếng phản đối ta. Cho rằng chúng ta là nước lớn mạnh, bắt nạt, ăn hiếp nước bé v.v...

Tập đoàn phản động Bắc Kinh, thì đã ra mặt gây khó khăn cho ta. Gần như công khai, ủng hộ chế độ diệt chủng Khơ Me Đỏ. Chúng đang có nhiều chuyên gia, Cố vấn giúp cho Khơ Me Đỏ xây dựng sân bay Quân sự, Quốc phòng, tăng cường cung cấp rất nhiều vũ khí vv...Chiến sự dọc tuyến Biên giới Tây Nam, vẫn đang hết sức khốc liệt. Bọn Pốt đã lại xua quân lấn chiếm một số vùng dọc tuyến Biên giới Tây Nam của ta. Như An Giang, Bẩy Núi, chúng chuẩn bị lực lượng để ý đồ tổng tiến công mùa khô 78-79. Với tham vọng ngông cuồng là Tết 78-79 sẽ chiếm huyện Châu Thành, Gò Dầu, và thị xã Tây Ninh. Làm bàn đạp tấn công các tỉnh phía Nam và Sài Gòn.

Hướng Tây Ninh, nhất là hướng rừng Hòa Hội. Là địa hình có lợi cho chúng, vì khu rừng rộng lớn phía Tây sông Vàm Cỏ. Chúng đã điều động các Sư đoàn mạnh về hướng này, với ý đồ đánh chiếm rừng Hòa Hội làm bàn đạp cho âm mưu lớn. Lực lượng cách mạng chân chính của Bạn mới phôi thai, còn trong trứng nước.

Nói chung, đất nước chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình chiến sự, của cuộc chiến tranh Biên giới Tây Nam vẫn còn vô cùng phức tạp. Ta cũng đã có kế hoạch đối phó với Bọn Pốt. Mùa khô tới, nhưng cụ thể thế nào còn trong bí mật. Chính vì những khó khăn trên, nên các đồng chí đừng có nói đến chuyện đi phép về thăm gia đình. Mà Biên giới đang mong đợi chúng ta. Đơn vị đang mong chờ chúng ta. Các đồng chí phải về đơn vị gấp. Chiều nay trường sẽ tổ chức liên hoan chia tay với lớp học. Sáng mai có xe của Quân đoàn đưa các đ/c trở về đơn vị.

Anh em chúng tôitiu ngỉu, thoáng buồn vì không được đi phép. Thế là tôi cũng không đến chỗ Lộcchơi, chia tay với Lộc được nữa. Hôm sau, sau khi ăn sáng 7h đã có xe đến. Anh em tôi lại lên xe. Hướng Biên giới thẳngtiến. Sau gần 50 ngày, chúng tôi lại trở về đơn vị. Con phà Bến Sỏi lại đưachúng tôi qua sông. Rừng Hòa Hội, Búa Lớn những cây thốt nốt lại hiện ra quenthuộc. Xe dừng lại khu vực cứ của Trung Đoàn. Đ/c chủ nhiệm Chính trị gặp gỡchúng tôi. Lại một bài giáo huấn về tình hình thời sự, tình hình Trung đoàncùng các đơn vị, từ ngày chúng tôi đi tập huấn. Đ/c hoan nghênh chúng tôi đã đi học, trở về 100% quân số.Trước mắt đ/c nào, ở đơn vị nào, thì cứ về đơn vị đó. Nếu có thay đổi nhiệm vụ,thì Trung đoàn sẽ có quyết định điều động sau. Các đ/c về cứ của đơn vị mìnhnghỉ ngơi. Nắm tình hình, rồi ngày mai tất cả trở vể chốt của Đại đội mình.


Tôi về cứ. Ngang qua quán của Cúc, tôi ghé vào chơi. chỉ có 2 chị em của Cúc. Họ vui, hồ hởi khi gặp tôi. Hỏi thăm tôi đủ thứ từ ngày tôi đi học. Hỏi về tình hình Sài Gòn. Tôi chưa kịp trả lời thì họ đã hỏi sang câu khác. Không thấy Cúc, tôi hỏi: "Cúc đâu hả em?". Đang vui bỗng thấy hai chị em chùng hẳn xuống, một cô nói: "Cúc hôm nay không sang. Từ hôm anh Phú về Sài Gòn Cúc buồn lắm. Làm sao anh để cho chị Cúc buồn thế?" "Anh có làm gì đâu?" Cô em nói tiếp: "Hồi này chị Cúc ít sang đây lắm. Cũng có mấy người bộ đội hay đến chơi. Ngỏ lời yêu đương với Cúc, nhưng chị Cúc chưa nhận lời ai. Chị vẫn nói: "Không ai được như anh Phú cả. Nhưng mà anh ấy cao xa, lý tưởng quá."

Tôi cũng lặng người đi khi nghĩ đến Cúc. Mình có lỗi gì không? Cúc không hiểu thôi. Mình đâu phải là người cao xa hay lý tưởng. Mà chỉ là người lính có ý thức, có kỷ luật chấp hành nghiêm túc các quy định, nhiệm vụ của quân đội. Thôi! Cũng may, khi tôi không gặp lại Cúc. Cũng không có ý định sang nhà Cúc. Ngày mai tôi lại sang chốt, như vậy có khi lại nhẹ lòng hơn.

Tôi uống nốt cốc nước chanh, chào 2 chị em của Cúc. Rồi trở về khu vực lán của Đại đội. Khu vực lán vẫn vậy. Anh Thú, anh Khi vẫn coi cứ. Các anh kể: Đại đội đã được bổ sung lính 77 quê ở Thái Bình, lớp lính 78 thì quê ở Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa rất nhiều. Lính mới nhiều, lính già ( lớp 72-74) bây giờ còn có mấy người coi cứ, làm Quản trị trưởng. Hay lính chuyên nghiệp chuyên môn khác. Anh Đạc vẫn Đại đội trưởng, anh Tiến Chính trị viên trưởng, anh Quang Trinh sát làm Đại đội phó vẫn ê kíp trước ngày tôi đi.

Tôi nằm xuống, vẫn cái giát giường gồ gề làm bằng các cây gỗi nhỏ, khấp khểnh, cộm cộm dưới lưng. Không được phẳng như những tấm giường phản ở trường. Mái lán vẫn là những tấm nilông. Anh em bẻ thân cành cây gác lên cho đỡ nóng. Một vài tia nắng chiều rọi chiếu qua những lỗ thủng. Góc trong lán có những cái ba lô bẹp lép. Chiều biên giới trong bài ca nào hay thế. Còn chiều biên giới của tôi là đây là thế này. Nhạc sỹ họ lãng mạn thật. Cũng khung cảnh này, mà sao họ sáng tác, tạo nên lời ca, nốt nhạc tuyệt vời. Gieo vào lòng người cảm giác bồi hồi, xao xuyến, sống động...

Lại tiếp tục, nhữngngày dài nơi chiến tuyến. Mùa khô gần tới. Ngày mai tôi sang chốt. Không biếtcuộc chiến này, cuộc sống này kéo dài đến bao giờ?? Không biết cấp trên có ý định xử lý cuộcchiến này như thế nào? Miên man với những suy nghĩ tôi ngủ thiếp đi. Rồi choàngtỉnh khi ae gọi dậy ăn cơm tối.


Sáng hôm sau tôi ra quán mua chè, thuốc lá, mấy gói kẹo. Thêm một bi đông đầy rượu. Tôi đón xe sang chốt sớm. Đường sang chốt vẫn ổ voi, ổ gà, vẫn những cây gỗ lát ngang đường. Nhiều cây đã gẫy vỡ vụn vất hàng đống bên đường. Thỉnh thoảng gặp các tổ chốt bảo vệ đường. Cùng anh em Công binh đi dò mìn sớm. Với khuôn mặt thiếu ngủ hốc hác. 2 bên đường vẫn còn ngập nước. Mưa đã giảm, nhưng ở cánh đồng, các mương hồ đã đầy ắp, nên nước chưa tiêu đi đâu được.

Buổi sớm Biên giới thật yên ả. Mặt trời đã lên cao, chiếu những tia nắng, xuyên qua vòm lá của những cây thốt nốt. Đúng là nếu không có chiến tranh, thì nơi đây cuộc sống thật thanh bình. Gạo nhiều, cá lắm, dân cư thưa thớt. Thi thoảng mới thấy còn sót lại cái khung sàn nhà. Những khóm tre, cây xoài, cây me. Dấu ấn của nền đất xưa có người sinh sống, một niền quê trù phú. Bộ đội mình thường lợi dụng những nền đất ấy, làm chốt vì thổ đất thường cao hơn hẳn những bờ đường, bờ ruộng.

Mấy anh em tôi xuống xe khu vực Trung đoàn bộ . Rồi đi thêm 2 km nữa thì đến Tiểu đoàn bộ. Chuyện trò với BCH Tiểu đoàn một lúc, rồi anh Vinh Tiểu đoàn trưởng, cử 1 đ/c Truyền đạt, một đ/c Trinh sát dẫn tôi về vị trí chốt của Đại đội. Cách Tiểu đoàn bộ khoảng hơn 1km. Không hiểu bọn Pốt thấy chúng tôi hay chúng bắn hú họa, những loạt đạn cuối tầm cắm phầm phập vào phía trước, tung nước. Đ/c trinh sát nói: Đạn cuối tầm anh ạ không sợ đâu. Tôi nói cuối tầm mà vào đầu thì cũng " vỡ gáo" đấy, đừng chủ quan. Vừa đi anh em vừa kể từ sau trận " khốc chiến" 18/7 hướng này ta và nó đều án binh bất động. Chúng cũng chỉ bắn cầm canh, hú họa vậy thôi. Ta cũng chưa tấn công trận nào. Chúng đang tập trung đánh vào hướng ngã tư Nhà Thương, chùa Bạch Bột chốt của Trung đoàn 270 và Trung đoàn 266. Ngày nào cũng thấy chúng tập kích nhiều lần. Nghe chừng hướng đó đang căng căng lắm.

Về tới vị trí Đại đội, ae vừa hội ý xong, đủ cả các Trung đội trưởng và các Tiểu đội trưởng hỏa lực. Tôi bỏ trà thuốc, kẹo mời anh em. Chuyện trò qua lại rất vui vẻ. Anh Tiến nói: Từ ngày ông đi mọi việc ổn cả, lính mới nhiều. Nên ở chốt vẫn phải huấn luyện anh em thêm xạ kích, kỹ chiến thuật bộ binh. Anh em còn yếu lắm. Không được huấn luyện kỹ như mình đâu ngày xưa đâu. Bộ đội mình lại được học thêm một môn nữa, đó là kỹ thuật gài mìn. Ông đi lại cẩn thận không nhiều mìn lắm đấy. Rồi anh Đạc nói: Học xong sao anh Phú không làm chuyến về Bắc thăm nhà? Tôi nói học xong họ đưa lên đây ngay. Không cho đi phép, nói là mùa khô tới, sẽ có nhiều biến động. Nên không một ai được đi phép.

Tôi nói thêm là tìnhhình dân tình ở Sài Gòn này phức tạp lắm. Anh em chúng tôi rất ngại ra khỏitrường. Chủ nhật toàn mua đồ về nhậu. Cũng muốn đi phép mà không được. Mặt kháccũng rất nhớ đơn vị nên không ai tụt tạt cả.


                      Mấy ngày tiếp, tình hình khu vực của Đại đội 1, vẫn yên tĩnh. Tôi đã làm quen, đã hòa nhập lại cuộc sống của đơn vị ở chốt.

Đã cuối mùa mưa, mưa không nhiều. Nhưng cánh đồng quanh khu vực chốt vẫn ngập nước. Vị trí chốt của Đại đội 1 là bên trái của Tiểu đoàn. Cách khu vực Chóp khoảng gần 2 km, hướng đó có Sư đoàn 7 chốt giữ. Giữa Đại đội tôi và đơn vị gần nhất của Sư đoàn 7 là trận địa pháo 37 ly (của Sư đoàn 7? Hay của Quân đoàn?) cùng chốt giữ. 3 cụm chốt như là hình chữ V, mà đ/v pháo 37 ly là đáy của V. Địa hình như vậy, bố trí như thế cũng thật là lợi hại. Nếu bọn Pốt bí mật luồn sâu trong đêm, thì chúng cũng sẽ áp sát được chung quanh Đại đội 1. Từ phía Sư đoàn 7 cũng không phải là dễ chi viện, nhất là trong đêm tối. Còn nếu chúng tấn công vào ban ngày, hay đã bị lộ, thì chúng dễ bị tiêu diệt bởi chúng bị vào vùng lõm, giữa chữ V ấy.

Hướng này tình hình vẫn im ắng, nhưng ở hướng chùa Bạch Bột. Trung đoàn 266 – 270 của Sư đoàn 341 chốt giữ. Thì chiến sự lại vô cùng ác liệt. Chúng đã tổ chức luôn sâu, mật tập, tấn công Trung đoàn 270 – 266. Đã làm cho Trung đoàn 270 bị tổn thất đáng kể. Đồng chí Vân Trung đoàn trưởng 270, bị áp lực nặng quá, choáng, gục không tiếp tục chỉ huy Trung đoàn. Sư đoàn điều gấp đ/c Lê Hải Anh đang làm trưởng ban Tác chiến Sư đoàn, xuống thay đ/c Vân. Đ/c Anh tổ chức bộ đội chiến đấu và được tăng cường thêm Tiểu đoàn 28 là Tiểu đoàn huấn luyện Hạ sỹ quan của Sư đoàn, chiến đấu phản công. Đã lấy lại được 1 số vị trí bị mất và giữ vững trận địa chốt.

Hơn chục ngày sau, Trung đoàn 266 - 270 được lực lượng Sư đoàn 2, QK5 vào thay thế, 2 Trung đoàn lùi về sau củng cố lực lượng. Như vậy Sư đoàn 341 trong giai đoạn này chỉ còn lại Trung đoàn 273, vẫn kiên cường chốt giữ ở khu vực đường 13 quanh ngã ba Săng Ke.

Nhận định của trên, bọn Pốt sẽ dùng thủ đoạn luồn sâu, mật tập các chốt thuộc địa bàn của Trung đoàn. Nhất là khu vực Đại đội 1, Tiểu đoàn 1. Trước tình hình đó, Ban chỉ huy Đại đội thường xuyên đôn đốc anh em tích cực canh gác. Tích cực củng cố hầm hào, làm nhiều ụ chiến đấu. Ban đêm phải trực chiến và canh gác 50% quân số. Tổ chức thêm nhiều bãi mìn. Tăng cường đạn cối thật nhiều, lấy sẵn các vật chuẩn, mục tiêu bắn, sẵn sàng hỗ trợ tốt nhất cho các hướng trong đêm. 2 khẩu đội cối đã được tăng cường với cơ số "khủng" là 300 quả/1 khẩu. Với số đạn này, phát huy tốt, thì nó là loại vũ khí lợi hại nhất để tiêu diệt, đập tan âm mưu của bọn Pốt tấn công trong đêm.

Đại đội tổ chức nhiều trận diễn tập, đánh địch trong đêm để ae chiến sỹ mới làm quen với các tình huống chiến đấu. Ngày 1/10, là ngày Quốc khánh của quan thầy bọn Pốt. Rất có thể chúng sẽ có những trận đánh lớn. Để thể hiện sự trung thành và chào mừng Quốc khánh của quan trên. Toàn tuyến chốt của chúng ta vẫn im lặng. Nhưng khí thế đánh địch, chống địch tập kích đã thật nóng lên. Anh em lính mới nhiều, nhưng cũng đã được học tập hướng dẫn rất bài bản. Rất chi tiết và được tiếp thu kinh nghiệm chiến đấu của các lớp đàn anh. Nên ae cũng đã nâng cao được bản lĩnh của lính chiến.

Qua nắm bắt tình hình, kinh nghiệm của các đ/v. Để phá tan và bẻ gẫy chiến thuật luồn sâu, mật tập của Pot. Điều quan trọng nhất, là phải phát hiện địch sớm. Chủ động đánh địch. không để bị bất ngờ, sẵn sàng chiến đấu, tiêu diệt địch ngay. Dưới sự chi viện tối đa của cối 60 Đại đội và cối 82 của Tiểu đoàn. Chúng ta sẽ chiến thắng. Chúng ta đang như những người thợ săn đầy kinh nghiệm và bản lĩnh. Đã giăng lưới trời, đón chờ tiêu diệt bọn thú dữ hung hãn mất hết nhân tính này.


Cũng có thể do linh tính cảm nhận. Cũng có thể là do kinh nghiệm mà từ Trung đoàn, Tiểu đoàn cho đến chúng tôi đều xác định là Pôt sẽ tập kích lớn vào khu vực này trong mấy ngày tới. Nên thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc ae tăng cường cảnh giác cao độ. Đã sát đến ngày 1/10, trong Đại đội lúc nào cũng "nóng", căng như sợi dây đàn. Tuy rằng được học tập, nhưng rất nhiều a e chưa tham gia chiến đấu trận nào. Những ngày qua, Đại đội đã tổ chức diễn tập, với nhiều tình huống diễn biến. Chống bọn Pốt mật tập, ae mới được bắn đạn thật, sử dụng lựu đạn thật. Để làm quen mọi thao tác, kỹ thuật và tiếng nổ. Từ chỗ rất lo lắng, ae lính mới đã hồ hởi mong được chiến đấu ngay.

Theo phân công, nếu xảy ra tác chiến kể cả ban đêm. Đ/c Quang Đại đội phó, cùng 1 liên lạc, xuống tăng cường chiến đấu với Trung đội tiền tiêu là Trung đội 1. Trung đội này được tăng cường 1 khẩu 12L 7 của Đại đội 4. Một khẩu đại liên của Tiểu đội hỏa lực. Tôi sẽ xuống Tiểu đội cối 60 với ae. Hai đ/c cấp trưởng cùng 1 liên lạc, 2 y tá, 2 thông tin, trực chỉ huy, chiến đấu tại BCH đại đội.

Chiều ngày cuối tháng, hoàng hôn buông xuống. Rồi những tia nắng cuối cùng trong ngày cũng tắt. Trời mát, gió thổi nhe nhẹ. Những con ếch nhái, côn trùng, bắt đầu cất bản hợp xướng rền rĩ quen thuộc. Tất cả anh em đã ăn xong bữa chiều. Mọi người đều như linh cảm trận chiến lớn sẽ xảy ra đêm nay. Vẫn 50% quân số trực chiến. Tôi, đ/c Quang Đại đội phó cùng 1 đ/c liên lạc đi vòng khắp khu vực chốt. Rất yên tâm, vì anh em các Trung đội, anh em lính mới rất vui. Không ai tỏ ra quá bồn chồn lo lắng. Có ae còn hỏi: "Liệu đêm nay bọn Pôt có mò vào không c.tr.viên ơi? Chúng em đợi mãi nóng ruột lắm rồi". Tôi nói vui: Bọn này ma mãnh lắm đấy, nó cứ phát hiện mình chủ quan, lơ là canh gác là nó tới liền... Anh em tôi vòng về vị trí 2 khẩu cối 60. Kiểm tra lại các vật chuẩn, nhắc ae lau chùi lại súng. Hướng dẫn, kiểm tra lại ae thao tác lấy đạn không nổ ra khỏi súng. Xử lý tình huống thuốc đạn đầy lấp kim hỏa. Tôi hài lòng về những thao tác của ae. Rồi vừa cười vừa nói thêm: Phải nhớ tháo bịt đầu đạn nhé. Kẻo đạn ko nổ Pôt nó cười cho đấy. Mọi người đều cười, xạ thủ Ca số 2, người gầy nhẳng như tôi trước đây. Cười hết cỡ, nhe cái răng khểnh nói: quên làm sao được hả c.tr.viên? Thật vui!

Bóng tối ập xuống, chúng tôi về hầm chỉ huy pha trà, rồi nhận định tình hình. Mai là ngày 1/10, liệu bọn Pốt có mật tập đêm nay ? Vừa lúc đó chuông điện thoại reo. Anh Đạc cầm máy nói chuyện với Tiểu đoàn trưởng. Nhận định của trên đêm nay có nhiều khả năng bọn Pốt sẽ tập kích lớn vào khu vực Tiểu đoàn. Đại đội 1 là mục tiêu quan trọng. Tiểu đoàn yêu cầu toàn Tiểu đoàn, 2/3 quân số trực gác đêm sẵn sàng đánh phủ đầu bọn Pốt.

Theo kinh nghiệm của các đ/v bị Pốt tập kích, mất chốt là: Chúng bí mật áp sát các vị trí chốt, thậm chí chỉ cách hố chiến đấu của mình 5-10 m. Rồi bất ngờ dùng B40_B41 bắn dồn dập, tiêu diệt các ụ súng của ta hô: "Trô - trô "ầm ỹ. Xung phong áp đảo, làm anh em ta mất tinh thần, phần thì thương vong, phần thì bị bất ngờ mất tinh thần. Nên chúng dễ dàng chiếm được chốt. Trong đêm, sự chi viện bằng cối là chính. Còn theo hợp đồng, thì địch vào hướng nào, thì hướng đó chiến đấu. Nên rất khó chi viện cho nhau. Kinh nghiệm này, bài học xương máu này, đã có ở Trung đoàn 2. Không phải một lần mà là 2 lần thật đau xót.

Còn ở đây, trong thế trận đã được giăng sẵn, ae không chủ quan mất cảnhgiác. Đang sẵn sàng nghênh chiến. Thì vấn đề sẽ khác. Chúng ta sẽ cho bọn Pốtkhát máu đòn trừng phạt thật đính đáng.


8h tối, cũng vẫn như mọi ngày. Mấy anh em tôi đã uống hết ấm trà thứ 2. Soát xét lại công việc phòng thủ chiến đấu. Không còn thấy phân vân điều gì. Anh Đạc cùng liên lạc, xuống các Trung đội nhắc tăng cường gác 2/3 quân số theo lệnh của Tiểu đoàn cũng đã về. Thấy anh Tiến ngồi bần thần tôi trêu: "Em Lý hồi này thế nào mà không thấy thư từ gì à? Sao có vẻ nghĩ ngợi thất tình thế?". Như đang muốn giãi bày tâm sự yêu đương, Tiến nói: "À, ông nhận xét hộ tôi xem Lý là người thế nào?". Cô Lý là bạn cùng học với Tiến hồi cấp 3 cùng quê. Học hết lớp 12 Tiến nhập ngũ, còn Lý thì đỗ đại học kinh tế gì đó. Nghe nói bây giờ về làm ở phòng kế hoạch huyện.

Tiến đưa cho tôi tấm ảnh đen trắng cỡ 4x6, hình một cô gái mặc áo trắng. Có lẽ là ảnh hồ sơ để đi đại học nên bức hình Lý mím môi, hơi cứng. Tóc bện 2 dẻ một để ra trước ngực, một vắt sau lưng. Kiểu tóc phổ thông của các cô gái miền Bắc lúc đó. Đôi mắt Lý mở to kiên nghị, trán cao hơi nhô. Thực ra nhìn ảnh thì cũng đoán đây không phải là người con gái đẹp. Song có tính tình mạnh mẽ thông minh.

Nhìn ngắm bức hình qua ánh đèn nhỏ, một lúc tôi phán: "Cô bé này rất thông minh, ham học, nhưng rất bướng bỉnh. Chắc trong lớp hay nghịch, thậm chí hay lý sự, hay trêu ông lắm phải không?". Tiến nói ngay: "Sao ông biết?". Tôi liền giải thích: "Phụ nữ trán cao, rộng, thể hiện sự thông minh. Nhưng trán hơi nhô ra phía trước thường là bướng bỉnh. Nhưng Lý là người sống rất vui và tình cảm thể hiện qua ánh mắt, cửa sổ của tâm hồn". Tôi nói thêm: "Với ông sẽ rất hợp. Vì ông là người sống có bản lĩnh, có ý chí, cũng rất thông minh, hiểu biết và biết nhường nhịn..."

Chuyện trò tán gẫu một lúc nữa, rồi tôi đi nằm trước. Nằm, nhưng không sao ngủ được. Cứ miên man nghĩ ngợi. Đất trời về đêm thật yên tĩnh, rồi tôi cũng thiếp đi lúc nào không biết.

Ầm - ầm... 2 tiếng nổ lớn xé tan sự tĩnh lặng trong đêm. Tôi vùng dậy chộp lấy khẩu ak. Nghe ngóng 1 chút, Anh Đạc nói: "Mìn nổ hướng Trung đội 1. Có tiếng kêu la của bọn bị thương". Tôi nói: "Pốt mò vào đấy!" Cùng lúc, tiếng 12ly7 điểm xạ Thùng – Thùng – Thùng, Thùng – Thùng - Thùng, vừa dứt 2 loạt điểm xạ. Ùng – oàng, ùng – oàng, ùng – oàng, dồn dập hướng Trung đội 1. Anh Đạt nói: "Nó tập kích lớn rồi đấy. Chết cha, sao không thấy 12ly7 bắn nữa". Nhưng các loại súng AK của anh em Trung đội 1 đã rộ lên, cả tiếng của khẩu đại liên nữa. Xen kẽ là những tiếng mìn nổ. Lúc này không phải chỉ có hướng của Trung đội 1. Mà các hướng đều có tiếng mìn nổ cùng với tiếng AK của anh em mình. Anh Đạc nói: "Ông Quang xuống ngay Trung đội 1. Ông Phú xuống ngay chỗ cối đi. Sao chưa thấy cối bắn?" Không gian vỡ òa. Chớp nổ của súng, của đạn, của mìn, chớp lửa đỏ rực nhằng nhằng. Cùng những tiếng kêu la của Pốt, thi thoảng mới có tiếng B40 của Pốt bắn vào chốt của mình. Cùng với tiếng ak của chúng, nhưng rời rạc, lạc lõng không gắt. Đạn vun vút qua đầu chúng tôi.

Tôi cùng một đ/c ytáchạy xuống vị trí cối. Vừa chạy gần đến vừa nói to cho ae biết: Phú đây! Phúđây! Anh em đang thao tác. Tôi nói: bắn ngay, cấp tập mỗi vật chuẩn 5 quả. Tong- tong- tong - tong..Ae thả đạn liên tục, không đợi đạn nổ. Liên tiếp thả đạn,bắn vào các mục tiêu đã định sẵn. Rồi những tiếng nổ của đạn cối dền vang. Lẫntrong tiếng nổ, là tiếng la hét của bọn Pốt bị thương ngày càng nhiều. Trậnchiến đã thực sự ác liệt, lúc này là gần 3h sáng ngày 1/10. Ngày Quốc khánh củaquan thầy bọn Pót. 


Các loại súng của ta vẫn nổ dồn dập. Tôi cho 2 khẩu cối cấp tập, bắn về các hướng. Hướng Trung đội 1 cách khoảng 250m có 3 ngôi mộ xây. ở đây anh em đã gài mìn và cũng là vật chuẩn số 1 hướng Tây của cối . Nếu chúng tập kích, chắc chắn ở vị trí này chúng sẽ tập trung nhiều, hoặc BCH của Pốt sẽ ở đó. Tôi nói anh em " trần" khu vực này thật kỹ. Chớp lửa điểm nổ sáng lòa liên tục. Đã mấy chục phút chiến đấu. Tiếng súng bộ binh đã ngớt, chỉ còn 2 khẩu Đại liên vẫn điểm xạ khạc đạn đều. Đạn cối còn nhiều, nhưng tôi nhắc ae chuyển sang bắn chế độ chậm. Bắn rải rác mặt sàng các vị trí.

Lúc sau, anh Đạc cùng một liên lạc xuống. Thông báo các hướng chiến đấu rất tốt. Cối bắn rất tốt. Riêng khẩu 12,7 ly. Ngay lúc đầu đã bị chúng dập vào 3 quả B40. Chúng ta hy sinh 1, bị thương 2 đ/c, khẩu 12,7 bị hỏng. Tiểu đoàn và trực tiếp Trung đoàn, điện khen ngợi tinh thần cảnh giác. Ý chí chiến đấu rất cao của Đại đội 1. Tiểu đoàn vẫn đang cho bắn cối 82 hỗ trợ Đại đội.

Hiện tại, ta chưa hiểu hết lực lượng Pốt như thế nào? Chúng ta vẫn phải kiên cường chiến đấu giữ chốt. Đề phòng chúng sẽ tấn công ồ ạt. Đợi sáng, có cơ hội sẽ truy kích bọn này. Hiện tại, ông cho cối 60 vẫn bắn "trần mắt sàng" từ sát chốt của mình ra ngoài khoảng 500-600m. Bên ngoài xa nữa cối 82 và 120 ly đảm nhiệm. Bắn tiêu diệt, tiêu hao lực lượng của Pốt.

Hướng Sư đoàn 7 và trận điạ pháo 37 cũng đã được hợp đồng. Đợi sáng rõ mục tiêu sẽ bắn hỗ trợ. Tôi dặn thêm anh em tiếp tục bắn cối như kế hoạch. Nếu thấy chúng có hiện tượng tấn công. Thì chuyển bắn chế độ cấp tập ngay. Chi viện kịp thời cho các hướng. Rồi tôi cùng đồng chí y tá và anh Đạc đi cùng vòng hết các vị trí chốt. Anh em rất vui khi chúng tôi xuống chốt. Ai nấy tranh nhau kể về trận chiến vừa rồi. Vừa qua một trận chiến, mà anh em lính mới như đã vững vàng " lớn" hẳn lên. Tôi hỏi anh em đã quen tiếng nổ chưa? Vừa rồi, như vậy là mình chủ động phát hiện và đánh địch trước, nên không bị bất ngờ. Không bị mất tinh thần. Rất có thể từ giờ tới sáng, chúng sẽ tấn công chính thức. Ta chưa rõ lực lượng địch thế nào? Càng phải tăng cường quan sát phát hiện chúng là " táng" ngay.

Hai khẩu cối vẫn Tong-Tong phóng đạn. Anh Đạc nói: Tôi cho 2 khẩu đạiliên bắn găm xuống nước ở cự ly gần nhất, rồi hất ngược ra ngoài cho chắc ăn.Mình phải cầm cự đến sáng mới cụ thể hết được. Hai anh em tôi vòng về BCH. Haiđồng chí bị thương đã được sơ cứu và tiêm thuốc giảm đau. Đ/c xạ thủ số 1 hysinh, cũng đã được gói bọc chu đáo. Nhìn ae bị thương, bị hy sinh thật xótlòng. Mọi người chùng hẳn xuống. Anh Quang cũng đã trở về, chúng tôi vào hầmbàn kế hoạch tác chiến tiếp theo. 


Anh em tôi chụm đầu hội ý, nhận định tình hình. Cuộc hội ý liên tục bị ngắt quãng, bởi điện thoại của Tiểu đoàn và trực tiếp của Trung đoàn xuống. Anh Đạc, anh Tiến phải báo cáo liên tục. Đúng là ở chốt tình hình đã đang căng, đang nóng. Nhưng có vẻ ở Tiểu đoàn, Trung đoàn các Vị chỉ huy có lẽ còn nóng hơn. Vì cho đến hiện tại, toàn tuyến chốt của Tiểu đoàn 1. Mới có Đại đội tôi là phát hiện Pốt mò vào. Đã đánh phủ đầu chúng, cho đến giờ này cối vẫn bắn rải rác các khu vực dự đoán là có Pốt.

Nhưng cũng như trên, chúng ta không biết kế hoạch tấn công của chúng thế nào? Mấy hôm nay cấp trên đã phát hiện chúng tập trung quân phía trước Trung đoàn rất đông. Pháo binh của ta cũng đã bắn. Bộ còn điều động cả mấy lần máy bayA37 ném bom hỗ trợ để tiêu diệt, tiêu hao hỗ trợ cho bb. Phá âm mưu tập trung quân của Pốt. Vậy đêm nay âm mưu của chúng sẽ tập kích vào các chốt nào? Câu hỏi lớn này đang làm đau đầu các cấp chỉ huy, người cầm quân. Muốn giải mã trước khi trời sáng.

Anh em chúng tôi nhận định: Đại đội 1 là mục tiêu tập kích của Pốt. Nhưng chúng đã bị lộ ý đồ mật tập. Chúng ta đã chủ động chiến đấu. Với các loại cối 60, cối 82 của Tiểu đoàn cùng với mìn, đạn thẳng. Những tiến kêu la của chúng các phía. Chắc chắn là chúng bị tiêu hao nhiều. Thông thường, bọn này hay mật tập, tấn công khoảng 3h đêm. Chứ không hay bắt đầu tấn công từ 5h sáng như ta. Vì bọn này thường lợi dụng lúc tối trời để tấn công. Nhận định thứ 2 là: Cũng có thể lần này chúng tổ chức tấn công quy mô lớn thì vấn đề sẽ khác, cần phải đề phòng.

Trước mắt, toàn Đại đội phải ở vị trí chiến đấu 100%. Đại liên và cối 60, vẫn phải bắn chế áp, bắn rải rác để tiêu hao sinh lực địch. Lúc này đã là 4 giờ sáng. BCH phải chia nhau xuống các Trung đội giao nhiệm vụ, động viên anh em đánh địch giữ chốt. Củng cố hầm hào, trang thiết bị vũ khí, cho anh em ăn sáng( lương khô) để tăng sức khỏe. Sẵn sàng chiến đấu, bẻ gãy đợt tấn công lớn của Pốt. Sẵn sàng truy kích địch, đánh địch ngoài công sự khoảng 400 - 500m. Thu nhặt vũ khí, nhưng chú ý đề phòng mìn của ta gài chưa nổ hết. Và bọn Pót chưa chết hẳn.

Anh em tôi chia nhau xuống các hướng, truyền đạt tinh thần như đã bàn. Đại liên vẫn khùng - khùng khạc đạn. Hai khẩu cối vẫn Tong - Tong đều. Những chớp lửa của đạn nổ vẫn bùng lên các phía. Anh em cối thấy tôi xuống nói: bắn nhiều ù hết cả tai rồi. Tôi ghé tai anh em nói nhỏ: Vẫn phải bắn tiếp. Hết bao nhiêu đạn rồi? Anh em nói hết 50% đạn rồi. Như vậy là mỗi khẩu bắn khoảng 150 quả. Hai khẩu là 300 quả. Cộng với số cối 82 của Tiểu đoàn. Thì như vậy, nếu chúng tập trung tấn công thì cũng bị sát thương tiêu hao rất nhiều.

Hơn 4h, trời đã tảng tảng sáng. Đằng đông nơi mặt trời sẽ mọc, nhiều đám mây đen như hình người, hình thú khổng lồ đang thay hình đổi dạng. Hướng đó đã sáng dần lên. Trời sắp sáng, chúng ta đang mong điều đó. Một trận chiến thật căng thẳng sẽ xẩy ra? Những tên áo đen ác quỷ lao vào chốt? Hay những gì xẩy ra từ đêm? Cũng sẽ được phơi bầy trước bình minh. Thật hồi hộp cho những ngươi lính chiến, đang phải phán đoán, đang phải chờ đợi mong cho trời mau sáng.

Nhưng dù thế nào, âmmưu của chúng mật tập, tấn công đã bị lộ. 100 % anh em đã ở vị trí chiến đấu.Đạn đã lên nòng, súng pháo ta đang nhả đạn. Trời sắp sáng, mặt trời sắp mọc hyvọng những điều tốt đẹp sẽ đến cùng với ánh bình minh.


Mờ sáng, rồi sáng rõ. Cũng không có tiếng Trô- Trô của Pốt và những bóng áo đen ác quỷ lao vào chốt. Ở những vị trí tiền tiêu và cả các Trung đội. Mọi người không tin được ở mắt mình. Những mảng đen nằm la liệt quanh chốt. Gần nhất là hướng đối diện với khẩu 12,7 là 30-40 m còn lại rải rác, từ 50-200m thì rất nhiều.

Như vậy, là bọn này đã bao bọc được chung quanh chốt của Đại đội 1. Chắc chúng âm mưu áp sát rồi tấn công Đại đội 1. Nghĩ mà rùng mình. Nếu như anh em ta không phát hiện được sớm, mà để chúng áp sát vào rồi đồng loạt xung phong. Thì không biết có chuyện gì xẩy ra? Anh em tôi thở phào, lệnh cho các Trung đội thực hiện theo kế hoạch.

Xa xa khoảng 700-800m vẫn còn những bóng lính Pốt. Vừa lúc đó thì Thùng- Thùng- Thùng- Thùng đạn nổ rải rác phía Pốt . Trận địa pháo 37 ly cũng đã phát hiện ra Pốt, Hạ tầm bắn thẳng, hướng chốt sư 7 cũng đã thấy rộ lên tiếng súng. Bọn này ngoài vây Đại đội 1. Chúng còn luồn sâu vào vùng lõm, khu vực trận địa pháo 37 và khe lõm với sư 7.

Tiểu đoàn xác định: Đây là trận chúng sử dụng cấp Trung đoàn. Riêng khu vực chốt Đại đội 1 chúng dùng khoảng 1-2 Tiểu đoàn bao vây tấn công. Tiểu đoàn phó và tham mưu trưởng cùng một vài trinh sát cộng cứu thương cũng đã tới Đại đội 1. Anh em đều nhìn, đều đếm được rất nhiều Pốt chết quanh chốt. Các Trung đội được lệnh truy kích. Hai khẩu cối 60 đã được hiệu chỉnh tầm bắn, truy đuổi xa. Chưa bao giờ anh em tôi chứng kiến quân Pốt chết nhiều như trận này. Xác nổi phập phềnh trên ruộng nước làm mồi cho lũ đỉa đói. Nhiều thằng nằm vắt ngang qua những bờ đất nhỏ trong các tư thế thật khó tả.

Riêng khu vực 3 cái gò mộ xây. Có 5-6 cái xác Pốt. Ghê sợ nhất là hình ảnh thằng đeo máy thông tin, bị 1 quả cối cắm từ đỉnh đầu xuyên xuống cằm, đạn không nổ. Đây đúng là khu vực chỉ huy cấp C - D của chúng. thật đáng đời bọn mày.

Anh em đi thu nhặt súng, lẻ tẻ có tiếng AK của lính mình ban tặng cho những thằng bị thương. Để nó nhanh đi về với cái chủ nghĩa hoang tưởng man rợ được nhẹ nhàng.

Súng pháo 37 ly vẫn bắn đuổi, bên Sư 7 cũng đã thấy anh em xuất kích truy đuổi Pót. Thỉnh thoảng cũng có 1 vài quả đạn DKZ và pháo của chúng bắn đến, nhưng thật lạc lõng. Đến 8h sáng Đại đội 1 đã thu được hơn 100 khẩu súng các loại. Anh em kiểm đếm được gần 100 xác chung quanh chốt của Đại đội. Một trận thắng ngoài sức tưởng tượng của mọi người.

Tin chiến thắng của Đại đội 1, Tiểu đoàn 1 nhanh chóng được loan đi khắp các đơn vị. Chúng tôi liên tục nhận được điện khen ngợi biểu dương của các cấp. Trung đoàn cũng đã tổ chức một đoàn cán bộ của 3 cơ quan. Xuống tận Đại đội 1, Để tiếp thêm đạn, quà của Trung đoàn. Để xác định cụ thể tình hình trận chiến. Chuyển đưa anh em thương binh và liệt sỹ về. Cùng với đống súng đạn các loại mà anh em thu được.

Nhìn trang phục của bọn Pót rất mới, vũ khí cũng vậy, cũng toàn là mới. Dầu mỡ bảo quản chưa được lau sạch. Trung đoàn xác định: Đây là lực lượng chủ lực của chúng. Sư đoàn 280 mới được điều ở nơi khác đến. Trận này cũng là trận đầu tiên của chúng. Tấn công chúng ta ý định là sẽ làm gọn Đại đội 1, cùng khu vực trận địa pháo 37. Nhưng do bị lộ và bị tiêu diệt ở hướng Đại đội 1. Nên ý đồ tấn công mật tập bị bẻ gẫy. Mục tiêu lập thành tích chào mừng ngày quốc khánh 1/10, của quan thầy đã được phơi bầy trước ánh bình minh với những cái xác, trong bộ đồ đen nổi phập phềnh như thế đó.

Mặt trời đã lên cao, ngày mới đã đến. Những tia nắng hồng buổi sớm,xuyên qua những tán lá. Anh em tôi tổ chức cho bộ đội củng cố lại hầm hào,trang bị vũ khí và thay nhau nghỉ ngơi. Trên nét mặt mọi người, tuy rất mệt quamột đêm mất ngủ, chiến đấu căng thẳng. Nhưng vẫn ngời lên niềm hân hoan củangười chiến thắng.


Không dừng lại ở chiến thắng, dễ sinh tư tưởng chủ quan. Ngay chiều ngày 1/10, anh em tôi đã làm công việc củng cố hầm hào. Củng cố trang thiết bị, tổ chức kéo các xác Pốt ở gần ra xa. Tổ chức lại trận địa mìn. Lau chùi, bảo dưỡng vù khí, súng đạn. Tối vẫn ở chế độ trực chiến 50/50, đề phòng chúng vào tập kích báo thù. Trong lúc anh em đang say xưa chiến thắng, lơ là cảnh giác. Bài học này nhiều đơn vị đã vấp phải.

Mấy ngày tiếp theo, tình hình vẫn yên tĩnh. Những cái xác pốt đã trương phềnh, thối rữa. Thỉnh thoảng gió lại đưa về chốt cái mùi sú uế của thây người chết, không mùi nào ghê bằng. Anh em chỉ xử lý được những cái xác hướng đường về Tiểu đoàn. Số còn lại, chẳng sức đâu mà xử lý.. Pọn Pốt cũng không có hành động nào, gọi là làm công tác tử sỹ, thu dọn chiến trường. Thỉnh thoảng chúng vẫn phóng DKZ hay M72 vào chốt. Nhưng bắn kiểu hú họa, lạc lõng, vô định.

BCH tổ chức cho các Trung đội, Tiểu đội, họp. Biểu dương thành tích và bầu chọn khen thưởng chiến đấu của đơn vị. Nhất là anhh em nhập ngũ 77-78 thành phố Cảng, Thủ đô Hà Nội, trai thành phố bướng bỉnh hay lý sự, khó bảo trong sinh hoạt. Lười gác đêm, nhưng trong chiến đấu trận đầu, lại cực kỳ bản lĩnh dũng cảm, thật đáng ngợi khen. Có nhiều đ/c được ae đề nghị tặng thưởng Huân chương chiến công. Đề nghị cấp trên công nhận là chiến sỹ thi đua, chiến sỹ quyết thắng. Đại đội liên tục được đón khách tới thăm. Các thủ trưởng, các đ/c trợ lý Quân sự, Chính trị, Hậu cần mang quà, mang đạn. Mang sách báo xuống cho anh em. Họp cùng ae. Xem xét rút kinh nghiệm trận đánh. Làm bài học chiến công trong phòng thủ, chốt chặn. Cán bộ, chiến sỹ Đại đội, lúc nào cũng thấy niềm vui. Trên khuôn mặt mọi người, ánh lên niềm tự hào của người chiến thắng. Riêng tôi và anh Đạc, có lần ra ngoài mép nước. Hướng về trận đánh 18/7, lầm rầm khấn vái, tưởng nhớ tới anh Công, người cán bộ Chính trị kiên trung dũng cảm. Cùng các ae Liệt sỹ, như thầm nói với hương hồn các anh em đã hy sinh là: Chúng tôi, những người lính Đại đội mang 4 số 1 ( Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1, sư đoàn 1 ) đã lập chiến công xuất sắc. Bắt quân thù trả nợ máu, rửa hận cho anh em. Cầu mong hương hồn anh em được siêu thoát.

Mấy ngày sau khi mà 2 Trung đoàn 266 - 270 cơ động về hướng đường 1. Phối thuộc với Sư đoàn 9, đánh phản kích chiếm lại Rừng Sở, Chi Phu. Trận tiến công dũng mãnh ngày 10/10 của 2 Trung đoàn Sư doàn341, cùng Sư đoàn 9 đã làm cho bọn Pốt hướng này, phải từ bỏ ý định chiếm huyện Bến Cầu , Gò Dầu. BCH Sư đoàn 9, và anh em chiến sỹ Sư đoàn 9, đã nhiệt liệt khen ngợi tinh thần chiến đấu, dũng mãnh tiến công Pốt của 2 Trung đoàn 270 – 266.

Mấy ngày sau, khoảng giữa tháng 10. Trung đoàn 273 được Sư đoàn 2 QK5 thay chốt. Anh em tôi được về dừng chân khu vực Búa Lớn, lập tuyến phòng thủ số 2. Tại đây anh em được nghỉ ngơi, làm công tác củng cố học tập Chính trị. Các cấp Đại đội, Tiểu đoàn. Nhất là Trung đoàn, đã tổ chức hội nghị mừng công. Tổng kết nhiệm vụ đánh địch một năm qua. Hội nghị tổ chức ngay tại Búa Lớn, có cờ hoa lộng lẫy. Có các Thủ trưởng cấp trên, cán bộ tỉnh Tây Ninh xuống dự. Đại đội còn được xem các tiết mục biểu diễn, của các nghệ sỹ Đoàn ca múa nhạc Bông Sen. Đặc biệt là giọng ca vàng danh tiếng. Đó là nghệ sỹ nhân dân Quốc Hương - người mà thời ở Miền Bắc, không một ai là không biết tên. Chỉ được nghe hát, qua đài tiếng nói Việt Nam. Thế mà tại đây, tại vùng Biên giới này, chúng tôi được trực tiếp được gặp ông, được nghe ông hát. Gần 70 tuổi và giọng ca của ông vẫn vang vang, trong sáng, mạnh mẽ cuốn hút, thúc giục. Như chính chúng ta đang cùng Tiểu đoàn 307 vung gươm xốc tới tiêu diệt kẻ thù. Ôi! Thật hào hùng.

Những ngày này, ở tuyến 2. Nhưng cũng là được nghỉ ngơi. Với chúng tôi, những người lính đã gần 400 ngày chiến đấu liên tục, thì thật giá trị vô cùng. Bộ đội ở Búa Lớn đông, nhưng những hàng quán thì không có như trước nữa. Lều, quán lá hoang tàng, vì dân không được sang qua bờ Tây sông Vàm Cỏ nữa. Nên tôi cũng không có cơ hội gặp lại mấy chị em Cúc. Nhìn cái quán lá, tôi bồi hồi nhớ lại những gì đã xẩy ra nơi đây. Đầu tiên là cái ly vỡ, rồi những ly nước chanh, ly chè mát lạnh. Ánh mắt nụ cười của 3 chị em đã giành cho tôi. Nụ hôn và lời nói chia tay vội vàng. Khi lên đường về Sài Gòn tập huấn. Một mối tình chợt đến, rồi cũng vụt qua. Đẹp! Thật đẹp, lung linh, rạng ngời, tỏa sáng như ánh sao băng trong đêm.

Tiếng ai đó cất lên: "Chiều biên giới em ơi", nghe thật da diết, thậtthiết tha, trìu mến, gần gũi lạ kỳ. Hoàng hôn dần tắt. Gió trời nhẹ thổi. ChiềuBiên giới thật buồn, thật đẹp làm sao.. 


Mùa khô đến. Lúc này khoảng giữa tháng 11/78 chiến sự dọc Biên giới Tây Nam, vẫn diễn ra vô cùng ác liệt. Bọn Pốt đã đưa tới 19/23 Sư đoàn trải dọc Biên giới Tây Nam. Chúng đã tổ chức tấn công quy mô lớn. Với ý định cài răng lược làm bàn đạp cho mùa khô, để tấn công Tây Ninh. Lúc này chúng đã chiếm được 28 điểm dọc Biên giới của ta. Có nơi như ở Kiên Lương - Kiên Giang chúng chiếm vào sâu tới 27km. Ý định sẽ đánh chiếm nhà máy xi măng Hà Tiên, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp cũng đã có nhiều điểm bị chúng chiếm giữ sâu vào đất ta từ 10 - 15km.

Hướng Tây Ninh, khu vực Bến Sỏi, tới bến Cây Sao. Chúng đã chiếm được toàn bộ khu vực rừng Hòa Hội, thuộc vùng bờ Tây sông Vàm Cỏ. Ở đây, chúng tập trung 3 Sư đoàn mạnh nhất là Sư đoàn 703-340-221. Với ý đồ vượt sông Vam Cỏ. Đánh chiếm huyện Châu Thành, thị xã Tây Ninh tới núi Bà Đen. Chúng đã tổ chức nhiều toán biệt kích, trinh sát vượt sông vào Tây Ninh. Trong rừng Hòa Hội, chũng đã tập kết được rất nhiều kho vũ khí, súng đạn lương thực, các LL "thanh niên xung phong" coi kho. Chúng lấy nơi này, làm địa điểm tập kết vượt sông.

Thật khôi hài và cũng là bài học về sự mất cảnh giác của bộ đội mình. Là chúng đã cử trinh sát vào tận đơn vị tăng của Lữ 22. Đang chốt ở Bến Sỏi, chúng chất rơm đốt 2 xe tăng của ta. Pháo binh của chúng đã vươn tầm, bắn rải rác vào huyện Châu Thành, thị xã Tây Ninh để uy hiếp tinh thần dân chúng.

Về phía ta, đơn vị bạn chốt giữ khu vực chùa Bạch Bột, cũng đã bị chúng đầy lùi. Như vậy trung đoàn 273 - Sư đoàn 341 trở thành tuyến phòng thủ 1, dọc từ Bến Sỏi lên tới Búa Lớn. Những ngày cuối giữa tháng 12/78, tình hình còn nóng hơn. Khi rừng Hòa Hội sát đường 13, đã bị chúng bắn chặn bằng đạn 12,7 khi thấy ô tô chạy từ Bến Sỏi lên.

Trung đoàn sử dụng Đại đội 11, Tiểu đoàn 3. Do Đ/C Nguyễn Quang Vinh là Đại đội trưởng, Đ/C Thoảng Cviên trưởng( anh em hay gọi Đại đội trưởng là Vinh rồng, vì Vinh có tài nói chuyện và kể chuyện sôi nổi như rồng bay, rồng cuốn, hết sức sống động). Tám giờ sáng, anh em cắt rừng vào sâu rừng Hòa Hội. Thật bất ngờ, là chúng đã chuẩn bị kho tàng, lập căn cứ quy mô như lớn. Anh em báo về sở chỉ huy tình hình trên xin đánh. Nhưng Trung đoàn không đồng ý, yêu cầu Đại đội 10 trinh sát rộng hơn. Đại đội 11 cắt chéo sang hướng khác, cũng gặp rất nhiều Pốt. Bọn chúng đã phát hiện lực lượng ta, anh em vừa chiến đấu vừa rút. Nhưng Đại đội trưởng Vinh bị trúng đạn hy sinh.

Như vậy, ý đồ chiếm giữ rừng Hòa Hội làm bàn đạp tấn công thị xã Tây Ninh mùa khô là đã rõ. Về phía bạn, ngày 2/12/78 Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời. Với lá quốc kỳ là 5 ngọn tháp. Mặt trận đã nhanh chóng quy tụ đoàn kết dân tộc. Tập hợp các lực lượng vũ trang, cùng toàn dân. Đứng lên cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Ông HênxomRin đứng đầu. Cùng sự giúp đỡ và ủng hộ của Quân đội và nhân dân Việt Nam.

Đại đội 1 - Tiểu đoàn 1, chốt ngay tại khu vực bên phải Búa Lớn, sát rừng Hòa Hội. Cạnh trục đường 13 từ Bến Sỏi sang. Ven đường, nhưng có rừng cây thấp lúp súp. Anh em làm công sự chốt, tổ chức phạt cây trong khoảng 100 - 200m để tăng cường quan sát. Chống sự thuận lợi trong tiền nhập của Pốt. BCH Đại đội, tận dụng 1 cái nhà chòi của dân ngay sát đường. Vượt lên trên theo trục đường 13, là các chốt của Tiểu đoàn 3. Tiểu đoàn 2 và các cơ quan Trung đoàn ở bên trái đường. Như vậy là Tiểu đoàn 3 lần này lại là điểm chốt tiền tiêu cao hơn. Dọc con lộ 13, tới ngã ba Săng Ke, tới Chóp là các đơn vị của Sư đoàn 2, tiếp đến các chốt của Sư đoàn 7.

Nhìn bản đồ hiện trạng, thì chỉ còn có Sư đoàn 7 là vẫn đang giữ được khu vực Chóp. Còn từ Chóp xuống đến Sỏi, các đơn vị, đang phải lùi về sát trục đường 13. Nhất là từ khu vực Chùa Bạch Bột, đến cả khu vực rừng Hòa Hội của ta, đang bị Pốt lấn chiếm. Pháo binh của chúng, đã bắn sâu vào khu vực thị xã. Phà Bến Sỏi, là một trọng điểm của pháo binh của chúng chấm tọa độ. Những chuyến phà qua lại, ae đều được nhìn những cột nước dựng đứng, do đạn pháo của chúng bắn tới. Bị sức ép của đạn pháo, cá chết nổi trắng sông. Khu vực Bến Sỏi và rừng Hòa Hội, những ngày cuối tháng 12/78 thật sự đang nóng như chảo lửa lớn. Chảo lửa của chiến tranh tàn khốc đang bùng lên từng giờ.

Anh em cán bộ, chiếnsỹ các đơn vị trong Tiểu đoàn, rất ái ngại, rất sốt ruột. Khi thấy mình đang bịPốt ép, áp lực rất mạnh từ 3 Sư đoàn tinh nhuệ của Pốt.


Tình hình ở khu vực Bến Sỏi Búa Lớn rừng Hòa Hội thật nóng. Các đơn vị chốt chặn thì sốt ruột, trong khi đó 2 Trung đoàn 266 - 270 vẫn đang tăng cường cho Sư đoàn 9, hướng đường 1. Anh em Trung đoàn 273 cảm thấy có gì như bất ổn.

Ngày 19/12 ngay tại vị trí chốt của Đại đội 1 khu vực Búa Lớn. Anh em tôi gặp đoàn cán bộ của Trung đoàn và Sư đoàn, vượt phà sang thị sát thực địa. Tôi hỏi đồng chí Chu Đức Hùng là Trung đoàn phó, Tham mưu trưởng Trung đoàn( đ/c Hùng trước là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 của tôi) là: Tại sao lại để Pốt ép mình thế này, mà lực lượng của ta đâu không đánh. Nó đang vào trong rừng rất đông. Như vậy chúng chiếm được mấy xã rồi còn gì? Đ/C Trung đoàn phó Chu Đức Hùng nói : " Các cậu cứ chốt giữ cho chắc cái đã, nó vào bao nhiêu là chết bấy nhiêu thôi"!

Tôi thầm nghĩ: " cái ông này lạc quan tếu, tình hình như thế này mà vẫn đùa được". Pháo 105 ly và ĐKZ của chúng vun vút qua đầu chúng tôi. Không hiểu cấp trên xử lý thế nào?

Ngày 22/12 ngày Tết truyền thống của Quân đội gần tới, các đơn vị được cấp tiêu chuẩn ăn tết kỷ niệm ngày thành lập Quân đội sớm. Ngày 20/12/78, Đại đội tôi cử đ/c, Hùng quản lý, đ/c Khoa Năng Thược Quản Trị trưởng. Tổ chức cho tiếp phẩm vượt sông qua phà Bến Sỏi. Về bên kia mua thực phẩm tươi sống, cấp phát cho các Trung đội. Tối 20/12 BCH Đại đội tôi đủ 4 người. Cùng đ/c Khoa Năng Thược, là Quản trị trưởng, đ/c Hùng quản lý, 2 y tá, 2 đ/c liên lạc cũng có một bữa cơm thịnh soạn. Gọi là ăn Tết truyền thống Quân đội. Đặc biệt có thịt gà luộc, thịt trâu xào với rau muống, cùng 1 một vài món nữa. Đủ cả rau thơm, gia vị, hành tỏi, với một bi đông rượu. Trong tiếng vo vo của đạn pháo 105 của Pốt, tiếng rít của ĐKZ qua đầu. Tối mờ mờ, anh em tôi vẫn cụng bát rượu, để chúc mừng ngày lễ. Bữa tiệc dã chiến thật vui, thật ngon. Ai nấy ăn hào hứng, kệ cho những gì đang xẩy ra. Lính mà, ăn cái đã. nhưng bữa tiệc cũng thật vội, trong sự hối hả của chiến trường.

Có một kỉ niệm nhớ đời, trong bữa cơm đó. Hồi đó tôi không ăn được ớt cay. Trời tối nhập nhoạng, vừa tớp được hớp rượu, gắp ăn miếng trâu xào rau muống ngon tuyệt. Tới miếng gắp thứ 3, tôi vừa nhai thì kêu ối 1 cái. Tôi như bị điện giật, đứng bật lên, ôm lấy đầu chạy ra ngoài. Lè vội miếng rau thịt ra. Tôi đã nhai phải cả 1 quả ớt thóc, loại ớt bé mà thật cay. Làm tôi bị tê xốc lên tận đỉnh đầu. Tê hết cả phía bên hàm trái, tê nhức đến mức không thể ăn tiếp được nữa. Anh Tiến, anh Đạc nhìn nhau cười. Hóa ra không phải tôi gắp nhầm quả ớt, mà là do anh Tiến tinh nghịch gắp bỏ vào bát tôi. Trời tối, tôi vội ăn không thể nhìn thấy được.

Ngay từ 8h tối, ngày 20/12 các loại súng của Pốt đã rộ lên phía chốt tiền tiêu của Đại đội 10 tiểu đoàn 3. Anh em kiên cường chống trả, xong bọn Pốt cũng quyết tâm chiếm khu vực Đại đội 10 bằng được. 11 lần chúng tấn công vào Đại đội 10 bằng rất nhiều hỏa lực mạnh. Điên cuồng như bọn thiêu thân. Chúng coi đây là trận đánh chiếm cửa Mở vào khu vực Búa Lớn. Mở đầu cho chiến dịch mùa khô của chúng. Anh em kỹ thuật phát hiện tới 22 đầu máy thông tin ở khu vực này của Pốt. Cối 82 của Tiểu đoàn 3- Tiểu đoàn 2 cũng bắn hỗ trợ cho Đại đội 10. Đến gần sáng Trung đoàn cho Đại đội 10 bỏ chốt lùi về giáp trục đường 13. Bọn Pốt hý hửng " thừa thắng xốc tới" chúng chiếm chốt của Đại đội 10. Tiếp tục lấn dũi chốt của Đại đội 9. Sau một vài đợt tập kích của Pốt vào đại đội 9, ae chống trả rất quyết liệt. Nhưng rồi cũng được lệnh bỏ chốt, về lập tuyến phòng thủ sát đường 13 phía Bắc Búa Lớn.

Như vậy là toàn bộTrung đoàn 273 đã lùi về lập phòng tuyến chốt chặn dọc đường 13 từ Bến Sỏi TớiBúa Lớn. ( Đúng ra là đường Tỉnh lộ 781 của ta nối sang đường 242 của K. Gặptiếp đường 13 của K. Nên ae tôi cứ thường gọi chung là đường 13). Bọn Pót ănmừng chiến thắng đầu tiên của mùa khô 78-79. Chúng càng dồn lực lượng vào khuvực này càng đông. Trước diễn biết của tình hình chiến sự như vậy. Anh em chúngtôi càng thật sự bồn chồn, lo lắng. Song vẫn không có sự giải đáp của cấp trên. 


Về phía ta, trước tình hình chiến sự mùa khô. Sự hung hăng của Pốt. BTL Quân đoàn 4, cũng đã chính thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị, mục tiêu, kế hoạch tác chiến, chiến dịch hoạt động mở màn mùa khô 78-79.

Nhiệm vụ được giao các đơn vị, sẽ tiến hành 2 bước. Bước 1 là : Tiêu diệt các Trung đoàn, của các Sư đoàn " sừng sỏ nhất" của Pót. Là các Sư đoàn 703-340-221 trọng tâm là tiêu diệt Sư đoàn 703. Sư đoàn này hiện đang là lực lượng mạnh và rất hung hãn của Pốt. Đang đối mặt với chúng ta ở khu vực Chùa Bạch Bột, phía Bắc Chóp, đường 13 và rừng Cấm Hòa Hội. Bước 2: Đánh xuống cầu Đôn So, nếu thuận lợi sẽ phát triển lên Công Pông Trạch. Để hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy của bạn. Hướng chủ yếu là khu vực Năm Căn – Rừng cấm Hòa Hội. Hướng thứ yếu, là khu vực Sàm Rông , Bạch Bột , Tây - Bắc Chóp.

Sư đoàn 341, được giao nhiệm vụ, tổ chức cuộc phản đột kích của Pốt, trên hướng chủ yếu. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực của các Sư đoàn 703-340-221 của Pốt. Phá tan âm mưu của địch ở phía Bắc đường 13. Đánh sâu vào hậu phương của Pốt, chiếm địa bàn thuận lợi. Mở màn chiến dịch phản công và tấn công của quân ta, trên mặt trận Biên giới Tây Nam.

Để tăng cường sức mạnh cho Sư đoàn 341. Bộ và QĐ4, tăng cường cho Sư đoàn 341 thêm 2 Trung đoàn. Gồm Trung đoàn 14, Sư đoàn 7. Trung đoàn 201 của BCH Tỉnh đội Tây Ninh. Một Tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp của Lữ đoàn 22. Một Đại đội pháo 155 của Lữ đoàn 24. Một Tiểu đoàn công binh của Lữ đoàn 25. Cùng kết hợp với lực lượng dân quân, du kích các xã của huyện Châu Thành, dẫn đường.

Theo nhiệm vụ trên, khoảng 15-19/12. Sư đoàn đã dần điều động 2 Trung đoàn 270 - 266 từ hướng đường 1. Cơ động về tập kết ở các địa bàn thuộc huyện Châu Thành, phía Bắc sông Vàm Cỏ . Phương án tác chiến cụ thể của Sư đoàn là: Dùng 2 Trung đoàn 270-266 vượt cửa mở bằng cầu phao. Do Tiểu đoàn công binh đảm nhiệm, trên bến Cây Sao. Luồn sâu khoảng 15km lên phía Bắc, Tây - Bắc, Năm Căn và rừng cấm Hòa Hội. Tạo gọng kìm lớn, nhiều lớp vây chặt khu vực rừng Hòa Hội . Chia cắt các lực lượng của Pốt. Chốt chặn đánh địch phản kích. Cứu nguy, giải vây cho lực lượng Pốt bị vây trong khu vực Năm Căn - Hòa Hội. Chúng sẽ mở đường máu tháo chạy. Trung đoàn 273 chốt chặn cứng khu vực từ Bến Sỏi lên. Làm lực lượng tấn công vào rừng Hòa Hội từ hướng Nam, Tây - Nam. Trung đoàn 14, cùng Trung đoàn 201, cùng lực lượng xe tăng, thiết giáp. Đánh địch từ hướng Bắc, Tây - Bắc. Các đơn vị xe tăng, pháo binh, công binh, cũng được giao các nhiệm vụ phối thuộc thật cụ thể.

Lúc này, các kế hoạch đánh địch muà khô 78 – 79, chỉ được phổ biến đến cấp Trung đoàn. Nên việc rút lui từng đơn vị. Nhất là những trận đánh trong những ngày 20/12 chỉ là nằm trong kế hoạch, nghi binh, nhử địch vào sâu hơn. Còn kế hoạch của " mẻ lưới lớn", thì chỉ có cấp trên biết. Còn chúng tôi, cấp Tiểu đoàn, Đại đội, không được biết kế hoạch lớn đó. Anh em chúng tôi, chỉ thấy chiến sự ngày càng khốc liệt. Mình đang bị Pốt ép mạnh, các Tiểu đoàn bb, vẫn phải chiến đấu rất khốc liệt và hy sinh, thương vong cũng không ít. Nhất là Đại đội 10, Đại đội 9, Tiểu đoàn 3 đang phải làm " mồi" nhử địch. Anh em xin pháo bắn chi viện cũng không được, càng làm cho trận chiến gay go, khốc liệt hơn.

Về phía địch, chúng cũng vẫn chưa biết được ý đồ lớn của ta. Việc " đẩy" được chúng ta tới sát trục đường 13. Chiếm tới 5 xã thuộc bờ Tây sông Vàm Cỏ. Làm cho chúng thấy rằng chúng đang thế mạnh, đang ở thế thượng phong. Nhất là trận mở màn mùa khô của chúng vào ngày 20/12/78. Chúng nhận định là đã thu được thắng lợi lớn. Đã tiêu diệt được 2 Đại đội của ta, đẩy tiếp ta lùi thêm 1 bước nữa. Chúng đã điều nốt 2 Trung đoàn 32-33 của Sư đoàn 703 đến khu vực này.

Tiểu đoàn 1 và Đạiđội tôi, như vậy là đang ở vị trí chốtgiữ rất quan trọng. Đã có nhiều kinh nghiệm chốt giữ. Nên anh em tích cực củngcố hầm hào. Tăng cường đề cao cảnh giác, đề phòng sự tấn công ồ ạt của chúng.Cho đến ngày 21 - 22/12 vẫn chưa được phổ biến nhiệm vụ cụ thể. Nên ae vẫnkhông biết được ý đồ lớn của cấp trên. Bọn Pốt đã thật gần, chúng đã gióng súng12,7ly ra tận mép rừng. Cách chúng tôi khoảng mấy trăm mét, bắn khống chế, uyhiếp đường 13 và các chốt của ta. Đại đội xin chỉ thị, bắn cối 60 để xua đuổi,tiêu diệt bọn 12,7. Chiến sự nơi đây đang diễn ra vô cùng căng thẳng, thật sựnóng bỏng. Độ nóng theo thời gian tăng lên từng giờ.


Sức nóng của chiến sự càng tăng, trong ngày 21 và 22/12. Khi mà Pốt bắt đầu khiêu chiến trực tiếp các chốt của Tiểu đoàn 3, Tiểu đoàn 1 sát đường 13. Chúng đặt DKZ và 12,7 ly bắn xăm vào các chốt. Pháo binh của chúng, đã bắn dọn đường, uy hiếp khu vực Búa Lớn, Bến Sỏi, vào sâu trong huyện Châu Thành, Thị xã Tây Ninh ngày càng nhiều. Anh em chúng tôi thấy lo lắng, thật căng thẳng và rất bức xúc.

Đại đội, Tiểu đoàn dùng cối 60, cối 82, bắn vào trong rừng. Nơi có các lực lượng của Pốt đang chiếm giữ. Tiểu đoàn cũng cho 12,7 ly, đại liên bắn vào rừng. Nhưng Trung đoàn chỉ thị bắn tiết kiệm đạn. Không được phép sử dụng đạn nhiều, chỉ bắn răn đe là chính. Khu vực Búa Lớn đang hầm hập, nóng bỏng, vì các loại tiếng nổ của các loại súng ta và Pốt. Chốt ở đây, chúng ta đang có lợi thế là bám vào trục đường 13. Địa hình nơi này, lại cao hơn hẳn khu vực rừng Hòa Hội. Chiến thắng của trận 1/10 vẫn còn hưng phấn, trong tinh thần cán bộ, chiến sỹ Đại đội 1 và Tiểu đoàn. Tiểu đoàn mấy lần xin được tấn công vào rừng Hòa Hội. Nhưng vẫn chưa được cấp trên đồng ý. Trung đoàn chỉ nhắc lại nhiệm vụ: Tiểu đoàn 1 , Tiểu đoàn 3 phải chốt thật cứng không có đường lùi. Không được phép để Pốt vượt qua đường 13. Vì thế, những lúc ngưng tiếng súng, tiếng pháo, là anh em lại tiếp tục củng cố hầm hào, đào công sự, đào thêm hố bắn. Cho đến tối ngày 22/12 tình hình mới được cải thiện. Khi mà các đơn vị tăng, thiết giáp cơ động, dịch đội hình lên qua Búa Lớn. Các đơn vị của Trung đoàn 273, mới được thông báo sẵn sàng tấn công địch. Anh em tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nhưng cũng vẫn chưa được biết ý định, kế hoạch tổng thể của chiến dịch.

Trong khi tình hình bên bờ Tây sông Vàm Cỏ thì nóng như vậy. Còn lúc này ở bên bờ Đông sông Vàm Cỏ, thuộc khu rừng xã Phước Vinh, huyện Châu Thành. Từ khu vực ngã ba " Lựu đạn" đến bến Cây Sao thì lại khác. 2 Trung đoàn 266-270, các ae Công binh, đang vội vã, khẩn trương cao độ. Đang tập trung chuẩn bị cho đêm luồn sâu đánh địch. Khu rừng Phước Vinh đầy người, cùng xe pháo và các loại vật liệu thùng phi, Pôngtoong, thanh ván, dây cáp làm cầu phao. Nhiều đơn vị phối hợp, phối thuộc, nên dây thông tin chằng chịt như mắc cửi. Vì tất cả chỉ được dùng TT hữu tuyến. Dọc ra tới bờ sông, các chiến sỹ Tiểu đoàn công binh, đang bí mật rà gỡ mìn. Dọn bãi, đưa pháo 105 ly và pháo 85, pháo 155 vào chiếm lĩnh trận địa.

Đêm 22/12, trời hôm đó thật tối. Tiểu đoàn 9, bí mật vượt sông bao vây Phum Tà Miên. Chốt chặn, bảo vệ cho Tiểu đoàn công binh ghép cầu phao. Gần 1h sáng ngày 23/12 cầu phao đã bắc xong. 1h15 ngày 23/12, Tiểu đoàn 9 bất ngờ đánh chiếm Phum Tà Miên. Mở thông đầu cửa mở làm hành lang cho 2 Trung đoàn hành tiến luồn sâu.

Dẫn đầu đội hình, là các đ/c Trinh sát. Được sự dẫn đường của anh em du kích. Trực tiếp người ở địa phương, nên rất thuộc địa hình khu vực này. Toàn đội hình của 2 Trung đoàn gấp rút hành quân. Vượt rừng thưa, lội ruộng và các kênh rạnh chằng chịt, của hệ thống kênh Rạch Nàng Dinh. Tiến sâu vào đất địch, tạo thế bao vây nhiều lớp khu rừng cấm Năm Căn - Hòa Hội. Chia cắt lực lượng phía trước và phía sau của Pốt. Đến lúc này, đài kỹ thuật ban Hai của ta, nhận được điện của chúng cho biết: Chúng vẫn chưa biết được kế hoạch đánh lớn của ta. Chúng vẫn đang nghĩ: là lực lượng đánh Phum Tà Miên chỉ là lực lượng nhỏ của ta.

Phía Tây- Tây Bắc rừng Hòa Hội, Trung đoàn 14 của Sư 7. Trung đoàn 201,cũng đã được lệnh sẵng sàng xuất kích. Sự phối hợp chuẩn bị của trận đánh lớnđã rất thuận lợi, giờ G đang tới gần. Sấm chớp, giông bão của ý chí, của mưulược nghệ thuật quân sự. Của sức mạnh tổng hợp Quân đội ta, chuẩn bị nổi lên.Với sức mạnh vô song của Thần Thánh. Trút hờn căm, trút bão lửa xuống đầu bọnPốt man rợ. Đằng Đông đang ửng hồng, trời đã rạng sáng. Giờ G đến rất gần. 


Trời tảng sáng, nhưng ở những khu vực rừng thì vẫn còn tối. 5h20 phút, các lực lượng luồn sâu báo cáo: đã vào được các vị trí cần đến. Các đơn vị đang điều chỉnh lực lượng cho phù hợp nhiệm vụ. Vì theo như kế hoạch, Trung đoàn 270-260 đều phải chia lực lượng tấn công vào 2 hướng. Hướng 1 là đánh vào sâu đất địch. Chốt giữ ở những vị trí thuận lợi quan trong. Củng cố hầm hào đánh bọn trong "nội địa" phản kích. Hướng 2 là đánh ngược trở lại phía Việt Nam. Nơi có các đơn vị của Pốt đang đứng chân.

6h sáng, các hướng đánh đã vào đúng vị trí. Giờ G đến! Lệnh pháo bắn. Ùng - ùng – ùng ...Các loại pháo 155 ly, 105 ly, pháo 85, pháo 22 nòng dài. Từ các trận địa pháo ở khu rừng Phước Vinh. Khu vực bờ Đông sông Vàm Cỏ, phía Bến Sỏi. Cùng lúc gầm vang, tiếng nổ đầu nòng của pháo rền, đanh, vang như sấm. Đạn bay vo vo qua đầu chúng tôi vào sâu trong đất K. Vào trong khu vực rừng Năm Căn - Hòa Hội. Pháo binh cấp tập bắn chế áp 35phút. Đúng 6h35 phút lệnh cho các đơn vị bb xung phong. Tiến công địch các hướng. Khắp các khu vực rộng lớn Năm Căn - Hòa Hội, vỡ òa trong tiếng pháo, của tiếng nổ các loại súng. Tiếng hô xung phong của anh em bb Trung đoàn 266-270.

.

Mũi tiến công của Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 266 tấn công thẳng vào sở chỉ huy Trung đoàn 31, thuộc Sư đoàn 703, ở khu vực Năm Căn. Sau gần 1 giờ chiến đấu, anh em tiêu diệt được rất nhiều Pốt. Bắt sống được 22 tên, thu gần 100 súng các loại.

Tiểu đoàn 8, tiến công vào Phum Xa La. Đánh trúng cơ sở Hậu cần của Sư đoàn 703. Bọn Pốt không kịp đốt kho hàng. Nhưng tại trạm quân y, chúng đã kịp xuống tay. Đập chết các thương binh của chúng, trước khi tháo chạy. Hành động của bọn này thật ghê sợ.

Trung đoàn 270, đã tiến công bằng nhiều hướng. Làm chủ ngã 3 đường 24 và khu vực Đông - Bắc ngã 3 này. Tiểu đoàn 4, kết hợp với xe thiết giáp từ khu vực đường 13 đánh tạt sang. Lực lượng Pốt ở đây, sau một lúc chống trả, đã vất bỏ nhiều trang bị vũ khí chạy tháo thân vào rừng. Để lại rất nhiều xác chết.

Cùng lúc Trung đoàn 14, cũng tiến công địch và làm chủ khu vực Ba Tra 1. Trung đoàn 201 đã nâng đội hình khu vực Phú Lợi.

Lúc 13h cùng ngày, Sư đoàn 2 kết hợp tấn công đã đánh lên, chiếm khu vực Nam - Sàm Rông. Như vậy là thế trận vòng cung vây gọn phía sau, các Trung đoàn trong khu vực Năm Căn - Hòa Hội. Nơi chúng đang tập kết, ý định tiến công khu vực đường 13 - Búa Lớn - Bến Sỏi. Ta đã chia cắt được hoàn toàn các Trung đoàn tiên phong của Pốt. Với chỉ huy Sư đoàn của chúng. Ta cũng đã chiếm được cơ sở hậu cần, chiến dịch của Pót ở Bắc đường 24.

Đến chiều, lúc 15h ngày 23/12 bộ chỉ huy của Pốt điện cho các đơn vị của chúng: Ngừng tiến công vào đường 13, để quay về, tập trung lực lượng đối phó với ta. Nhưng như thế thì đã quá muộn màng. Còn đâu " đường về quê mẹ" nữa. Mà các nẻo đường chính, đã có các lực lượng của ta chốt giữ.

Lúc này, ở bộ chỉ huy chiến dịch. Các Tướng lãnh và các chỉ huy Sư đoàn, cùng các cơ quan tham mưu, tác chiến. Mới thật sự thở phào nhẹ nhõm. Rồi nhận định tình hình địch như sau:

Một là: Chúng tập trung lực lượng mạnh phản kích từ ngoài. Phá thế vây hãm của ta ở khu vực ngã 3 đường 24. Kết hợp với lực lượng trong rừng, ở Năm Căn- Hòa Hội đánh phá, mở vòng vây rút quân bảo toàn lực lượng.

Hai là: Dùng các mũi nghi binh, phản kích bên ngoài. Tạo điều kiện cho các LL bên trong, phân tán luồn lách trốn khỏi vòng vây.

Ba là: Lực lượng bên trong cụm lại cầm cự. Chờ lực lượng bên ngoài chi viện. Hợp lực giữ vững địa bàn Năm Căn Hòa Hội, chờ thời cơ tiếp theo.

Song, qua phân tích, bản chất và cách dùng binh của Pốt. Chúng thường "tránh né, tránh mạnh, đánh yếu, bảo toàn lực lượng" nên khả năng chúng sẽ chọn phương án 2. Nên bộ tư lệnh Sư đoàn, lệnh cho các Trung đoàn nhanh chóng tiến công địch trong vòng vây. Kiên quyết ngăn chặn sự chi viện của chúng từ bên ngoài.

Ngày 23/12 khicác mũi đã tiến công, Tiểu đoàn 3, Tiểu đoàn 1, Đại đội tôi vẫn làm nhiệm vụchốt giữ cứng khu vực đảm nhiệm. Các loại cối 60, cối 82, được lệnh bắn uy hiếpvào trong rừng. Lúc này, mọi người mới được biết toàn bộ kế hoạch của chiếndịch đầu mùa khô này.


Đúng theo phán đoán của trên. Đêm 23/12 bọn chỉ huy Pốt cho Trung đoàn 21, Trung đoàn 13. Từ trong rừng Năm Căn - Hòa Hội. Đánh phá các khu vực trong vòng vây. Ý đồ cầm cự, bảo toàn trang bị, giữ căn cứ. Chờ chi viện bên ngoài giải thoát.

Riêng Sư đoàn 703, chúng cho phép Trung đoàn 31, phân tán đội hình. Luồn lách qua các chốt của ta về phía sau. Về quy tụ ở Công Pông Trạch. Chính vì thế, ngay đêm đầu tiên, bọn lính Sư đoàn 703 đã tìm đường "chuồn". Suốt đêm, các hướng của vòng vây quân ta, đều gặp địch. Tiểu đoàn nào cũng " đơm" được nhiều Pốt, thu được vũ khí, hoặc bắt được tù binh. Chúng đã bắt đầu như cá trong lưới vây, tìm đường thoát.

Ngày 24/12 Sư đoàn tiếp tục cho các đơn vị tiến công khu vực Đây Xoài. Khu vực Tây Nam, Năm Căn. Trung đoàn 273 bắt đầu được lệnh rời chốt. Xuất kích, tấn công tứ hướng Bến Sỏi - Búa Lớn - Đường 13. Sau một đợt pháo, cối vào rừng. Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 3 bắt đầu đánh tràn vào rừng Hòa Hội. Tiếng hô như bị kiềm chế từ lâu. Nên được lệnh xuất kích, lại từ trên cao lao xuống, tiếng hô, tiếng súng của tất cả mọi người vang gầm trời. Đại liên đùng - đùng - đùng, 12,7 thùng - thùng thùng bắn uy hiếp vào rừng, rồi bắn lên cao lấy khí thế cho bb xung phong. Ai cũng làm mấy loạt súng vào bìa rừng lấy khí thế tiến công. Tiểu đoàn 2, kết hợp cùng xe bọc thép tấn công tử hướng Tây rừng Hòa Hội. Trước sức tiến công như vũ bão của Trung đoàn 273. Bọn Pốt sau một hồi chống trả, rồi cũng bỏ 12,7, đại liên và Đkz. Cùng một số xác chết chạy sâu vào rừng. Các Tiểu đoàn của Trung đoàn 273 dàn hàng ngang tiến quân.

Cũng ngày 24/12 ở Ngã 3 đường 24. Bọn Pốt kết hợp với xe thiết giáp, tổ chức phản kích vào các chốt của Tiểu đoàn 5. Nhưng sau vài lần tấn công, không lấy được chốt. Lại bị thiệt hại nhiều, Tiểu đoàn 5 bắn cháy 2 xe bọc thép. Khiến chúng dừng lại, không dám tiến công nữa. Mà chỉ ở đằng xa bắn pháo, bắn ĐKZ vào các chốt.

Sau khi tổng hợp tình hình, Thiếu Tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4. Chỉ thị cho Sư đoàn trưởng Vũ Cao là: "Thời cơ tiêu diệt địch là đây. Phải vây chặt, phải tích cực truy quét hơn nữa. Không được để địch phá vòng vây chạy thoát". Theo lệnh của Quân đoàn. Sư đoàn trưởng Vũ Cao, đã điều chỉnh lại thế bao vây. Trung đoàn 266 vừa đánh địch, vừa dịch chuyển đến bờ sông Vàm Cỏ. Trung đoàn 270 vừa chốt đánh địch phản kích, vừa tạo thế bao vây hướng Tây - Tây Bắc. Trung đoàn 273 phát triển từ hướng Tây - Tây Nam Bến Sỏi, Búa Lớn vào sâu trong rừng.

Các Trung đoàn 14, Trung đoàn 201 các Tiểu đoàn Thông tin, Trinh sát, Công binh, rải quân, chốt chặn dọc sông Vàm Cỏ, đề phòng chúng liều lĩnh vượt sông.

Nhìn trên bản đồ, các vòng vây thì kín. Nhưng khu vực này, là khu rừng rộng lớn hàng trăm km2. Nên việc truy lùng và vây hãm cũng còn nhiều kẽ hở. Mà bọn Pốt vẫn luồn lách, tránh né được. Sau khi đã vất hết các trang thiết bị, kho tàng, súng đạn nặng. Chính vì thế mà các đ/v truy quét tìm diệt bọn Pốt rất vất vả, mệt nhọc. Một số nhóm Pốt bị vây chặt quá, thì điên cuồng chống trả, chứ không chịu hàng, trong đó có cả lực lượng thanh niên xung phong của chúng. Có những trận chiến rất khốc liệt, đã xảy ra giữa ta và bọn Pốt tử thủ.

Hướng Tiểu đoàn 1 và Đại đội tôi. Ngày 25/12 gặp một toán Pốt mấy chục tên. Chúng co cụm chiến đấu, rất điên cuồng. Khi thấy đã không còn đường thoát, thằng thì lao chạy lung tung. Một số thì rút lựu đạn tự sát, trong số tự sát, có cả các nhóm là nữ. Cũng là lính Pốt, hay thanh niên xung phong. Chết trong tư thế ôm nhau chung một quả lựu đạn. Nhìn những người phụ nữ, những tên lính cuồng tín, mặc váy, tóc cắt ngắn kiểu phụ nữ Trung Quốc còn trẻ. Máu me đầy người, trông thật xót xa, thật tội nghiệp.

Có Đại đội, truy quét gặp cả toán trai gái. Chúng chạy cuống cuồng. Không có đường thoát, liền cầm tay nhau cùng nhẩy xuống sông. Như vậy sông Vàm Cỏ Đông, không phải chỉ nhấn chìm tầu giặc Pháp. Mà giờ đây, lại nhấn chìm bao giặc Pốt man rợ.

Đêm 25/12, Đạiđội tôi chốt trong rừng. Lúc này chỗ nào cũng có địch. Nhưng anh em thường xácđịnh, hướng đất K vẫn là hướng chốt chính. Vì vậy một số anh em hậu cần ở phíasau. Đêm quá mệt, anh em mắc võng ngủ. Bọn Pốt mò tìm đường ra, mò đúng vào bộphận anh nuôi của Đại đội. Một đ/c anh nuôi thấy động, hé mắt nhìn thấy chúngvén màn của đ/c khác. Thật hồi hộp, nhưng cũng không dám kêu. Bọn Pốt cũng đãphát hiện ra là bộ đội ta. Nhưng cũng không dám làm gì, lẳng lặng bỏ đi tìmđường thoát. Qua cơn hoảng, đ/c anh nuôi vùng dậy hô Pốt - Pốt tất cả vùng dậybắn loạn xạ một lúc. Rồi từ đó không ai dám ngủ. Không ai giám xác định đâu làphía sau, đâu là phía trước nữa.


Ngày 25/12, các Trung đoàn 266-273-14 vừa vây quét các khu vực Xóm Mới, Đây Xoài, Ba Tra 1, Ba Tra 2. Các đơn vị chia ô tọa độ truy quét. Chiến thuật này rất hiệu quả, đã truy tìm được nhiều toán Pốt lẩn khuất. Chúng nhanh chóng bị tiêu diệt, hoặc bị bắt làm tù binh.

Địch đã cùng đường, không còn nghĩ đến đánh trả trong vòng vây như lúc đầu nữa. Chiều ngày 25/12, Sư đoàn 221 điện xin cấp trên của chúng, cho phá hủy, chôn giấu vũ khí, súng đạn nặng để rút. Được tin trên qua đài kỹ thuật, BTL Sư đoàn 341, lệnh cho các đơn vị, khép chặt đội hình. Bao vây chặt ngay trong đêm, để tiến công vào các mục tiêu cuối cùng.

Đêm tối, trong rừng lại càng tối. Măc dù mấy ngày liên tục quần đảo, truy quét tìm diệt Pốt đã rất mệt. Các đơn vị vẫn phải tỏa rộng ra các hướng, để phục kích đón lõng địch. Cơ quan chính trị, và chiến sỹ địch vận, sử dụng du kích địa phương biết tiếng K, kêu gọi địch ra hàng. Sáng ngày 26/12 trên hướng Trung đoàn 201. Bọn địch bắt liên lạc với ta, đề nghị ngừng bắn. Để chúng cử đại diện ra gặp. Sau khi gặp gỡ, hiểu được chính sách khoan hồng của ta. Trước tình cảnh không còn đường thoát. Hàng trăm tên lính đã lục tục ra hàng. Chúng ta được lệnh, đối xử tốt với số hàng binh này.

Cũng trong ngày 26/12, Trung đoàn 266 và Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 273. Vượt qua rạch Nàng Dinh. Đánh chiếm khu vực Bến Chùa, Tà Hét. Các Trung đoàn 14, Trung đoàn 201, Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 273 vẫn truy lùng, truy diệt địch trong rừng.

Ngày 27/12, Trung đoàn 266, được lệnh tiến công vào cao điểm 17. Đây là vị trí cuối cùng của địch, đang lấn chiếm trái phép đất ta, ở khu vực Năm Căn- Hòa Hội. Sau hơn 1h chiến đấu quyết liệt. Quân ta đã tiêu diệt được rất nhiều Pốt và làm chủ điểm cao này.

Trong những ngày này, các đơn vị của ta và địch, cứ như chơi trò trốn tìm trong rừng. Thấy bóng bộ đội ta, là các tốp Pốt chạy chỗ nọ sang chỗ kia. Có tốp liều mạng vượt bơi qua sông Vàm Cỏ sang đất ta. Hoặc chạy vòng vèo mãi, rồi lại tới ngay khu vực Cầu Phao công binh ở bến Cây Sao. Rồi kết cục đều bị các lực lượng bộ đội, du kích Phước Vinh, Huyện Châu Thành bắt giữ. Trong số này, chúng ta bắt được cả tên Sư đoàn phó, Sư đoàn 340 của Pốt. Cùng một số tùy tùng, đang trốn trong rừng, cạch nương sắn của dân.

Tối, đêm ngày 26-27-28, hướng đất K bọn Pốt bắn pháo hiệu và đạn vạch đường suốt đêm. Để định hướng cho bọn trốn chạy, quy tụ về Công Pông Trạch. Đến hết ngày 28/12 khi không còn hy vọng cứu thoát bọn trong vòng vây. Cùng những đợt tấn công các chốt của ta, ở khu vực đường 24. Đều không mang lại kết quả, mà lại còn bị tổn thất nặng nề. Bọn Pốt được lệnh rút về lập phòng tuyến phòng thủ đường 10.

Thế là ý định mùa khô 78-79, đánh chiếm thị xã Tây Ninh của Pốt tan thành mây khói. Tết dương lịch năm 1979 bọn Pốt, không có được múa Lăm Thon, "ăn mừng chiến thắng" chiếm thị xã Tây Ninh theo kế hoạch. Mà nhân dân Tây Ninh, được chứng kiến những toán tù binh, hàng binh áo đen. Mặt mày xám ngoét, bẩn thỉu, đầu quấn khăn rằn loang lổ. Ủ rũ, lê bước nặng nề vào các trạm giam cho chúng. Trong số này, có cả tên Sư đoàn phó, Sư đoàn 340. Đã bị bắt ở trong khu rừng Phước Vinh, cạnh nương sắn.

Như vậy kếhoạch, chiến dịch mùa khô 78-79 của chúng. Cùng bọn quan thầy bành trướng, vớimục tiêu chính, đầu tiên là: Đánh chiếm thị xã Tây Ninh, núi Bà Đen. Bị ta bẻgẫy và đập cho tan tành. Cũng là chấm hết, cái ý đồ xâm lược của chúng dọc miềnBiên giới Tây Nam tổ quốc ta. Cũng thêm những chi tiết vui nữa là: Trong nhữngngày tiếp theo, khi quân ta đã giúp LL Cách mạng của bạn. Tấn công giải phóngNông Pênh rồi. Mà ở khu vực rừng Năm Căn, Hòa Hội. Khu vực rừng Phứơc Vịnh bênbờ Đông sông Vàm Cỏ. Vẫn còn lẻ tẻ những tên Pốt bị bắt, hoặc ra hàng. Khi aeta nói là đã giải phóng Nông Pênh ngày 7/1/79 rồi mà chúng vẫn không tin. 


Vinh dự và tự hào thật là vẻ vang. Bao lớp người đã trưởng thành. Nhưng "chiến tranh đâu phải trò đùa". Đã có biết bao xương máu của những người cán bộ, chiến sĩ đã đổ xuống. Đã hy sinh cuộc đời, cho Tổ quốc Mẹ hiền kính yêu. Khi tuổi đời còn rất trẻ. Biết bao người đã phải mang theo thương tật suốt đời. TP cũng không được phép thống kê số liệu hy sinh, bị thương ở đây. Chỉ biết rằng con số không nhỏ như chúng ta đã biết. TP kể lại suốt chặng đường 457 ngày đêm chiến đấu của Sư đoàn 341. Cũng đã phần nào nói lên sự gian khổ, sự khốc liệt và sự hy sinh đó. Mà ngay trong thế hệ của chúng ta, cũng còn nhiều người chưa thấy hết được ý nghĩa to lớn của sự hy sinh lớn lao đó ! TP thật sự đã cảm thấy nhẹ lòng. Như là làm được việc gì đó, thật ý nghĩa với ae, với đồng đội. Nhất là với các đ/c đã hy sinh vì:

" ĐỘC LẬP TỰ DO CỦA TỔ QUỐC"

Giờ đây nắng đã bừng lên! Cuộc sống đã thanh bình. Đất nước đã trọn niềmvui. Các em nhỏ dọc miền biên cương lại được xúng xính trong bộ đồng phục mới,tung tăng, cắp sách đến trường, với nụ cười thơ trẻ thắm trên môi. Dọc miềnBGTN của Tổ Quốc không còn bóng dáng của lũ quỷ áo đen tàn ác. Chiến thắng nàygóp phần làm cho các linh hồn của đồng bào ta dọc miền biên giới bị chúng tànsát dã man, được nhẹ nhàng siêu thoát. Cuộc chiến tranh BGTN đã coi như kếtthúc sau trận chiến đấu và thắng lợi ở NĂM CĂN, HÒA HỘI Thuộc tỉnh Tây Ninh. Đólà bước ngoặc, là dấu chấm hết và chúng ta đã giành chiến thắng lẫy lừng. Chiếnthắng này, được ví gần như là dấu ấn của trận "Điên Biên Phủ". Kếtthúc cuộc chiến tranh BGTN. Nhưng cũng vì những vấn đề tế nhị, nên chúng takhông được tuyên truyền về chiến công, chiến thắng này nhiều.


Tôi còn nhớ, đúng ngày này của 33 năm trước. Ngày 28/12 khi chiến dịch mùa khô 78-79. Mà trận đánh mở màn tiêu diệt quân Pốt, lấn chiếm khu vực 5 xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Với ý đồ ngông cuồng, vượt sông Vàm Cỏ Đông. Đánh chiếm thị xã Tây Ninh, Núi Bà Đen. Đã hoàn toàn thắng lợi. Thắng lợi hơn cả sự mong đợi của các cấp chỉ huy. Cùng anh em cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 341. Cùng các Trung đoàn 201, Trung đoàn 14. Các Tiểu đoàn Công binh, Pháo binh, Xe tăng, Thiết giáp. Cùng các đơn vị phối thuộc khác. Cùng LL dân quân du kích, bộ đội địa phương huyện Châu Thành. Trận đánh cũng kết thúc đúng vào ngày 28/12 .

Ngày 28/12/78. Đất trời Năm Căn - Hòa Hội, chan hòa ánh nắng. Bầu trời nơi biên cương như đẹp hơn, xanh hơn, cao hơn, lộng gió hơn. Miền biên cương thanh bình, sau những ngày giông tố, bão lửa hờn căm. Của tiếng súng, tiếng pháo, tiếng hô xung phong. Sức mạnh của nghệ thuật quân sự, ý chí, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Như sức mạnh vô song của Thánh, của Thần công lý, giáng lên đầu thù. Dòng sông Vàm Cỏ Đông lại trong xanh, hiền hòa, uốn chảy. Nhưng đã có lúc nước sông nơi đây nổi giận. Nước đã: "Dựng thành đồng". Đã dìm bao xác thù. Những nhành lan rừng tỏa hương. Những bông mai vàng rực rỡ, sớm nở, khoe sắc. Đón chào chiến thắng trong niềm hân hoan, vui mừng tột độ của quân và dân Tây Ninh. Cùng các đơn vị chủ lực của Quân đoàn 4. Cùng vinh dự lớn lao, khúc khải hoàn ca, dành tặng cho các chiến sĩ Sư đoàn 341 Anh Hùng.

Chỉ 5 ngày đêm liên tục chiến đấu. Sư đoàn 341, Đoàn bb Sông Lam, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ và BTL Quân đoàn 4. Cùng sự phối hợp nhịp nhàng, của các đơn vị bạn. Đã đập tan 3 Sư đoàn (703-340-221) của Pốt. Chúng định dùng các đơn vị này, đánh vào hướng thị xã Tây Ninh. Tiêu diệt và làm tan rã 3 Trung đoàn. Trung đoàn 31 của Sư đoàn 703. Trung đoàn 23 của Sư đoàn 340. Trung đoàn 13 của Sư đoàn 221. Tiêu diệt hơn 1000 tên. Bắt sống hàng 100 tên, cùng một số hàng binh. Thu được gần 1000 khẩu súng các loại. Thu được 5 ô tô, 14 máy thông tin vô tuyến. Bắn cháy gần chục chiếc tăng và thiết giáp. Phá hủy nhiều kho hàng cùng vũ khí, phương tiện chiến tranh của Pốt. ( theo thống kê chiến tích của Sư đoàn 341).

Trận đánh Năm Căn, rừng Hòa Hội tuy ngắn. Nằm trong chiến dịch mùa khô 78-79. Nhưng ý nghĩa thắng lợi là vô cùng lớn lao. Nó không dừng lại ở ý nghĩa tiêu diệt địch và thu hồi vũ khí của Pốt, bắt sống được nhiều tù hàng binh. Giành lại các vùng đất rộng lớn bên bờ Tây sông Vàm Cỏ Đông. Đã bị bọn Pốt lấn chiếm.

Cũng không phải chỉ ở ý nghĩa, là chúng ta đã bẻ gẫy một mũi nhọn. Trong kế hoạch mùa khô của địch. Mà còn có một ý nghĩa sâu xa, to lớn hơn nhiều. Đúng như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ủy viên BCT, Bộ trưởng bộ Quốc phòng, đã nhận định thắng lợi này. Trong báo cáo của Chính phủ, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 6 là:

" Chúng ta, đã đập tan cuộc tiến công quy mô lớn của bọn xâm lược Pôn Pốt – IengXaRi. Quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi oanh liệt. Lập lại hòa bình trên Biên giới Tây Nam Tổ Quốc. Dập tắt lò lửa chiến tranh, rất nguy hiểm ở phía Tây Nam nước ta"..

Đại đội 1, trong những ngày này, anh em tôi thật vui. Hòa trong cái niềm vui thắng trận của Sư đoàn. Đơn vị được lệnh, dừng chân, chốt giữ tại khu rừng, giáp Biên giới phía Tây của Năm Căn - Hòa Hội. Khu vực này đã thật thanh bình, im tiếng súng.

Tới ngày 31/12 thì đơn vị được lệnh: Chuẩn bị tiến công sâu vào đất địch, theo tiếng cứu gọi của "Bạn". Của nhân dân Cămpuchia, của dân tộc Khơme. Mọi người lại bắt tay vào chuẩn bị cho trận chiến mới. Riêng tôi thì được lệnh điều động lên BCT Trung đoàn nhận nhiệm vụ mới.

Chiều ngày 31/12/78 khi hoàng hôn gần tắt. Tôi bịn rịn, bắt tay và ôm hôn từng anh em trong BCH. Từng anh em cán bộ, chiến sĩ trong Đại đội. Những lớp người đã cùng tôi sống và chiến đấu 457 ngày, dọc miền biên giới Tây Nam. Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đói, khát, lội sình, lội ruộng thâu đêm. Để làm nên chiến thắng. Có biết bao lớp cán bộ, chiến sĩ, đã đổ máu hy sinh. Mang theo trên mình thương tật suốt đời. Họ đã cùng tôi, tô thắm thêm truyền thống của Đại đội, của Tiểu đoàn. Cao hơn nữa là truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm. Đánh giặc, giữ nước của Quân đội Việt Nam anh hùng, dân tộc Việt Nam anh hùng.

Tôi khoác bồng, vaiđeo súng về BCT Trung đoàn, trong sự bất ngờ, bịn rịn, nuối tiếc của anh em vàBCH Đại đội. Tôi bước đi khi tia nắng cuối ngày gần tắt. Một cảm giác buồn đếnkhó tả. Câu hát: "Chiều biên giới em ơi" bỗng đâu chợt đến. Thật xao xuyến,thật dịu ngọt thiết tha, nhớ nhung và cũng thật.... buồn.ám xác định đâu làphía sau, đâu là phía trước nữa. 

--------


TIẾN CÔNG GIẢI PHÓNG PHNOMPENH:

Tôi về tới BCT Trung Đoàn thì trời đã tối. Đ/c Đặng Văn Lưa, Chủ nhiệm chính trị Trung Đoàn, cùng đ/c Trần Đình Tuấn, Trưởng tiểu ban Cán bộ, rất vồn vã, bắt tay, hỏi tôi, khi tôi chưa kịp chào.

Ông Phú C1 hở? Sao lên trễ thế? Tôi chưa kịp trả lời, thì đ/c Lưa lại nói luôn: Tình hình gấp lắm. Nhiệm vụ của Trung đoàn phải tấn công sâu vào đất địch. Nên nhiều công việc phát sinh, nhất là vấn đề quan hệ với dân. Với lực lượng CM của bạn. BCT điều ông, cùng ông Văn CTV Đại đội 4, đã lên từ hôm qua. Để thành lập Tiểu ban Dân địch vận Trung đoàn, tách khỏi Tiểu ban tuyên huấn. Trước mắt, có ông Văn và ông cùng mấy đ/c phiên dịch. Sơ bộ các công việc và nhiệm vụ cụ thể giao ban sẽ nói sau. Từ bây giờ ông là Trợ lý dân địch vận của Ban chính trị Trung đoàn. Nhiệm vụ mới, nhiều lạ lẫm, nhưng rồi sẽ quen dần. Bây giờ ông có ý kiến gì không? Nếu không, thì ông Tuấn dẫn ông Phú về giới thiệu với ae. Tranh thủ ăn tối, làm quen với mọi người trong Ban chính trị. Tôi phải đi nhận nhiệm vụ ở Trung đoàn. Có hầm lán tạm, ở đây cũng phải canh gác cho tốt nhé.

Đ/c Chủ nhiệm nguyên là lính trinh sát. Gốc người Hà Bắc, là cán bộ Chính trị nhưng tác phong vô cùng nhanh nhẹn như cán bộ Quân sự. Không dài dòng hoa mỹ trong giao tiếp, nhưng trao đổi nhiệm vụ, rất đầy đủ và tỷ mỷ. Cái tính cách và tác phong đó, tôi đã thật sự ngưỡng mộ và quý trọng anh ngay từ lần gặp đầu tiên, trong trận đánh luồn sâu cuối năm trước. Anh đã chỉ huy, động viên ae chiến đấu giữa vòng vây của Pốt. Tôi không nói gì nhiều, chỉ hứa sẽ làm tốt nhiệm vụ, nhưng nhiệm vụ mới, có nhiều bỡ ngỡ. Mong được sự giúp đỡ. Rồi tôi cùng đ/c Tuấn về khu vực hầm lán của Ban chuyện trò làm quen với anh em.

Anh em trong BCT chào đón tôi rất sôi nổi. Tôi chợt nghĩ đúng là cơ quan Chính trị có khác. Ai cũng nói năng, chào hỏi đâu ra đấy. Anh Văn thấy tôi thì vô cùng mừng, vì 2 anh em ở cùng Tiểu đoàn, cùng tuổi, cùng nhập ngũ, lại cùng quê Thái Bình. Anh Văn mang hàm Trung úy Chính trị viên trưởng Đại đội 4. Là người rất có tâm hồn, có khiếu về thơ ca. Tôi còn nhớ những năm huấn luyện ở Vĩnh Linh- Quảng Trị. Anh có làm bài thơ nói về người lính, tả cho người yêu về phong cảnh nơi ấy có đoạn là:

Em ơi! Em có biết?

Tim hồng anh đang say

Những chiều hè mây bay

Dải Trường Sơn hùng vĩ....

Những lúc ở chốt, chiến sự không căng thẳng. Tôi thường đến Đại đội anh, nhâm nhi chén trà, chén rượu. Đàm đạo thơ văn, nhân tình thế thái. Hay nói chuyện tình yêu, tìm hiếu về khác giới vv.... Giờ đây hai anh em lại được cùng về ở một Tiểu ban. Anh Văn được phân công là Trưởng tiểu ban Dân dịch vận. Như vậy, Tiểu ban gồm có anh Văn, tôi và 3 đ.c mới đi học lớp phiên dịch tiếng K cấp tốc về.

Với tôi, đâycũng là một bước ngoặt của đời quân ngũ. Nó gần giống như là bước ngoặt của đầunăm 1975. Khi Sư đoàn nhận lệnh đi chiến đấu tại miền Đông Nam Bộ. Tôi cũngđược điều động từ Tiểu đội cối 60 của Đại đội 3, lên làm Trợ lý chính trị Tiểu đoàn, như tôi đã kể ở phần1. Chính sự điều động này, cũng là may mắn cho tôi trong đời lính chiến. Cònlần này thì chưa biết thế nào đây?


Cho đến cuối năm 1978. Bè lũ PonPốt-IêngXaRy, theo sự chỉ đạo của quan thầy Bành Trướng, điên cuồng điều động 19 Sư đoàn quân chủ lực ra dọc Biên giới Việt Nam. Trong canh bạc khát máu tấn công sang ta. Trong đó có 3 Sư đoàn tinh nhuệ nhất, đánh vào Bến Sỏi, khu vực rừng Năm Căn- Hòa Hội.

Cùng thời gian, ngày 23/12/78. Khi chúng ta mở cuộc tiến công tiêu diệt 3 Sư đoàn Pốt ở Năm Căn – Hòa Hội. Thì Ủy Ban Trung Ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước CamPuChia cũng nhận định: " Sinh lực của Pốt nhất định sẽ bị quân và dân Việt Nam tiêu diệt. Đây là thời cơ tốt nhất để LL vũ trang CM CamPuChia, cùng với nhân dân và binh sỹ khởi nghĩa ở toàn Quốc. Đánh vào đầu não của bè lũ PônPốt – IêngXaRi. Đập tan chế độ độc tài, phát xít, diệt chủng khát máu của chúng."

Đúng như nhận định của Mặt trận Bạn, cùng các chỉ huy của ta. Ba Sư đoàn tinh nhuệ của Pốt, lấn chiếm Năm Căn-Hòa Hội, Bến Sỏi- Tây Ninh. Đã bị quân và dân Việt Nam đánh cho tan tác. Ba Trung đoàn sừng sỏ nhất bị tiêu diệt gọn. Đòn sấm sét này, kéo theo sự sụp đổ không gì cưỡng nổi của quân Pốt trên toàn tuyến BGTN.

Ở hướng đường số 7. Năm Sư đoàn quân Pốt là Sư đoàn 280-174-310-450-215 cũng đã bỏ chạy toán loạn vào rừng Đông Bắc. Bọn chỉ huy Quân khu chạy về thị xã Công Pông Chàm. Cùng lúc toàn bộ tuyến phòng thủ then chốt của địch ở Quốc lộ số 2 bị đập vỡ. Các Sư đoàn 2-250-210 bỏ chạy vào rừng vùng Đông Nam. Bọn chỉ huy mặt trận Đông Nam chạy về phòng thủ ở thị xã Tà Keo.

Tại mặt trận SvayRiêng. Sự đổ vỡ của địch xuất hiện từ ngày 28/12/78. Khi đám tàn quân sống sót của 3 Sư đoàn 703-340-210 chạy về phía sau, vẫn còn kinh hồn bạt vía.

Các đài kỹ thuật của ta, liên tiếp bắt được tín hiệu của bọn Pốt với nội dung: " Tình hình rất khó khăn, đại bộ phận lực lượng bị tan rã, thất tán vào rừng. Không thể nào tập hợp và chỉ huy để chống đỡ Việt Nam. Đề nghị được tăng viện, cùng pháo binh, xe tăng v.v... Rồi cả những câu trả lời của chỉ huy cấp trên chúng: " Hiện tại đâu cũng khó khăn, rất khó khăn. Không có quân để tăng viện, tự xử lý, giải quyết."

Trước tình hình chiến sự toàn tuyến, đang diễn ra hết sức thuận lợi cho ta. Bọn Pốt đang bị choáng váng. Giống như võ sĩ quyền anh, khi tung hết sức lực, hết đòn đánh về phía đối phương. Đối phương không hề hấn gì, mà lại tung ra cú đấm thẳng, vỗ mặt vô cùng mạnh mẽ và hiểm ác. Làm cho võ sỹ bị hoa mắt, chóang váng. Đang cố gượng để tránh bị nốc ao, tránh bị đo ván.

Ngay đêm 31/12/78. Toàn bộ đội hình của Sưđoàn, hành quân tiến công sâu vào đất địch. Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 266, đượcchọn là đơn bị đánh của mở. Để toàn Sư đoàn vượt sông SVayRiêng tiến công sâuvào đất K theo kế hoạch. Đúng 22 giờ, lệnh lên đường, sau khi đ/c Chủ nhiệm vộivã phổ biến tình hình. Tôi cùng ae trong BCT hành quân theo Trung đoàn Bộ, luồnsâu, tiến về hướng bờ sông SVayRiêng. Nơi đó, Tiểu đoàn 7 cũng đang tiền nhập.Làm công tác chuẩn bị cho trận chiến sáng ngày mai. 

  Cả đội hình Trung đoàn hành quân luồn sâu. Khoảng 3h sáng cũng đến được vị trí tập kết. Theo kế hoạch phổ biến, giờ G sẽ là 4h30 sáng ngày 1/1/79. Cả Sư đoàn tập trung tấn công 1 hướng. Vẫn theo kịch bản, khi các loại cối, DKZ, bắn phá hoại khoảng 30 phút, thì Tiểu đoàn 7 sẽ đánh vượt lên. Mở cửa chốt giữ, làm hành lang đầu cầu, để đơn vị vượt sông đánh sang bên kia. Được phổ biến là Sư đoàn 7 sẽ đánh dọc đường 1. Sư đoàn 9 cũng đánh ở hướng cánh trải đường 1. Sư đoàn 2 là lực lượng dự bị. Lúc này chúng tôi mới chỉ biết có kế hoạch đánh sâu vào đất địch. Mở rộng vùng giải phóng cho bạn, chưa có lệnh tiến công vào PhNom Penh.


Đúng 4h30 phút. Bùng-Bùng-Bùng 3 phát pháo hiệu đỏ bay vụt lên trời. Tức thì tong-Tong-tong-tong, tiếng nổ trầm đanh cuả các loại cối, cùng tiếng nổ xé trời của hỏa lực dkz bắt đầu bắn cấp tập vào khu vực tuyến phòng thủ của Pốt. Đất trời rung lên, chớp lòe nhằng nhằng. Mùi khỏi thuốc súng khét lẹt.

Chúng tôi ở phía sau cách khu vực tác chiến khoảng 1km. Anh em tôi lợi dụng các bờ đất để đề phòng đạn của Pót bắn tới. Ở khu vực này bộ đội dầy đặc. Các Tiểu đoàn 1-2 3- cùng các đ/v trực thuộc đang ở tư thế sẵn sàng tấn công theo hợp đồng. Đúng 5h, các loại ĐKZ- B40-B41, súng 12,7 cùng các tiếng nổ của đạn nhọn khác đã dền vang. Anh em bộ đội Tiểu đoàn 7 đã bắt đầu xung phong. Nhìn những vệt đạn lửa, vọt lên trời, đan chéo nhau. Từ nơi đây quan sát rất đẹp mắt. Đã quá quen chiến đấu trận mạc. Trong trận này với quân số đông, lại tập trung đánh 1 hướng thế này, bất giác tôi cảm thấy như là một trận đánh nhau đùa. Một trận diễn tập, mà thời huấn luyện chúng tôi đã nhiều lần tham dự. Đã thấy pháo binh của chúng bắn trả vào khu vực tác chiến và vào cả đội hình phía sau. Đạn đỏ của chúng cũng tuôn xối xả về phía quân mình. Những tiếng rít của đạn bay xé gió, rồi nổ oành ....oành cùng đất đá, các mảnh đạn bay rào rào. Nơi đây không ai có hầm, thật nguy hiểm. Mọi người vội tìm những chỗ có thể ẩn nấp tránh đạn.

Chiến sự như càng ngày càng ác liệt. Tiểu đoàn 7 sau mấy lần tiến công, không chiếm được cửa mở. Bọn Pốt lợi dụng bờ đê cao, chống trả rất quyết liệt. Bọn chúng là các Sư đoàn chạy từ hướng bến Sỏi về. Lập phòng tuyến phòng thủ tại đây, để ngăn quân ta. Tiểu đoàn 8 được lệnh lên trợ chiến Tiểu đoàn 7. Nhưng giờ đây trời đã sáng, đã hết yếu tố bí mật. Nên Tiểu đoàn 8 cũng gặp khó khăn. Chúng đã biết ý định hướng đột phá của ta, nên các loại pháo cối từ phía sau của chúng đều bắn tập trung, ngăn chặn. Bộ đội mình thương vong nhiều vì pháo, cối của chúng. Rất nhiều cán thương của ae được chuyển về qua chỗ chúng tôi.

Tôi ngồi cạnh anh Văn. Hai anh em lấy cơm nắm ăn, vừa bàn về trận chiến. Không ngờ các đơn vị lại gặp khó khăn. Không thực hiện được đúng ý định. Tiếng súng hướng Tiểu đoàn 7 vẫn rộ lên, nhưng không ào ạt như trước mà có vẻ rời rạc. Tôi đứng lên đi tiểu tiện cách đấy mấy mét. Nhẹ bầu, tôi quay lại chỗ anh Văn nhưng không ngồi phía bên trái như cũ. Mà lại ngồi phía bên phải. Anh Văn xích lại chỗ ngồi cũ của tôi. Vừa yên vị, thì nghe tiếng anh Văn kêu ối....ối! 2 tay ôm lấy đùi. Tôi cúi xuống nhìn thì thấy quần chỗ đùi anh Văn có lỗ thủng. Vén quần xem thì có vết thủng, máu đang ứa ra. Viên đạn nhọn, chắc loại 12ly7 từ trên trời cao rơi xuống. Đã xuyên qua quần, ngập sâu vào trong đùi anh Văn. Máu đang tràn ra, anh Văn kêu đau nằm ngửa ra sau. Tôi vội lấy băng, băng vết thương cho anh. Cùng lúc kêu mọi người là anh Văn bị thương. Y tá đến dìu, rồi cáng anh Văn về phía sau.

Thật may, nếu tôi không đứng dậy đổi cho cho anh Văn. Thì chắc viên đạn đó đã cắm vào tôi, hoặc dịch tý nữa mà vào đầu thì không biết thế nào mà nói. Anh Văn về tuyến sau, như vậy Tiểu ban còn có tôi cùng 3 đ/c phiên dịch.

Khoảng 7h. Đượcthông báo là bọn Pốt chốt quá cứng. Chúng ta không mở được cửa mở. Trung đoànsẽ di chuyển dịch sang cánh phải, mở hướng tấn công khác. Cả đội hình chúng tôilại tiếp tục hành quân. Nhưng trong suy nghĩ lúc này của mọi người không thanhthản như trước nữa. Mà mọi người bắt đầu thấy cái gì đó rất khốc liệt có thể sẽxẩy ra. Đúng là chiến tranh, súng đạn, đâu phải đơn giản. Đâu phải là trò đùa. 


Ngày 1/1/1979, trong khi các tuyến phòng thủ của Pốt, đang bị quân ta và LL bạn, kết hợp công kích mạnh mẽ. Bọn Pốt điên cuồng chống trả. Chúng làm cho ta gặp nhiều khó khăn. Sự chống trả của con thú khi đã cùng đường cũng rất mạnh. Gây cho anh em mình 1 số thương vong. Tạm thời, cản trở bước tiến như vũ bão của ta.

Cùng ngày ở Phnom pênh. Bộ máy chiến tranh phản động Pôn pốt-Ieengssari, tổ chức họp khẩn cấp. Để bàn phương án tránh đòn tấn công của ta. Chúng đã quyết định: " Rút chạy chiến lược vào rừng, để bảo toàn lực lượng còn lại".

Ngay đêm 2/1/1979 tại chiến trường miền Đông lúc 0h15' bọn Pốt ra lệnh: " Rút bỏ đường 10, Đôn so, đường 1, Svay riêng. Co về phòng thủ ở khu vực núi Sa Cách và phà Niếc Lương". Đứng trước nguy thất bại hoàn toàn, PonPốt-Iêngsari đang tìm cách co cụm, bảo tồn lược lượng, để hòng kháng chiến lâu dài. Nhưng xét tổng thể bọn chúng đang lúng túng và tuyệt vọng. Chúng đã vỡ trận, đã phá sản về chiến lược. Chúng đang bị dồn vào sát bờ vực thẳm.

Lúc này, thời cơ của CM Campuchia đã chín muồi. Để quân và dân CPC làm nhiệm vụ lịch sử, tiến thẳng vào hang ổ cuối cùng của địch ở PhnômPênh. Tiêu diệt tận gốc bọn diệt chủng, giải phóng toàn bộ đất nước. Giành chính quyền về tay nhân. Trước tình hình đó. Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước CPC. Long trọng phát đi lời hiệu triệu kêu gọi: "Đã đến lúc rồi, lực lượng cách mạng và nhân dân CPC toàn Quốc, hãy nỗ lực vượt khó khăn vùng lên, đánh đổ bọn Ponpốt-Iengsari. Kiên quyết giải phóng đất nước, thoát khỏi bàn tay đẫm máu của chúng và bọn Bành Trướng nước ngoài. Quân đội CM hãy nêu cao tinh thần chiến đấu, để tiêu diệt nhiều địch. Bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến tranh của địch".

Cùng với lời kêu gọi toàn Quốc và toàn dân CPC đứng lên đánh đổ bè lũ Ponpốt-Iengsari. Ủy ban Trung ương MTĐK dân tộc cứu nước CPC cũng: "Thiết tha kêu gọi nhân dân và chính phủ các nước, các tổ chức dân chủ thế giới. Giúp nhân dân CPC, đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ. Kêu gọi các nước ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt, cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân CPC".

Với nghĩa tình thủy chung, truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời của 2 dân tộc. Đáp ứng lời kêu gọi tha thiết của Ủy ban Trung ương ĐKDT cứu nước CPC. Diệt trừ họa diệt chủng đối với nhân dân CPC. Cũng là để tiêu diệt tận gốc, mầm tai họa chiến tranh phía Tây Nam của Tổ Quốc. Đảng và Chính phủ ta đã quyết tâm kề vai sát cánh, giúp đỡ cách mạng chân chính CPC cho đến thắng lợi hoàn toàn.

Chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của Đảng, Chính phủ và chỉ thị của Tổng cục Chính trị. Các đơn vị tình nguyện Việt Nam, trong đó có Sư Đoàn 341. Vừa tổ chức đánh địch. Vừa tổ chức tuyên truyền, học tập cho bộ đội, về ý nghĩa và nhiệm vụ giúp bạn. Toàn Sư đoàn dấy lên một không khí sôi nổi mới. Ai cũng hào hứng, vì giờ đây đi chiến đấu, không chỉ bảo vệ BG Tây Nam. Mà còn là:"làm nhiệm vụ Quốc Tế".

Cùng ngày, Bộ chỉ huy liên quân CPC-VN khẩn trương được thành lập. Tại mặt trận Svayrieng, đồng chí Khang-sa-rin Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDCM CPC. Kiêm Tư lệnh binh đoàn 1. Cùng đồng chí Hoàng Cầm, Tư lệnh binh đoàn Cửu Long. Trực tiếp song hành chỉ huy cánh quân liên quân đường số 1.

CHIỀU NGÀY 2/1/1979, LỆNH TIẾN CÔNG GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ PHNOMPPÊNH ĐƯỢCPHÁT RA CHO TOÀN QUÂN. 


                           Toàn đội hình Trung đoàn 273-270 hành quân dịch sang bên phải khoảng 5 km. Tìm đường đột phá tuyến phòng thủ đường 10, Đôn So. Sáng ngày 2/1/79, Trung đoàn 270 tổ chức tấn công đột phá. Trung đoàn 273, mở rộng địa bàn phía Chóp lên. Trung đoàn 266 vẫn chốt và tấn công địch ở khu vực cừa mở.

Hướng cửa mở của Trung đoàn 270, sau mấy giờ chiến đấu. Trung đoàn đã chiếm được bờ đê. Đánh vỡ một khúc phòng thủ của Pốt. Trung đoàn làm tiếp tục chốt và tấn công đánh tạt sang trái hướng Tiểu đoàn 7. Như vậy là tuyến phòng thủ của Pốt ở khu vực này đã bị vỡ. Toàn đội hình Sư đoàn bắt đầu phát triển thuận lợi.

Khoảng 15h ngày 2/1/79 Sư đoàn 341 nhận được điện của Tư lệnh Quân đoàn với nội dung: " Địch đã rút bỏ tuyến trước. Chúng đang co về lập tuyến phòng thủ mới ở núi Sa Cách- PRâyVeng-NiếcLương. Hiện tại các cánh quân ta dọc tuyến Biên giới đang tổ chức truy kích.

- Phiá đông Bắc quân ta đã tới đồn điền cao su Chúp

- Hướng Đông Nam ta đã đánh qua Lục Sơn, Cúp Pô, đang tiến công uy hiếp thị xã Cam Pót.

- Hướng QĐ4 :

- Sư đoàn 9, đánh chiếm thị xã Savayrieng đang phát triển theo hướng Nam, bên trái trục đường 1.

- Sư đoàn 7 đi giữa. Tiến công theo trục đường số 1.

- Sư đoàn 2 lực lượng dự bị tiến sau Sư đoàn 7 tiến công đến phà Niếc Lương rồi dừng lại ở đó.

- Sư đoàn 341, bỏ qua các mục tiêu nhỏ. Điều Trung đoàn 273, Cơ động về ngã ba đường 24 ở Công Pông Trạch. Nhận xe ô tô của Binh đoàn chở quân. Được tăng cường: Một Đại đội xe tăng, thiết giáp. Một Đại đội pháo 85ly. Một đại đội pháo 105ly. Một Đại đội pháo cao xạ 37ly. Hai đại đội công binh. Trung đoàn nhận nhiệm vụ hành tiến, đánh chiếm núi Sa Cách. Sư đoàn 341, đảm bảo cánh Bắc của Binh đoàn trên hướng đường số 1 vào Thủ Đô PhnômPênh". Cuối bức điện, Tư lệnh Binh đoàn nhấn mạnh;" Sư đoàn 341 phải táo bạo, phải thần tốc, phải mãnh liệt".

Nhận lệnh xong. Sư đoàn trưởng Vũ Cao, cùng chính ủy Nguyễn Quế đều xúc động nói: " Thời cơ đến rồi". Sở chỉ huy Sư đoàn sôi động hẳn lên. Sư đoàn trưởng giao nhiệm vụ cho Trung đoàn trưởng Trần Măng qua máy điện thoại. Rồi thúc giục 3 cơ quan Sư đoàn xuống các đơn vị, phổ biến nhiệm vụ cụ thể. Mọi người lại thấy có gì đó, gần giống như mùa xuân năm 1975. Sư đoàn đang có n/v là Sư đoàn dự bị chiến lược của Bộ. Đang có n/v bảo vệ phía Bắc vĩ tuyến 17. Khi Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng. Giao nhiệm vụ cho Sư đoàn đi chiến đấu ở Miền Nam với nội dung:" Đi sâu, đi lâu, đi xa đi đến ngày toàn thắng. Phải hành quân thần tốc vào miền Đông Nam Bộ hợp với Quân đoàn 4. Tham gia chiến dịch tổng tiến công giải phóng miền Nam". Sau khi Sư đoàn đã cùng các đơn vị bạn tham gia tiến công giải phóng thị xã Dầu Tiếng, Chi khu Chơn Thành, thị xã Xuân Lộc-Long Khánh. Sư đoàn được chọn là Sư đoàn đánh trận mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh. Tiến công giải phóng Chi khu Trảng Bom-Biên hòa.

Hôm nay, với nhiệmvụ Quốc Tế vẻ vang. Toàn thể Cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 341, Đoàn bb Sông Lam,lại bước vào trận quyết chiến, chiến lược. Cùng với LL vũ trang CMCPC, tiến công vào Thủ đô Phnompênh. Sào huyệt đầunão của bọn phản động Pon Pốt-Iêng xari, bọn Khơ Me Đỏ khát máu, tay sai củabọn Bành Trướng phía Bắc nước ta. Ý nghĩa của trận chiến thật lớn, vinh dự vàtự hào thật cao. Nhưng trách nhiệm cũng thật nặng nề. 

  Trung đoàn trưởng Trần Măng sau khi nhận nhiệm vụ qua điện từ Sư đoàn trưởng. Ông bần thần trong giây lát. Nhiệm vụ tấn công vào PhnomPenh thật bất ngờ. Bất ngờ hơn nữa là Trung đoàn lại được chọn là Trung đoàn tiến công, hành tiến bằng cơ giới. Vừa đi, vừa mở đường, vừa đánh để đi. Trong đời ông, đã từng chỉ huy biết bao trận. Nhưng chỉ huy hành tiến kiểu này, thì ông và hầu như tất cả các chỉ huy chưa từng qua.


Các khóa huấn luyện bài bản của Quân đội, mà ông đã học qua. Đều chưa có nghiệp vụ này. Hành quân di chuyển bằng cơ giới thì tốt quá, sướng quá, đơn giản quá. Còn hành quân bằng cơ giới đánh địch thế này, thì biết bao khó khăn. Mục tiêu là núi Sa Cách, phà Niếc Lương. Nhưng đường từ đây đến đó rất xa. Mà không thể tiến theo đường bộ sẵn có. Phải mở đường ở cánh đồng mà đi, hoặc đi theo đường mòn nhỏ. Nhưng sẽ có bao kênh rạch, bao hào, bao mìn, bao súng chống tăng, đạn nhọn, đang giăng sẵn cản bước mình. Những cỗ xe tăng bọc thép, xe kéo pháo nặng nề vài chục tấn, cầu yếu, lầy lún, làm sao vượt qua? Mà yêu cầu của cấp trên là phải:" thần tốc, táo bạo, mạnh mẽ."

Thoáng qua các suy nghĩ về các núi công việc, nhưng khó khăn ập đến. Ông bừng tỉnh rồi bàn với Chính úy Diệp Xuân Ánh về nhiệm vụ. Chính ủy Ánh nói ngay: Nhanh, phải nhanh, thời cơ đến! Chúng ta không được phép chần chừ. Rồi 2 ông cho mời các đồng chí cấp phó cùng chỉ huy các cơ quan, cùng các đồng chí chỉ huy Tiểu đoàn, trực thuộc họp bàn khẩn trương triển khai nhiệm vụ.

Sau khi mọi người đã hiểu rõ nhiệm vụ. Trước hết toàn Trung đoàn di chuyển đến gần thị trấn Công Pông Trạch. Để tiếp nhận xe, pháo, cùng các đơn vị phối thuộc. Cùng thời gian Trung đoàn 273 hành quân về Công Pông Trạch. Thì trung đoàn 270 tổ chức tiêu diệt một Tiểu đoàn Pốt ở phía Nam thị trấn Công Pông Trạch. Chuyển sang truy kích, hành tiến bảo vệ cánh phải của Sư đoàn.

Trung đoàn 266, chiếm lĩnh khu vực Đôn So. Nâng tốc độ hành tiến, bảo vệ sườn trái Sư đoàn .Trung đoàn 273 khi về vị trí tập kết. Ngay trong đêm mồng 2. Ngày 3/1 nhanh chóng được bổ sung các loại vũ khí trang thiết bị, lương thực, thuốc men. Tiếp nhận các đơn vị đến tăng cường. Lúc này nếu là lính thì tương đối nhàn. Nhưng là cán bộ từ cấp A trưởng trở lên, chức vụ càng cao, thì càng nhiều công việc phải lo toan.

Các đồng chí Tham mưu, Tác chiến thì nghin cứu ngay bản đồ, địa hình. Chọn đường hành tiến, sao cho phù hợp. Đặt ra các tình huống ứng xử.

Cơ quan Hậu cần thì không thở được vì phải lo nắm quân trang. Vũ khí đạn dược, lương thực, thuốc thang cấp cứu quân y, xăng dầu. Đảm bảo hậu cần phục vụ chiến đấu cho chiến dịch v.v..

Cơ quan chính trị, thì phải nhanh chóng xuống các đơn vị, động viên tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ. Phải nói lên được tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của chiến dịch. Phải làm cho mọi Cán bộ, chiến sỹ thấy được nhiệm vụ là vô cùng nặng nề. Nhưng lại vô cùng vinh dự , vẻ vang. Phải phát huy truyền thống của Quân đội, trực tiếp là truyền thống của Sư đoàn, Trung đoàn. Nhất là với ý nghĩa làm nhiệm vụ Quốc tế giúp bạn. Lại phải chấp hành nghiêm, rất nghiêm kỷ luật chiến trường, kỷ luật dân dịch vận. Với khẩu hiệu và quyết tâm của Quân ủy Trung ương và Tổng cục chính trị là: " Sẵn sàng hy sinh vì chính trị" Cứu giúp bạn nhưng không được lấy từ cái kim sợi chỉ của bạn. Kể cả lương thực, thực phẩm v.v... tất cả tài sản trên đất bạn thu được của bọn Pôn Pốt là của bạn.

Những tập tài liệu hướng dẫn về quan hệ dân vận, kỷ luật chiến trường, quan hệ Quốc tế, và những câu hướng dẫn giao tiếp bằng tiếng Việt, tiếng Khơ Me. Đã được Cục chính trị in ấn chuẩn bị, được phát cho từng đơn vị. Cùng cả những trái cối đựng truyền đơn kêu gọi bọn lính Pót đầu hàng. Giải thích cho lính Pốt, cho nhân dân về tội ác của bọn khác máu Pon Pốt-Iêng xa ri đang diệt chủng dân tộc Khơ Me. Nhiệm vụ của quân đội Việt Nam làm n/v Quốc Tế giúp CM chân chính, cứu nhân dân CPC khỏi họa diệt chủng vv...

Mọi chuẩn bị chochiến dịch mới, nhiệm vụ mới thật sôi động. Toàn Trung đoàn, toàn Sư đoàn mọingười đều vui, đều hồ hởi, bừng bừng khí thế và quyết tâm chiến đấu, giúp bạn thậtcao. Cảm giác của những ngày tháng hào hùng. Của trận tổng tiến công giải phóngmiền Nam, như trở lại trong lòng mọi người. 


Khí thế chuẩn bị bước vào nhiệm vụ mới thật khẩn trương. Trực tiếp Sư đoàn phó Mười Thứ cùng các Sỹ quan cơ quan, các phòng của Sư đoàn, cử nhiều trợ lý xuống tham gia, đôn đốc và hành tiến cùng Trung đoàn.

Ban Chính trị cũng có nhiều trợ lý xuống giúp đỡ Trung đoàn. Trong đó có đ/c Thắng ban Tuyên huấn ( vanthang341ht ). Đặc biệt có một nhà thơ và một nhà báo lớn của Quân đội, xuống cùng tham gia hành tiến chiến đấu. Khi thấy anh Trung tuyên huấn nói: Có cả nhà thơ Bùi Minh Quốc với bút danh thường dùng là Dương Hương Ly. Tôi thật bất ngờ. Nhà thơ lớn của Quân đội. Đã có nhiều giai thoại kể về cuộc đời, sự nghiệp của ông, nhà thơ lại là người lính. Người chiến sỹ tại mặt trận Quảng Đà những năm ác liệt nhất, gian khổ nhất thời chiến tranh chống Mỹ. Ông đã có rất nhiều bài thơ hay được các nhạc sỹ phổ nhạc mà hầu như người lính nào, người dân nào cũng biết như bài : Cuộc đời vẫn đẹp sao/ đất quê ta mênh mông v.v... Thơ của ông thật hay, được chắt lọc từ tinh hoa, từ máu, từ nước mắt, từ xương thịt sự hy sinh của đồng đội, sự hy sinh từ chính người vợ nhà thơ, nhà văn., người đồng đội của ông. Nhà báo Dương Thị Xuân Qúy. Ôi! Một nhà thơ lớn mà tôi, cùng tất cả những người lính đều ngưỡng mộ. Nhưng sao giờ đây ông và nhà báo lớn, vẫn lại ra trận như một người lính xung kích? Thật vô cùng nguy hiểm. Chẳng cảm thấy hợp lý tý nào?

Tôi hỏi đ/c Trung trưởng Tiểu ban tuyên huấn, là nhà thơ Bùi Minh Quốc đâu. Trong thâm tâm tôi nghĩ nhà thơ lớn phải có dáng người cao to, thanh tú thật đẹp thật ngưỡng mộ về ngoài hình. Khi Trung chỉ tôi người đang ngồi sửa soạn ba lô gần đó, tôi thật bất ngờ. Sáng nay tôi đã gặp anh. Tôi cứ nghĩ đấy là cán bộ, trợ lý gì đó ở trên Sư đoàn xuống. Cái mũi to, lại đo đỏ. Cái dáng gù gù, trầm trầm ít nói. Trông anh như một lão nông mặc áo lính thì đúng hơn. Không thật ưa nhìn, không đúng như trong suy nghĩ của tôi. Tôi ra chào hỏi, bắt tay anh xã giao, rồi tiếp tục đi lo những công việc đang rất bận bề của mình.

Anh Văn bị thương, giờ đây còn mình tôi phải gánh vác bao công việc mới mẻ. Bỡ ngỡ của nhiệm vụ này, chiến dịch này. Ngoài 3 chiến sỹ phiên dịch mới học tiếng K cấp tốc, nói, đọc được bập bẹ mấy chữ, mấy tiếng K. Sư đoàn điều cho Trung đoàn 1 tổ 3 người CămPuChia và được phổ biến là : Đây là 3 người trong tổ công tác. Họ đã từng là lính của Pôn Pốt, đã đảo ngũ chạy sang mình. Trong đó có một ytá. Tôi phải trực tiếp quản lý mấy bạn này.

Sư đoàn cấp xuống rất nhiều truyền đơn, tài liệu học tập. Cùng một cái loa phóng thanh dân dịch vận thật to. Như vậy là tôi sẽ có rất nhiều việc phải làm, phải quản lý, phải giáo dục, phải " để mắt" đến 3 bạn người K. Vì trong suy nghĩ của tôi, thì họ cũng đã là lính " pốt". Mà lại không nói được tiếng Việt, nên mình nhìn họ, họ nhìn mình, chưa thật có thiện cảm. Cứ khó đăm đăm, rồi cũng vẫn phải phát súng, phát trang thiết bị cho họ. Bữa cơm đầu tiên tại bãi tập kết, tôi lịch sự cứ mời mấy bạn ăn cơm khi họ đã ăn xong, đã đứng lên. Sa Chơn được phân công làm nhóm trưởng nói: " knhum chia ét hơi", tôi cũng chẳng biết họ nói gì. Cứ ra hiệu mời ăn tiếp. Cùng lúc đó, thì nhà thơ Bùi Minh Quốc đứng sau tôi nói: Họ nói là họ đã ăn no bụng rồi. Hóa ra nhà thơ còn biết được cả tiếng K, hơn hẳn trợ lý dân dịch vận là tôi. Thêm một bất ngờ nữa để tôi khâm phục nhà thơ.

Mọi việc đếnchiều tối ngày 3/1 thì cũng hòm hòm, hoàn tất. Tại vị trí tập kết, các đơn vịđang chuẩn bị nốt các công việc của mình trong đêm, đợi lệnh tiến công. Giờtiến quân sẽ là sáng mai, 5 giờ ngày 4/1/79. Tôi cùng anh em đào tạm mấy hầmrồi trải áo mưa, ngửa mặt nhìn trời đêm. Trời đã về khuya. Nhìn bầu trời đêmcao thẳm với muôn vàn vì sao nhấp nháy. Trong đầu tôi bừa bộn bao suy nghĩ.Phía xa, những tiếng nổ của đạn pháo, làm bùng sáng rồi lại tắt lịm. Có nhữngviên đạn đỏ vụt lên trời đêm. 


Đúng 5h ngày 4/1/79. Trời tảng sáng, đằng đông, hướng VN mây đã ửng hồng. Bình minh đang lên. Báo hiệu một ngày mới. Lệnh tiến công. Các loại xe, cả đoàn xe không phải chỉ có hai chục, ba chục xe. Mà là hơn 100 xe, pháo các loại. Thật chính xác là 105 xe cùng nổ máy. Tiếng rú ga, tiếng vù ga của xe gầm vang trong buổi sớm. Phá tan sự tĩnh lặng nơi chiến trường. Gầm to nhất là các loại xe reo, xe thiết giáp M113, xe tăng T54, tăng T39 . Tiếng dồ ga vang lừng như mãnh thú, như khủng long thời cổ đại, dền như hàng ngàn, ngàn vạn tiếng sấm dậy. Khói đen, khói xanh phả ra dầy đặc, thơm khét. Thật vô cùng hoành tráng, thật vô cùng hào khí.

Lệnh tiến công! Đi đầu không phải là xe tăng, Không phải là xe bọc thép, mà là 5 xe " reo". Loại xe quân sự lớn của Mỹ, có vỏ thùng bằng sắt rất dầy. Lại được xếp một lượt các bao gạo xuống sàn, đề phòng cán phải mìn chống tăng. Theo kinh nghiệm, giảm sức công phá của mìn rất tốt. Tránh thương vong rất cao. Chung quanh 2 bên thành xe, cũng được xếp các bao gạo làm tường hào và làm bệ bắn. Chính giữa của xe, là khẩu 12ly7, đã được chốt chặt chân. Xạ thủ nắm chắc súng sẵn sàng nhả đạn. Cùng khoảng 20 tay súng B40-B41-AK của Đại đội 9, Tiểu đoàn 3 trông thật thiện chiến, thật hùng dũng. Tiếp đến là 2 xe chở anh em công binh, với đầy đủ trang bị của ngành. Cũng trang bị như lính chiến bộ binh. Tiếp nữa là 6 xe bọc thép M113 mỗi xe cũng có khoảng hơn 10 lính bộ binh. Tiếp tục là 4 xe tăng, có 2 xe T54, 2 xe T39 cũng chở đầy lính. Rồi tiếp đến là các loại xe khác, chở Tiểu đoàn 2, các đơn vị trực thuộc. Rồi các loại xe kéo pháo phòng không 37 ly, lựu pháo105 ly, sơn pháo 85 ly. Xen kẽ các xe tăng, xe pháo, vẫn có các xe của lính bb. Tiểu đoàn 1 ngồi cùng các xe khóa đuôi đội hình. Đoàn xe dài hơn 2 km rùng rùng chuyển bánh. Thật sôi động, thật mãnh liệt. Các chiến sỹ đầy đủ trang bị, tay cầm chắc súng. Sẵn sàng vừa tiến vừa có thể nhả đạn vào các ổ đề kháng, các mục tiêu của Pốt. Hoặc có phương án bb nhảy xuống chiến đấu, tiêu diệt tức thì các ổ đề kháng, cản đường chốt lại của Pốt.

Xe của Ban chính trị Trung đoàn đi trước mấy xe kéo pháo. Ngay sau xe của chỉ huy Trung đoàn. Thật bất ngờ tôi lại được ngồi ngay cạnh nhà thơ Bùi Minh Quốc. Rất vui, nhưng chưa thể chuyện trò gì. Lúc này, mọi người đều có những suy nghĩ riêng. Đều căng mắt nhìn về các hướng. Để phát hiện những nghi vấn trên đường sẵn sàng ứng phó. Quan sát những địa hình mới lạ của đất nước Ăngco. Chắc nhà thơ, nhà báo đang nhập tâm, để đưa những hình ảnh này vào những tứ thơ, ý thơ, những bài viết của mình. Về trận tiến công, mũi tiến công làm nhiệm vụ Quốc Tế đầu tiên trong lịch sử Dựng nước- Giữ nước của dân tộc.

Đoàn xe vẫn hành tiến với tốc độ chậm, hướng đột kích hành tiến theo hướng Bắc-Tây-Bắc của trục đường số 1. Mục tiêu, đích đến là núi SaCách bến phà NiếcLương.

Đường xá thật tệ, 4 năm dưới thời cai trị của bọn đao phủ Pôn Pốt. Chúng chỉ lo củng cố Công xã, giết hại dân lành làm cho mọi người phải sợ, phải nghe, phải răm rắp tuân lệnh chúng nó. Nếu không lập tức sẽ bị búa đập vào đầu, dù là người lớn, dù là người già hay là các em thơ bé dại. Chỉ 1 búa rìu mà thằng lính Pốt nào cũng có. Cũng mang bên người. Trông nó còn ghê sợ hơn là khẩu súng. Còn hệ thống các đường giao thông, không hề được tu sửa. Mà còn bị đào phá nghiêm trọng. Nhất là từ sau khi chúng gây chiến với Việt Nam. Ngay cả các hệ thống đường đã được trải nhựa từ chế độ trước, giờ đây cũng chỉ là ổ gà, ổ voi. Cứ khoảng mười mét là chúng lại đào một con hào so le, hòng làm chậm sự đột kích bằng cơ giới của đối phương.

Không có đường cơđộng, đoàn xe của Trung đoàn cứ cắt băng cánh đồng mà đi. Được cái đất ruộngcủa CPC mùa khô thì cũng rất nhanh cứng, bờ ruộng lại cũng không nhiều. Nhưngcũng có những chỗ bị lầy nhỏ, xe nọ lại kéo xe kia, rồi đoàn xe cứ tiến. Tuyrằng tốc độ hành tiến rất chậm. Càng đi thì càng lầy lún càng xuất hiện nhiều.Anh em công binh, anh em bộ đội rất vất vả để chống lún, chống lầy xe. Mọingười tận dụng tất cả cây gẫy, nhà hoang bên đường để lót cho xe qua. Việc hànhtiến vô cùng khó khăn, phức tạp. Các đồng chí chỉ huy đầu ong ong, nóng như lửađốt. Trong lúc điện của chỉ huy Sư đoàn, của Quân đoàn thúc giục liên tục hỏiđang ở tọa độ nào? Rồi nhắc:" Phải tiến nhanh, phải thần tốc. Không đượcđể lỡ thời cơ, lỡ hợp đồng với các đơn vị bạn". 


Đã hết sức cố gắng. Nhưng rồi trong ngày 4/1, mũi tiến công của Trung đoàn cũng chỉ hành tiến được khoảng 10km. Thật quá chậm, việc này đã làm đau đầu các cấp chỉ huy. Còn anh em cán bộ chiến sỹ thì cũng sốt ruột không kém. Phần nào bị giảm đi hưng phấn, giảm đi hào khí tiến công.

Sáng ngày 5/1, đoàn xe vừa ra khỏi cánh đồng, sát một hồ nước nhỏ. Thì gặp ngay một con đường đất. Mọi người phấn khởi. Đoàn xe tăng tốc, bụi đất cuốn mù mịt. Tiến nhanh được khoảng 20km. Đoàn xe lại gặp một bãi lầy. Thì ra đây là con đường cụt. Mấy xe reo chở bộ binh đã đi qua. Mấy xe bọc thép M113 cũng vượt qua. Tới xe tăng T54 đang chạy theo vết xích của các xe trước, bỗng mặt đất giãn ra, nứt toát. Chiếc tăng T54 từ từ lún xuống. Chiếc thứ 2 đang đà bám theo, thấy lún lùi lại. Nhưng chưa kịp lùi, lại cũng bị lún theo.

Bộ đội trên các xe nhẩy ào xuống, tản ra xung quanh. Tìm các vật liệu chống lầy, dùng xe khác kéo lùi. Nhưng xử lý mãi, mà cũng không có tác dụng. Hai chiếc xe tăng T54, càng ngày càng bị lún nhiều hơn. Chiếc đầu tiên bị lún nghiêng đến tháp pháo. Mọi người mệt rã rời, ngán ngẩm. Công binh dùng nhiều biện pháp đấu, kéo nhưng 2 chiếc tăng cứ ì ra. Toàn đội hình dừng tại chỗ.

Trực tiếp Sư đoàn phó Mười Thứ, đến chỉ huy việc chống lầy. Ông hò hét, chỉ bảo cách nọ cách kia, mãi mà cũng chẳng được. Quá lo lắng cùng mệt nhọc, Ông ngồi bên bờ đất, một tay chống cằm. Nhìn 2 chiếc tăng lún nghiêng 2 hướng. Hai khẩu pháo 100 ly ghếch chổng về 2 hướng khác nhau, thật bất lực. Cho đến bây giờ, tôi nhớ như in cái hình ảnh 2 chiếc tăng sa lầy, lún hôm đó. Hình ảnh ông Sư đoàn phó, ngồi chống tay bên cằm, hơi nghẹo đầu sang bên. Thật ấn tượng. Gía như hồi đó có máy ảnh, mà chụp được bức hình này làm tư liệu của chiến tranh, thì cũng thật đáng quý.

Sư đoàn trưởng Vũ Cao, phàn nàn trong máy. Khi gọi điện trao đổi trực tiếp với Trung đoàn trưởng Trần Măng. Tốc độ hành quân thế này, thì còn gọi gì là thần tốc? Chưa nói đến một loạt vấn đề đẻ ra, từ hậu quả sự chậm trễ này. Như thời cơ, kế hoạch hợp đồng với các đơn vị bạn. Phương án tác chiến, ý định của chỉ huy , ý đồ chiến dịch vv....

Nhưng ai cũng biết, khó khăn do địa hình là một thực tế rất khách quan. Bởi vì đã có ai đi trinh sát, khảo sát được địa hình? Theo lệnh cấp trên, Trung đoàn cứ phải: " Táo bạo, thần tốc, mãnh liệt" mà đi. Gặp địch là đánh, gặp khó khăn thì bằng ý trí, bằng trí tuệ, sáng tạo sức lực của mọi người. Để mà khắc phục để mà vượt qua.

Trong lúc mũi tiến công bằng cơ giới của Sư đoàn 341, đang gặp nhiều khó khăn. Do địa hình phức tạp cản trở. Thì ở hướng Đông Nam, các đơn vị bạn phát triển thuận lợi. Sư đoàn 270 của Pốt án ngữ dọc Biên giới, đối diện với tỉnh An Giang. Đã bỏ chạy về phía Nam- Tà Keo. Sau khi bị lực lượng ta và bạn tiêu diệt 1 Trung đoàn Pốt ở Khánh An- Khánh Bình, Tỉnh An Giang.

Sư đoàn 230 của Pốt ở Bắc Hà Tiên- Kiên Giang cũng đã rút chạy khỏi Trà Phô, Trà Tiên và Bắc tỉnh Căm Pốt. Sáng ngày 5/1, tuyến phòng thủ của Pốt ở Bắc đường số 2. Phía Nam Tà Keo, đã bị ta đập vỡ. Làm cho tuyến phòng thủ của chúng ở Quân khu Đông Nam bị vỡ theo.

Sự tan vỡ của địch ở các hướng. Đã mở ra bàn đạp hết sức quan trọng, cho ta và LL bạn ở phía Nam PhnomPênh. Còn ở hướng Đông Bắc. Tại mặt trận Công Pong Chàm, 5 Sư đoàn của Pốt cũng đã bị đánh tan tác. Tên chỉ huy mặt trận này, đã điện về báo cáo với Trung ương của hắn là : "Tình hình đặc biệt khó khăn. Xin co lực lượng về phía tây Sông Mê Công. Lập tuyến phòng thủ"mới để ngăn chặn sức tiến công như vũ bão của VIỆT NAM.


Sự phát triển mau lẹ ở các hướng, đã làm cho cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 341 thật sự nóng ruột. Thiếu tướng Nguyễn Thế Bôn, Phó Tư lệnh Quân đoàn. Trực tiếp đi cùng, chỉ huy Sư đoàn càng nóng ruột thêm. Ông cùng các đ/c tham mưu, tác chiến, chỉ huy Sư đoàn, trải tấm bản đồ trên mặt ruộng. Nói với Sư đoàn trưởng Vũ Cao bằng giọng kiên quyết:

"Phải bằng mọi cách khắc phục, để phát triển theo phương án. Các ông cho nghiên cứu hướng trái 5km". Trưởng ban tác chiến Lê Văn Hợi cùng các Sĩ quan nhẩy lên 2 chiếc xe Jeep lao đi xem thực địa. Khoảng 30 phút sau, trở về nói trong hơi thở gấp. Báo cáo tình hình với Sư đoàn trưởng. Sư đoàn trưởng cùng mọi người xem lại bản đồ. Rồi vẽ chỉnh lại mũi tên, hướng hành tiến của Trung đoàn 273. Xong ông báo cáo với Tư lệnh phó Quân đoàn :" Tôi đã cho Trung đoàn 273 để lại một Tiểu đoàn bảo vệ và khắc phục xe bị lầy. Còn lại đội hình vòng sang trái 5km. Qua Phum RôBanPreng, ở đó có đường cho cơ giới.

Phó tư lệnh quân đoàn nói:" Đúng ! cho Trung đoàn 273 theo phương án đó, các Trung đoàn khác cũng phải tiến nhanh hơn nữa. Chậm trễ lúc này là có tội đấy"!

Sau khi nhận được điện của Sư đoàn, về phương án hành quân và để Tiểu đoàn 1 ở lại bảo vệ và xử lý hai xe tăng lầy lún. Đoàn xe cơ giới Trung đoàn 273 nối đuôi nhau rẽ trái, vượt qua cánh đồng. Qua Phum RôBanPreng gặp đường đất gồ ghề, rồi gặp được con đường đất tương đối rộng. Khi bám được đường tốt. Đoàn xe tăng tốc độ. Bụi đất lại cuộn lên mù mịt. Biết việc tiến quân bị chậm, nên ai cũng hành động rất khẩn trưởng hơn. Mờ xa đã thấy hiện ra ngọn núi Sa Cách. Mục tiêu số 1 của điểm đến. Đoàn xe lao tới càng nhanh. Mọi người chuẩn bị lại vũ khí, súng đạn cho trận chiến sắp đến.

Chiều mờ tối, ngày 6/1 Trung đoàn đã tới chân núi SaCách. Ùng- ùng- ùng, chíu- chíu-chíu. Các ổ phòng thủ ở chân núi chủ động bắn vào đội hình Trung đoàn. Nhưng chúng sợ nên bắn đạn B40-B41 nổ trước xe hàng trăm mét. Phía chân núi khói B40-B41 của chúng vừa bắn chưa tan. Cũng là nói lên vị trí chốt của chúng. Đoàn xe khựng lại, bộ binh nhanh chóng nhảy xuống, tản ra dàn đội hình chiến đấu. 5 khẩu 12L7 cùng thùng-thùng-thùng, khạc đạn bắn găm về phía chân núi. Anh em nhanh chóng gióng ĐKZ bắn tới tấp. Xoẹt-ùng, xoẹt- ùng Tiến nổ thật đanh khu vực chân núi. Các xe thiết giáp cũng dàn hàng ngang bắn 12L7 và ĐKZ. Rồi tăng T39 cũng ùng- ùng trái phá về khu vực khỏi xanh của Pốt. Các loại súng, sau 15 phút dồn dập bắn áp đảo. Tiểu đoàn 3 xung phong lên. Khí thế tiến công thật mạnh mẽ. Giống như người đi săn thú, sau mấy ngày vất vả, giờ đây mới thấy bóng dáng của con mồi. Nên ai nấy đều háo hức chiến đấu, háo hức lập công. Anh em đã chiếm được trận địa phòng ngự của Pốt. Một vài cái xác vắt trên bờ công sự. Máu loang đầy mình, bên các loại súng. Hầm hào dầy đặc. Số đông chắc đã chạy biến. Như vậy chúng phòng thủ cũng không lớn. Chỉ có 1 lực lượng nhỏ ở lại chốt cản đường. Anh em phát triển rộng ra nhưng cũng chỉ thấy hầm hào, tuyến phòng thủ mới đào, không có lực lượng nào chốt giữ.

Trung đoàn trưởng Trần Măng báo cáo với Sư đoàn:" Trung đoàn 273 đã đánh chiếm xong núi Sa Cách. Sư đoàn trưởng lệnh cho Trung đoàn cắt trái vòng ra đường số 1. Tiến theo đường 1 đến bến bến phà Niếc Lương. Các Trung đoàn hành tiến bộ, cũng được lệnh vòng tiến ra đường số 1. Theo hợp đồng đội hình Trung đoàn 273, tiến sau đội hình Sư đoàn 7.

Từ chân núi Sa Cách rẽ ra đường 1 là con đường đất. Sau cuộc chiến ngắn, tinh thần của mọi người như bốc hẳn lên. Dọc đường đi đã thấy những đồ đạc, quần áo, của dân, của lính vất bừa bãi. Bọn này mới chạy qua đây. Mọi người bỗng thấy lại tái hiện những hình ảnh, của cuộc tổng tiến công năm 75. Khi đại quân ta đã đánh chiếm xong khu vực Trảng Bom, Hố Nai, Biên hòa. Vũ khí súng đạn, quân trang quân dụng cũng ngổn ngang, bừa bãi thế này.

Chiếc xe Jeep chởTham mưu phó Phạm Anh Xướng, cùng đ/c Trợ lý tác chiến Nguyễn văn Phô, Nguyễnvăn Ngọc cùng mấy ae Trinh sát do lái xe Nguyễn Đình Thắng lao vọt lên trên dẫnđường. Tiếp sau là đoàn xe. Trời tối vừa chạy được khoảng cây số thì....Ầm....Tiếng nổ long trời, chớp sáng lòe rồi phụt tắt. Tiếng người kêu thấtthanh:" Trúng mìn rồi". Đoàn xe khựng lại bộ đội ào xuống tản ra phòng thủ. 


Sau mấy phút, không thấy có gì khác thường. Lực lượng phía sau lên hỗ trợ xe trúng mìn. Chiếc xe reo bị lật nghiêng, gạo vỡ tung ra trắng xóa. Bánh sau bên phải xe tung ra, nhưng rất may là chỉ có 2 đ/c bị thương nhẹ, do gạo đè còn không ai bị sao. Đúng là tác dụng của các lớp bao gạo dưới sàn và bên thành xe. Làm cản sức công phá của mìn chống tăng rất tốt. Đã tránh được thương vong cho anh em.

Lực lượng Công binh được bb yểm trợ, nhanh chóng lên dò mìn. Nhưng suốt một quãng dài, cũng không thấy quả mìn nào nữa. Đoàn xe lại tiếp tục tiến. Số anh em trên xe bị mìn, được xếp đi cùng các xe khác. Chiếc xe jeép của Tham mưu phó, vẫn dũng mãnh đi đầu. Nghĩ lại cũng thật may. Không biết quả mìn bọn Pốt mới gài, hay sót lại từ lâu? Nếu chiếc xe jeép tiên phong đè lên, gây nổ. Thì với sức công phá của trái mìn kia, thì có lẽ cả xe, cùng số người ngồi trên đó được " Bay lên trời cao". Hú vía! Song nhiệm vụ, là nhiệm vụ. Xe jeép của Tham mưu phó vẫn phải làm nhiệm vụ tiên phong, thật mạo hiểm và vô cùng dũng cảm.

Mờ sáng ngày 7/1, đoàn xe của Trung đoàn 273 đã bám ra được đường 1. Trời sáng hẳn. Lúc này, mới thấy được sự ngổn ngang của nơi chiến tuyến. Quần áo, đồ đạc, hòm xiểng, những chiếc xe trâu kéo, chổng càng lên trời, hoặc nằm gục dưới ruộng bên đường. Tất cả quang cảnh, cho thấy: Mới có một cuộc rút chạy của cả dân cả lính qua đây. Đoàn quân rẽ phải hướng mục tiêu 2- Phà Niếc Lương. Được thông báo Sư đoàn 7 đã đánh qua. Hiện đang ở phía trước. Đã thấy đoàn người lôi thôi, lếch thếch, cả người lớn lẫn trẻ em, đàn bà, con gái. Cả những đứa chắc là lính Pốt, đã vất súng đạn, trà trộn trong đám người đi ngược hướng Trung đoàn. Với khuôn mặt bẩn thỉu, nhếch nhác lôi thôi, sợ hãi cùng ánh mắt lấm lét, nhìn đoàn quân đang hùng dũng tiến qua.

Lúc này, là công việc của Dân địch vận. Tôi nói với mấy đ/c phiên dịch là: Nói anh em trong đội công tác bạn dùng loa, nói một số nội dung về bộ đội VN chỉ đánh bọn Pôn Pốt. Cứu nguy cho dân, bà con yên tâm quay về quê cũ. Cả những ai là lính Pốt phải về báo với dân, báo với chính quyền địa phương ( mặc dù làm gì đã có chính quyền nào ). Rất nhanh, Sa Chơn hiểu ý bật loa phát thanh:" ÂY LAU NÍ TA TÂU,PRO CHIA CHUON CPC NƯNG TỨC ĐÂY CPC BAN RÙM ĐÓ TENG SƠ RÔNG....."( Từ bây giờ trở đi, đất nước CPC đã được giải phóng.....). Tiếng loa thật vang. Thoáng thấy những ánh mắt của đoàn người, có vẻ đỡ căng thẳng hơn. Ánh lên niềm vui cùng nụ cười. Nhiều người chắp tay vái lạy về hướng đoàn quân. Rồi mọi người như vỡ lẽ ra điều gì đã đến, niềm vui đã đến, tất cả mọi người nhẩy lên rồi vỗ tay rồi hô to: 'Trây dô. Trây dô "( hoan hô, hoan hô) ầm ĩ.

Đằng Đông hướng Việt NAM, Mặt trời đã lên cao. Chiếu những tia nắng đầu tiên trong ngày. Không phải như mọi ngày. Mà hôm nay, một ngày mới, một kỷ nguyên mới đã đến. Niềm vui đầu tiên của những người dân được tự do, được hưởng, niềm vui, nụ cười, hạnh phúc đầu tiên của hòa bình. Bình minh lên, báo hiệu sự hồi sinh của đất nước, của dân tộc Khơ Me anh em. Được chứng kiến niềm vui òa ập đến. Sao nước mắt của chúng tôi, những người lính tình nguyện Việt NAM trào ra chẩy dài trên má. Anh em dải thêm một số truyền đơn của MTDT, CM cứu nước CPC, mọi người tranh nhau vồ, đọc. Đoàn xe lại tăng ga lao về phía trước, nơi đó, còn bóng quân thù.

Đã nhiều năm rồi, tôi vẫ tự hỏi? Phải chăng đây là tiếng loa, phát thanh đầu tiên, sớm nhất. Báo tin chiến thắng, báo tin đất nước CPC đã được giải phóng. Đất nước và dân tộc Khơ Me đã được hồi sinh? Mặc dù quân đội, các LL CM bạn, cùng các đ/v quân tình nguyện Việt Nam chưa tiến tới Phnom Pênh.

Đúng 8h sáng, ngày7/1/1979. Mũi tiến công của Trung đoàn 273 đã tới bến phà Niếc Lương. Mục tiêu2 của Trung đoàn đã hoàn thành. Cho đến giờ phút này, có thể khẳng định: Toànbộ vùng đất phía Đông, Sông Mê Công của đất nước Campuchia đã được hoàn toàngiải phóng.


Bến phà Niếc Lương sáng ngày 7/1/79 tấp lập, nhộn nhịp khác thường. Hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp, xe vận tải, xe khí tài kỹ thuật xếp hàng dài. Hàng vạn chiến sỹ bộ binh của bạn và của Quân tình nguyện Việt Nam. Gồm Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 9, Sư đoàn 2, cùng các lực lượng phối thuộc khác của Quân khu 7. Đang tập kết tại khu vực này đợi vượt sông.

Lực lượng Hải quân của ta, Đoàn 962 đã tiến đánh từ hướng Việt Nam, dọc sông Mê Công tới đây. Đúng theo hợp đồng. Kịp thời chở Trung đoàn 14, của Sư đoàn 7, vượt sông đánh chiếm đầu bến phía Nam từ ngày mùng 6 (?). Anh em chốt giữ tại bên đó. Đợi đại quân đến. Việc Sư đoàn 7, cùng Hải quân, đánh chiếm được bờ Tây sông Mê Công tại bến phà Niếc Lương. Là một thắng lợi lớn của thế trận chiến dịch. Tuyến phòng ngự phía Tây sông Mê Công bị vỡ. Có nghĩa là cánh cửa phía Đông của Thủ đô PhNomPênh đã được mở.

Đoạn đường số 1, từ phà Niếc Lương tới Thủ đô PhNomPênh là đường độc đạo. Ngoài trục đường 1 là cao. Còn 2 bên đường là sình lầy, kênh rạch. Không tiện cho việc phòng thủ. Với thế lực của chúng ta, với sức mạnh đột kích hùng hậu của tăng, thiết giáp. Cùng với các Sư đoàn bb tinh nhuệ. Thì không thể có phòng tuyến nào ngăn được. Tiến đánh giải phóng PhNomPênh, giờ đây có thể tính từng giờ. Phải hành động thật khẩn trương. Không để cho địch được hoàn hồn. Không để cho chúng kịp lập hệ thống phòng thủ nào. Phải thần tốc, phải táo bạo, phải mãnh liệt. Phó tư lệnh Quân đoàn Bùi Cát Vũ ra lệnh toàn bộ Sư đoàn 7 và Trung đoàn 273, của Sư đoàn 341. Nhanh chóng tổ chức vượt sông.

Lúc này là 8h sáng. Ngày 7/1/79, cuộc đổ bộ vượt sông lớn nhất, mạnh nhất. hoành tráng nhất của Quân tình nguyện Việt Nam cùng LL CM bạn bắt đầu. Đơn vị Hải quân, Đoàn 962 với các tầu há mồm. Lúc này cũng đã kèm được 2 chiếc phà lớn ( bắc ) tới tham gia chở quân vượt sông. Nhìn chiếc Phà to lớn cồng kềnh, trên nóc phà được trang bị mấy dàn Cachuisa và một số anh em Hải quân với trang phục lính biển truyền thống. Đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu thật oai hùng. Nghe nói các anh cơ động về đây cũng đã nhiều lần phóng đạn. Tiêu diệt các chốt phòng thủ 2 bên sông.

Dòng sông Mê Công thật rộng lớn. Tôi bỗng thấy mình quá nhỏ bé, trước sự rộng lớn và hùng vĩ của con sông. Năm trước, trong lần cơ động đi giải vây thị xã Hà Tiên. Toàn đội hình hành quân đêm bằng những chiếc tầu nhỏ của dân. Dòng Tiền Giang, nhánh của con sông Mê Công này, nhưng sông cũng thật to, thật rộng. Sóng lừng như sóng biển. Tôi đã hú hồn vì lúc 2 tầu bị đụng nhau. Hôm nay, vượt sông nhưng bên đất K. Sông chưa chia nhánh nên rộng lớn hơn sông Tiền, sông Hậu ở Việt Nam nhiều. Làm cho tôi cùng nhiều anh em choáng ngợp. Thoáng chút lo ngại, trước sự to lớn, hùng vĩ của sông. Nhưng những suy nghĩ chỉ thoáng qua. Nhiệm vụ trước mắt còn nặng nề, song mỗi người lại trào lên niềm vui, cùng sự hào hứng khó tả. Khi nghĩ đến cái đích của Phnom Pênh giống như đích đến của Sài Gòn năm 1975. Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do thống nhất đất nước. Giờ đây cái điểm đến là thủ đô PhNomPênh, đầu não của tập đoàn phản động Pôn pốt IêngXaRi đang ở đó. Phải nhanh, phải nhanh tiến công vào sào huyệt của chúng. Tiêu diệt bọn đầu xỏ dã man độc ác, cứu giúp CM và nhận dân CămPuChia. Nhiệm vụ rất nặng nề, song ý nghĩa cũng thật lớn lao. Vinh dự và trách nhiệm này, đang đặt lên vai lực lượng CM đang còn non trẻ của Bạn. Cùng các chiến sỹ Quân tình nguyện Việt Nam.

Hàng vạn chiếnsỹ, cùng các loại trang bị, vũ khí, khí tài đã vượt sông. Giờ đây xe tăng, xethiết giáp được mở đường đi trước. Tiếp đến là các đoàn xe chở bộ binh, xe pháocác loại nối đuôi nhau. Dòng xe đi cuồn cuộn như thác chảy, như lũ trào. Tất cả nhằm hướng PhNômPênh lao tới.uống tản ra phòng thủ.


Khoảng 9h ngày 7/1. Lực lượng trinh sát không quân trên máy bay, trinh sát L19 báo tin : " Có hàng trăm xe kéo pháo, xe vận tải chở lính, có cả xe tăng, xe thiết giáp của địch chạy về hướng PhnomPênh. BTL liên quân nhận định: Trước sự tấn công như vũ bão của ta. Bọn Pốt không thể kháng cự tại tuyến phòng thủ bờ Tây sông Mê Kông. Nên chúng đã tính bài chuồn, để bảo toàn lực lượng. Chúng mới chạy, như vậy là chúng cũng không kịp chôn mìn, đào hào, hay phá cầu, cản bước tiến công của ta. BTL liên quân ra lệnh cho các lực lượng đã vượt sông. Nhanh chóng xốc lại đội hình, thần tốc tiến công truy kích ngay.

Sau khi các đơn vị cơ bản của Sư đoàn 7 đã qua sông. Trung đoàn 273 của Sư đoàn 341, cũng vượt sông rất nhanh. Trung đoàn trưởng Trần Măng đang cho điều chỉnh sắp xếp lại đội hình hành tiến. Thì được lệnh của Sư đoàn phó Mười Thứ giao nhiệm vụ như sau:

-Trung đoàn 273 tiến bám sát Sư đoàn 7. Vào Thủ đô Phnom Pênh.

- Mục tiêu 1 là đánh chiếm khu Đại sứ quán Trung Quốc

- Mục tiêu 2 là đánh chiếm sân vận động Quốc gia ÔlimPic. Sau đó phát triển sang trái bắt liên lạc .....với Sư đoàn 7.

Đội hình Sư đoàn 7 không biết đã đi hết chưa? Lúc này chỉ có đường 1, đường độc đạo tiến vào Thủ đô PhnomPênh. Nên đội hình các đơn vị bị chồng chéo lẫn lộn. Sau khi đã điều chỉnh xong đội hình. Trung đoàn trưởng Trần Măng ra lệnh : " Tất cả lên xe tiến công".

.

Những chiếc xe tăngT34, xe tăngT39, cùng những xe bọc thép M113, gầm vang, chồm lên. Lao về phía trước mở đường thật dũng mãnh, khói bụi mù mịt. Trong trời nắng chói lòa. Tiếng xích sắt nghiến ken két xuống mặt đường. những ngày qua toàn hành quân ở xình lầy, đường đất, tốc độ chậm. Giờ đây là mặt đường nhựa, tuy rằng rất xấu. Nhưng cũng đã là quá lý tưởng cho việc hành tiến. Đoàn xe như mãnh hổ bị kìm chân lâu ngày. Giờ đây được lệnh tiến công nhanh. Anh em lái thoải mái đạp hết ga. Xe lao đi hết tốc độ, làm anh em bộ binh ngồi trên xe cũng rất vất vả, vì phải bám nứu chắc vào xe để không bị rơi xuống. Trong khi một tay bám vào xe, một tay vẫn phải trong tư thế cầm súng sẵn sàng chiến đấu rât vất vả. Những lá cờ nhỏ, trên các xe gió thổi bay phần phần. Mọi người bừng bừng khí thế tiến công.

Hai bên đường vào PhnomPênh, rải rác có những trận địa pháo 130, 122, 85 ly còn đó, những hòm đạn còn xếp đó. Nhưng không có bóng dáng tên Pốt nào. Thi thoảng một vài cái xác nằm vắt bên đường. Có khẩu pháo đã móc vào sau xe xích, xe còn nổ máy, mà không có người lái. Cũng thấy những xe Hồng Hà chở đạn, hoặc xe Bắc Kinh loại xe chỉ huy. Đầu cắm chúi xuống ruộng, cần ăng teng dài vút, đung đưa thật ngộ nghĩnh. Các loại súng bộ binh, cùng các trang thiết bị chiến tranh, vất ngổn ngang. Cho thấy cuộc rút chạy rất lộn xộn mới đây của quân Khơ Me đỏ.

Trên đường lại bắt gặp từng đoàn người dân CPC. Già trẻ, trai gái, gầy gò, rách rưới, đi ngược hướng tiến của đại quân. Họ chắp tay vái lạy đoàn quân. Với nụ cười còn gượng gạo hé nở trên môi. Đường vào PhNômPênh không có:" Rực ánh cờ sao". Như lúc đại quân năm 75 tiến vào Sài Gòn. Ngoài những lá cờ 5 ngọn tháp của Quân đội CM CPC và Quốc kỳ cờ đỏ sao vàng, của các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam. Song có những bàn tay vẫy, nụ cười mới hé, cùng ánh mắt trìu mến của đoàn người mới được từ cõi chết trở về, bắt đầu được hồi sinh. Sa Chơn lại phát loa báo tin đất nước giải phóng, kêu gọi nhân dân nhanh chóng trở về xây dựng quê hương. Cùng những tờ truyền đơn của CM được tung, phát cho bà con.

Đoàn quân vẫn tiến. Khoảng 11h, Trung đoàn 273 đã cận kề PhnomPênh. Thì bất ngờ gặp một chốt gác chặn ngang đường. Ngăn không cho Trung đoàn hành tiến tiếp. Đoàn quân dừng lại, các đồng chí Tác chiến Trung đoàn lên hỏi tình hình. Thì được biết đây là chốt giữ của Sư đoàn 7 mới lập nên. Với lý do là: Các lực lượng Sư đoàn 7 đang gặp địch, đang chiến đấu bên trong thành phố. Để tránh bị lẫn quân ta và quân mình. Đề nghị Trung đoàn 273 tạm dừng tại đây. Sau khi Sư đoàn 7 giải quyết xong một số ổ đề kháng, thì Sư đoàn 341 sẽ lại tiếp tục tiến quân. Nghe các đ/c Sư đoàn 7 nói tình hình như vậy cũng có lý. Vì theo lệnh của Quân đoàn là: Trung đoàn 273 phải tiến sau đội hình Sư đoàn 7. Cùng với thái độ cương quyết của các lực lượng chốt giữ. Đoàn quân của Trung đoàn 273, Sư đoàn 341 phải dừng lại.

Anh em bộ đội xuốngxe, tản ra 2 bên đường, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đợi lệnh của chỉ huy.Phía trước tiếng súng thưa vẫn đang vọng lại. 


Nắng chan hòa. Đường vào Phnom Pênh đã rộng mở. Phía trước đã không còn tiếng súng. Nhưng lực lượng chốt chặn ở trạm gác Sư đoàn 7 vẫn không cho đoàn quân của Sư đoàn 341 vượt qua. Các đồng chí chỉ huy thì vô cùng sốt ruột. Điện của Sư đoàn vẫn thúc là: Trung đoàn 273 phải tiến nhanh. Đánh chiếm ngay các mục tiêu như đã được giao. Trung đoàn trưởng TrầnMăng và Chính ủy Diệp Xuân Ánh có lẽ là người nóng ruột nhất. Ông điện về báo cáo lại tình hình với Sư đoàn. Mới đầu Sư đoàn cũng chấp nhận, tạm dừng, xốc lại lực lượng. Đợi đơn vị bạn giải quyết xong các mục tiêu chốt chặn của Pót.

Nhưng sự chờ đợi đã quá lâu. 30' rồi 60' rồi hơn cả 60'. Đã quá giới hạn chờ đợi cùng sự kiềm chế. Trung đoàn trưởng Trần Măng trực tiếp lên kiểm tra tình hình trạm gác, chốt cản đường. Ông rất giận dữ, hình như ông đã thấy điều gì không hợp lý. Không đúng của trạm gác cản đường của Sư đoàn 7. Phải chăng đây là tiểu xảo gì đó trong việc thành tích. Nỗi khát khao được cắm cờ chiến thắng đầu tiên. Mà các đ/v của Quân đoàn 4 đã không có. Khi mà Sư đoàn 304, mới là Sư đoàn cắm lá cờ chiến thắng đầu tiên ở Dinh Độc Lập ngày 30/4/75. Báo hiệu Sài Gòn được giải phóng. Báo hiệu chế độ VNCH đã xụp đổ? Ông điện báo xin ý kiến xử lý của Sư đoàn. Chỉ huy Sư đoàn 341 ra lệnh tiến công ngay. Không được chậm trễ. Không chấp hành lệnh ngăn cản của trạm gác.

Lệnh lên xe tiến công! Những chiếc xe không khác gì những con tuấn mã, đang phi nước đại, đang hăng. Bỗng bị ghìm cương dừng lại. Sức nén của sự chờ đợi đã quá căng. Đoàn xe chồm lên, bất tuân lệnh của trạm gác. Thẳng tiến vào Phnom-Pênh.

Lúc này đã gần 13h ngày 7/1/1979. Chiếc tăng T54 dẫn đầu mũi tiến công của Trung đoàn 273, Sư đoàn 341 vượt qua cầu MôMiVông vào Phnom-Pênh. Thủ đô Phnom pênh đây ư? Thủ phủ của bọn đầu não Pon Pót- Yêng xa Ri đây ư? Không có 1 phát súng bắn trả. Không có bóng một tên lính Pốt nào. Những quân trang, quân dụng của bọn Pốt vất ngổn ngang đầy đường. Những cung diện nguy nga tráng lệ. Những Chùa Vàng, Chùa Bạc đâu rồi. Những căn nhà, những dẫy phố. Với những kiến trúc đặc trưng của đất nước Chùa Tháp, nói nên đã có một thời hưng thịnh, nhiều năm hưng thịnh sầm uất, đông vui bên bờ TôngLêSáp. Giờ đây vắng tanh vắng ngắt. Với những tòa nhà rêu phong, im lìm, như 1 thành phố chết. Thủ đô giờ đây không một bóng người dân. Những cư dân của thành phố đã bị bọn Pốt lùa hết lên rừng, đi xây dựng cái gọi là vùng kinh tế mới. Xây dựng các công xã kiểu Trung Quốc. Ăn chung, ở chung, làm chung, lấy nhau do các Ăng ka chỉ định. Không chợ, không tiền, không trường học, không bệnh viện. Không cả Chùa chiềng.

Trong tôi cùng những chiến sỹ tình nguyện Việt Nam, từ trong trái tim, như muốn kêu lên thật to:" Hỡi những cư dân Thủ đô Phnom Pênh, chúng tôi đã tới đây. Đã đánh đổ bè lũ khát máu độc ác Pon Pốt- Iêng xa Ri cứu giúp dân tộc KH'me. Các bạn ở đâu cả rồi? Ai còn? Ai đã chết dưới đao búa của bọn Pót khát máu, mất hết tính người này?". Không một tiếng vọng trả lời, chỉ có gió, gió lay động các cành cây, như những linh hồn oan khuất trở về. Cùng dòng Tonlesap ngầu đỏ, cuồn cuộc chảy như tiếng kêu than giận dữ , tố cáo tội ác bọn đao phủ, bọn dã thú đội lốt người Pon Pốt- Iêng xa ri khát máu....

Các đơn vị của Sư đoàn 7 đã chiếm giữ khu vực Hoàng Cung và 1 số nơi khác. Đoàn quân của Trung đoàn 273 đã đến khu vực sân vận động Ô-lim-píc rồi phát triển theo đại lộ MôMiVông. Tiến đến khu vực Đài Độc Lập, Đại Sứ quán Trung Quốc. Khu vực Bộ Tổng tham mưu của Pốt. Nơi hợp điểm của các cách quân ta và bạn đánh vào Phnom-Pênh.

Đúng 11g30' ngày 7/1/79. Thủ đô Phnom-Pênh đã hoàn toàn giải phóng. Lá cờ 5 ngọn tháp của mặt trận dân tộc giải phóng cứu nước CPC, cùng lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh của quân tình nguyện Việt Nam. Phần phật tung bay trên đỉnh cột cờ của Hoàng Cung. Báo hiệu chiến thắng. Báo hiệu CM chân chính của nhân dân CPC đã thành công. Báo hiệu chế độ diệt chủng Pôn-Pốt-Iêng-xari tàn bạo nhất trong lịch sử đất nước CPC đã bị lật đổ. Báo hiệu âm mưu thâm độc của quan thầy Bành Trương phương Bắc đã bị phá sản. Báo hiệu dân tộc Kh'me đã được cứu sống. Báo hiệu đất nước CPC đã được hồi sinh.

CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ PHNOM PÊNH ĐÃ ĐẠI THẮNG LỢI.

MỘT NGÀY MỚI, MỘT KỶ NGUYÊN MỚI CỦA ĐẤT NƯỚC CAMPHUCHIA, CỦA DÂN TỘC KH'ME ĐÃ ĐƯỢC HỒI SINH.

BẮT ĐẦU TỪ HÔM NAY. NGÀY 7/1/1979 NÀY. 


Đoàn quân của Trung đoàn 273. Sau khi đã đến chiếm giữ những mục tiêu quan trọng. Như sân vận động Olympic, Đại sứ quán Trung Quốc, Đài Độc lập. Ở mỗi nơi, đều treo những lá cờ của MTDT cứu nước CPC 5 ngọn tháp. Cùng lá cờ Quốc kỳ Việt Nam cờ đỏ sao vàng 5 cánh vào những nơi trang trọng nhất. Rồi cả đoàn quân như diễu hành từ phố này sang phố khác.

Đúng ra là cứ đi lòng vòng. Trên các đường phố chết. Nhưng ngổn ngang, những quân trang, quân dụng của Pốt. Có lúc đi qua cả nhà máy sản xuất thuốc lá. Chắc lính Pốt vào lấy, hay lục phá, mà rất nhiều bao thuốc lá hiệu ARA, hiệu COTAP đầu lọc và loại không đầu lọc. Vất đầy cạnh đường. Lính ta nhấy xuống tận thu số chiến lợi phẩm giá trị nhất này.

Chiều tối thì vòng về gần khu vực vòng xoay đầu cầu của Mô Mi Vông. Trung đoàn bộ dừng chân tại vị trí dẫy nhà 3 tầng. Từ chiều, đã có nhiều đơn vị tiến vào TP, nhưng giờ đây khi gần tối. Mỗi đơn vị được giao dừng chân ở mỗi nơi, thi thoảng mới có tiếng súng lẻ loi vọng lại.

Chiều muộn, gió từ sông thổi đến mát lạnh, ai nấy đều vô cùng mệt. Thành phố vẫn im lặng, lúc này, mọi người như thấy Thành phố lớn rộng hơn. Trong khi thấy mình như bé nhỏ lại. Anh em Ban 5 của Trung đoàn, đã kịp nấu ăn cho Trung đoàn bộ. Lúc này khoảng 18h30' tối, đang ăn cơm. Bỗng mấy loạt súng rộ lên bắn về phía Trung đoàn bộ. Tất cả vồ lấy súng, lắng nghe diễn biến tiếp. Nhưng cũng chỉ có mấy loạt AK đấy. Có lẽ anh em nào gặp gà, gặp lợn gì đây? Nhưng khoảng 10' sau 1 đồng chí chạy lại chỗ Đại đội Trinh sát. Mặt "cắt không còn giọt máu" hổn hển nói: Pốt phục bắn xe. Thủ trưởng Khánh trúng đạn rồi. Mọi người vây lấy, hỏi kỹ thì được biết Thủ trưởng Phan Khánh, Trung tá trưởng phòng hậu cần Sư đoàn, cùng đ/c Yến Đại úy Trợ lý tuyên huấn Sư đoàn. và 1 đ/c chiến sỹ nữa, đi xe Jeep vượt qua. Tưởng Trung đoàn 273 ở đó, đang chạy thì thấy mấy bóng áo đen. Chúng bắn mấy loạt vào xe. Thủ trưởng Khánh, Trưởng ban Yến đều trúng đạn. Quá bất ngờ. Đ/c lái xe quay xe lại, nhưng vòng gấp, xe bị lật, đ/c lái xe lộn mấy vòng rồi chạy về. Vị trí đó cách đây khoảng hơn 1km.

Một tình huống thật bất ngờ, Trung đoàn lệnh cho Đại đội Trinh sát, cùng 2 Đại đội của Tiểu đoàn 1, đánh lên. Trời đã nhập nhoạng tối, anh em vận động lên. Gặp xe đang nằm nghiêng giữa đường. Có 3 người nằm gục, vắt vẻo các hướng. Máu loang thành vũng nơi xe đổ, 1 bộ phận ở lại vị trí xe. Còn tất cả phát triển lên tiếp. Nhưng thật kỳ lạ, không thấy bóng thằng Pốt nào? Không có bóng một người dân nào? Không có phát đạn nào, loạt đạn nào bắn nữa.

Một sự cố đáng tiếc, và thật sự bất ngờ. Cả 3 đ/c đã hy sinh. Suốt dọc đường chiến dịch cho tới vào đây. Không có 1 đ/c nào hy sinh. Mà bây giờ, ngay buổi tối ngày 7/1, lại có sự vụ đáng tiếc này. Mọi người cảm thấy điều gì hơi rờn rợn. Ai nấy, đều kiểm tra lại súng đạn, bóng tối ập xuống.

Tối đầu tiên - khởi đầu của đêm đầu tiên tại Thủ đô Phnom-Pênh đã giải phóng. Khoảng 7h tối. Tôi thấy cần giải quyết cái sự "buồn". Ngôi nhà bỏ hoang từ lâu, tôi rủ anh Phạm Ngọc Dũng, Trợ lý Quân lực Trung đoàn, ra đằng sau nhà. Nơi có bãi đất trống cùng các khóm chuối. Tối mò, đèn đóm không có, 2 anh em khoét cái "hố mèo" tụt quần, giải quyết việc riêng. Súng để bên, căng mắt ra, xăm soi vào bóng tối. Trời tối nhìn cái gì giờ đây cũng thấy giống hình người, cũng thấy nguy hiểm. Đang "ngon trớn". Bỗng tôi phát hiện những quả đạn đỏ lừ, từ xa đang bay hình vòng cung rất nhanh về phía chúng tôi. Tôi hô to: Anh Dũng đạn pháo. Rồi tay kéo quần tay xách súng chạy vội vào trong nhà. Vừa vào được nhà thì đoành-đoành-đoành.....Những trái đạn 37 ly nổ dây chuyền tóe lửa, mảnh đạn bay rào rào ngay gần chỗ chúng tôi. Rồi thêm nhiều loạt nữa. Thật hú hồn. Thế rồi 2 anh em cũng quên luôn cái việc giải quyết tiếp "chuyện riêng" kia nữa. Mọi người phân công nhau canh gác. Rất mệt nhưng có ai là giám ngủ say. Anh em đều mong cho trời nhanh sáng.


Về phía bọn phản động Pôn-pốt-Iengxari. Sau này chúng ta thu được một số tài liệu của chúng. Thì mới biết được ngày 2/1/1979 khi tiếng súng tổng tiến công và nổi dậy. Của lực lượng vũ trang cách mạng, đang uy hiếp mạnh các tuyến phòng thủ của địch. Ở phía đông Phnom-pênh. TW Đảng Pon-pot họp khẩn cấp, đánh giá tình hình quân sự và đã đưa ra quyết định: Rút vào rừng, tiến hành cuộc chiến tranh du kích trường kỳ, chống lại Việ Nam và sẽ chiến thắng Việt Nam sau khoảng 100 năm nữa. Chúng tính rằng: Cứ 1 lính Khơ me đỏ sẽ tiêu diệt được 20 lính Việt Nam. Theo tỷ lệ ấy thì sau khoảng 100 năm nữa nước Việt Nam sẽ bị Khơ me đỏ thôn tính.

Để thực hiện nghị quyết trên. Trưa ngày 6/1/1979 Pon-pot cho dẫn Xi-ha-nuc đang bị giam lỏng từ khu vực Hòang Cung đến làm việc. Rồi cùng Pon-pốt bay sang Trung Quốc. Để cùng bè lũ Bành Trướng, bàn tính âm mưu. Chúng định mượn tiếng nói của Ông cựu Quốc vương Xi-Ha-Nuc tại diễn đàn Liên hợp quốc họp ngày 8/1/1979.

Cùng với những âm mưu, thủ đoạn về ngoại giao. Trưa hôm ấy tại Phnom-Pênh, Bộ Tổng chỉ huy Khơ me đỏ ra lệnh: tiêu hủy hết tài liệu, hòng phi tang toàn bộ chứng tích tội ác của chế độ diệt chủng". Chúng vội vàng rút chạy bằng ôtô, tàu hỏa, theo đường 5-6 sang hướng Thái Lan. Trong cuộc rút chạy hôm đó có cả Iêng-xari, Khiêuxămpon và toàn bộ bọn cầm đầu của chủ thể "CPC dân chủ". Trong số rút chạy còn có cả Đại sứ quán Trung Quốc, do Tôn Hạo cầm đầu.

Trước khi tháo chạy sang đất Thái Lan. Bọn trùm Khơ me đỏ và Thầy dùi Bành Trướng, đã thảo ra 1 kế hoạch, rất tỷ mỷ, cụ thể. Cho bọn lính áo đen của chúng. Xử dụng chiến thuật, nhanh chóng tản ra để bảo toàn lực lượng. Nhưng cũng phải khẩn trương co lại, chống phá CM chân chính CPC, cùng Quân tình nguyện Việt Nam khi có điều kiện.

Vì thế ngày 9/1/79. Tại diễn đàn Liên hợp quốc. Bọn chúng cũng đã làm rùm beng về vấn đề CPC. Chúng lớn tiếng vu cáo Việt Nam, bôi nhọ, đả kích Mặt trận đoàn kết Dân tộc của nước CPC. Do ông Hên-xom-rin đứng đầu. Đồng thời vẫn làm mọi cách, duy trì cái ghế đại diện của CPC dân chủ tại Liên hợp quốc.

Song cái mốc lịch sử ngày 7/1/1979. Mà Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước CPC. Được sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam. Lật đổ chế độ độc tài, khát máu, diệt chủng của Tập đoàn phản động Pon-pốt-Iengxari. Giải phóng thủ đô Phnom-pênh. Là thắng lợi, mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Của đất nước CPC, của dân tộc Khơ-me khỏi họa diệt chủng. Nhưng thắng lợi đó chưa phải là triệt để. Vì bọn cầm đầu và lực lượng Quân đội Pốt, chưa bị tiêu diệt hết. Chúng đã chạy vào rừng, bọn đầu sỏ đã được dàn xếp, chạy sang cư trú ở đất Thái Lan.

Trước tình hình trên. Bộ chỉ huy liên quân CPC-Việt Nam. Quyết định chỉ đạo: Các lực lượng vũ trang của ta và bạn trên chiến trường CPC. Phải tiếp tục triển khai ngay, nhiệm vụ chiến đấu. Kiên quyết truy quét bọn tàn binh địch. Không cho chúng tập hợp tổ chức lại, củng cố xây dựng căn cứ. Để tiến hành chống phá CM. Đồng thời tấn công vào rừng, truy diệt Pốt. Những khu vực đông dân, đang tập trung, bị chúng lùa vào đó. Để cứu giúp dân, giải phóng dân.

Các đơn vị phíasau, phải nâng cao cảnh giác. Ra sức tuyên truyền, vận động nhân dân. Phát hiệnnhững phần tử Pon-pốt khát máu, trà trộn trong dân, xây dựng chính quyền mớicủa nhân dân, các lực lượng vũ trangdân quân tự vệ. Cùng cảc tổ chức quần chúng khác. 


Thế rồi cái "đêm dài" đầu tiên tại thủ đô Phnom pênh cũng qua. Trời đã sáng. Mọi người đều cảm thấy khoan khoái, bừng tỉnh, khi mà cái sự nặng nề của bóng đêm được trút bỏ. Anh em Ban 5 rất nhanh, phục vụ cho cơ quan Trung đoàn bữa sáng. Bình minh chiếu dọi. Gió nhè nhẹ thổi. Một ngày mới thực sự bắt đầu.

Ban Chính trị tổ chức giao ban, thông báo về tình hình và n/vụ của Trung đoàn. Theo đó n/vụ của Trung đoàn 273 vẫn dừng chân tại vị trí. Các Tiểu đoàn được điều chỉnh lại đội hình. Phải có n/v lùng sục kiểm tra, tìm những tên Pốt còn lẩn trốn. Yêu cầu phải làm tốt công tác dân vận. Phải bảo vệ tài sản của dân, của bạn. Không được lấy hay thu những tài sản đang có tại thành phố khi chưa có lệnh. Một n/vụ quan trọng nữa là bảo vệ cho đoàn cán bộ cấp cao. Của bộ Tổng tham mưu, cùng cơ quan Tác chiến, sẽ đến bằng máy bay trực thăng. Để thị sát tình hình Thủ đô Phnom-pênh.

Khoảng 9h sáng ngày 8/1/1979, chiếc máy bay trực thăng chở đoàn cán bộ cao cấp bay lượn vòng thành phố. Tiểu đoàn 3 được lệnh bảo vệ khu vực bãi đáp. Trên trời có 1 số tiếng nổ bụp bụp, rồi có những chùm khói của đạn pháo phòng không. Bọn Pốt bắn máy bay, nhưng rất may là không trúng. Máy bay lượn thấp rồi đỗ xuống ngay tại giữa cầu Mônyvông. Tướng Đạo, cùng đoàn cán bộ rời máy bay vào làm việc với BCH Trung đoàn 273. Rồi được Tiểu đoàn 3 bảo vệ, ông cùng đoàn cán bộ, với chỉ huy Trung đoàn đi thăm kiểm tra 1 số nơi.

Khoảng 10h, sau khi phân công đ/c Diến, cùng 3 đ/c bạn trong đội công tác. Đi nắm tình hình dân bên kia cầu. Tôi rủ anh Dũng quân lực, đi thăm thành phố. Hai anh em, mỗi người có 1 khẩu súng K54 và thường đeo 1 túi mìn Cơlaymo. Để đựng sổ sách hoặc các thứ linh tinh cho tiện. Không an tâm lắm với 2 cái "đùi gà". Tôi mang theo 1 khẩu AK với 2 hộp tiếp đạn. Hai anh em bắt đầu đi vào trong trung tâm. Quái lạ, bộ đội thì nhiều mà sao phố vẫn vắng vậy. Đi qua các dẫy phố, các cửa hàng lớn nhỏ, buôn bán đủ thứ. Chắc từ chế độ Lon Lon. Nhiều gian hàng đã bị lục lọi. Các cửa hàng vải vóc rất nhiều và đẹp, giống như các dẫy phố buôn bán ở Sài Gòn. Có căn nhà đang bị cháy, Hai anh em đi nhanh ra khỏi nơi cháy. Khu vực này đã thấy có từng tốp bộ đội, của các đ/v cũng vào các nhà hàng, cửa hiệu lục lọi tìm kiếm linh tinh, vải vóc, hàng hóa, giấy tờ, đồ văn phòng phẩm. Cùng các đồ dùng quý rất nhiều.

Tới 1 cửa hàng bán vải, rất nhiều loại vải quý xếp trên kệ. Hai anh em lấy 1 xúc vải, lấy dao găm cắt mép rồi xé. Vải bền quá, không xé được. Đành lấy dao cắt xé nham nhở. Cắt xé cho mỗi người người khoảng hơn 2 mét vải khổ đúp, màu đen trên riềm toàn chữ Ăng lê-Tuyxi của Anh Quốc. Lại đi tiếp vào 1 cửa hàng bán các loại máy văn phòng. Anh Dũng nói: Toàn máy tính điện tử Phú ạ. Thời đó tôi cũng như nhiều người, có biết máy tính điện tử là gì đâu. Nên rất ngại, tôi nói: Đừng nghịch anh ạ. Anh Dũng nguyên là giáo viên Trung văn dậy cấp 3. Tại Quảng Yên, Quảng Ninh. Anh cũng nhập ngũ năm 72 như tôi. Nên về Khoa học kỹ thuật rõ hơn tôi. Anh cầm 1 cái máy to bằng quyển vở, bấm bấm, bấm bấm. Nhưng do tôi không hiểu, nên tôi sợ, gàn anh bỏ xuống. Anh tần ngần, nhẹ nhàng bỏ cái máy tính xuống bàn, nhưng có vẻ vẫn tiếc. Sau này tôi mới biết những cái máy tính đó rất có giá trị. Nếu mang về Việt Nam, bán tại Sài Gòn thì có giá được khoảng 1 cây vàng.

Tới 1 cửa hàng tạp hóa, thấy có nhiều cái kéo cắt tóc có răng lược. Tôi lấy 1 cái và 1 cái lược nhựa mầu đồi mồi. Có nhãn hiệu France. Nghĩ là làm 1 bộ để cắt tóc, cái kéo sau này thì mất, còn cái lược nhựa hiện tại tôi vẫn còn giữ. Đã mấy chục năm rồi mà nó vẫn dẻo, chải đầu vẫn thích.

Đi tiếp1 lúc nữa, tới 1 cửa hàng. Vừa kéo cái ngăn kéo ra, tôi thấy có một miếng kimloại mầu vàng. Có 4 dòng chữ: Băng Cốc, Hồng Kông, Sài Gòn, Makao. Tôi nóingay: Anh Dũng ơi có vàng. Anh Dũng nói "đâu". Tôi cầm đưa anh xem,anh Dũng nói vàng giả, chứ làm gì có vàng thật. Tôi khẳng định ngay, đây là 1 câyvàng đấy, 4 chỉ. Ở Sài Gòn em đã biết rồi. Hai anh em ngần ngừ. Anh Dũng thìthần người ra. Rồi tôi quyết định lấy, tôi nói: lấy làm kỷ niệm anh ạ, mỗi anhem nửa, rồi lấy cái kéo có răng lược cắt đôi miếng vàng. Anh Dũng vui hẳn lên. Nói: Đúng là vàng thì quý lắm! Vậy là anh cóquà cho chị rồi.


Hai anh em tiếp tục đi, vừa đi vừa ngắm thành phố, vừa nhìn các cửa hàng, chuyện trò vui hẳn lên. Có thể là do sự phấn khích của các chiến lợi phẩm. Mảnh kim loại màu vàng, mỏng hấp dẫn kia. Hay bắt đầu vào con phố lớn, to hơn có các cửa hàng cửa hiệu rất đẹp.

Hai anh em vào 1 cửa hàng bán xe máy. Có 1 dãy dài toàn xe Mobilette màu xanh, màu vàng mới tinh. Tôi nói: lấy 1 xe để đi anh ạ! Anh em mình tìm đường đến Hoàng Cung. Tôi bèn dẫn ra 1 chiếc xe. Xe không có xăng, tôi tìm thấy 1 can xăng, đổ đầy bình, Chống chân xe, nhẩy lên đạp. Xe mới của Pháp quốc đã khác, vừa đạp một - hai vòng. Máy đã nổ giòn và khói xanh thơm lừng. Tôi hất chân chống rồi nói: Lên xe anh, anh Dũng lên ngồi đằng sau. Tôi tăng ga, xe chạy ngon lành. Chạy một lúc tới một con đường chỗ ngã ba. Có mấy đồng chí bộ đội đơn vị nào đang gác. Tôi hỏi thăm đường ra Hoàng Cung, anh em chỉ đường, cách đấy gần cây số. Tôi chạy một mạch dọc bờ sông TonleSáp, tới nơi.

Trời! Hoàng cung đây ư! Cung điện Xihanúc, mà trong các sách báo thường ca ngợi đấy ư? Tòa nhà cao to lộng lẫy, với lối kiến trúc rất Campuchia. Trước mặt là con đường lớn, chạy dọc sông. Khu vực Hoàng Cung nằm cạnh con lộ lớn đó. Thảo nào, trong sách báo cứ tả: Hoàng Cung Xi ha núc nguy nga, đồ sộ, soi bóng xuống dòng Tônlesáp hùng vĩ.

Tôi háo hức, chống xe vất cạnh đường. Hai anh em leo lên các bậc, vào khu vực như là hội trường lớn. Ở đây đã có các đ/c (chắc của Sư đoàn 7) bộ đội canh gác. Không cho chúng tôi vào, tôi nói: Tôi vào thăm Hoàng Cung một lúc thôi. Anh em nói: Vậy các anh chỉ được vào nhà lớn này thôi. Không được vào sâu bên trong, Vì bên trong, rất ngóc ngách. Chúng tôi đang nghi còn có bọn Pốt lẩn trốn, rất nguy hiểm. Tôi nói thế cũng được. Hai anh em vào phòng khách, bỗng thấy mát lạnh. Hoa mắt vì đồ đạc, tranh ảnh và đặc trưng là màu vàng, màu đỏ của chốn cung đình Á Đông.

Bên ngoài tòa nhà thì có lối kiến trúc rất CPC. Nhưng trong nhà, thì toàn bàn ghế sa-lông, tuyệt sang trọng theo cách bài trí Châu Âu. Có biết bao nhiêu tủ, bầy các vật trang trí đẹp vô giá. Nào là những đôi ngà voi dài tới hơn 2m. Được chạm khắc hàng ngàn con voi lớn nhỏ. Rất nhiều ngà voi khác, cái nào cũng được chạm trổ tinh xảo. Hay những cái sừng to. Sau này mới biết đó là sừng têgiác. Trong các tủ bày toàn là vàng bạc, ngọc xanh, ngọc đỏ theo hình các đồ vật. Chắc là những kỷ niệm của các đoàn khách đến thăm. Hay đi thăm, của ông Hoàng. Hay có thể nơi đây là nơi lưu giữ kỷ vật, báu vật, từ bao đời Vua. Rồi tranh ảnh các loại thật nhiều, cái gì cũng đẹp, cũng sang trọng. Đến mức chúng tôi chỉ ngắm nhìn, nuốt nước bọt mà trầm trồ thán phục. Chứ không giám chạm tay vào.

Trên bức tường vải nhung đỏ, tôi thấy treo nhiều loại kiếm. Từ kiếm ngắn( đoản kiếm) như dao găm, dài khoảng 30cm. Đến cái dài nhất (trường kiếm) treo trên cùng, dài hơn 1m. Có tay nắm bằng ngà voi trắng, Khắc các chữ Nhật màu vàng, có chùm tua rua đỏ. Bao kiếm cũng được chạm trổ cẩn vàng rất tinh sảo. Ngắm mãi, thích quá, tôi nói với anh Dũng: Em lấy thanh kiếm dài nhất làm kỷ niệm. Sau này tôi mới thấy mình thật ngốc, khi lấy thanh kiếm dài này. Giá như lấy thanh kiếm ngắn thì có thể giữ được.

Tôi đứng lên ghế, tháo thanh kiếm xuống. Bao kiếm thật đẹp, chạm trổ thật cầu kỳ. Rút thanh kiếm ra, bản nó chỉ nhỏ hơn 2 ngón tay. Không dầy, rất dài, trên cùng cách đầu kiếm khoảng 1 gang hơi cong. Màu thép sáng xanh, sắc lẹm rợn rợn. Hai anh em trầm trồ khen ngợi cây kiếm mãi. Ngắm nghía mãi, hết những đồ vật, rồi ngồi xuống bộ salông to đồ sộ, sang trọng, vàng đỏ 1 lúc. Tôi thấy có vẻ đi chơi đã lâu, đã sốt ruột. Rồi tôi nói: về thôi anh à.

Hai anh em vô cùng vui vì buổi đi chơi. Ra chỗ chiếc xe, không biết aiđã lấy đi rồi. Chúng tôi đi bộ dọc phố. Tôi rút thanh kiếm ra, múa múa như làhiệp sỹ đấu kiếm. Gặp những cành cây nhỏ ven đường. Tôi lia thử, cành cây to bằng nửa cổ tay, mà rụng xuống thậtêm, vết chém thật ngọt. Tôi rất thích, rất vui vì lấy được thanh kiếm quý báunày. 


Hai anh em đi dọc sông. Gần đến vòng xuyến cầu Mônivông, nơi Trung đoàn bộ đóng quân. Bất ngờ, 1 chiếc xe Jeep chạy đến, đỗ khự trước mặt. Trên xe có mấy đ/c bộ đội, đeo băng đỏ kiểm soát quân sự, đeo bao se, súng đạn đầy mình. Cùng với 2 người, Không đeo quân hàm, trông có vẻ nhiều tuổi. Gọi chúng tôi lại, hỏi đường đi đến Hoàng Cung.

Tôi chỉ đường rồi nói: Các sếp cứ đi đi, anh em tôi vừa ở đó ra. Tôi thấy 1 ông ở trên xe, cứ nhìn thanh kiếm tôi cầm. Tôi định giấu đi nhưng kiếm dài quá, giấu đi đâu được. Tôi bỏ đi, thì ông ta hỏi: Này: đ/c lấy thanh kiếm này ở đâu? Tôi thật thà nói: Tôi vừa lấy trong Hoàng Cung đấy. Ông ta nghiêm mặt nói: Hai đ/c đã vi phạm kỷ luật nhé, ai cho các anh lấy thứ này. Tôi nói: ở đó có nhiều lắm tôi lấy chơi thôi mà. Ông ta lại nói: lấy chơi cũng không được. Hai đ/c mang ngay lại đấy. Đúng là đánh đố nhau, thoáng nghĩ vậy, tôi nói: Vậy các anh đi lại đấy, trả luôn giúp tôi. Rồi tôi đưa luôn cho 1 đ/c đeo băng đỏ. Trong đầu nghĩ nhanh "mất rồi".

Chiếc xe vụt đi. Tôi cứ thắc mắc và tiếc mãi thanh kiếm. Rồi tự hỏi: liệu họ có trả lại thanh kiếm đó không? Rồi cứ nghĩ mình ngốc, giá mà lấy cái thanh đoản kiếm kia làm dao găm thì có khi giữ được.

Về đến chỗ đóng quân. Đúng lúc Ban chính trị tổ chức họp cả Ban, để phổ biến nhiệm vụ. Nhìn nét mặt của mọi người, thấy ai cũng vui vẻ, hồ hởi, to nhỏ thì thầm. Chắc mọi người cũng vừa đi "xem xét" thành phố như chúng tôi.

Trực tiếp đồng chí Chính ủy Trung đoàn Diệp Xuân Ánh và đ/c Nguyễn Kim Tiến - Phó chính ủy đến dự. Đ/c Nguyễn Kim Tiến nói từng công việc một của cơ quan, của Tiểu ban phải làm. Tôi còn nhớ đ/c Tiến nói: "Chúng ta đã đánh đổ bọn phản động Ponpôt-Iêngxari. Hòa bình đã lập lại, bây giờ là lúc chúng ta phải xây dựng chính quyền cho bạn". Chiến tranh như vậy đã kết thúc, vì vậy Cán bộ (Tiểu ban cán bộ) phải khoanh ngay, phanh ngay các trường hợp phát triển Cán bộ. Tiến tới phải lo việc giải ngũ, nên dừng không phát triển Cán bộ nữa. Không đề nghị phát triển Sỹ quan nữa.

Tôi nghĩ kiểu này lại giống như năm 75 đây. Mình và rất nhiều người đã bị thiệt thòi khi chiến tranh kết thúc. Bị nhầm lẫn chức vụ, mình không được phong hàm Sỹ quan. Rồi cứ đeo mãi cái hàm Trung sỹ để đợi giải ngũ. Mà sỹ quan và HSQ chiến sỹ tiêu chuẩn khác hẳn nhau. Đường, sữa, nhu yếu phẩm cái gì Sỹ quan cũng được ưu tiên. Cả từ cái mũ cối, đôi dép, cái thắt lưng hay bộ quần áo. Sỹ quan có đợt được được phát, mà hạ Sỹ quan chiến sỹ thì không. Đi chiến đấu, lính thì không có chế độ gì ở hậu phương. Nhưng nếu là Sỹ quan, thì bố mẹ, vợ con ở quê được nhận lương của mình đầy đủ.

Tự nhiên tôi thấy nỗi buồn ập đến. Thấy có gì bất công, bất mãn trong việc đối xử giữa cán bộ Sỹ quan và lính. Đành rằng Sỹ quan là 1 nghề, hạ sỹ quan chỉ là đi nghĩa vụ. Nhưng nghĩa vụ thì 1 năm 2 năm thôi, chứ thực tế đã có nhiều, rất nhiều người chỉ là lính mà đã có tới 5 năm, 10 năm trong quân đội rồi. Họ thật là thiệt thòi.

Rồi đ/c Tiến nói sang việc xây dựng chính quyền. Bảo vệ thành phố, như làm quân quản ngày xưa. Tất cả những điều đ/c Tiến nói, đều từa tựa như là tình hình xã hội, nhiệm vụ của Quân đội, giống như là sau ngày giải phóng 30/4/1975 ở Việt Nam.

Tiếp đến, đ/c Chính ủy Trung đoàn Diệp Xuân Ánh phát biểu. Chính ủy Ánh là người lúc nào cũng nghiêm nghị. Cũng đúng chuẩn, mẫu mực tromg từng câu nói. Đúng là cấp trên khéo chọn ông, đúng với nhiệm vụ Chính ủy mà ông đang đảm trách.

Phòng họp khói mù, thơm lừng mùi thuốc lá cao cấp, toàn thứ sang trọng. Ông chỉ mọi người nhìn khói thuốc lá rồi nói: Tôi đố các đ/c khói thuốc thơm này là loại thuốc là gì? Mà sao có vẻ khang khác, sao khói thơm mà hình như ai cũng hút. Mọi người nhao nhao lên trả lời trong niềm phấn kích sẵn có: b/c Chính ủy thuốc lá Contap, và ARA, Toàn là thuốc thơm hút ngon lắm Chính ủy ạ. Chính ủy Ánh hỏi tiếp: Vậy hả? Anh em lấy ở đâu mà nhiều thế? Anh em trả lời là trong TP có 1 nhà máy sản xuất thuốc lá. Anh em ban 5 đã lấy được 1 số. Chính ủy nghiêm nét mặt nói: Chết rồi! Ai cho phép các đồng chí lấy! Ai cho phép các đồng chí hút? Ban chính trị mà hút thuốc lá, mà lấy chiến lợi phẩm của bạn thế này thì sai rồi, vi phạm kỷ luật to rồi. Các đ/c đã được học tập các quy định, các hướng dẫn về công tác dân địch vận, kỷ luật chiến trường. Các tài sản ở TP này là của bạn. Từ cái kim, từ sợi chỉ hay như điếu thuốc lá đều là của bạn. Chúng ta đều không được phép sử dụng. Các đ/c phải làm gương ngay cho anh em chiến sỹ dưới đ/v. Chúng ta chỉ được phép tận thu súng, tận thu đạn hay các phương tiện phục vụ cho chiến đấu vv.... Còn tất cả tài sản, cơ sở vật chất chúng ta giao lại cho bạn hết.

Phòng họp lúc đầu sôi nổi, hồ hởi, vui là thế. Giờ đây tất cả im phăng phắc, tắt lịm như bếp lửa đang cháy, bị dội vô thùng nước lạnh.


Chính ủy Ánh nói tiếp một hồi, nào là: Hiện tại tôi biết các đơn vị. Anh em đang có hiện tượng vi phạm kỷ luật rất nhiều. Nhất là trong việc thu nhặt hàng hóa, nhu yếu phẩm v.v... Ngay ban 5 của Trung đoàn, tôi cũng được nghe nói đã tận thu rất nhiều vải vóc, thuốc men, đường, sữa, bột ngọt v.v..Ai? Ai cho phép các đ/c lấy các thứ đó. Phải trả lại ngay, các đồng chí lấy ở đâu, thì phải mang trả lại ngay cho bạn ở đó.

Ông càng nói càng hăng. Vốn tính người chặt chẽ trong phát ngôn, trong việc này, ông lại quá bức xúc. Hai hàm răng ông xít lại, nước da vốn có của dân miền biển Thái bình, được tô mầu lại bằng những trận sốt rét rừng. Giờ đây trông lại càng tái. Hai bên khóe miệng đã có trắng trắng của nước bọt, trông càng uy. Các trợ lý mặt cũng tái theo, ngồi im không ai nói gì được nữa. Sợ xanh mặt, vội dập đi các điếu thuốc đang hút. Mọi người cũng đã thấy những cái sai của mình. Của anh em, của các đơn vị. Trong cái vấn đề: " chiến lợi phẩm". Không ai nhúc nhích, mọi người im lặng nghe ông nói.

Sau lời phát biểu giáo huấn của Chính ủy. Đ/c Chủ nhiệm chính trị Đặng Lưa phát biểu, nội dung xin nhận khuyết điểm. Rồi hứa BCT sẽ phải làm gương, phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc các đơn vị. Trong việc nâng cao cảnh giác, và chấp hành nghiêm các quy định. Nhất là quy định về dân vận. Rồi ông nói: Hướng giải quyết các nhu yếu phẩm anh em đã tận thu. Là cứ tạm giữ vào một kho. Khi có điều kiện sẽ trao trả lại cho bạn. Ý kiến đó không được Chính ủy đồng ý. Vì cho rằng để ở kho, giao cho anh em, cũng sẽ rất phức tạp. Anh em vẫn sử dụng làm của riêng. Về thuốc, thì Quân y xem có loại nào sử dụng được, để chữa bệnh cho thương binh, bệnh binh, thì Quân y giữ lại. Còn lại phải trả lại hết về chỗ cũ. Các đ/c trợ lý dân vận phải duy trì, kiểm soát việc này cho tốt.

Thật là phức tạp. Lúc đó tôi xin phát biểu và đưa ra một ý kiến. Để tháo gỡ là: Hiện tại trong Thủ đô dân không có ( vì ta và bạn chưa cho dân vào). Nhưng bên kia cầu Monivong có nhiều dân tập trung. Ban 5 thu lại hết số hàng hóa đó, rồi cùng cán bộ dân vận Bạn chính trị, cùng tổ công tác của Bạn. Sang bên kia cầu, phân phát cho dân. Việc làm này được 2 cái tốt. Một là dân đang nghèo không có cái ăn, không có cái dùng. Nên ta phát không cho họ, để tạo nên cảm tình của Quân đội cách mạng, Quân đội Việt Nam. Vừa được ý nghĩa chính trị. Thứ 2 là chúng ta vừa không bị cấp trên phê bình kỷ luật là lấy hàng hóa. Vì ta sẽ có lý do là: Lấy để phát cho dân nghèo CPC.

Hay sáng kiến thật hay. Mọi người đều hưởng ứng với đề nghị trên. Chính ủy Ánh và Phó chính ủy Tiến đều đồng tình với phương án đó. Ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm, bắt đầu xì xào, cất lời trở lại. Nhưng cũng không ai giám hút thuốc nữa. Phòng họp đã trong hẳn lại. Không còn sợi khói nào nữa.

Trở về nơi ở, tôi gặp lại anh Dũng. Anh Dũng cũng vừa họp với Ban Tham mưu xong. Gặp tôi anh Dũng nói: Việc chiến lợi phẩm thấy gay quá Phú à. Liệu mình cầm cái kia có sao không? Tôi nói: Có một tí, anh cứ cất giấu cẩn thận, ai biết được? Có phải cái gì lớn quá đâu mà anh lo. Riêng mấy mét vải, anh lấy dây dù buộc vào 2 đầu. Ai có hỏi, thì mình nói là lấy làm võng nằm không ngại đâu. Anh Dũng cười ha ha nói: Sáng kiến hay đấy!

Anh Dũng nói với tôi: Anh cũng vừa đi họp Ban về. Trong thành phố, có rất nhiều ôtô mới, Trung đoàn sẽ lấy mấy cái để phục vụ. Anh đang điều anh em biết lái xe ở dưới đ/v lên. Tôi nói luôn: Hùng bạn em ở Đại đội 25 cũng lái được xe. Anh điều Hùng lên giúp em, chứ nó gầy gò mà ở Đại đội vận tải khênh vác nặng lắm không chịu được. Anh Dũng nói: Được rồi anh sẽ viết quyết định ngay. Tôi nói tiếp: Vậy thì hay quá, để em xuống nói với Hùng cho nó vui.

Tôi cùng 1 đ/c bạn trong tổ công tác xuống Đại đội 25. Đại đội 25 là Đại đội vận tải của Trung đoàn. Thường phải làm những công việc mang vác, phục vụ rất nặng nhọc. Chứ không phải là vận tải cơ giới. Đa số anh em là lính 72-74 thường là số tụt tạt, mới được điều động ở cứ lên để phục vụ chiến đấu. Trong chiến đấu thường ở phía sau, đào hầm, vác đạn, hay khênh cáng thương binh, liệt sĩ. Gặp tôi xuống, Hùng và anh em rất vui. Mang đủ các thứ ra chiêu đãi. Đại đội toàn lính già, cho nên những cái khôn, cái tham, cái quỷ quái của lính cũng nhiều. Anh em khoe với tôi là lấy được, thu được rất nhiều thứ. Nhìn mặt ai cũng ngời ngời, ánh lên niềm vui. Anh Khi, anh Bỉnh cùng mấy anh em khoe vào được mấy nơi vàng bạc, nữ trang nhiều lắm. Cả vé máy bay nữa. Tôi nói đưa cho tôi xem. Tôi giải thích đây là vàng lá, mỗi miếng là 1 cây vàng 4 chỉ. Các dòng chữ này ý nói là loại vàng tín nhiệm được lưu hành tại Thủ đô của các nước. Anh Khi đưa cho tôi xem 1 hộp đựng các loại nữ trang. Rồi nói: Anh có lấy thứ gì thì lấy.

Nhìn hộp vàng nữ trang đủ các loại khoảng 2 kg nhưng sao tôi lại thấy rất dửng dưng. Nhưng rồi cũng lấy mấy thứ trang sức nhỏ. Rồi dặn anh em phải cất giấu cho kỹ, chứ tình hình kỷ luật nghiêm lắm. Tôi nói thêm: Anh em nên lấy cái gì cải thiện cho vào bụng luôn thì tốt. Chứ cầm vàng cũng hay xui xẻo lắm.

Tôi báo với Hùng về việc điều động lên làm lái xe. Hùng vui nhưng lại tỏ ra rất lo nói: Tôi đã biết lái đâu. Tôi hỏi thêm: Thế ở đây có anh em nào biết lái xe không? Hùng nói có Xướng lính 78 quê Hải Phòng, Trước ở nhà đã đi phụ xe khách, lái được xe. Tôi nói vậy để tôi về nói anh Dũng điều cả lên. Ông cứ nói là đã biết lái xe rồi nhé.

Khi tôi về, anh em chochúng tôi 1 ba lô toàn rượu và nhu yếu phẩm. Tôi ngần ngừ nhưng rồi nghĩ ngaylà kỷ luật cấm mình, chứ không cấm cán bộ chiến sỹ của Bạn. Thế là YVơn khoácluôn cái balo hàng quý hiếm đó về.


Tôi trở về tìm gặp anh Dũng, nói anh điều cả Xướng ở dưới Đại đội 25 lên. Vì Hùng lái xe chưa tốt lắm. Xướng nó đã đi phụ xe khách ở Hải Phòng lái tốt hơn Hùng. Anh điều cả 2 lên, cho đứa lái chính đứa lái phụ càng tốt. Anh Dũng đồng ý với tôi. Nói để tối, anh viết lệnh cho Tham mưu phó ký. Sáng mai điều anh em lên.

Trời đã về chiều. Trung đoàn bộ được lệnh di chuyển sang bên kia cầu Mônivông. Rẽ tay trái theo con đường đất cạnh sông. Nơi đấy lưa thưa có những ngôi nhà sàn. Trong những khu vườn thật rộng toàn hồng xiêm, quả xanh, quả chín rất nhiều. Ban chính trị cũng ở một căn nhà sàn trong những khu vườn ấy. Bạn 5 đã nấu cơm cho anh em toàn cá tươi. Anh em kể cá dưới sông nhiều lắm anh ạ. Những con cá kìm to bằng nửa cổ tay bơi từng đàn trên mặt nước. Có cái đầu, hàm răng dài như mồm cá sấu. Trông chúng bơi, tìm mồi, y như là các chiến hạm bơi vậy. Rất nhiều loại cá khác. Nhiều đông đặc đến kỳ lạ. Anh em chỉ cần cầm dao, mang mảnh gỗ ra làm thớt. Lấy tay khua xuống nước, là cá đã bâu lại tìm mồi rồi. Chỉ cần lấy dao lia một cái dưới nước, là rất nhiều chú bị chém. Cứ thế là cho tay xuống vớt lên, mổ bụng vất xuống nước. Cá lại bâu lại đông hơn, tranh nhau ăn ruột cá. Ta lại lia dao xuống, và cứ vậy chỉ cần 1 lúc là đã đầy nồi cá to. Đúng như là bắt cá trong chậu nhà mình vậy. Anh em cứ thắc mắc: Sao cá ở sông nhiều thế? Như là dân, hay lính ở đây không bắt cá, không ăn cá bao giờ.

Cơm nước xong. Mọi người đang giăng võng ngủ. Thì anh em Tiểu đoàn 1, dong đến một thằng tù binh, anh em bắt được trong lúc đi lùng sục. Tên tù binh bị trói 2 tay ra đằng sau. Không mặc áo, cởi trần, mặc mỗi cái quần xà lỏn. Nhìn thằng tù binh tôi thấy lạ. Vì nó không giống những tên lính Pốt đã thường gặp. Da không trắng hẳn, nhưng không phải là nước da mai mái, sỉn đen của người CPC. Khoảng 30 tuổi, béo tốt, có lẽ tên này lai Việt hoặc lai TQ. Tôi Thoáng nghĩ vậy, tên tù binh rất sợ hãi. Cũng không giống như những tù binh khác, tôi đã hỏi, đã gặp. Là khi hỏi gì, dù nó có hiểu, hay không hiểu. Thì chúng thường hay cười "nhe răng" ra, mắt trắng, răng trắng da đen sỉn, tóc xoăn, rất đặc trưng của người Kh'me. Còn sao tên này hình thức khác hẳn và lại quá sợ như vậy? Chẳng nhẽ đây là Chuyên gia hay Cố vấn TQ?

Tôi hỏi 1 số câu anh em dịch cho hắn nghe. Hắn cứ khai linh tinh rồi cứ lấm lét nhìn. Một lúc sau, tôi trở về chỗ nằm, nói anh em cứ thẩm vấn tiếp. Khoảng 15', bỗng thấy có tiếng hô đứng lại, đứng lại cả bằng tiến Việt, và tiếng K. Rồi 2 loạt AK vang lên. Tôi choàng dậy xách súng chạy lại. Đ/c Riến cùng Sa Chơn đang cầm súng thở gấp kể: Anh em đang hỏi cung, thì hắn vùng lên chạy. Sa Chơn đã bắn, hắn bị trúng đạn chết rồi. Thật là phức tạp, làm sao mà nó lại sợ chạy như vậy chứ? Tôi báo với đ/c Lưa chủ nhiệm, về sự việc trên. Đ/c Lưa báo cáo với chỉ huy Trung đoàn rồi về nói chúng tôi: Các ông xử lý đi. Mấy ông Tuyên huấn, giúp Dân vận một tay. Mới đầu mọi người bàn định thả xuống sông. Nhưng đ/c Chủ nhiệm không đồng ý, nói nên chôn, chứ đừng làm thế.

Mọi người thấy việc phức tạp, phải chôn cất tên tù binh, bèn lỉnh đi làm việc khác. Anh Hinh bên Tuyên huấn được phân công sang cùng tôi làm việc này. Hai anh em hội ý với nhau, rồi anh em tôi ra quyết định: Là đào hố, chôn dưới gốc cây hồng xiêm, ngay nơi nó trúng đạn. Rồi tôi đôn đốc mấy đ/c Bạn nữa ra đào hố. Đất ở đây rất cứng, đào khó, gần một tiếng sau mới xong. Anh em định cứ thế hất luôn xuống. Tôi không nghe, nói với anh Hinh: "Nó cũng chết rồi, trong điều kiện này, mình cũng nên làm phúc, đặc ân cho nó đi". Rồi tôi về lấy cái tăng ra, cởi trói vần nó vào tấm nilông. Khi sờ vào người nó để vần vào nilong, cái cảm giác thật rùng mình. Vì da thịt tên Pốt này sao lạnh giá thế. Nhưng 2 anh em cũng gói ghém cẩn thận, xé băng cứu thương buộc cho nó cẩn thận. Vừa làm vừa nghĩ: Mày là ai? Sao mày dại thế? Mày lại chạy để bị bắn chết. Thôi tao làm thế này là làm phúc cho mày lắm rồi.

Gần10h tối, công việc mới xong. Sau khi rửa tay chân, lên võng nằm. Cứ thao thức,cứ dằn vặt mãi không ngủ được. Cái khuôn mặt, cái hình dáng, và cái cảm giáclạnh đến ghê người của thằng Pốt cứ hiện ra. Rồi tôi cứ thắc mắc mãi, cho đếnngày hôm nay. Phải chăng tên tù binh này là Cố vấn, hay Chuyên gia TQ nên nómới sợ hãi, mới chạy như thế chứ? 


Thế rồi một đêm dài, đầy trăn trở và mộng mị cũng đã qua. Buổi sáng ngày 9/1, sau khi ăn sáng xong. BCT tập trung để chia tay nhà thơ Bùi Minh Quốc. Cùng nhà báo đã đi cùng Trung đoàn từ ngày đầu chiến dịch.

Nhà thơ Bùi Minh Quốc bùi ngùi, nói lời cảm ơn chia tay mọi người để trở về Quân đoàn. Anh đọc cho mọi người nghe bài thơ anh mới viết, trên đường tiến công cùng Trung đoàn. Rồi anh đọc thêm 2 bài thơ khác nữa. Tôi không còn nhớ hết những vần thơ, lời thơ ấy của anh. Chỉ ấn tượng, rất ấn tượng ở cái dáng vẻ " lão nông" của ông. Cùng những vần thơ như có tiếng súng tiến công, như có thiến bom thù. Như có tiếng khóc thét hãi hùng cuả trẻ thơ, như có lửa cháy. Như có máu chảy, có cả tình yêu lứa đôi hòa quyện. Tôi hỏi nhà thơ: Sao anh đi chiến trường mãi rồi, mà bây giờ vẫn phải đi tiếp?

Anh trả lời: Ở Tòa soạn, ở Hội văn nghệ, họ nói bọn mình đã quen ở chiến trường rồi. Đã có nhiều kinh nghiệm trận mạc. Nên ra chiến trường viết thực tế hợp lý hơn! Anh nói đứa em gái mình Bích Ngọc, hiện đang là phát thanh viên ở đài Sài Gòn giải phóng. Thấy mình tiếp tục ra Biên giới, cứ gàn mình mãi nói là : Làm thơ thì cứ gì phải ra trận? Có nhiều nhà thơ ở tại nhà, không biết trận mạc là gì. Mà làm nhưng bài thơ cũng trở thành bất hủ. Cũng được đưa vào trong sách giáo khoa của học đường cho học sinh học. Cớ sao anh vẫn phải đi?

Nhà báo (..) thì nói: Anh Quốc thì có thơ đọc cho các bạn nghe. Còn tôi nhà báo, thì sẽ có bài trong báo Quân đội, hay Tạp chí văn nghệ Quân đội để các bạn thưởng thức sau.

Tôi còn nhớ, sau lúc đó. Nhà thơ Bùi Minh Quốc và nhà báo bỏ ba lô, xếp hết quân tư trang ra. Cầm cái ba lô dốc ngược nói: Các anh làm chứng nhé! Trong balo chúng tôi không có một cái gì, gọi là chiến lợi phẩm đâu nhé. Tôi nghĩ 2 ông này cẩn thận kỹ càng quá. Có lẽ bởi sáng hôm 7/1 lúc ở bến phà Niếc Lương. Anh đã cầm xem một cái trống gỗ, trên mặt có bọc da trăn. Loại trống dân tộc, mà người dân CPC trong cái điệu nhẩy Lâm thôn là loại nhịp phách chính để dẫn dắt người nhẩy. Người ta chỉ vỗ vỗ vào mặt trống, tạo ra tiếng bập bùng, bập bập bùng. Nghe nói, dân CPC mà cứ nghe tiếng vỗ bập bùng của loại trống này. Là tất cả các công việc vất lại hết. Gìa trẻ trai gái lại người đung đưa, nhún nhẩy theo nhịp trống. Thả hồn theo điệu múa Lâm Thon rất truyền thống này.

Hôm đó, anh đang cầm xem cái trống. Vỗ, vỗ thử, thì gặp ngay Trung đoàn trưởng Trần Măng. Lúc đó Trung đoàn trưởng đang điên đầu, sốt ruột, lo lắng cho Trung đoàn vượt sông. Nên đã quát to như là mắng nhà thơ. Về việc lấy, hoặc xem cái trống đó. Nhà thơ không nói gì. Lặng im mang cái trống ra, nhẹ nhàng đặt vào cái đống hỗn độn những quân tư trang, hòm xiểng, xe bò kéo bên đường ấy.

Tám giờ sáng, anh Dũng Quân lực sang tìm tôi nói: Anh đã điều 2 đứa lên rồi đấy. Phú có sang nói chuyện với chúng nó không. Tôi đi cùng anh Dũng sang gặp Hùng và Xướng có cả Trung đoàn phó và Tham mưu phó ở đó. Đang giao nhiệm vụ cho anh em đi lấy ôtô. Tôi nói trong thành phố ngay anh em nói: Bên kia cầu có khu để rất nhiều ôtô mới. Hùng với Xướng nói luôn: Anh đi cùng giúp tôi với. Tôi về gọi thêm Sa Chơn trong đội công tác rồi đi vào trong TP đến chỗ bãi để xe. Đúng là khu này có mấy dẫy xe mới nguyên. Toàn xe giải phóng và xe Hồng Hà của Trung Quốc.

Sau khi kiểm tra xe, Xướng nói: Xe không có điện anh Phú ạ. Hùng thì đúng là không biết gì về xe. Rất vui vì được điều lên, nhưng lại cứ lớ ngớ không hiểu gì về kỹ thuật xe. Xướng nói tiếp: Em chỉ biết lái chứ có biết gì về sửa chữa đâu. Thật may là ngày xưa tôi đi học cơ khí. Đã có 6 tháng chuyên đi phụ sửa chữa ôtô, nên cũng có một số hiểu biết. Tôi bất đắc dĩ trở thành người sửa xe. Mò mẫn 1 tý tôi nói ngay là xe mới, chưa có ắc quy điện. Rồi nói Xứng và Hùng sang tìm ở các xe khác, hay trong kho có ắc quy thì lấy về lắp. Hai anh em vào trong nhà kho thì thấy ngay cả đống ắc quy xếp trong đó. Hùng và Xướng khênh ra. Tôi lại lọ mọ nghin cứu cách lắp đặt ắc quy, rồi đấu nối điện cho xe. Thế rồi cũng đấu điện được đúng. Xướng bật chìa khóa, đề máy. Èng- èng rồi khực- khực. Rồi Xướng đề lần thứ 2 thì máy nổ. Mọi người òa vui. Xướng chỉnh lại cái ghế ngồi cho hợp lý rồi tăng ga vào số vọt lên rất thành thạo hơi có phần mạnh bạo.

Xướng chạy thử mộtvòng rồi nhiều vòng nữa. Như vậy là việc lấy và điều khiển chiếc xe mới đã hoàntất. Tôi nói bây giờ 2 ông xem lấy thêm 1 bình ắc quy nữa đề phòng và lấy cácthùng dụng cụ sửa chữa. Ông Xướng phải dạy ngay cho ông Hùng lái xe. Vì ở đây khorộng tập lái được. Rồi tôi quay sang nói với Hùng. Bằng mọi giá sáng nay ôngphải biết lái, biết điều khiển xe đấy nhé. 

 Chúng tôi trở về nơi đóng quân. Sau khi ăn cơm xong, thì cùng Ban 5 và mấy anh em trong đội công tác, ra khu vực đầu cầu ( hình như nơi đây trước kia là chợ). Tổ chức phân phát số hàng hóa mà Ban 5 đã tận thu trong thành phố cho dân.


Khỏi phải nói là nhân dân vui sướng như thế nào. Khi nhận được đủ thứ nào là vải vóc, quần áo, mì chính, đường, sữa cùng các loại nhu yếu phẩm khác. Mọi người hô to, liên tục "trây dô con Top VN, trây do con Top CPC". Đến khoảng 3h chiều, thì số hàng hóa trên 2 xe ô tô cũng đã được phân phát hết. Thì cũng là lúc nhận được lệnh di chuyển vào sâu bên trong. Anh em Trung đoàn bộ tiếp tục hành quân dọc phía Đông Bắc sông TongLeSáp. Rồi Trung đoàn bộ dừng chân, ngay đối diện với Hoàng cung XiaNuc.

Nơi đây là trận địa pháo phòng không 100 ly còn mới tinh. Tổng số có 8 khẩu, chắc chúng mới đưa về làm trận địa. Để bảo vệ PhnomPênh, nhưng có vẻ là chưa được thử súng lần nào. Các nòng pháo đang được bịt đầu vươn lên trời đều quay về hướng Đông Bắc. Xe xích kéo pháo, những thùng đạn pháo vàng ươm còn tinh nguyên. Xếp xung quanh. Các Tiểu đoàn bộ binh rải ra lùng xục. Ngoài con đường sát sông này là cao, còn hầu như là bãi cây lúp xúp nhà cửa rất ít. Ban 5 nấu cơm cho anh em, bữa cơm hôm nay có món tôm hùm và tôm càng xanh rất to. Nghe nói là Sư đoàn thu được trong các kho đông lạnh tại sân bay. Số hàng hóa thực phẩm này, đang đợi xuất sang Trung Quốc. Sư đoàn cho phép Phòng Hậu cần tận thu và chia cho các đơn vị. Đúng là đời lính chưa bao giờ được nhìn, được ăn những con tôm to đến thế. Chỉ có điều là không có rau. Đúng ra không được phép hái rau, hái cà chua. Kể cả mấy vườn hành rất tốt ngay đây, cũng không ai được phép đụng đến.

Tôi còn nhớ, Tiểu bạn Cán bộ tổ chức, nấu canh bằng những thứ rau hái được quanh đó. Đang nấu thì Chính ủy Diệp Xuân Ánh đi qua hỏi: Các đồng chí nấu gì đấy? Đ/c Tuấn trưởng Tiểu bạn trả lời là: Báo cáo Chính ủy anh em cấu ít rau dại nấu cải thiện. Đ/c Chính ủy nói một câu vô cùng thâm thúy: "Rau dại nhưng mà người khôn". Các đ/c không đọc nội quy à? Mấy anh em đang nấu canh, đứng ngây ra như trồng, rồi dập bếp, đổ nồi canh đi. Rồi từ đó cái câu " Rau dại nhưng người khôn" nó trở thành câu cửa miệng vui của lính trong Trung doàn. Khi có vấn đề gì cần nói về vấn đề dân vận.

Sáng hôm sau, ngày 10/1. Anh em Tiểu đoàn 3, dong đến 1 " tù binh" mặc quần áo lính Pốt. Nhưng lại là người Việt nói tiếng Việt. Anh em nói: " tù binh" khai là lực lượng Đặc Biệt của mình, nhẩy dù xuống đêm 5/1. Cách Hoàng Cung 2 km về phía Bắc. Sau khi tôi cùng anh em thẩm vấn, thì thấy tù binh khai đúng như vậy. Đây là lực lượng Đặc Biệt của ta. Lực lượng này có 36 người, được huấn luyện ở Thủ Đức. Có 14 người CPC, còn lại là bộ đội VN. Sau khi được máy bay trực thăng thả xuống phía Bắc Hoàng Cung khoảng 2km. Thì lấy thuyền, giả là lính Pốt. Với nhiệm vụ xuôi xuống, tấn công vào Hoàng cung. Để giữ ông XiaNuc đang bị giam lỏng trong đó. Nhưng khi gần đến Hoàng Cung thì bị lộ. Bọn Pốt bảo vệ ở khu vực này rất đông. Anh em chiến đấu, hy sinh gần hết. Còn đ/c này bơi được sang bờ Bắc, trốn lủi suốt từ đêm ngày 5 đến sáng ngày 10/1 thì anh em Tiểu đoàn 3 phát hiện được.

Người "tù binh" này nói với tôi là báo gấp lên trên một câu mật khẩu. Tôi báo lại với Trung đoàn và báo gấp lên Sư đoàn . Sau khoảng chưa đến 30 phút, đã thấy có 1 ca nô rẽ nước từ bên Hoàng Cung sang đón. Hai Đ/c sang đón rất cảm ơn anh em Trung đoàn 273. Nói là:"Cấp trên và chúng tôi đang rất sốt ruột, mong tin của lực lượng Đặc Biệt này". Rồi cùng đ/c lực lượng Đặc Biệt xuống ca nô về bên kia sông.

Như vậy, không phải chỉ có Quânđoàn 4 tiến vào Phnompenh đầu tiên. Mà trước đấy, còn có những lực lượng ĐặcBiệt nữa. Sau này chúng tôi có thêm thông tin, là 36 chiến sỹ biệt động đó đãchiến đấu, hy sinh còn sống sót có 1 người. Rất may là "tù binh" đã được anh emTiểu đoàn 3 đã bắt giữ được. Mà tôi là người trực tiếp thẩm vấn chuyện trò vớingười" TÙ BINH ĐẶC BIỆT" này. 

 Trong những ngày này, Cuộc Cách mạng chân chính của nhân dân CPC. Dưới sự giúp đỡ chí tâm, chí tình của nhân dân Việt Nam. Trực tiếp là Quân đội Việt Nam, đã tiêu diệt, đã lật đổ chế độ diệt chủng của bọn đao phủ Pôn Pốt-IêngXaRi. Đất nước CPC đã được giải phóng. Thủ đô PhnômPênh được giải phóng. Nhân dân CPC đã được tự do, Dân Tộc Kh'me đã được hồi sinh.


Toàn dân CPC, già trẻ, gái trai, đang vui với hạnh phúc lớn. Sự hồi sinh của cuộc sống, mà cứ nghĩ như trong mơ. Thậm trí, nhiều người còn không dám, chưa dám tin là mình thật sự thoát khỏi ngục tù đen tối. Đầy đau thương chết chóc. Trong những tháng ngày qua, dưới sự cai trị của bon đao phủ Pon Pốt, Bọn Ăng Ka, các Công xã mà chúng gọi là xây dựng đất nước tiến thẳng lên "Cộng Sản chủ nghĩa". Thực chất toàn đất nước, đâu đâu cũng chỉ thấy dưới mặt đất là lũ áo đen ghê sợ, trên tay đứa nào cũng có ngoài súng ra còn có một cái búa lưỡi rừu sắc lẹm. Chúng sẵn sàng đập vào đầu mọi người và cả hàng đoàn người dân vô tội. Những người dân thành phố, những bác sỹ, những trí thức, những nhà khoa học. Hay tất cả trẻ em là con em họ. Chỉ vì chúng gọi là dân loại 3, dân Thành phố cần phải tiêu diệt, cần phải cải tạo hay loại bỏ. Giống như bọn Đức quốc xã, tiêu diệt người Do Thái trong đại chiến thế giới lần thứ 2. Chúng xây dựng chế độ xã hội không có tiền, không có chợ. Không có trường học, không có bệnh viện, Đất nước CPC là đất nước của đạo Phật rất truyền thống mà giờ đây chúng phá hết cả đền chùa, tiêu diệt tàn sát cả những người tu hành coi họ là những phần tử ăn bám cần loại bỏ.

Đấy là dưới mặt đất. Còn trên trời, từng bầy quạ đen xì. Cất những tiếng kêu quạ quạ đến ghê rợn. Những tiếng kêu của sự no đủ mừng vui những bữa tiệc, thây ma người chết chỗ nào, nơi nào cũng có. Những cây thốt nốt, những rừng cây thốt nốt rất đặc trưng của đất CPC cũng không còn sức sống. Cũng tàn lụi xác xơ. Những tầu lá ngả nghiêng, đu đưa vật vã trong trong gió bão. Như những bàn tay bấu vứu vào không trung, cùng tiếng thét gào kêu cứu.

Mặt trời đã lên cao. Những tia nắng đầu tiên của ngày mới làm ấm lòng người. Bừng lên sức sống mới. Nhưng những tia nắng mới chưa thật đủ sức nóng, để xua đi tất cả những mây mù, những bóng ma, những tên đao phủ, những thần chết, những lũ quỷ khát máu. Chúng cũng đã rất nhanh chân, chạy trốn vào rừng, sát Biên giới Thái Lan. Rồi từ đó, chúng lại được bọn quan thầy hà hơi tiếp sức. Bắt đầu củng cố lại lực lượng, củng cố lại dũng khí. Quay lại chống phá Cách mạng. Thế là chỉ sau mấy ngày được bình yên, những người dân vô tội lại bị cướp bóc hãm hại. Nhân dân những làng xa trục đường giao thông, những cụm dân cư bị chúng lùa vào trú ngụ trong rừng sâu. Xa các đô thị, xa thành phố, bắt đầu bị chúng giết hàng loạt. Thậm chí chúng đã tổ chức cả cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn, Sư đoàn. Có cả xe tăng, cả pháo binh yểm trợ. Điên cuồng tấn công vào các LL cách mạng. Gây cho ta một số tổn thất. Thậm chí một số vùng đã được giải phóng, đã bị chúng chiếm lại gây nên những hoang mang cho dân. Gây khó khăn cho các cấp chính quyền vẫn còn rất non trẻ của bạn.

Vì vậy cuộc chiến đấu của quân và dân CPC và các đơn vị tình nguyện Việt Nam. Tiếp tục còn phải chiến đấu, còn phải đổ máu, còn phải hy sinh. Để đi đến thắng lợi cuối cùng. Trước tình hình trên, Bộ chỉ huy liên quân CPC-Việt Nam. Quyết định: Các lực lượng vũ trang trên chiến trường CPC, phải triển khai ngay nhiệm vụ chiến đấu. Kiên quyết truy quét, tiêu diệt tàn binh còn đang rất mạnh của địch. Không cho chúng kịp tổ chức củng cố, xây dựng căn cứ quân sự. Tiến hành chống phá CM. Chúng ta vừa phải tiến công truy quét tàn quân địch. Phải tiến công vào sâu trong rừng để cứu dân, giải phóng dân. Phải đưa hàng vạn, hàng chục vạn người dân vô tội đang bị chúng kìm giữ. Trở về quê hương, thoát khỏi sự quản lý giam cầm dưới nanh vuốt, lưỡi búa tử thần của bọn Ăng Ka bọn Khơ Me đỏ khát máu.

Những đơn vị hoạt động ở phía sau, phải nâng cao cảnh giác. Xây dựng tinh thần chiến đấu thật cao, cảnh giác trước những âm mưu và thủ đoạn mới của địch. Ra sức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân. Hiểu rõ bản chất, tội ác của Tập đoàn phản động Pôn pốt-IêngXaRi. Tố cáo các phần tử địch chà trộn trong dân, trong chính quyền. Xây dựng chính quyền nhân dân các cấp, và lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh.

Quân đội nhân dân VN. Các LL tình nguyện Việt Nam phải phát huy cao hơn nữa. Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần Quốc tế vô sản. Giúp đỡ CM bạn, giữ vững thành quả thắng lợi. Mà Đảng nhân dân CM-CPC. Nhà nước Cộng hòa nhân dân CPC cùng nhân dân cả nước. Đã giành được, bằng chiến thắng vang dội ngày 7/1/1979.

Chấp hành mệnh lệnh trên. Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 4. Giao nhiệm vụ cho Sưđoàn 341, bảo vệ thủ đô Phnom-Pênh ở hướng Tây Nam. Truy quét tàn binh địchtrên địa bàn tỉnh Công Pông Xpư. Bảo vệ, giải tỏa, thông đường số 4 từPhnom-pênh đi cảng Công Pong Xom. Thế là Cán bộ chiến sỹ Sư đoàn 341 cùng toànquân Tình nguyện VN bắt đầu bước vào giai đoạn mới của cuộc chiến. Với vô vànnhững khó khăn, gian khổ, đổ máu cùng sự hy sinh. Cuộc chiến dài, cực kỳ khốc liệtbắt đầu từ những ngày này.. 


Tỉnh lỵ CôngPôngXpư nằm trên trục đường số 4. Cách thủ đô PhnômPênh 48km về phía Tây Nam. Từ thị xã này kéo dài về phía Bắc-Tây Bắc là rừng núi, nối liền với tỉnh Cô Công. Hướng Bắc-Đông Bắc cũng là rừng đại ngàn tiếp. Giáp với tỉnh Pua Xát- CôngPôngChiNăng- BátTamBăng và kéo dài tới tận Biên giới Thái Lan.

Rừng núi đại ngàn liên tiếp. Đã tạo thành một vành đai chiến lược quan trọng. Một ưu thế cho cuộc:" chiến du kích" trong rừng của Pốt. Những năm trước, bọn Pốt đã dựa vào những rừng núi hiểm trở này. Để thực hiện chiến tranh du kích với chính quyền Lon Lon. Chúng đã tổng tiến công, giành thắng lợi cũng dịp tháng 3 năm 1975. Trước chúng ta khoảng 2 tháng.

Hiện nay, trong tình hình mới. Để tiến hành chiến lược chiến tranh lâu dài với Việt Nam. Bọn Pốt, cùng quan thầy Bành trướng vẫn chọn tỉnh này, khu vực rừng núi này. Làm những khu Tổng kho hậu cần, vũ khí chiến lược của chúng.

Toàn bộ vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh của bọn Bành trướng Trung Quốc. Chuyển sang cảng Công Pong Xom theo đường số 4. Đều dồn về đây, rồi từ đây chúng chuyển và phân phát đi cho khắp nơi. Chúng cũng đang xây dựng một tuyến đường sắt hiện đại. Đường bộ số 4 hiện đại. Thẳng từ cảng về Công Pông XPư. Khi chúng ta vào chiếm lĩnh thị xã. Vẫn còn hàng vạn tấn vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh, chúng không thể chuyển cất giấu hết vào rừng. Có rất nhiều khu kho lớn rộng hơn cả khu tổng kho Long Bình-Biên Hòa. Nhiều khu đã bị lực lượng Không quân của ta oanh kích, cháy nổ nhiều ngày liên tiếp.

Sau cú choáng váng của đòn đánh tổng tiến công của Bạn. Cùng các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam ngày 7/1. Chỉ sau ít ngày, bọn Pốt đã nhanh chóng tụ tập lại. Phần lớn lực lượng của Quân khu Tây Nam. Cùng toàn quân của các Sư đoàn 703,221.340 và Đoàn 152 Lính thủy đánh bộ của Pốt. Hội tụ về hướng Bắc-Tây Bắc và Tây Nam thị xã Công Pông Xpư.

Ở Bắc đường số 33, là tàn quân của các Sư đoàn 230,310,270 cùng Văn phòng 870 ( Văn phòng Trung ương Đảng của Pốt ). Bộ Tổng tham mưu của Pốt đóng ở khu vực Am Leng phía bắc thị xã Công pông Xpư khoảng 60km.

Trước tình hình đó. Theo điều động của Quân đoàn. Ngày 14/1/79 Sư đoàn 341 đưa Trung đoàn 266 lên thay vị trí của Trung đoàn 10, Sư đoàn 339 tại thị xã Công Pông Xư pư.

Trung đoàn 270 đứng chân trên tỉnh lộ 33. Cách thị xã 15km về phía Bắc- Tây Bắc.

Trung đoàn 273 đứng chân trên Tỉnh lộ 26. Cách thị xã khoảng 10km về phía Đông- Đông Nam.

Sư đoàn bộ, Trung đoàn pháo 55, cùng các đơn vị trực thuộc đóng quân ngay tại thị xã Công Pông Xpư, và khu vực Nhà máy đường.

Sau khi ổn định vị trí đóng quân các đơn vị bắt tay ngay vào nhiệm vụ truy quét địch và vận động nhân dân. Xây dựng chính quyền trên Tỉnh lỵ công pông xpư

Theo đài kỹ thuật của ta. Trên địa bàn đảm nhiệm của Sư đoàn 341 ngày 18/1 địch đã tập trung về các lực lượng sau:

Sư đoàn 703 ở khu vực núi LôVia phía Bắc đường số 4 đối diện trực tiếp với Trung đoàn 270 của ta.

Sư đoàn 221 và 152 ở khu vực núi Voi, Nam đường số 4 đối diện trực tiếp với trung đoàn 273.

Sư đoàn 340 ở khu vực Nam- Tây Nam thị xã. Đối diện trực tiếp với Trung đòan 266.

Cáclực lượng Quân sự địa phương của chúng, cũng lợi dụng địa hình phức tạp củarừng núi. Tăng cường hoạt động, khi thì phân tán, khi thì tập trung. Xen kẽgiữa các đơn vị của ta và lực lượng Quân đội bạn. Đánh phá đường giao thông,chặn đánh bộ đội ta hành quân. Hoặc tối tối, tiến công vào các Phum Xã mớithành lập giết dân, giết cán bộ chính quyền mới. Chúng tổ chức bao vây, bu bámchia rẽ đơn vị của ta. Tổ chức rất nhiều đội bắn tỉa. Gây rất nhiều khó khăncho chúng ta. 


Với lực lượng đang còn rất mạnh. Được dồn từ các địa bàn về đây, nên mật độ lính, mật độ các đầu Sư đoàn, Trung đoàn, Tiểu đoàn. Cùng các lực lượng vũ trang khác. Cùng với chính quyền các công xã, các Ăng Ca ở khu vực Công Pông Xpư là rất đông.

Ở nước ngoài, trên trường Quốc tế, thì thủ lĩnh Pốt. lúc nào cũng đi kèm với ông cựu Hoàng Xianun. Cùng với dàn hợp xướng kèn trống, dàn dựng rất công phu của Bành trướng Bắc Kinh. Đang bị đau. Chúng vô cùng tức tối, chúng lồng lộn như điên. Trước thất bại, trước đòn đánh ngày 7/1. Của lực lượng cách mạng chân chính CPC. Cùng sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam khiến chúng choáng váng và coi như bị "Nôcao". Chúng như những đoàn hát rong, chúng thất thểu, đi rêu rao khắp nơi. Lớn tiếng la um xùm là: Việt Nam sau khi thắng Mỹ, đã tự cho mình là mạnh nhất khu vực. Mạnh nhất thế giới, nên bắt đầu đi xâm chiếm, đi thôn tính các nước nhỏ láng giềng bên cạnh.....

Thực ra, nếu quan sát viên của các nước trong Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Mà không tới CPC. Không chứng kiến một xã hội, một dân tộc, một đất nước, đang bị diệt chủng. Thì ai cũng thấy, việc lớn tiếng kêu la của chúng là có lý. Song chúng kêu càng to, kêu càng lớn thì các nước, kể cả HĐBALHQ đều muốn đến CPC cùng Việt Nam. Để nghiên cứu đánh giá và khảo sát thực tế.

Rồi như các bạn đã biết. Sau những chuyến đi khảo sát của các đoàn Quốc tế tới Biên giới VN-CPC và đất nước CPC. Thấy được sự gây chiến, lấn đất biên giới, giết hại dân Việt ở biên giới rất dã man. Được xem thực tế thảm cảnh của đất nước CPC. Những cánh đồng chết, những nhà tù, những bãi xương người. Với những đầu, sọ của những em nhỏ. Với những vết đập vỡ sọ dẫn đến cái chết. Cùng với hàng vạn nhân chứng sống, từ em nhỏ đến các cụ già, các nhà Sư tu hành. Các tầng lớp nhân dân kể tội ác diệt chủng, có một không hai trên thế giới. Thì mọi người mới vỡ lẽ ra. Mới thật sự giật mình, mới thấy được sự diệt chủng loài người, của tập đoàn Khơ Me đỏ. Điều này cũng đã làm cho thầy trò lũ diệt chủng "mất mặt". Mất uy tín trên trường Quốc tế.

Dư luận đã hiểu ra và dần ủng hộ Việt Nam. Đánh giá sự giúp đỡ của Quân tình nguyện VN là việc làm đúng. Việc làm kịp thời, vì công lý. Để cứu nguy cho một dân tộc bị họa diệt chủng.

Nhưng rất nhiều thế lực phản động khác. Bọn Bành trướng, vẫn tìm mọi cách không công nhận thực tế đó. Vẫn bôi xấu VN. Vẫn nói cứng nhắc là: 'Dù sao đó cũng vẫn là việc nội bộ của một nước. Là chúng ta vẫn là vi phạm vào các công ước Quốc tế" v.v...và chúng lấy cớ đó xù các khoản viện trợ. Bồi thường chiến tranh mấy tỷ USD mà chúng ta đã thỏa thuận với Mỹ. Cùng một số nước khác. Đã cam kết cùng hỗ trợ, bồi thường cuộc chiến tranh theo công ước quốc tế mà Mỹ cùng các đồng minh can dự.

Đúng là trong những ngày này. Chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn trên chính trường quốc tế. Nền kinh tế trong nước chưa kịp vực dậy sau cuộc chiến tranh dài. Lại phải bước vào cuộc chiến mới, hao người tốn của. Các nước tập trung đòi nợ. Những món nợ ngày xưa ủng hộ, viện trợ ta giúp ta đánh Mỹ. Cùng với một số chính sách cải tạo kinh tế cuả chúng ta, không thật phù hợp với tình hình mới. Cứ rập khuôn theo cách quản lý như ở Miền Bắc. Áp đặt chế độ quan liêu bao cấp ở miền Bắc vào miền Nam. Làm cho nền kinh tế của cả đất nước càng bị suy sụp. Đời sống của nhân dân cả nước, nhất là các khu vực các tỉnh miền Nam, thấp hơn bao giờ hết. Làm giảm sự tin tưởng của các tầng lớp nhân dân. Như vậy, những người lính ở chiến tuyến, chịu ảnh hưởng ngay, ảnh hưởng rõ nhất về sự thiếu hụt trang thiết bị, cơ sở vật chất, hậu cần, đời sống của người lính.

Trong bối cảnh đó, " Văn phòng 870" của Trung ương Đảng Pốt. Đã chỉ thịcho quân Pốt phản công; "Chiếm lại những địa bàn quan trọng, tiến tới giành lạitoàn bộ đất nước." Thế là cuộc đọ súng cùng với đọ trí dũng vô cùng gay cấn bắtđầu.


Theo kịch bản đó. Đúng 5h sáng ngày 21/1 bọn Pốt mở đợt tổng phản công trên toàn tuyến phòng ngự của Sư đoàn 341.

Ở hướng Bắc đường 26, chúng dùng 3 Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 221 cùng với xe tăng, thiết giáp yểm trợ. Đã liều lĩnh, điên cuồng tiến công, bao vây uy hiếp Tiểu đoàn 2. Của Trung đoàn 273 đang bảo vệ Đông Nam thị xã Congpongxpu. Việc chúng dùng lực lượng lớn cấp Trung đoàn, có cả xe tăng, thiết giáp cùng pháo binh chi viện. Chủ động tiến công ta, cũng làm cho ta bất ngờ. Nhất là anh em Tiểu đoàn 2.

Chúng tổ chức bao vây chặt Tiểu đoàn 2. Cắt đứt liên lạc bằng hữu tuyến với Trung đoàn bộ. Liên tục tiến công vây hãm. Làm cho tình hình chiến sự ở khu vực Tiểu đoàn 2 rất căng thẳng. Thậm chí chúng tập kích, thay nhau tiến công. Quần đảo làm cho anh em không nấu được cơm. Phải bỏ bữa nhịn đói, hoặc phải sử dụng lương khô, lương thực dự trữ.

Chỉ huy Trung đoàn 273 vô cùng lo lắng. Rất sốt ruột, trước tình hình diễn biến của chiến sự. Các đơn vị khác cũng bị chúng vây và tấn công. Nên chưa có cách nào chi viện cho nhau, nhất là chi viện Tiểu đoàn 2. Anh em hy sinh, bị thương nhiều. Nhưng phải để ngay tại vị trí của từng Đại đội, Tiểu đoàn. Mà chưa có cách nào chuyển về phẫu của Trung đoàn được. Quân số bị thương mỗi giờ một tăng. Nhưng trước sự bao vây chặt của Pốt. Cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn 2, đã rất dũng cảm chiến đấu, bám giữ chốt. Trừ những chốt độc lập, râu tôm bị rơi vào tay Pốt. Còn lại Tiểu đoàn 2 đã giữ vững được trận địa. Đánh lui nhiều đợt tấn công của Pốt.

Cường tập, tấn công ào ạt mà không nhổ được chốt. Bọn Pốt thay đổi chiến thuật là: Bao vây o ép. Rồi từ xa bắn pháo, cùng các hỏa lực khác vào đội hình ta. Hiểm độc nhất là chúng dùng nhiều súng bắn tỉa. Gây cho ta không ít thương vong.

Sáng ngày 23/1. Trung đoàn điều Tiểu đoàn 3, cơ động từ hướng đường 33 lên chi viện cho Tiểu đoàn 2. Tiểu đoàn 3 vừa cơ động ra khỏi vị trí tập kết. Thì đã bị 2 Tiểu đoàn của Pốt chặn đánh. Như vây là chúng đã điều nghiên kỹ các vị trí đóng quân của ta. Chúng đã lên kế hoạch từ trước tương đối là cụ thể. Nên rất nhanh chúng bu bám, ngăn chặn. Không cho Tiểu đoàn 3, cơ động ứng cứu Tiểu đoàn 2. Thế là trận chiến đấu ngoài công sự giữa Tiểu đoàn 3 cùng 2 Tiểu đoàn của Pốt diễn ra vô cùng gay cấn và ác liệt. Anh em Tiểu đoàn 3 xung phong nhiều lần. Nhưng chúng cứ như là dây co, tiến lùi giữ khoảng cách bám các đơn vị. Ta dừng thì chúng lại chủ động tiến công. Dẫn dắt quân ta vào thế đánh của chúng. Đến khu vực nhiều tre gai có lợi cho chúng thì chúng chốt cứng. Trong khi anh em mình thì đang ở thế bất lợi. Phơi ra trảng trống.

Lúc 8h sáng cùng ngày. Tôi cùng đ/c Diến và 3 anh em trong đội công tác. Xuống 1 phum gần đó để tổ chức xây dựng chính quyền. Tuyên truyền giải thích, vận động nhân dân về tội ác của bọn Pót diệt chủng. Phát động nhân dân cùng các lực lực lượng võ trang. Cùng sự giúp đỡ của Quân tình nguyện VN. Quyết tâm tiêu diệt bọn Pôn Pốt. Khoảng gần trăm người dự mít tinh thật vui. Mọi người bầu ra được 1 Phum trưởng, 2 Phum phó cùng các tổ chức khác. Khí thế của dân thật sôi động. Tội ác của Khơ me đỏ của lính Pốt thì ai cũng đã biết. Anh em tôi giải thích sâu về việc có mặt của Quân tình nghuyện Việt Nam cứu giúp CM và nhân dân CPC. Đến 10h bà con mời chúng tôi ăn cơm. Trong lúc tiếng súng của Tiểu đoàn 3 và Pốt vẫn vọng đến căng thẳng. Chúng tôi cho bà con giải tán rồi đi về hướng Tiểu đoàn 3. Sở chỉ huy của Tiểu đoàn 3 cách đó khoảng gần 1 cây số. Trời nắng như đổ lửa BCH Tiểu đoàn đang chỉ huy chiến đấu. Trong một dòng mương cạn nước, chung quanh khu vực là toàn bụi tre gai.

Đồng chí Phan sỹ Thống Tiểu đoàn trưởng. Năm 75 là Tham mưu trưởng Tiểu đoàn 1 với tôi 2 anh em rất thân nhau. Mặt Tiểu đoàn trưởng đỏ gay, mồ hôi đầm đìa trông rất mệt mỏi. Đang gào lên trong máy bộ đàm chỉ huy các Đại đội tiến công. Chung quanh là các đ/c Chính trị viên cùng các Trợ lý. Các đ/c thông tin, trinh sát vây quanh. Nhìn nét mặt ai cũng thấy căng thẳng. Bộ đội đã rất cố gắng nhưng không thể phát triển lên được. Tiếng súng, tiếng đạn của Pót vẫn bắn trả điên cuồng. Tiếng đạn nhọn chiu chíu về sở chỉ huy. Các bụi tre gai cùng lá cây khô cháy nổ nốt đốp. Khói khét lẹt giữa trưa nắng. Điểm thêm tiếng nổ của B40- B41, cối, pháo. Làm cho tình hình cùng bức tranh chiến trận càng thêm khốc liệt.

Mọi người thoáng bừng vui khi tôi và anh em trong đội công tác đến. Sau mấy câu chào hỏi cùng mọi người. Tiểu đoàn trưởng Thống nhìn tôi thay cho câu chào. Rồi tiếp tục cầm tổ hợp báo trực tiếp với Trung đoàn; Báo cáo tình hình diễn biến của Tiểu đoàn 3 gặp khó khăn. Có dấu hiệu xấu, xin chỉ thị của Trung đoàn. Nhìn dáng mệt mỏi của Tiểu đoàn trưởng Thống. Tôi nói mọi người pha nước đường cho Tiểu đoàn trưởng. Rất may, khi vào trong phum, lúc về. Bà con trong phum cho ít đường thốt nốt cục cùng gói me chua khô. Anh em cho đường cùng bóp me vào quậy, chế biến ngay được thứ nước giải khác lý tưởng. Cho Tiểu đoàn trưởng cùng mọi người uống.

Nước đường cùng vị chua của những quả me lúc này thật là giá trị. Làm giảm nhiệt, giảm sự căng thẳng mệt mỏi của Tiểu đoàn trưởng cùng anh em. Nhưng trước tình hình chiến trận. Tiểu đoàn trưởng Thống vẫn có phần nản, bất lực vì tình huống đang diễn ra ngày càng khó khăn phức tạp. Quân số thương vong được báo về ngày càng nhiều.

Lúc đó, tôi nói với Tiểu đoàn trưởng Thống cùng BCH là: Các anh thậtbình tĩnh, đợi xem ý Trung đoàn xử lý thế nào? Tôi bàn với đ/c Chính trị viênTiểu đoàn cho anh em trong đội công tác phát loa kêu gọi bọn Pốt. Làm công tácbinh vận. 


Sau khi trao đổi với BCH Tiểu đoàn3. Mọi người đồng ý về kế hoạch địch vận của tôi. Tôi nói đồng chí Diến cùng tổ công tác mang loa ra cách vị trí chỉ huy Tiểu đoàn 3 khoảng 50m. Tìm 1 vị trí thích hợp có vật che đỡ. Gác loa lên 1 chạc cây, rồi đọc lời kêu gọi. Của mặt trận đoàn kết các dân tộc CPC, lên án tội ác của Khơ Me Đỏ. Kêu gọi những người lính Pốt trở về quê hương.

Tiếng loa vang vang trong trời nắng. Trong sự ngột ngạt cùa khói lửa chiến trận. Thật kỳ lạ, tiếng súng của phía Pốt im hẳn. Sau một lúc, chúng lại bắt đầu bắn. Nhưng tiếng súng có vẻ không gay gắt như trước. Một vài quả đạn ĐK hay B41 phóng nổ về hướng trước chúng tôi. Anh em trong đội công tác vẫn kiên nhẫn đọc những tờ truyền đơn, kêu gọi lính Pót trở về. Cùng cương lĩnh của CM chính nghĩa CPC.

Trong lúc đó, Trung đoàn đã xử lý tình hình chiến trận là: Điều Đại đội trinh sát 20 cùng một Trung đội ĐK của Đại đội 15 một Trung đội 12,7 ly của Đại đội 16. Tiến công, đánh tạt sườn bọn Pốt giải thể bế tắc cho Tiểu đoàn 3. Được sự hỗ trợ Tiểu đoàn 3 cũng xung phong, thoát khỏi thế bế tắc và địa hình bất lợi. Rồi lại co về tạo thế phòng ngự chốt giữ. Như vậy mục tiêu của Trung đoàn điều Tiểu đoàn 3 đi giải vây cho Tiểu đoàn 2 không thành.

Vậy là tiểu đoàn 2 đã 3 ngày bị Pốt vây hãm, cô lập với các đơn vị. Nên tình hình vô cùng khó khăn. Nhiều vị trí chốt giữ của ta phải co lại. Đạn đã phải rất tiết kiệm dè sẻ. Trong lúc bọn Pốt vẫn hết tốp này tốp khác, thay nhau đột phá, lẫn dũi. Chúng dùng cả B40-b41 bắn cầu vồng như mưa vào các vị trí chốt của ta.

Sang ngày 24/1 ngày thứ 4 của cuộc vây hãm của pốt. Tiểu đoàn trưởng Trần Đức Nghĩa bàn với Tiểu đoàn phó Nguyễn xuân Trường. Đề nghị với Trung đoàn cho pháo cao xạ 37 ly cơ động lên gần khu vực tác chiến. Bắn chi viện hỗ trợ Tiểu đoàn 2 phá vòng vây.

Phương án được Trung đoàn cùng Sư đoàn chấp nhận. Trung đoàn điều thêm Đại đội 20, cùng lực lượng hỏa lực tăng cường đánh hỗ trợ. Sau những loạt đạn 37 bắn rải như mưa vào khu vực cánh trái vòng vây của Pốt. Tiếp giáp giữa Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 2. Tiểu đoàn phó Nguyễn Xuân Trường Quê Thái Bình, cùng Đại đội 6 chủ động rời khỏi công sự tấn công. Hướng này đang có khoảng chục xe Thiết giáp của Pốt. Nên pháo 37 của ta dùng cả đạn nổ sát thương cùng đạn xuyên. Một xe bọc thép bị trúng đạn xuyên. Số còn lại lùi lại. Đ/c xạ thủ B41 Đặng Nguyên Hồ vọt lên bắn cháy liên tiếp 2 xe nữa. Bọn thiết giáp quay đầu tháo lui. Đại đội 6 thừa thắng xốc tới. Cùng lúc Tiểu đoàn 3, Đại đội Trinh sát 20 cũng xung phong tấn công. Thế là trước ủng hộ mạnh mẽ của pháo 37 ly cùng sự Tiến đánh 3 hướng của Tiểu đoàn 3, Tiểu đoàn 2, Đại đội 20. Vòng vây của pốt đã bị vỡ. Hành lang Tiểu đoàn 3 đến Tiểu đoàn 2 tới Trung đoàn bộ lúc 9h30' Đã được thông sau hơn 3 ngày bị cô lập. Lực lượng vận tải, quân y nhanh chóng tiếp vận đạn cùng cơm nắm, lương thực cho chăm sóc thương binh Tiểu đoàn 2. Tổ chức khênh chuyển thương binh về phía sau. Song trận chiến vẫn còn tiếp diễn đến 14h mới im hẳn tiếng súng. Chính thức lúc này, Tiểu đoàn 2 mới thực sự được giải vây, phá tan được vòng vây của Pót. Cùng âm mưu phản công chiến lược của chúng.

Xung quanh các chốt của Tiểu đoàn 2, hàng trăm xác Pốt rải rác khắp nơi. Cuộc phản công quy mô lớn đầu tiên của Trung đoàn Pốt. Hòng đánh mở bàn đạp, phản công chiến lược. Tái chiến thị xã Công Pông Spư đã bị bẻ gẫy. Về cơ bản, trận địa chốt của Tiểu đoàn 2 vẫn trụ vững vàng. Song anh em bị thương và hy sinh cũng rất nhiều. Trong chiến thắng này, phải chăng có sự góp phần của tiếng loa địch vận. Của tổ công tác dân dịch vận ngày hôm trước.

Tối hôm đó tại khu vực đóng quân của Trung đoàn bộ. Anh Khương, Y sỹ Trung đoàn bộ nói với tôi là được lệnh đi áp tải xe chở một số Thương binh cùng Liệt sỹ về VN. Anh Khương quê ở Thái Bình. Nhưng lấy vợ ở Sài Gòn, khu vực trường đua Phú Thọ nơi đơn vị đóng quân làm Quân quản. Vợ vừa sinh con trai. Tôi sang chỗ anh Khương có cả Hùng lính lái xe mới đã ở đó. Thường ngày ba anh em hay chuyện trò với nhau. Anh Khương đang hý hoáy chuẩn bị đồ đạc để sáng mai về nước. Nhìn, nghe anh tính tính, toán toán. Để làm sao mang một số chiến lợi phẩm nho nhỏ về nước . Nghe đâu dịp này ở cửa khẩu, bộ đội Biên phòng. Cùng kiểm soát liên ngành, kiểm tra rất kỹ những bộ đội về nước. Thậm chí, có nhiều trường hợp, còn bắt bộ đội phải cởi cả quần áo ra để khám người, khám xe. Xem có giấu cái gì quý hiếm bên trong. Nhìn anh Khương gói gói, giấu diếm thật buồn cười và cũng thông minh. Khi anh mài hộp sữa, đổ sữa đi. Rồi cho các thứ linh tinh vào bên trong. Rồi buộc cả mấy hộp sữa Ông Thọ đó vào với nhau coi như là mang sữa về.

Anh Khương hỏi tôi là có gì gửi về không? Tôi đắn đo 1 chút rồi nói vớianh Khương; Tôi có mấy thứ này, anh mang về đổi chè thuốc và làm quà cho cháu.Rồi tôi cũng phải móc mãi trong chỗ ' kín" ra cái mảnh vàng nhỏ. Cùng mấy đồtrang sức khác mà anh em Đại đội 25 cho. Trong đầu nghĩ: Chiến tranh lại khốcliệt, cho đi cho nhẹ người. Đúng là "cho nhẹ đũng quần" Đỡ phải nghĩngợi sui sẻo. 


Trong những ngày này, không phải chỉ có hướng của Trung đoàn 273 là căng thẳng. Mà ở hướng Bắc-Tây-Bắc và Tây- Nam thị xã CôngPôngSpư. Nơi các Trung đoàn bộ binh 270-266 chấn giữ, cũng không kém phần căng thẳng. Suốt cả tuần, chưa đêm nào anh em được nghỉ trọn giấc. Vì những trận tập kích, bu bám nhỏ lẻ của Pốt. Kết hợp với những trận mưa hỏa lực từ xa vào các vị trí chốt của ta.

Mục tiêu chiến thuật của Pốt là: Tăng cường Trinh sát. Vờn dứ, làm cho anh em ta mệt mỏi, căng thẳng. Những tốp lính Pốt cỡ Trung đội, cứ thay nhau vào " rỉa". Chúng bí mật mò vào chốt, quăng lựu đạn, bắn lấp tập. Khi ta đánh trả thì chúng lại chạy, nếu chỗ nào thấy chốt của ta " mỏng" thì chúng hò hét, bắn phá mạnh mẽ. Như vậy là chúng đã biết rõ các vị trí chốt phòng thủ của mình.

Nhưng từ đêm ngày 23/1 thì các quy luật trên thay đổi. Cả đêm, không thấy tiếng súng tập kích nhỏ lẻ nữa. Chỉ huy Sư đoàn, Trung đoàn nhận định. Dấu hiệu bất thường này, có thể chuẩn bị cho trận tiến công quy mô lớn của chúng. Phòng Tham mưu Sư đoàn, tổng hợp tình hình. Thường xuyên theo dõi diễn biến của Pốt. Liên tục thông báo cho các đơn vị, nhắc phải đề cao cảnh giác. Đề phòng và chủ động đánh địch tập kích lớn. Mọi người như thấy "Mùi" của trận chiến ác liệt, khốc liệt đang bốc lên . Khu vực chốt giữ của các đơn vị đang thực sự nóng bỏng. Được thông báo về tình hình Pốt tổ chức vây hãm Tiểu đoàn 2 mấy ngày. Nên các Trung đoàn 270-266 đôn đốc các Tiểu đoàn, Đại đội tăng cường củng cố, phát triển nhiều hầm hào, ụ chiến đấu. Súng đạn đều được lau chùi bảo quản sạch sẽ. Dự trữ lương thực khô cùng nước uống đầy đủ. Mọi việc chuẩn bị cho trận chiến thật kỹ lưỡng, đối phó với đòn tấn công và bao vây dài ngày của Pốt.

Trung đoàn pháo, tăng cường lấy các phần tử bắn theo yêu cầu của các Tiểu đoàn. Trung đoàn bộ và các đ/c xạ thủ pháo cũng được " tăng cường" trang bị thêm súng bộ binh, AK và lựu đạn. Đúng là giờ đây trên đất K, có thể nói: Không có chỗ nào được coi là an toàn. Không có chỗ nào, được coi là phía sau, phía trước. Như trận chiến Biên giới trước đây nữa. Tất cả khu vực chốt nới đóng quân của Sư đoàn, tình hình chiến sự căng thẳng và nóng lên như chảo lửa. Nóng lên từng giờ. Những dấu hiệu bọn Pốt dùng cả xe tăng, thiết giáp, tấn công hướng Trung đoàn 270-266 rõ dần.

Khoảng 2h sáng ngày 25/1. Các đơn vị phía trước đều báo về sở chỉ huy Sư đoàn là: Hiện tượng Pốt chuẩn bị tập kích các tuyến chốt. Không 1 ai ngủ được, ai nấy đều ở vị trí chiến đấu sẵn sàng đánh trả Pốt. Đạn đã lên nòng, những quả lựu đạn cũng được lau chùi cẩn thận, chuẩn bị nghênh chiến.

Đúng 5h00 sáng. Bọn Pốt bắt đầu đồng loạt đánh vào chính diện các chốt của cả 2 Trung đoàn 270-266. Ở hướng Trung đoàn 2, chúng dùng tới 8 xe thiết giáp M113, yểm hộ cho 3 Tiểu đoàn. Tấn công vào các chốt của tiểu đoàn 8-9. Tiếng súng bộ binh rộ lên từng đợt dài. Chúng đỗ 2 chiếc thiết giáp ở xa, dùng đại liên và 12L7 liên tục thùng- thùng- thùng xỉa vào các chốt. Cùng DKZ trên xe bắn ầm- ầm- ầm làm các cây cối gẫy rơi cùng đất đá tung lên. Trận chiến thật sự khốc liệt. Nhưng 2 chiếc xe này cũng chỉ là nghi binh thu hút sự chú ý. Còn 6 chiếc khác, lợi dụng các bụi cây che khuất. Tiếp cận vào trận địa chốt của đại đội 9. Khi anh em phát hiện ra, thì xe bọc thép của chúng đã tới rất gần. Cách chốt đầu tiên khoảng 100 mét. Sau các xe là lố nhố bọn bộ binh, lính áo đen đông như bầy kiến.

Chúng đồng loạt bắn 12L7, cùng các hỏa lực vào chốt Đại đội 9. Xe thiết giáp rú ga ầm ầm, tiến vào rồi lại lùi ra liên tục khạc đạn, cùng với tiếng" trô- trô- trô" như tiếng hò hết của lũ quỷ sát nhân, hòng uy hiếp tinh thần bộ đội ta. Trận chiến ác liệt đã diễn ra. Trước sự tiến công điên cuồng của bọn Pốt, các chiến sỹ Đại đội 9 anh dũng chiến đấu. Giáng trả các đợt xung phong của Pốt bằng B40-B41 và bằng cả lựu đạn. Cùng sự phát huy hỏa lực cối 60ly cả súng M79 của Mỹ. Nhưng do lực lượng của địch quá đông. Chúng lại tổ chức tiến công nhiều đợt. Đến 10h thì các hỏa lực B40-B41 của ta cũng hết đạn. Sức chống đỡ của anh em giảm xuống. Quân số Đại đội 9 hy sinh và thương vong tới 2/3.

Nguy cơ đại đội 9 có thể bị mất chốt. BCH Tiểu đoàn nóng như lửa đốt. Nhưngchưa thể có lực lượng nào cơ động tiếp ứng cho Đại đội 9. Vì toàn tuyến củaTrung đoàn chỗ nào cũng đang bị chúc tập kích. Pháo, cối của Trung đoàn cùng Sưđoàn bắn cũng nhiều nhưng thường là đã quá tầm. Bọn chúng rất ranh ma, chúngđều áp sát vào tuyến chốt của các đ/v. Nên việc chi viện của hỏa lực lúc nàyhiệu quả không cao. Diễn biến của trận chiến khu vực này đang rất bất lợi chota.


Trước nguy cơ bị mất chốt của Đại đội 9. Mất chốt tức là cả tuyến chốt phòng thủ, thế chân kiềng của Tiểu đoàn 6 đã bị mất đi một chân. Sẽ ảnh hưởng đến thế phòng thủ của toàn Tiểu đoàn. Cao hơn nữa, mất chốt của cả một Đại đội, thì biết bao hệ lụy xẩy ra.

Đánh chiếm lại ngay là rất khó. Còn bao anh em Thương binh, Liệt sỹ nằm đó. Nhất là ta mất chốt tức là ta đã thua. Sự hy sinh nhiều hay ít, chỉ là một tiêu chí. Mà trong quân sự, người ta chỉ hỏi là, nói là: THẮNG hay THUA. Mất chốt tức là bọn Pốt đã thắng. Mà việc chúng thắng trong trận đầu của chiến lược tổng phản công sau khi đã " dụ ta vào rọ". Theo suy nghĩ của chúng. Như vậy thì càng không thể được. Danh dự của người lính Quân tình nguyện Việt Nam. Trách nhiệm của người chỉ huy trưởng của Tiểu đoàn, rất tự hào. Song cũng vô cùng nặng nề. Lúc này, đòi hỏi người chỉ huy phải thật bình tĩnh. Tuy rằng mọi vấn đề nhiệm vụ của Tiểu đoàn đều có Tập thể BCH. Cùng sự lãnh đạo của Đảng ủy. Để cùng bàn bạc, tìm giải pháp tháo gỡ. Nhưng cũng cần phải có những hành động mạnh mẽ, táo bạo. Cùng sự quyết đoán của cá nhân người chỉ huy. Nhất là trong lúc " NƯỚC SÔI LỬA BỎNG" thế này. Thì vai trò, thì trách nhiệm cùng bản lĩnh của người chỉ huy càng phải thể hiện rõ nét cùng sự tỏa sáng đúng lúc.

Sau khi hội ý với Ban chỉ huy Tiểu đoàn. Tiểu đoàn trưởng Văn Đình Tùng, quyết định: Giao vị trí chỉ huy cho phó Tiều đoàn Nguyễn Văn Hùng. Rồi cùng 1 liên lạc Tiểu đoàn, 2 ytá Tiểu đoàn, một Tiểu đội Trinh sát gồm 9 tay súng, 2 Tiểu đội Vận tải 12 đ/c. Trang bị vũ khí như một Trung đội bộ binh. Mang thêm đạn chi viện. Mà trực tiếp Tiểu đoàn trưởng như là một Trung đội trưởng chỉ huy lực lượng trợ chiến.

Các loại cối của Trung đoàn, cối 82 của Tiều đoàn. Cùng cả sự chi viện cối 60 của 2 Đại đội bộ binh trong Tiểu đoàn. Bắn chi viện cho Đại đội 9. Trung đội tiếp viện hỗn hợp, do Tiểu đoàn trưởng Tùng dẫn đầu. Khẩn trưởng vận động xuống Đại đội 9. Cảnh vật ở khu vực chốt của Đại đội 9 thật hoang tàng. Cây cối gẫy ngả nghiêng, tơ tua. Đất cát cầy xới, ám đen xì bới khói thuốc đạn. Mùi thuốc súng khét lẹt. Hỏa lực của Pốt vẫn từ xa câu vào khu vực chốt. Đạn cối của các đơn vị, đang ghìm bọn "kiến đen" xuống. Rất nhiều anh em hy sinh, cùng bị thương. Máu loang khắp mọi người. những anh em bị thương nhẹ, ngừơi quấn băng, nhưng vẫn tay súng, hoặc nắm trong tay quả lựu đạn tử thủ.

Thật là thương tâm và căm giận. Anh em nhìn thấy lực lượng tăng viện, lại trực tiếp là Tiểu đoàn trưởng Văn Đình Tùng thì vô cùng phấn khởi. Anh em Vận tải và Trinh sát được phân công tỏa ra các hướng. Cùng chốt giữ với anh em Đại đội 9. Được chi viện, được tăng cường đạn cùng lương khô, nước uống, làm tinh thần chiến đấu của các chiến sỹ đại đội 9 bừng lên.

Tiểu đoàn trưởng chỉ định đ/c Trung đội phó lên chỉ huy Đại đội. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tiểu đoàn trưởng. Mọi người xốc lại đội hình chốt. Các hầm, hố bắn được nhanh chóng củng cố. Cái đói, cái mệt, cái khát như tan biến hết. Giờ đây chỉ còn lại ý trí, quyết tâm, lòng dũng cảm. Cùng sự căm thù, danh dự và trách nhiệm của người chiến sỹ Quân tình nguyện VN. Làm nhiệm vụ Quốc tế được đẩy lên thật cao. Cùng lúc, lực lượng vận tải tiếp sau, cũng đã chuyển thêm được đạn hỏa lực đến. Rồi chuyển vợi số Thương binh nặng về phẫu tiền phương Tiểu đoàn.

Tiếng đạn cối chi viện vừa ngớt. Thì tiếng hò hét trô- trô xung phong của lũ quỷ áo đen lại ầm lên ở các hướng. Xe thiết giáp cùng các loại hỏa lực gầm gào điên cuồng, nhả đạn vào chốt. Tiểu đoàn trưởng Tùng thoáng nghĩ: Bọn này định quyết chiếm chốt đây. Tiếng trô- trô có vẻ hào hứng của bọn Pốt đã rất gần. Cùng lúc các loại súng AK với những điểm xạ 2 viên một păng- pằng, păng- pằng của lính già kỳ cựu. Cùng tiếng ùng- oàng, ùng- oàng liên tục của B40-B41. Như bức tường thép, như bức tường lửa, đã làm nhiều thằng gục ngã, khựng lại nằm rí xuống đất. Tiếng trô- trô tắt lịm.

Một chiếc xe thiết giáp bị cháy, một chiếc bị đứt xích quay tròn tại chỗ. Nhưng những chiếc khác vẫn lấn dũi, lùi ra, tiến vào. Xỉa 12,7 ly và DKZ vào chốt. Bọn này thật lì lợm, phải diệt cho được mấy cái " con bọ" này. Mới đánh bật được hết " bọn áo đen" man rợ kia. Tiểu đoàn trưởng Tùng nghĩ vậy rồi lấy khẩu B41 của một chiến sỹ bên cạnh. Đổi khẩu AK của mình cho xạ thủ B41 và vời đi theo mình. Lợi dụng địa hình, anh cùng chiến sỹ B41 vòng chếch sang phải, tiếp cận gần xe địch. Dưới làn đạn vẫn như mưa của chúng về phía trận địa chốt. Tới 1 vị trí có lợi, cách chiếc xe bọc thép chỉ còn khoảng 50 mét.

Tên lính bắn 12,7 ly trông như một con quỷ đen, vẫn đang điên cuồngnghiến răng, ngồi kéo những điểm xạ về phía bên trái, cùng 2 thằng khác trên xeđang thao tác bắn DKZ. Chúng không ngờ, sườn chéo bên phải để lộ rất lớn. Đangnằm gọn trong vòng ngắm của khẩu B41 của Tiểu đoàn trưởng Tùng.


Ùng- oàng.... Từ vị trí bắn, tới mục tiêu quá gần. Nên tiếng nổ đầu nòng, cùng tiếng nổ của đạn vào mục tiêu gần như cùng lúc. Một vầng lửa chùm kín chiếc xe. Anh nhanh chóng lắp đạn, để chắc ăn bồi thêm một phát nữa. Vào chỗ quầng lửa đấy.

Chiếc thiết giáp rùng mình, bùng cháy, đứng im không nhúc nhích. Mấy thằng trên xe cũng đã bị sức ép của đạn B41 hất bay xuống đất. Cùng lúc phía trái, Đại đội trưởng Nguyễn Hồng Quảng, cũng đã bắn cháy một chiếc. Bọn bộ binh cũng đã nhận ra vị trí bắn của Tiều đoàn trưởng Tùng. Nhưng rất kinh nghiệm, anh năn sang phải mấy vòng. Rồi vận động ngang khoảng hơn chục mét, tránh đạn của bọn Pốt đang tập chung vào chỗ khỏi chưa tan. Anh tiếp tục lắp đạn vào khẩu B41, rồi ở tư thế quỳ, bắn chiếc thiết giáp xa hơn. Ùng- oàng..... Quả đạn phụt lửa, lao trúng mục tiêu .Chiếc thiết giáp bùng cháy. Nhưng mục vị trí bắn của anh cũng đã bị lộ. Các loại súng của Pốt đã tập chung về phía anh. Nơi này là trảng trống , không có vật che đỡ. Nhiều viên đạn thù đã găm vào người anh. Anh trúng đạn vào chỗ hiểm, gục ngay xuống, trong tay vẫn nắm chặt khẩu B41. Không kịp nói với anh em được lời nào.

Tiểu đoàn Trưởng Văn Đinh Tùng đã anh dũng hy sinh. Tấm gương về ý chí, cùng hành động chiến đấu vô cùng dũng cảm của anh. Đã tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sỹ Đại đội 9. Mọi người bật lên khỏi công sự. Cùng tiếng hô xung phong vang trời. Những quả đạn B40-B41 cùng những loạt đạn AK điểm xạ 2 viên một quật ngã thêm nhiều tên. Hai chiếc thiết giáp nữa bị trúng đạn. Chiếc còn lại quay đầu chạy biến vào rừng cây lúp xúp. Những tên lính áo đen cũng mất hồn. Bỏ mặc những tên bị thương đang la hét chạy thục mạng vào rừng. Đợt tập kích với quy mô lớn, ý đồ lớn của bọn Pốt ngày 25/1, đã bị Đại đội 9 cùng lực lượng chi viện của Tiểu đoàn trưởng Văn Đình Tùng bẻ gãy. Chúng thua chạy tan tác, với 7 xe bọc thép bị bắn cháy.

Đến khoảng 10h. Lũ chỉ huy của chúng vô cùng cay cú. Chúng vơ vét lực lượng khoảng 1 Tiểu đoàn cùng 4 xe bọc thép yểm trợ. Chia làm 3 hướng, tiếp tục tập kích vào Đại đội 9. Anh em Đại đội 9 đã không kịp nghỉ ngơi, tích cực, củng cố hầm hào. Thi thể Liệt sỹ Tiểu đoàn trưởng, cùng một số anh em chưa kịp đưa về phía sau. Thì tiếng Trô- Trô cùng những trận mưa đạn của bọn Pốt vào khu vực chốt. Trận chiến ác liệt lại tiếp diễn, các chiến sỹ ta kiên cường đánh trả, bẻ gẫy và đốn gục rất nhiều tên. Những chiếc xe bọc thép chỉ ở ngoài xa xỉa đạn vào khu vực chốt. Chứ không giám vào gần như trước.

Cùng lúc đó, Đại đội 10. Sau khi đánh tan bọn Pốt bu bám ở phía trước. Đã được lệnh đánh vòng lên phía sau những xe thiết giáp và lực lượng Pốt đang tấn công chốt của Đại đội 9. Trung đội trưởng Quách Gia Chiên, đã phát hiện ra mục tiêu thiết giáp. Anh chọn được mô đất cao. Anh bình tĩnh nằm xuống, nhằm sườn trái chiếc thiết giáp bóp cò. Ùng- òang..... Chiếc xe bùng cháy dữ dội. Ba chiếc khác bị bất ngờ, quay đầu xe bỏ chạy. Quách Gia Chiên bắn quả thứ 2 nhưng không trúng. Một chiến sỹ từ phía sau vừa vận động lên nói: " Trung đội trưởng để em". Đó là Tiểu đội trưởng hỏa lực. Anh nhanh chóng lắp đạn, rồi quỳ bắn. Ùng- oàng, quả đạn b41 lao đi, đúng sau chiếc xe đang chạy. Lửa bùng lên, nhưng xe vẫn như đống lửa chạy khuất vào rừng.

Bị đánh tạt sườn, bọn bộ binh thấy xe thiết giáp bỏ chạy thì mất hết hồn vía. Cũng chạy thục mạng, bỏ lại rất nhiều xác chết trước trận địa Đại đội 9. Trận chiến tạm ngưng tiến súng. Nhưng khói lửa của rừng cây cháy, của những chiếc xe bọc thép vẫn đang cuộn lên trong nắng. Cùng tiếng nổ lốp bốp của đạn trong xe, như nói lên trận chiến thật khốc liệt vừa diễn ra.

Mà người chiến thắng là các chiến sỹ của Đại đội 9, Tiểu đoàn 9 Anh hùng. Những người đang sống, đang chắc tay súng, những người thương binh đang cầm chặt quả lựu đạn "tử thủ". Cùng sự hy sinh anh dũng của Tiểu đoàn Trưởng Văn Đình Tùng, cùng sự anh dũng và hy sinh của nhiều chiến sỹ trong Đại đội. Các anh đã góp phần tô thêm truyền thống Hào hùng của Sư đoàn, của QUân đội. Cao hơn nữa là của các chiến sỹ Quân tình nguyện Việt Nam Anh Hùng.


Ở khu vực chốt của Tiểu đoàn 5, cũng không kém phần ác liệt như chiến sự ở Tiểu đoàn 9. Từ 10h sáng cùng ngày, chúng đã dùng 3 Tiểu đoàn lính bb, cùng 6 xe bọc thép M113, tăng cường. Đã liên tục tập kích vào Đại đội 5 và Đại đội 7.

Đến 10h sáng, thì quân số mỗi Đại đội chỉ còn lại 1/4 tay súng, cầm cự với bọn Pốt. Cán bộ Đại đội 7, đã 3 lần phải chỉ định người thay. Lực lượng dự bị của Tiểu đoàn đã tung ra hết. Những cán bộ chiến sỹ Trinh sát, Vận tải, Anh nuôi của Tiểu đoàn. Cũng đã được tăng cường xuống, chi viện cho các Đại đội chiến đấu. Tình hình vô cùng phức tạp. Sự bu bám của bọn Pốt vẫn như chưa có dấu hiệu dừng. Các loại hỏa lực của chúng vẫn từ xa câu vào các khu vực chốt, đạn nổ ùng oàng, điểm nổ như đan mắt sàng. Nguy cơ mất chốt cũng thật cao.

Đến 15hoo, Trung đoàn tập trung tối đa hỏa lực chi viện. Dùng 2 Đại đội của Tiểu đoàn 4, cùng 4 xe thiết giáp. Bí mật vòng sau đội hình Pốt bu bám Tiểu đoàn 5. Bắn cháy 3 xe bọc thép ở khu vực "đồi không tên" giải nguy cho Tiểu đoàn 5. Cùng lúc, Đại đội 6, cùng các lực lượng còn lại của Tiểu đoàn 5. Xuất kích ngắn, để đánh ép bọn Pốt. Trước đòn đánh tập hậu hiểm ác và lực lượng xuất kích của chốt. Bọn Pốt hoảng loạn vỡ trận, nhưng chiến trận vẫn kéo dài đến khoảng 18h. Thì khu vực này mới tạm im tiếng súng.

Say máu và điên cuồng, trước thất bại của ngày đầu phản công. Với những thiệt hại rất nặng. Nhưng dưới sự thúc ép của bọn đầu xỏ, bọn chỉ huy các Sư đoàn, lại hối thúc các đơn vị cấp dưới. Tăng cường tập kích các chốt của ta. Ban ngày và cả ban đêm. Có những ngày, chúng lại dùng cả xe bọc thép, xe tăng, cùng pháo binh. Tổ chức cấp Trung đoàn, tấn công chốt ta. Mặt khác chúng ráo riết phong tỏa, đánh phá đường giao thông. Ngăn chặn việc vận chuyển tiếp tế của ta. Càng gây thêm rất nhiều khó khăn cho ta.

Giai đoạn này, là giai đoạn cực kỳ khó khăn của Cán bộ chiến sỹ Sư đoàn 341 và nói chung. Cùng cả toàn quân tình nguyện. Ở các chốt phía trước, các đơn vị trực tiếp chiến đấu, tỷ lệ thương vong cùa ta ngày càng cao. Sinh hoạt vật chất của bộ đội khó khăn ngày càng tăng dần. Thời tiết của đất K vẫn đang trong mùa khô, cái nắng, cái nóng này, như cùng lúc hùa vào với bọn Pốt. Làm căng thẳng cuộc sống, làm khổ anh em bộ đội. Có nơi, địch và ta khống chế, tranh nhau từng vũng nước. Quanh hồ nước, quanh các vũng nước nhỏ, đã có cả xác của Pốt và máu của bộ đội mình hòa trong đó.

Tết Nguyên Đán, Tết cổ truyền của dân tộc Việt đang tới gần. Mà trong lúc này, tình hình chiến sự ngày càng trở lên căng thẳng. Các thủ trưởng Sư đoàn, Trung đoàn, ai nấy gầy rộc hẳn đi. Mắt trũng sâu thâm quầng. Sư đoàn trưởng Vũ Cao và Chính ủy Nguyễn Quế, có lẽ là người lo lắng lớn nhất. Trước tình hình nhiệm vụ Chính trị, của Sư đoàn. Trên đất bạn, chiến đấu vì nhiệm vụ Quốc tế giúp bạn, giá trị vinh dự thật lớn lao. Song trách nhiệm cũng thật nặng nề . Chúng ta không phải chỉ như giúp bạn về kinh tế, về súng đạn. Mà là còn xương máu của các chiến sỹ Quân tình nguyện Việt Nam. Những người con Dân Việt.

Sư đoàn trưởng, đi đi, lại lại trong căn hầm chỉ huy, ở khu vực nhà máy Đường. Cách thủ đô Phnompenh khoảng 20km về phía Tây. Ông vỗ đầu suy nghĩ rồi thốt lên:" Phải tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, để cải thiện tình hình". Ông suy nghĩ và nghin cứu rất lâu tấm bản đồ tác chiến trên bàn. Những bình độ khác nhau phía Tây thị xã Công Pông Xpư, thật là một địa thế lý tưởng. Cho một cuộc chiến tranh du kích. Rừng núi đại ngàn, bằng phẳng tương đối. Xen kẽ có các điểm cao không quá 100met. Rồi cao dần, hiểm trở dần về biên giới Thái Lan.

Giống như dẫy Trường Sơn của ta, mà ngày xưa chúng ta cũng tận dụng núirừng đại ngàn này. Làm các cơ sở, làm các căn cứ xuất phát, tiến công vào cáchang ổ của Mỹ Ngụy dưới đồng bằng. Trong đầu ông lóe lên một phương hướng chiếnđấu mới. Cùng sự hiểu thật đúng về tình hình chiến sự hiện tại. Trước sức mạnh,trước quân số và các loại vũ khí mà pốt đang xử dụng. Với cả xe tăng, thiếtgiáp, cùng pháo binh. Cùng số lượng các đầu máy chỉ huy tác chiến của chúng.Không thể dùng cụm từ : "Truy quét" trong giai đoạn này. Rồi ông bước nhanhsang hầm của Chính ủy Nguyễn Quế. 


Chính ủy Nguyễn Quế đang cùng trưởng phòng Chính trị, bàn bạc về tình hình đơn vị. Việc giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, đối với cán bộ chiến sỹ trong tình hình mới, có những phức tạp. Mặc dù những ngày này, cái tư tưởng nghỉ ngơi, xả hơi đã được đánh thức. Vì những trận tập kích điên cuồng của Pốt.

Đúng là không phải chỉ có chiến sỹ. Mà ngay cả nhiều đồng chí cán bộ Tiểu đoàn, Trung đoàn. Các Sỹ quan trợ lý phòng ban, cũng có tư tưởng này. Đó là đòi hỏi đúng, là nguyện vọng chính đáng, của mọi người. chúng ta không ai thích mà cũng không ai muốn cuộc chiến tranh kéo dài. Ai cũng muốn có cuộc sống gia đình, lứa đôi hạnh phúc, trong sự bình yên. Song, giờ đây đúng như trong bài ca của nhạc sỹ nào đó có câu:" Kẻ thù buộc ta ôm cây súng". Hay! Câu hát thật hay, thật đúng. Dân tộc ta đã bao lần phải tuốt gươm, phải ôm cây súng vì lũ giặc ngoại xâm. Chính ủy Quế như tìm ra những vấn để để giải quyết, để động viên. Để giáo dục, để quán triệt tình hình nhiệm vụ cho bộ đội. Trong tình hình hiện tại. Cho thật hợp với tình hình cụ thể của chiến trường, của đất nước.

Trước tình hình mới, diễn biến mới của chiến trường. Việc giáo dục chiến sỹ, động viên chiến sỹ, phải sát với thực tế. Không thể đơn giản được. Trong lúc này, không thể coi nhẹ và coi thường bọn Pốt. Vì khi ta tấn công với quy mô lớn, thì chúng rút chạy để bảo toàn lực lượng. Nằm trong kế hoạch của chúng là: " dụ ta vào rọ" để tiêu diệt từng bộ phận của ta. Tiến hành cuộc chiến tranh du kích lâu dài. Dưới sự hỗ trợ về súng đạn, và mưu lược của bọn Bành Trướng Bắc Kinh. Đã ngày càng rõ, càng lộ bản chất bá quyền nước lớn của chúng.

Theo thông báo, ở trong nước. Chúng đã kích động gây ra những lộn xộn, những cuộc biểu tình. Hay đã có những manh động, vu cho ta là bài xích, khủng bố người Hoa. Chia rẽ tình đoàn kết của 2 dân tộc đã có từ lâu đời. Gây mất trật tự xã hội, rối loạn cuộc sống. Hòng làm cho chúng ta, cùng lúc phải đối phó nhiều bề, nhiều hướng, thù trong, giặc ngoài. Một số dân ở Miền Nam, Miền Bắc. Nhiều người đã bỏ nhà, bỏ cửa. Vượt biên trái phép, với hy vọng tìm đến vùng đất Thánh. Hiện đang sống rất khổ cực trong các trại tỵ nạn. Hoặc có nhiều người bị làm mồi cho cá. Hoặc bị bọn cướp biển cướp bóc, hãm hiếp, chết rất thương tâm. Các quán nhậu ngoài vỉa hè ở Thành phố còn có câu: "Một là con cứu Má/ Hai là cá ăn con" Nói về sự nguy hiểm của những người vượt biên trái phép.

Sư đoàn trưởng Vũ Cao nói với Chính ủy Nguyễn Quế: Anh Quế, nhiệm vụ của Sư đoàn lúc này là đánh địch, bảo vệ mục tiêu, hỗ trợ cho bạn xây dựng chính quyền là đúng. Nhưng trong lúc này, chúng ta dùng chữ " Truy quét" thì chưa hợp lý. Ta nói là truy quét thì thấy nó nhẹ quá. Mà thực tế tình hình chiến sự. Tình hình của địch đang còn rất mạnh. Nên nó ít nhiều ảnh hưởng tới tư tưởng, cùng ý chí chiến đấu của bộ đội. Chính ủy Quế, đồng tình ngay với ý kiến nhận định của Sư đoàn trưởng. Đúng là dùng cụm từ " Truy quét" là chưa hợp lý, chưa sát với diễn biết của chiến trường. Bọn Pốt đang tập trung cao độ các lực lượng phản kích ta trên toàn tuyến. Ta phải phản công lại, do đó dùng cụm từ" Tiến công truy quét" thì đúng tính chất hơn, sát với thực tế hơn.

Sư đoàn trưởng cùng Chính ủy, Hai ông đều nhất chí phương hướng hành động mới là: Phải chuyển thế tiến công. Tiến công truy quét một cách liên tục, chủ động. Không dùng hình thức be bờ hiện tại nữa. Truy quét thông thường như trước nữa. Phải vòng rộng, phải vây chặt, kết hợp với xe tăng, pháo binh. Đánh những trận lớn vào những mục tiêu đầu lão chủ yếu của chúng. Nhằm tiêu hao, tiêu diệt lớn. Đánh bại bằng được ý chí của các lực lượng quân sự của Pốt.

Muốn vậy, chúng ta phải bao vây chặt, truy quét kỹ. Đánh ngay khi chúngvừa dừng chân, vừa nhen nhóm căn cứ. Làm cho chúng liên tục bị động đối phó.Làm cho tinh thần của chúng sa sút rồi nhanh chóng tan rã. Cũng là cứu dân đangbị bọn Pốt lùa vào rừng. Cùng lúc phải xây dựng chính quyền giúp bạn. Xây dựngcác lược lượng vũ trang của Bạn trưởng thành. Ổn định đời sống cho nhân dân. 

   Trong những ngày này, ở khu vực Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 273. Cũng bị bọn Pốt vây lấn. Anh em Tiểu đoàn 1, kiên cường chiến đấu. Chống trả, tiêu diệt được rất nhiều Pốt. Nhưng xem ra cái lũ "kiến đen" vẫn say máu. Dưới sự thúc ép, bơm thổi của các cấp chỉ huy của chúng.


Song, những trận mưa hỏa lực của chúng từ xa vào chốt. Suốt ngày đêm, cũng làm anh em trong Tiểu đoàn thương vong nhiều. Tiểu đội 10, Đại đội 3 của tôi cũ cũng bị trúng một quả đạn ĐKZ bắn từ xa. Làm đồng chị Dự Tiểu đội trưởng cối, người thay tôi từ năm 78. Cùng 2 đ/c nữa hy sinh. Trong Tiểu đội còn có chuyện: Ngay sáng ngày 8/1 lúc ở PhNompenh. Đ/c Hoài lính 74 cùng trong Tiểu đội 10, lấy 1 xe máy phóng đi chơi lung tung. Đ/c Hoài là người cũng có tính nghịch ngợm, nên lấy được xe máy phóng đi, rồi mất hút không trở lại. Mấy ngày sau anh em mới tìm thấy cách khu vực đóng quân khoảng 2 km. Trên thi thể có nhiều vết đạn, cạnh đó vẫn còn chiếc xe máy. Tiếp nữa là tôi được tin đ/c Roan, quê ở Tiền Hải Thái Bình. Vệ binh trên Trung đoàn rất quý mến, thường hay sang chơi với tôi. Mới được điều xuống làm Tiểu đội trưởng cũng bị hy sinh.

Đại đội 1 của tôi cũ, đ/c Khoa Năng Thược là Quản trị trưởng Đại đội. Quê ở An Lão Hải Phòng, trước khi nhập ngũ là giáo viên cấp 3. Bộ môn thể dục, cũng bị trúng đạn pháo hy sinh . Đúng là trong dịp này, tỷ lệ thương và hy sinh rất cao.

Trong những ngày này, số dân bị bọn Pốt lùa vào rừng. Rất nhiều nguời đã chạy vượt được ra, khỏi sự kìm kẹp của Pốt. Nên công việc tuyên truyền của Tiểu ban Dân dịch vận là rất bận mải. Thường xuyên phải tổ chức những buổi tuyên truyền. Hướng dẫn cho nhân dân trở về quê cũ. Trong số những người trở về có một cô gái, nói được tiếng Việt. Tên là Trần Thị Nhị, cả gia đình Nhị, cùng họ hàng sinh sống ở Thủ đô Phnompenh nhiều đời. Sau ngày 17/4/75, bị Pốt lùa hết ra khỏi thành phố. Lên rừng xây dựng vùng đất gọi là:" kinh tế mới" để cải tạo, giác ngộ cách mạng theo chủ nghĩa cộng sản. Như bọn ĂngKa tuyên truyền. Mỗi người mỗi nơi không biết ai còn ai mất. Chúng tôi mời Nhị ở lại làm phiên dịch cho Bộ đội. Cô Nhị đồng ý. Từ đó trong Tiểu ban dân vận ngoài tôi, đ/c Riến cùng 2 đ/c nữa bập bẹ nói tiếng K. Đội Bạn thì có 3 người giờ đây thêm được một người nữ nữa là 4. Nhị nói tốt cả tiếng Việt, tiếng K. Phiên dịch tốt, nhưng chữ Việt thì cũng không thật thành thạo. bằng chữ K.

Rất may, trong lúc căng thẳng bì bận rộn công việc. thì đ/c Văn, Trưởng tiểu ban bị thương ngày 1/1. Sau khi được trích mổ, lấy viên đạn trong đùi ra. Vết thương đã nhanh lành, hôm nay trở về tiếp tục làm Trưởng ban tiểu ban Dân dịch vận.

Sau khi đ/c Văn về mấy ngày. Trung đoàn bộ được lệnh chuẩn bị di chuyển. Để gần các Tiểu đoàn hơn. Trung đoàn cứ 1 đoàn đi điều nghiên, khảo sát, tiền trạm. Gồm chủ nhiệm trinh sát, các phòng ban hơn 20 người đi đến vị trí mới. Ban chính trị cử Dân vận là tôi, cùng một đ/c Bạn trong đội công tác cùng đi. Có một việc nhỏ, mà dẫn đến va chạm giữa tôi và đ/c Văn. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Tiểu ban Dân dịch vận có cái loa tuyên truyền thật to. Được chạy bằng 8 củ pin đại. Thường để kêu gọi, tuyên truyền nhân dân. Mà hôm trước chúng tôi có dịp dùng kêu gọi làm công tác địch vận ở khu vực Tiểu đoàn 3. Cái loa to, rất cồng kềnh. Nhưng không hiểu sao đ/c Văn cứ yêu cầu chúng tôi cầm đi theo. Tôi phản đối nói là: Đoàn đi trinh sát tiền trạm là đi bộ. Khu vực này vẫn còn Pốt. Có thể bị chúng phục. Đoàn đi không đông, rất có thể phải chiến đấu. Nên mang theo loa rất vướng nếu như có tác chiến xẩy ra. Anh để mai, khi Trung đoàn hành quân, có ô tô. Thì mang đi cho tiện.

Bình thường, mọi ngày khi có vấn đề gì. Thì thường tôi góp ý là đ/c Văn nghệ theo ngay. Mà sao hôm nay tôi nói mãi, đ/c Văn cũng không đồng ý. Cứ rất khoát bắt anh em tôi phải mang loa đi cùng. Chính vì vậy, nên tôi với anh Văn nói nặng lời với nhau. Nhưng rồi chúng tôi vẫn mang loa đi theo. Mang đi nhưng trong lòng vẫn cứ ấm ức nghĩ: Hôm nay ông này "ấm đầu" thế nào ấy? 


Đội hình đi tiền trạm khoảng hơn 30 người. Trực tiếp đ/c Chiến chủ nhiệm Trinh sát Trung đoàn chỉ huy bộ phận tiền trạm. Gồm 1 tiểu đội trinh sát, 1 tiểu đội công binh, tiểu đội vận tải cùng các Sỹ quan tham mưu, tác chiến hậu cần. Cùng 2 đ/c thông tin 2 w. Ban Chính trị thì có tôi và Sa Chơn trong đội công tác.

Trong đội công tác có 3 người, thì Sa Chơn là nhanh nhẹn tháo vát nhất. Nên đi đâu cũng hay được điều động đi cùng. Tôi và Sa Chơn đi sau đội hình. Ngoài cái loa là cồng kềnh, còn trang bị vũ khí của chúng tôi cũng như người lính bộ binh. Chuyện không có gì đáng kể. Nếu như đội hình không bị Pốt phục kích. Xuất phát lúc 13h, mọi người đi theo một con lộ đất, 2 bên có những bụi tre gai. Thỉnh thoảng cũng có những nhà dân. Nhiệm vụ của chúng tôi là đi tiền trạm. Chuẩn bị nơi dừng chân của Trung đoàn bộ cho gần các Tiểu đoàn hơn. Tọa độ đến là 1 Khum nhỏ, cách vị trí cũ khoảng 8 km. Những ngày này, các Tiểu đoàn bb chốt ở những vị trí rất xa nhau.

Chính vì thế nên các lực lượng nhỏ của Pốt, vẫn lẫn khuất xen kẽ giữa các đơn vị của ta. Đội hình đi cách vị trí cũ khoảng 4km. Lúc này khoảng 15h. Trời nắng gắt, vừa đi vừa quan sát cảnh giới. Nên không thể đi nhanh. Mọi người đều phải trong tư thế chiến đấu. Có nhiều chỗ, phải dừng lại. Để cho nhóm trinh sát đi trước, rồi đội hình mới tiến theo. Đến một chỗ, bên trái đường thì toàn tre gai. Bên phải thì lại là sình ruộng. Nhưng dịp này khô không có nước. Nhìn xa xa cách khoảng 200mét. Có mấy bóng áo đen chạy ngang qua đường. Có Pốt phía trước. Mọi người dạt sang bên đường. Ai nấy trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Nhưng đợi khoảng 15' rồi 20' cũng không thấy động tĩnh gì. Đồng chí Chiến trưởng đoàn cho Tiểu đội trinh sát đi tiếp. Đội hình chính bám sau khoảng cách 50m. Đã có nhiều dấu hiệu của Pốt. Những vết chân không dầy dép còn mới, in rất nhiều dưới đất. Cùng lúc anh em phát hiện được mấy quả mìn chôn vội.

Nhóm công binh, triển khai vô hiệu hóa được 2 quả mìn vướng. Thì cùng lúc, các loại súng của Pốt từ hướng trái, phía trước. Đồng loạt tiến công đội hình tiền trạm. Tiếng ùng oàng của B4O-B41. Đạn AK chíu chíu về phía chúng tôi. Cùng những tiếng Trô-trô ầm ỹ. Tôi nghĩ nhanh bị phục rồi. Trong đầu tôi, như đã có linh tính từ trước khi đi. Lúc nào cũng nghĩ đến việc xui xẻo, không hay xẩy ra của lần đi này. Khi anh Văn, cứ bắt tôi mang cái loa theo. Dẫn tới 2 anh em vặc nhau. Nhóm trinh sát dạt sang bên phải đường và lùi lại cùng đội hình. Đ/c Chiến truyền lệnh: Bị phục, nhưng chưa thấy Pốt là chưa được bắn. Vì chưa biết lực lượng cuả Pốt lớn hay nhỏ. Rồi còn phải tiết kiệm đạn. Đề phòng phải tác chiến lâu. Cùng lúc đ/c Chiến thông tin báo về Trung đoàn là bị Pốt phục kích đề nghị sẵn sàng chi viện.

Súng của Pốt vẫn nổ đều, về đội hình công tác. Đã thấy loáng thoáng những bóng đen nhố nhố di chuyển trong lẫn trong các bụi tre. Thoáng nghĩ, bọn này vòng bọc mình đây. Nghe tiếng súng nổ anh em đoán, chắc chúng có khoảng đại đội thôi. Không thể có lực lượng lớn trong khu vực này được. Nhưng chiến thuật của chúng dù không đông cũng vẫn tổ chức vòng bọc tập hậu. Anh Chiến ra hiệu bắn những thằng di chuyển vòng bọc. Súng M79 của Mỹ thật có tác dụng. Từ bên đường anh em "cóc" liên tục vào khu vực bụi tre gai khi thấy có Pốt. Tôi nói với Sa Chơn chuẩn bị chiến đấu. Lúc này tôi với Chơn ở phía sau đội hình, lại là hướng đánh trực tiếp với bọn vòng bọc.

Vừa lúc đó, thì tiếng súng của bọn vòng bọc tập hậu cũng bắt đầu xối đạn về phía tôi và Chơn. Chúng hò hét trô-trô . Các hướng phí trước súng cũng rộ lên. Nhưng chưa có thằng nào vượt lên mặt đường. Chúng vân lợi dụng những vật che khuất là những bụi tre gai. Cứ thoáng thấy chúng là chúng tôi điểm xạ pằng- pằng. Được cái chỗ này địa hình có lợi cho chúng tôi vì ở bên đường có mép đầm thấp nên anh em tôi nằm ôm taluy đường trong tư thế chiến đấu, bắn rất thuận lợi. Bên chúng có vật che khuất nhưng lại cao bằng mét đường. Nên chúng tôi quan sát chúng rất rõ. Thỉnh thoảng có quả B40 ùng –oàng nhưng đều vọt ra xa sau chúng tôi.

Cũng rất may là chúng tôi phát hiện ra bọn này sớm. Nên cả đội hình không lọt hẳn vào ổ phục kích của chúng. Tôi ra hiệu cho Chơn ý nói phải bắn ngay những thằng sang đường. Để chúng sang đường là bất lợi cho mình. Cùng lúc có 3-4 thằng định vượt qua. Trong tầm AK của tôi và Chơn. Tôi điểm xạ liên tục. 1 thằng trúng đạn ngã ra sau. 2 thằng khác cầm tay thằng trúng đạn kéo ngược trở lại. Chúng tôi bắn đuổi tiếp vào sau bụi tre khuất chúng nó. Them 1 thằng nữa đổ vật xuống. Đạn thẳng của chúng cũng chíu chíu sát sạt chỗ tôi.

Tôi và Sa Chơn liên tục điểm xạ. Chơn không biết điểm xạ 2 viên một. Mà thường là mỗi lần bóp có là 3- 4 viên hay tắc "cú viên" một. Trận chiến không quá căng thẳng. Song đoàn tiền trạm cũng không phát triển được lên. Phía mình đã có mấy anh em bị thương. Trận chiến đã kéo dài gần 1 giờ. Mà bọn này vẫn bám có vẻ như là chúng muốn kìm chúng tôi tới tối. Bây giờ tôi mới nghĩ đến cái loa dân- địch vận. Tôi nói với anh Chiến để cho SaChơn phát loa kêu gọi "địch vận" bọn này.

Anh Chiến nói: Anh em mình cứ chiến đấu. Trung đoàn đang điều Tiểu đoàn3 đánh quay lại và Đại đội Trinh sát đang cơ động lên bằng ô tô. Hai hướng éplại giải vây cho mình. Tôi kể cho anh Chiến nghe, hôm ở Tiểu đoàn 3 cũng đãphát loa kêu gọi, cũng có kết quả rất tốt. Mình thử kết hợp xem sao. 


Thế rồi anh Chiến, cũng đồng ý cho chúng tôi làm công tác địch vận. Tôi ra hiệu cho Sa Chơn phát loa. Tôi chưa nói được nhiều tiếng K. Nhưng những động tác vừa là mồm, vừa là tay, cũng làm cho Sa Chơn hiểu ý ngay. Tôi nói thêm, đúng ra là tôi hiệu với nội dung là: Bộ đội Việt Nam đang từ 2 hướng đánh tới. Buộc chúng phải ra hàng hoặc rút nhanh.

Rất thông minh, Sa Chơn hiểu ý ngay. Tôi cùng Chơn phủi qua bụi đất quanh cái loa. Lùi lui lại phía sau, gác loa lên mép đường. Tiếng súng của bọn Pốt vẫn tóp- tóp, chíu- chíu về phía chúng tôi. Sa Chơn chỉnh loa rồi thử giọng nói một hồi. Khi tiếng loa vang lên thì tiếng súng của Pốt im bặt. Đã quen thuộc nên Chơn nói một hơi, với nội dung tôi vừa gợi ý. Cùng những bài tuyên truyền đã quen thuộc. Chơn nói thêm, trước Chơn cũng là lính Pốt thuộc Sư đoàn 3, QK Đông Bắc. Nhưng thấy tội ác của bọn Ăng Ca, bọn Khơ Me Đỏ đối với nhân dân. Nên rất nhiều người đã chạy sang Việt Nam. Được Việt Nam giúp đỡ. Trong số đó có cả Lục Thum Hên Xom Rin là Sư đoàn phó. Hiện nay làm Chủ Tịch cách mạng cứu nước CPC. (Khi về được dịch lại, tôi mới biết cụ thể nội dung là như vậy).

Tiếng súng của bọn Pốt im hẳn. Lúc sau từ trong những bụi tre. Có mấy loạt đạn AK bắn lên trời. Từ lúc đó, bọn Pốt phục kích rút hết. Không còn bóng áo đen nào nữa. Cũng là lúc từ 2 hướng đường. Đại đội trinh sát của Trung đoàn đã ào tới. Phía trước Đại đội 9 cũng đã tới. Ba lực lượng đã bắt liên lạc với nhau. Theo lệnh Trung đoàn, chúng tôi cùng Đại đội 9 tiếp tục hành quân về tọa độ mới. Đại đội trinh sát quay về đón Trung đoàn bộ lên vị trí mới.

Ban Chính trị và Tiểu ban Dân vận cũng tới. Tôi kể lại việc đoàn đi bị phục, và Sa Chơn đã dùng loa kêu gọi, rất có hiệu quả. Được dịp anh Văn nói: " Ông thấy chưa? Tôi nói ông cầm loa đi thì ông cứ ngại, nói này nói nọ". Tôi thì nói:" Nhưng đi tiền trạm, mang loa đi là cồng kềnh à? Sao ông không để theo ô tô. Mà trước khi đi, cãi nhau như thế xui xẻo bỏ mẹ? Nếu không có loa, không cãi nhau, chắc gì đã bị Pốt phục? May mà chúng tôi không " dính". Mọi người lại cùng cười xòa.

Trong những ngày Trung đoàn bộ còn đứng chân ở khu vực sát thị xã Công Pông Xpư. Tiểu đoàn 1 ở ngay sát Trung đoàn bộ. Lúc đó, Trung đoàn được tăng cường một Đại đội của bạn. Chúng tôi gọi lực lượng của bạn, là lực lượng Z. Hay là Đại đội Z. Đại đội Z, có 2 đ/c cố vấn của mình. Cùng đi chốt và chiến đấu với Tiểu đoàn 1. Đại đội này cũng tổ chức như bộ đội mình. Quân số khoảng 60 tay súng. Lúc này chưa phải tác chiến nhiều. Nhưng nhiệm vụ của chúng ta là phải nuôi dưỡng, đào tạo bạn. Tránh tác chiến cho bạn.

Anh Phạm Anh Xướng, là Tham mưu phó Trung đoàn. Tăng cường đi cùng với Tiểu đoàn 1. Ngoài nhiệm vụ tăng cường chỉ huy Tiểu đoàn 1. Anh còn có nhiệm vụ là kèm cặp huấn luyện cho Đại đội Z . Anh Xướng có dáng người thấp, lại đen, tóc hơi xoăn. Trông rất giống lính Z. Anh là người chỉ huy chiến đấu vô cùng dũng cảm. Đã nhiều lần bị thương hồi chiến tranh GPMN, cùng cả thời chiến tranh BGTN nữa. Tôi biết anh từ lúc còn làm chức vụ Trung đội trưởng. Lúc còn làm Đại đội trưởng đại đội 6 của Tiểu đoàn 2. Đại đội anh có lần đi truy quét, lọt vào giữa vòng vây của 1 tiểu đoàn Pốt. Ngay giữa cánh đồng. Lợi dụng nhưng khóm cây thốt nốt. Anh cùng BCH đại đội, đánh lui rất nhiều lần tấn công của bọn Pốt. Trong trận này anh cũng bị thương. Bên ta hy sinh và bị thương hơn 20 người. Nhưng Đại đội 6 tiêu diệt được rất nhiều Pốt. Giữ vững trận địa, đến lúc được chi viện. Trận ngày 18/7/78, anh là Tiểu đoàn Trưởng tiểu đoàn 2. Mặc dù trận đó Tiểu đoàn 2-3 cùng Đại đội 1 của tôi bị thương vong nhiều. Nhiệm vụ luồn sâu đánh địch không thực hiện được. Tiểu đoàn Trưởng tiểu đoàn 3 Nguyễn Song Thao hy sinh. Nhưng anh vẫn là người chỉ huy gan dạ, có bản lĩnh tuyệt vời.

Trong những ngày tiến công giải phóng Phnom Pênh. Anh vẫn cùng các Sỹ quan tác chiến ngồi xe ffep dẫn đầu đội hình hành tiến, tiến công địch. Rất dũng cảm bất chấp những nguy hiểm do bị Pốt phục kích, bị mìn vv....Chính vì có ngoại hình giống bộ đội Z mà anh có hành động " Ẩu" Vi phạm kỷ luật dân vận. Kỷ luật chiến trường, của Quân tình nguyện Việt Nam. (Chuyện này đã được Anh vanthang341ht kể kỹ trong Topic " Nhật ký vănthang341ht". Nên TP không kể chi tiết của sự việc nữa). Khoảng gần 1 tháng sau khi anh Xướng vi phạm kỷ luật. Tòa án Quân sự QĐ4 tổ chức xử án ngay tại khu vực nhà máy đường. Của Tỉnh Công Pông xpư. Rồi không ngờ anh Xướng lại bị hình thức kỷ luật cao nhất của Quân Đội. Bị tử hình ngay tại chiến trường. Tất cả cán bộ chiến sỹ trong Trung đoàn. Những ai đã từng biết anh thì đề cảm thấy thương xót. Có ý bất mãn trước hình thức kỷ luật quá nặng, với một Sỹ quan Quân đội. Có nhiều thành tích trong chiến đấu. Nhiều thành tích trong xây dựng đơn vị. Nhưng tòa đã tuyên, bản án đã được thực thi ngay sau đó.

Đây là vụ xử đầu tiên, vụ vi pham đầu tiên của Quân tình nguyện ViệtNam. Cho thấy kỷ luật của chúng ta, Kỷ luật của Quân Đội Việt Nam nghiêm thếnào. Với vụ vi phạm kỷ luật này, cũng đã làm giảm thành tích của Cán bộ, chiếnsỹ Trung đoàn 273 đã dầy công vun đắp. Nhưng nó cũng làm cho mọi người thấycàng phải làm tốt hơn, thực hiện tốt hơn, giữ nghiêm kỷ luật Quân đội, kỷ luậtDân vận trên đất bạn. 


Ngày 7/2 Trung đoàn 266-273 cũng đã bắt đầu tổ chức tấn công đánh địch ngoài công sự. Tiêu diệt lực lượng địch bu bám trước chốt. Riêng Trung đoàn 273 tổ chức tiến công sâu vào căn cứ Núi Voi. Đánh vào sở chỉ huy Sư đoàn 221 của Pốt. Tiêu diệt được hàng trăm tên, giải phóng được hàng ngàn dân. Số dân này bị chúng bắt đi xây dựng căn cứ. Thu được hơn ngàn tấn lúa, rất nhiều trâu, bò phân phát cho dân.

Trong những ngày đầu tháng 2/79. Những trận đánh trong thế chủ động tiến công địch. Ở khu vực Tỉnh lỵ CôngPông XPư của Sư đoàn đã đạt hiệu quả rất cao. Tiêu diệt nhiều địch làm tan rã và đập tan mưu đồ tấn công, tái chiếm thị xã CôngPôngXpư của các lực lượng Pốt. Buộc chúng lại tiếp tục lùi, co cụm vào rừng sâu. Chúng ta đã giải phóng được hàng vạn dân. Khỏi ánh kìm kẹp của bọn Ăng Ca khát máu.

Thời gian này, dân được giải phóng nhiều. Rất nhiều Phum, Xã được thành lập. Công việc của Tiểu ban Dân dịch vận ngày càng bận mải. Chúng tôi phải cơ động liên tục. Tổ chức tuyên truyền hết Phum này đến Phum khác. Hoặc số dân vừa vượt ra khỏi căn cứ Pót. Họ chưa kịp hồi hương. Tổ công tác bạn đã quen với nếp làm việc và tính cách của từng người, nên trong sinh hoạt đã có phần gắn kết cởi mở hơn. Nhất là từ khi có thêm cô Nhị phiên dịch thì việc giao tiếp tương đối thuận lợi. Nhất là trong một lần Trung đoàn bộ của tôi bị Pốt ban đêm mò vào tập kích. Họ đã cùng chúng tôi chiến đấu đánh trả như những người đồng đội thực sự. Qua trận chiến đêm đó họ coi như đã được thử thách sự trung thành. Sau trận chiến, họ như vui hẳn lên lúc nào cũng hồ hởi kể lại chiến tích đêm đó như là một chiến công.

Trong thời gian này, chúng tôi lại gặp một người phụ nữ gốc Việt tên là The cũng khoảng 30 tuổi. Nhà ở tỉnh Kan Đan, cách cầu MôNiVông mấy km. Chồng, con cô The đã bị chết dưới chế độ Pôn Pốt. Tôi đề nghị cô ở lại đi theo đơn vị để giúp đỡ về phiên dịch. Cô The nhận lời ngay. Như vậy là đã có 2 phiên dịch nữ trong Tiểu ban nên trong làm việc giao tiếp với dân cũng đã thuận lợi rất nhiều.

Anh chị em trong Tiểu ban nhanh chóng làm quen nhau. Mọi người cũng rất nhanh chóng hòa hợp với nếp sống hầm hào, dã ngoại của cuộc sống lính chiến. Mặc dù luôn luôn phải cơ động vất vả, nhưng ai, ai trong đội công tác cũng rất vui. Những lúc rảnh rỗi, cô Nhị và Cô The thường kể về những thời kỳ đen tối mà họ đã trải qua. Giờ đây được họ được chung sống cùng bộ đội. Được thường xuyên nói tiếng mẹ đẻ, nên mọi người rất thích thú cùng sự ngưỡng mộ bộ đội mình.

Trong những ngày này, ở chiến trường CPC. Các đơn vị trong toàn quân của ta, cũng bắt đầu chủ động tiến công vào các căn cứ. Thu được nhiều thắng lợi. Đang dồn chúng vào chân tường để tiêu diệt. Thì ở phía Bắc, bọn Bành Trướng bá quyền rất cay cú. Chúng lồng lộn, tìm cách cứu nguy cho lũ tốt đen. Chúng không thể làm kịp cái việc đưa quân trực tiếp vào giúp cứu Pốt. Nhất là sau hội nghị Quốc Tế rêu dao nói xấu, vu cáo Việt Nam không có kết quả. Với âm mưu cực kỳ thâm độc hiểm ác. Khi biết chúng ta đang dồn phần chính lực lượng Quân sự vào CPC. Chúng bèn tổ chức gây hấn, làm cho tình hình dọc tuyến Biên giới Việt-Trung nóng bỏng như chảo lửa. Đỉnh cao nhất là ngày 17/2 chúng xua 60 vạn quân tràn sang tiến công 6 tỉnh Biên gới phía Bắc nước ta.

Bản chất và dã tâm thâm độc, cùng sự tàn bạo của chúng đã bị lộ diện trên trường Quốc Tế. Chúng đã tàn sát biết bao người dân vô tội. Cuộc chiến tranh ở Biên giới phía Bắc bùng nổ, trong sự ngỡ ngàng của hàng triệu người Việt Nguời Hoa chân chính. Cùng sự vỡ lẽ, sự phản đối của dư luận Quốc tế. Nhưng trong thế bí chúng vẫn bất chấp dư luận. Vẫn điên cuồng dùng xe tăng, pháo binh cùng 60 vạn quân tiến công sâu vào đất Việt. Chúng đã bị các lực lượng bộ đội địa phương cùng dân quân du kích các tỉnh biên giới tiêu diệt rất nhiều. Nhưng với kiểu chiến tranh "biển người". Chúng vẫn liều chết tiến vào sâu lãng thổ nước ta. Đất nước ta, Tổ Quố ta dân tộc Việt Nam ta đang đứng trước thực tế vô cùng khó khăn. Chiến tranh xẩy ra ở 2 đầu biên giới. Trong lúc nền kinh tế của chúng ta đang ở trong tình trạng thấp kém cuộc sống dân sinh tối thiểu thiếu thốn trăm bề.

Trước tình hình đó, bọn tốt đen Pôn Pốt bừng lên hý hửng. Để phối hợp với quan thầy của chúng ở phía bắc. Bọn Pốt chỉ thị cho các Sư đoàn chủ lực của chúng kết hợp với QK Tây Nam. Tiếp tục tổ chức đánh chiếm thị xã CôngPôngXpư. Từ các căn cứ trong rừng, chúng tràn xuống khống chế đường số 4. Mục tiêu của chúng là bao vây rồi chiếm lại thủ đô Phnompenh. Các mặt trận tại các tỉnh khác, chúng cũng tăng cường hoạt động. Uy hiếp các thị xã, thị trấn. Khống chế các tuyến đường giao thông quan trọng.

Được hà hơi, tiếp sức. Chúng lại tiếp tục gây cho ta những khó khăn. Bộ đội ta, hơn chục ngày liên tục chiến đấu, liên tục cơ động, quần đảo tìm diệt Pốt. Cũng đã bắt đầu thấm mệt. Quân số hy sinh và bị thương tăng ngày một cao. Việc đảm bảo hậu cần, đạn dược, vũ khí thuốc men cho bộ đội, đã bắt đầu khó khăn. Những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua.

Ngày 15/2/79 trong khu vực tác chiến của Sư đoàn xuất hiện hơn 100 đầu máy thông tin vô tuyến của Pốt. Sư đoàn trưởng Vũ Cao, sau khi hội ý với các cơ quan đã nhận định: Như vậy trong những ngày qua bị thua đau, chúng lại bắt đầu có âm mưu mới. Chúng sẽ dồn hết lực lượng để tấn công ta hòng chiếm lại những mục tiêu đã bị mất. Với số lượng đầu máy thong tin thế này, như vậy là số đầu đại đội, Tiểu đoàn của Pốt là rất lớn. Chúng đang dồn tổng thể lực lượng để thực hiện âm mưu tái chiếm Công PôngXPư phối hợp cùng bọn giặc phương Bắc đây.

Vì vậy mặc dù trong lúc chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tavẫn phải động viên cán bộ chiến sỹ cố gắng, cố gắng hơn nữa. Phát huy nhữngthắng lợi đã đạt được. Chúng ta phải kiên quyết chiến đấu tiêu diệt bọn Pốtnhiều hơn nữa. Trước mắt nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là phải bảo vệ bằng dượcThị Xã Công PôngXPư cùng các địa bàn mà Sư đoàn đảm trách.


Như vâỵ là hướng tỉnh Công Pông Xpư. Đối diện với Sư đoàn 341. Bọn Pốt đã tập trung tới 5 đầu Sư đoàn. Âm mưu đánh chiếm bằng được tỉnh lỵ này. Để gây tiếng vang trên trường Quốc tế. Củng cố lòng tin cho đám tàn quân, cùng củng cố niềm tin của quan thầy Bành trướng phía Bắc nước ta.

Tình hình thật là căng thẳng. Nếu Sư đoàn chỉ be bờ, phòng thủ ngay quanh thị xã. Thì khó có thể giữ vững được địa bàn. Đây là cuộc chiến, đấu trí, đầu mưu, đấu sức, cực kỳ quan trọng. Nếu ta không giữ được Tỉnh lỵ CôngPôngXpư, không bảo vệ được chính quyền non trẻ của bạn. Thì sẽ biết bao hệ lụy không tốt, không hay sẽ xẩy ra. Mất tỉnh lỵ CôngPôngXpư tức là Thủ Đô PhônmPênh sẽ trực tiếp bị uy hiếp. Vì thế bằng mọi giá chúng ta phải chủ động tiến công sâu vào căn cứ của chúng. Làm cho chúng lúng túng chống đỡ, đập tan âm mưu tái chiếm thị xã. Sư đoàn trưởng, cùng các cơ quan tham mưu nhanh chóng lên phương án tác chiến.

Theo kế hoạch. Đêm 15/2 được pháo binh bắn đạn dẫn đường. Trung đoàn 273, bí mật rời bỏ chốt. Từ Bắc đường 26, hành quân, luồn sâu vào phía sau hậu phương địch. Dự định đến 4h sáng ngày 16/2 phải bắt liên lạc với mũi luồn sâu của Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 270. Để cùng phối hợp bao vây, đột kích.

Toàn bộ lực lượng địch đang tập trung có nhiệm vụ chuẩn bị đánh chiếm Thị xã CôngPôngXpư đã nằm giữa 2 gọng kìm của 2 Trung đoàn 273-270 mà chúng vẫn không hay biết. Lực lượng pháo binh, cùng xe bọc thép. Cùng các đơn vị phối thuộc với Trung đoàn 266. Đang trực tiếp bảo vệ thị xã cũng được lệnh chuẩn bị xuất kích. Trung đoàn 266 phải đánh bật bọn Pốt đang tiếp giáp gần thị xã. Cùng lúc 2 Trung đoàn được lệnh siết chặt vòng vây, cho mẻ lưới lớn. Với yêu cầu tác chiến là: Bí mật luồn sâu, đột kích mạnh, đánh nhanh và tiêu diệt gọn từng cụm địch.

Bọn Pốt vẫn không hay biết về kế hoạch lớn của ta. Chúng bắt đầu dùng hỏa lực, cùng bộ binh tấn công vào thị xã. Tấn công vào các chốt của Trung đoàn 266 bảo vệ thị xã. Sau khi các mũi tiến công của Pốt nổ súng đánh chiếm thị xã được khoảng 30'. Như vậy, lực lượng của Pốt đã bộc lộ hết. Chúng đang tập trung vào các mũi đột kích đánh chiếm thị xã.

Lúc này, lực lượng bao vây của Trung đoàn 270-273. Được lệnh tổ chức công kích từ phía sau của chúng. Trong tiếng pháo, tiếng hô dậy trời của các đơn vị tập kích sau đội hình Pốt. Hướng Trung đoàn 266, cùng 6 xe bọc thép từ đường 4 cũng được lệnh phản công. Đột kích thẳng vào cụm quân chủ yếu của địch. Bọn Pốt hoàn toàn bị bất ngờ, trước sự hiệp đồng bao vây phản công giăng sẵn cấp Sư đoàn của ta. Đội hình Pốt rối loạn nhanh chóng. Chúng không còn biết hướng nào để chống đỡ, chống cự. Mạnh thằng nào thằng ấy chạy. Nhưng chạy đâu cũng gặp lực lượng ta. Chúng vô cùng sợ hãi, rất nhiều thằng vất súng, trốn lủi vào các rừng cây hoặc ven đầm, hồ nước rồi nhanh chóng ra hàng hoặc bị tiêu diệt. Các đơn vị của ta tranh thủ cả ngày, cả đêm quần đảo truy quét các cụm tàn quân của Pốt. Những trận chiến nhỏ trong thế trận lớn. Ngay tại trong rừng, khu căn cứ của Pốt diễn ra cũng hết sức căng thẳng. Song trận chiến, phần thắng lớn đã thuộc về chúng ta.

Sau 2 ngày, cuộc phản kích của 5 đầu Sư đoàn Pốt. Dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Quân khu Tây Nam. Cùng văn phòng 870 ( Trung ương Đảng Pốt). Đã bị tan thành mây khói, cùng với việc chúng ta bắt được rất nhiều tù binh. Đưa được rất nhiều dân ra khỏi các căn cứ trong rừng sâu của Pốt.

Như vậy cùng việc gây hấn, gây chiến ở Biên giới phía Bắc để gỡ đòn hàhơi tiếp sức cho bọn giặc cỏ Pôn Pốt- Iengxari đều không có tác dụng, chúng đãkhông đỡ được đòn. Không gây được tiến vang. Mà cả thầy và tớ cũng bị quân vàdân ta cùng các lực lượng quân đội CPC đánh cho đại bại trong những ngày cuốitháng 2/79 này. 


Bọn Pốt, sau trận thất bại thảm hại ở Công Pông Xpư. Mấy ngày tiếp theo, trong khu vực, hoạt động của địch giảm xuống rõ rệt. Những trận phản kích, tập kích cấp Sư đoàn, có cả xe tăng thiết giáp yểm trợ đã không còn nữa.

Nhưng do bản chất cực kỳ ngoan cố của bọn đầu xỏ. Chúng đâu đã dễ từ bỏ ý đồ đánh chiếm, quấy phá chống nước Cộng hòa nhân dân CPC trẻ tuổi. Chúng không đủ sức đánh lớn. Nhưng chúng lại tăng cường tổ chức các trận đánh nhỏ cấp Đại đội, Trung đội vào các hậu cứ của ta. Vào các chốt mà ở đó lực lượng ta mỏng, hoặc anh em phía sau sơ hở. Chúng vẫn tổ chức ngăn chặn giao thông, đốt phá kho tàng, nhà cửa. Ở những phum hẻo lánh, chúng vào cướp cả thóc gạo, trâu bò, của cải của dân .

Thậm tệ hơn nữa, chúng tiếp tục gây ra những vụ tàn sát đẫm máu ở 1 số Phum, Sóc. Với lý do là dân ở đó theo chính quyền mới, theo bộ đội Việt Nam. Hòng gây hoang mang trong dân. Chia rẽ dân với bộ đội Việt Nam. Chúng áp dụng chiến thuật của quan thầy đã răn dạy:' Kẻ thù tiến chúng ta lui, kẻ thù dừng lại chúng ta quấy nhiễu. Kẻ thù mệt mỏi chúng ta đánh, kẻ thù rút lui chúng ta truy kích".

Sự hoạt động của địch diễn ra, không có gì làm chúng ta bất ngờ, lúng túng. Vì chúng ta, đã biết trước, đoán trước được kịch bản âm mưu này. Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Sư đoàn, tăng cường hướng dẫn, học tập cho cán bộ chiến sỹ. Hiểu rõ bản chất cùng âm mưu thâm độc, ngoan cố của Pốt. Cùng những đặc điểm hiện tại của cuộc chiến tranh. Vinh dự, trách nhiệm của người lính tình nguyện Quốc tế. Đây là chiến trường không có ranh giới. Không có phân tuyến địch ta. Ta và địch xen kẽ nhau. Có khu vực hôm nay là của ta quản lý, mai là của địch. Vì vừa bị chúng tràn vào chiếm lại. Hoặc cao hơn nữa, là có thể chúng ta đang nói chuyện với địch và ta không biết. Vì chúng giả hàng, chà trộn vào dân, chui vào chính quyền v.v....

Để tiêu diệt được địch, bảo vệ được dân, xây dựng được chính quyền trong sạch vững mạnh. Cũng là để bảo vệ được mình, phá quy luật hoạt động của địch. Chúng ta phải làm tốt cuộc chiến tranh nhân dân, phát động, động viên nhân dân CPC làm chủ cuộc sống mới. Xây dựng các lực lượng du kích ở Phum, Sóc. Đủ mạnh để tự tuần tra, tự đánh địch. Chống đối được các lực lượng nhỏ của Pốt. Vận động dân tố cáo, hoặc báo cho chúng ta rất các phần tử Pốt. Đang trà trộn trong chính quyền, trong dân làm lực lượng "hai mặt", chống phá chính quyền, chống phá CM.

Lực lượng vũ trang của ta, nhất là các tổ chức dân địch vận, phải tập trung làm tốt. Làm bằng được nhưng việc này, cùng lúc với nhiệm vụ tăng cường lùng sục. Truy quét tiêu diệt các cụm, các nhóm quân của Pốt, đang tụ tập, nhỏ lẻ, tan rã. Hoặc kêu gọi họ ra hang, từ hỏ hàng ngũ Pốt về với dân. Như vậy, là Sư đoàn đang có 2 nhiệm vụ vô cùng quan trọng là: Chiến đấu và xây dựng chính quyền bạn, ổn định đời sống nhân dân. Hai nhiệm vụ này gắn bó khăng khít và hỗ trợ nhau chặt chẽ.

Chính vì vậy, mà tiểu ban dân dịch vận Trung đoàn vô cùng bận mải. Chúng tôi trong ngày phải chia nhau thành 2-3 nhóm để đi xuống các Phum, Sóc nắm tình hình. Tuyên truyền, vận động nhân dân. Giúp bạn xây dựng các lực lượng dân quân du kích Phum, Sóc. Cùng các Hội Thanh niên, Phụ nữ và động viên gây dựng cơ sở. Để họ tố cáo những phần tử Pốt đang trà trộn trong chính quyền, trong dân.

Chúng tôi xuống các Phum xa phải xin thêm lực lượng đi bảo vệ. Đã có mấy lần khi đang kêugọi tuyên truyền thì bị các nhóm Pốt tập kích. Chúng từ xa, bắn B40-B41 vào khuvực tập trung. Hoặc đón đường bắn mấy loạt rồi lủi vào rừng. Nên công tác dânđịch vận, lúc này đã phức tạp lại không kém phần nguy hiểm.


Những trận tập kích lớn của Pốt ở tỉnh Công Pông Xpư không còn nữa. Cái ý định điên rồ của chúng là tái chiếm thị xã, làm bàn đạp tiến công thủ đô PhnomPênh tan thành tro bụi.

Nhưng chúng vẫn tăng cường các trận tập kích nhỏ quấy rối ta. Về phía ta, từ sau ngày 7/1 đến cuối tháng 2/79. Các đơn vị phải tác chiến liên tục, anh em bị thương, hy sinh nhiều. Quân số sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Trong các đơn vị, đã có hiện tượng tư tưởng ngại chiến đấu lâu dài, ngại gian khổ, ngại ác liệt hy sinh. Nhất là ngại luồn sâu, bao vây vu hồi. Hay ngại xuất kích ra khỏi chốt. Nhất là ngại đánh nhỏ, đánh trong đêm v.v....

Đây là một thực tế của tình hình tư tưởng bộ đội ta trong giai đoạn này. Sau 7/1 nhất là sau ngày 17/2 bọn Bành trướng phương Bắc xua quân xâm phạm tiến công 6 tỉnh Biên giới phía Bắc. Đất nước ta đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn. Quân đội và nhân dân ta phải gồng mình, chiến đấu chống giặc ngoại xâm và làm nhiệm vụ Quốc tế. Đúng là 2 cuộc chiến tranh ở 2 đầu đất nước. Trước tình hình đó các cơ quan chính trị đã tăng cường giáo dục. Động viên cán bộ, chiến sỹ hiểu rõ được âm mưu và bản chất bọn Bành trướng phương Bắc. Mà bè lũ Pôn Pốt-Iêng xa Ri chỉ là tay sai, là tốt đen của chúng. Tuy là cuộc chiến ở 2 đầu Biên giới nhưng thực chất, chỉ là nằm trong một âm mưu bá chủ Thế giới của bọn Bành trướng. Cùng lúc, các đơn vị được bổ sung quân số, từ phía sau và tân binh mới nhập ngũ. Nên đã phần nào bù đắp được sự thiếu hụt quân số của các đơn vị bộ binh.

Để chống chiến thuật tập kích bu bám của chúng. Chúng ta chỉ có thể chủ động truy quét. Chủ động lùng sục vào sâu trong rừng, vào các căn cứ của chúng. Xẻ lẻ chúng ra để tiêu diệt. Bộ chỉ huy Sư đoàn ra lệnh mở chiến dịch mới. Chiến dịch truy quét diệt Pốt. Bước vào chiến dịch mới này, tư tưởng chỉ đạo là thường xuyên nắm chắc địch. Giữ bí mật, luồn sâu, vây rộng. Kiên trì lùng sục truy quét, chống tư tưởng mệt mỏi, lơ là, chủ quan, đơn giản coi thường địch.

Ngày 20/2 mở màn cho chiến dịch. Các Tiểu đoàn bộ binh, chủ động tiến công các cụm địch bu bám trước chốt của mình. Có những trận chiến diễn ra cũng hết sức căng thẳng ác liệt. Ở hướng Trung đoàn 270 khi Tiểu đoàn 5 tổ chức tiến công chính diện, thì gặp sự chống cự rất mạnh của Pốt. Chúng cũng đã đề phòng cả hướng sau, nên trận chiến diễn ra không thuận lợi. Bọn Pốt dựa vào những hầm hào công sự ngoan cố chống cự. Các đơn vị xung phong nhiều đợt mà vẫn không phá vỡ được tuyến phòng ngự của chúng. Các Đại đội chuyển sang chiến thuật lấn ép, tập trung tiêu diệt từng chốt từng hầm phòng thủ của Pốt. Đại đội 7 dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Đặng Văn Sinh bộ đội ta đột phá liên tục. Gần trưa thì mới chiếm được một số hào, đánh vỡ tuyến phòng thủ ngoài của Pốt. Anh em đã phải dùng cả lựu đạn, để tiêu diệt bọn Pốt cố thủ trong hầm. Bọn Pốt thấy mất một số chốt, thì tập trung hỏa lực dồn về phía Đại đội 7. Đại đội trưởng Đặng Văn Sinh trúng đạn bị thương nặng. Nhưng anh vẫn không chịu để anh em đưa về phía sau. Tới 3h chiều thì Tiểu đoàn 5 mới hoàn toàn làm chủ trận địa.

Ở hướng Tiểu đoàn 7, khi trong đêm đi luồn sâu. Trung đội 1 của Đại đội 2, đi lạc vào chốt địch. Ngay trong đêm, một trận cận chiến đã diễn ra bất ngờ. Sau đó bọn địch chốt bỏ chạy Trung đội 1 cũng bị thương mấy đồng chí.

Trong mấy ngày tiếp theo. Bọn Pốt bị tiến công truy quét liên tục. Quân Pốt bị tiêu hao lớn. chúng tan rã hang loạt. Chúng bị dồn chạy vào rừng sâu xa các trục đường giao thông và xa các Phum, Sóc. Chúng tiếp tục củng cố lập các căn cứ trong rừng. Cùng lúc trong các chính quyền CM số địch trà trộn trong dan, trong chính quyền cũng bị tố giác. Rất nhiều tên đã phải tự thú, phải ra hàng. Những tên ngoan cố đã bị trừng trị đích đáng.

Ủy ban nhân dân các cấp lần lượt hình thành, ra mắt trước đông đảo quầnchúng nhân dân. Chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chúng và lực lượng tự vệđược dân bầu ra hoạt động rất hiệu quả. Nhân dân đã kéo nhau trở về quê cũ,dựng lại nhà cửa, rào làng kháng chiến, bắt tay vào sản xuất. Cá biệt đã cónhững lớp học cho trẻ em. Đời sống, và xã hội ở khu vực tỉnh Công Pông XPư dầnđi vào ổn định.


Sau sự kiện nhà nước CHNDCPC ra đời. Cùng với việc UBND các Tỉnh, Thành phố, trực thuộc Trung ương cũng lần lượt ra mắt nhân dân. UBND Tỉnh Công Pông Xpư, được vinh dự là Tỉnh đầu tiên ở CPC được thành lập.

Chính quyền các cấp, dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Việt Nam. Đã bắt tay vào quản lý và xây dựng đất nước. Cuộc sống mới của nhân dân đã thực sự hồi sinh. Những người dân từ những căn cứ trong rừng. Chạy thoát về, đều được sự giúp đỡ cứu trợ, cứu đói. Mọi người đã nhanh chóng hòa nhập cùng cộng đồng. Tối tối, trong các Phum, Sóc. Tiếng trống Lăm vông, bập bùng, hòa quyện với điệu múa, lời ca từ già đến trẻ. Trong niềm vui tột đỉnh cùng men say Rượu thốt nốt. Trong bụi đất mù trời, họ vẫn say sưa nhẩy múa, hát ca. Những lời ca rất quyến rũ trữ tình như: "Đam sooai chăn ty, nery ôn ơi!" ( Tam dịch: Em gái ơi! Trái đào lộn hột đã lớn rồi....). Những đôi mắt của trai gái lúng liếng đưa tình. Họ quấn quýt hòa quyện vào nhau. Rồi những đám cưới, được tổ chức theo nghi lễ truyền thống ngày nào cũng có. Họ sống gấp gáp, bù lại những năm tháng khổ đau dưới thời Pôn Pốt, có các Ăng ca thống trị. Có nhiều lần chúng tôi cùng được mời múa ca như vậy. Nhưng chúng tôi không thể chịu nổi vì sự ngột ngạt của bụi, của những mùi người không quen thuộc. Nhiều khi cố nhẩy cho xong bản nhạc rồi chạy vội ra ngoài hít thở, khạc bụi.

Nhưng trong những đám vui nhẩy múa đó, có rất nhiều những phụ nữ ngậm ngùi, đứng nhìn cuộc vui. Họ đã mất chồng. Chồng của họ đã bị chết, bị giết dưới thời Ăng ca cai trị bằng những nhát búa đập vào đầu. Giờ đây trong hòa bình trong niềm vui của cuộc hồi sinh. Bản năng sinh lý trỗi dậy. Họ đang rất thèm khát, đang khát khao có được ngườii đàn ông, người chồng, hay người bạn tình của họ. Nhiều, rất nhiều ánh mắt lúng liếng, cùng nụ cười chào mời với bộ đội Việt Nam và các anh em trong đội công tác. Nhưng với chúng tôi biết là thế. Nhưng đây là điều " Cấm kỵ" số một đối với bộ đội Việt Nam.

Tình hình CPC nói chung, nhất là khu vực tỉnh Công Pông Xpư. Đã có nhiều thay đổi, nhiều phát triển tiến bộ. Bọn địch bị truy quét khắp nơi, bị quân ta đánh cho tơi tả. Rất nhiều toán lính đã tan rã, trốn căn cứ ra hàng. Với những bộ mặt, thân hình tiều tụy đói khát. Ở hướng này bọn Pốt, đã phải ra lệnh cho các đơn vị của chúng. Rút vào trong rừng sâu, núi hiểm. Để xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài.

Trước tình hình đó. Bộ tư lệnh Quân đoàn, cương quyết không để cho bọn tàn quân có thời gian xây dựng căn cứ. Cuối tháng 2/79 Quân đoàn quyết định mở chiến dịch, tiến công truy quét vào căn cứ chiến lược cuối cùng của Pốt tại Tỉnh lỵ Công Pông XPư. Căn cứ Ăm Leng.

Theo kế hoạch, Sư đoàn 341 lập kế hoạch tiến công vào căn cứ Ăm Leng. Ăm leng là khu vực rừng núi hiểm trở nằm ở phía Tây Tỉnh Công Pông Xpư tiếp giáp với Tây- Nam Tỉnh Công Pông Chi Năng. Đây là một vùng rừng núi chạy dài suốt phía Tây CPC tới Biên giới Thái Lan. Sau khi bọn Pốt rút khỏi Phnompenh, cùng các căn cứ quan trọng khác. Bọn Pốt đã chọn khu vực này, để xây dựng căn cứ của Văn phòng 870 ( cơ quan Trung ương Đảng của Pốt).

Chiến dịch tiến công đánh chiếm Ăng leng được chia làm 2 giai đoạn. Lực lượng tiến công gồm các lực lượng của Quân đoàn 4. Cùng các Sư đoàn phối thuộc. Cùng 4 Tiểu đoàn của Quân đội cách mạng CPC.

- Giai đoạn đầu: lực lượng của bạn cùng các lực lượng của Quân đoàn. Tổ chức tiến công, tiêu diệt địch ở vòng ngoài. Khai thông tuyến vận tải chiến lược đường số 4 đi cảng Công Pông Thom.

- Giai đoạn 2: Quân đoàn 4, được tăng cường thêm Sư đoàn 5 tiến công đánh chiếm Ăm leng.

Sư đoàn 341, được tăng cường Trung đoàn 14 Sư đoàn 7. Trung đoàn Ba gia Sư đoàn 2. Cùng 10 xe tăng, thiết giáp. Tiến công vào cụm địch ở phía Đông Nam- Ăm Leng. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng của địch ở vòng ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị của Quân đoàn cùng lực lượng tăng cường. Tiến công vào căn cứ Ăm leng.

Ngày 6/3/79. Các Trung đoàn của Sư đoàn 341. Khẩn trương triển khai nhiệm vụ, theo phương án. Đánh hơi thấy ta chuẩn bị đánh lớn. Bọn Pốt nhanh chóng tẩu tán, di chuyển. Do đó, các lực lượng của Sư đoàn 341. Cùng Trung đoàn 14 truy quét rất vất vả. Cứ phải đuổi, phải theo đường rút chạy của bọn chúng. Hướng Trung đoàn 273, sau khi có lệnh vào chiến dịch tiến công Ăm leng. Từ trục đường 4, toàn Trung đoàn hành quân theo các con đường đất nhỏ, men các sườn núi hiểm trở. Đuổi theo tiếng ì ầm của xe tăng, xe bọc thép của Pốt. Tiểu đoàn 2 dừng lại chốt bảo vệ hành lang, cách trục đường 4 từ 5 đến 10km. Các Tiểu đoàn 1-3 cùng các đơn vị trực thuộc, Trung đoàn bộ, vẫn tiến sâu vào rừng. Pháo binh địch, chắc có bọn Trinh sát báo. Nên vẫn bắn vào đội hình hành tiến của Trung đoàn để cản đường. Nhiều quả đã trúng đội hình tiến công. Đã có nhiều anh em bị thương và hy sinh do đạn pháo. Cuộc truy đuổi vào căn cứ Ăm leng đã sang ngày thứ 3. Mà chúng ta mới gặp phải các lực lượng nhỏ cản đường của chúng. Chúng nhanh chóng bị tiêu diệt hoặc bỏ chạy. Càng đi, càng đuổi, chúng ta đã thấy rất nhiều kho tàng cùng căn cứ của Pốt. Dấu hiệu rất đông lực lượng Pốt.

Trung đoàn 273 vẫn được lệnh truy đuổi sâu thêm. Đến chiều ngày thứ tư.Khi đến 1 phum vắng ở gần "yên ngựa" giữa 2 dãy núi. Thì bất ngờ quân Pốt nổsúng rất mạnh. Có cả xe tăng, xe bọc thép, cùng pháo binh của chúng tiến côngquân ta. Trung đoàn trưởng Trần Măng nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu.Cùng lúc điện báo về cho Sư đoàn là: Đã gặp lực lượng địch phản kích, bọn Pốtcó cả xe tăng cùng pháo binh yểm trợ. Số lượng địch rất đông. 


Ùng- oàng, ùng- oàng. Rồi ầm- ầm, oàng-oàng. Cùng với những tiếng thùng- thùng- thùng, vưu- vưu- vưu. Tiếng rít xoẹt, rồi nổ ầm của DKZ. Các loại hỏa lực mạnh của Pốt, trên sườn đồi chỗ khu vực yên ngựa đằng trước, bắn rất mạnh vào đội hình Trung đoàn, cả khu vực Trung đoàn bộ. Các loại mảnh đạn, mảnh pháo phầm phập. Cùng khói lứa mù mịt trùm lên đội hình hành tiến.

Các loại hỏa lực của các đơn vị của ta cũng triển khai bắn trả. Chúng tôi ở ngay vị trí của 2 khẩu cối 120 ly. Anh em pháo thủ Đại đội 14, thao tác bắn rất nhanh. Tiếng hô gióng pháo, tiếng hô cự ly thước tầm, hướng xạ kích đanh vang. Bắn ở cự ly gần nên 2 khẩu cối gần như dựng đứng. Ùng- ùng, mấy giây sau ầm- ầm khói trùm trên sườn đồi. Khói ở đầu nòng cũng trùm lên khu vực trận địa không có hầm hào che chắn. Những khẩu dkz cũng đã rít lên bay về hướng yên ngựa. Về thế trận thì chúng ta đang ở thế bất lợi. Vì chúng ta đang ở dưới thấp, bọn Pốt đang ở trên cao, có ý đợi, phục kích ta. Nhưng thế trận lớn, thì chung ta đang là người chủ động săn đuổi. Lũ pốt là đàn thú đang cùng đường. Có thể chúng đã hết đường chạy, có thể chúng chạy đến nơi hiểm yếu này, rồi lập phóng tuyến phản công ta.

Lúc này đã khoảng 4h chiều. Cái nắng nóng cả ngày, cộng với khói bụi dầy đặc, làm không gian như bùng cháy. Các loại hỏa lực của Pốt vẫn bắn như điên loạn. Các loại hỏa lực của ta cũng bắn trả rất mãnh liệt. Pháo binh Sư đoàn đã lấy xong tọa độ. Những quả đạn chi viện đầu tiên vo vo bay qua đầu mọi người. Rồi nổ ầm- ầm trên sườn núi. Nơi có phòng tuyến Pốt. Đạn pháo đã trúng khu vực mục tiêu, chi viện kịp thời cho Trung đoàn. Vo-vo-vo... những tiếng đề pa từ phía trục đường 4 và đạn bay qua đầu nhiều hơn. Pháo binh đã bắn cấp tập. Các loại hỏa lực của Trung đoàn trong mấy ngày trên vai, trên xe của lực lượng vận tải. Dường như rất nặng vì chưa có cơ hội sử dụng. Giờ đây, anh em hỏa lực được dịp bắn cho nhẹ bớt. Nên hầu như không ai nghĩ đến chuyện tiết kiệm đạn. Đúng là một trận đấu pháo, đấu hỏa lực thật hoành tráng, thật ác liệt. Nguy hiểm nhất là đạn pháo bắn thẳng từ trên xe tăng của chúng. Bụi đất tung lên, những cây thốt nốt, những loại cây to bị trúng đạn pháo tăng đổ rầm rầm. Tiến rít xoẹt rồi nổ ầm của đạn pháo 105 của Pốt bắn tới mảnh đạn cắm phập phậm vào mọi nơi hoặc vào những vật cứng nghe chát chúa. Cũng đã có anh em bị trúng đạn. Các đồng chí yta chạy đi chạy lại trong tiếng súng, tiếng pháo để cấp cứu băng bó cho anh em bị thương.

Đạn thẳng của Pốt vẫn tiếp tục chiu chiu về phía Trung đoàn bộ. Những đám lửa khói bùng lên tại khu vực Pốt trên sườn đồi ngày càng nhiều hơn. Rồi gần như trùm hẳn lên sườn đồi là khói, cùng lửa cháy khét lẹt. Tiếng súng hỏa lực cũng như đạn thẳng của Pốt thưa dần. Hai Tiểu đoàn bộ binh được lệnh xung phong đánh chiếm mục tiêu. Tiếng hô xung phong vang trời trong khung cảnh nóng bỏng ác liệt của sa trường.

Quân Pốt chống đỡ thêm một lúc rồi vỡ trận chạy sang bên kia yên ngựa. Hoặc chạy lẫn vào dân. Nhưng các loại pháo của chúng vẫn bắn vào đội hình của của Trung đoàn. Trước tiên là các xe trâu kéo của dân chạy ào ra ngày một đông. Già trẻ, trai gái kêu khóc thảm thiết trong hoảng loạn. Xe trâu lồng lên chạy băng băng. Khi có những quả đạn của Pốt bắn đến nổ ầm- ầm. Người dân đã không thể điều khiển được các xe của họ. Trâu hoảng sợ, người hoảng sợ. Đạn nổ đầu nòng, đạn pháo của Pốt về phía Trung đoàn bộ cùng lúc đoàn người chạy ra ngày một đông. Nhiều xe trâu kéo nhưng không phải là cỗ xe có bánh, mà người dân chỉ làm 2 cây gỗ buột hình chữ V kéo lê ở dưới đất bên trên để 1 số dụng cụ gạo thóc hoặc những hòm, xiểng. Nhưng thanh gỗ kéo cầy dưới đất càng làm bụi bay lên càng nhiều. Có nhiều xe chạy nhanh quá, đổ kềnh ra đường. Cặp trâu kéo với đôi mắt đỏ sọc hung hăng phá ách. Chưa lúc nào cảnh tượng hỗn loạn như lúc này, lại ở ngay vị trí của Trung đoàn bộ. Anh em vệ binh dùng súng bắn, để ra hiệu cho đoàn người chạy vòng qua sở chỉ huy.

Nhóm dân dịch vận của tôi lợi dụng lấp ngay cạnh 1 ngôi Chùa nhỏ. CôNhị, cô The sợ xanh mặt. Cứ níu, cứ bám chặt vào tôi. Tôi nói anh em chuẩn bịnói loa hướng dẫn dân chạy ra. Thì Sa Chơn trong bộ mặt hốt hoảng căng thẳnggọi tôi nói thất thanh:" Boòng Phú, boòng Phú, phơ leng mia, phơ leng mia". Rồichỉ vào trong Chùa. Nơi có rất nhiều thùng đạn xếp thành hàng. Tôi chưa hiểugì, hỏi lại Sa Chơn. Sa Chơn vẫn nói:" phơ leng mia, pơ leng mia". Mới đầu tôinghĩ có Pốt trong đó. Tôi liền nép vào một gốc cây chĩa súng vào đó. Lúc đó côNhị nói với tôi: Không phải lính Pốt đâu. Sa Chơn nói:" kho vàng đấy".


Tôi cùng SaChơn, cô Nhị đi vào chùa. Tay tôi vẫn để vòng cò súng và mắt đảo nhanh quan sát. Đúng là chỉ có mấy chục thùng đạn đại liên xếp thành mấy hàng. Có hòm đã mở nắp. Tôi nhìn kỹ, trời! Đúng là vàng, toàn vàng miếng lá vàng chóe, mỗi thùng có đến cả mấy chục kg. Tôi mở thêm nắp các thùng khác cũng vậy, hoặc là vàng trang sức. Bọn Pốt thu của dân mang về đây lập căn cứ. Nhưng khi bộ đội mình đánh vào, thì chúng chưa kịp tẩu tán. Hoặc tẩu tán chưa hết.

Đang tần ngần suy nghĩ. Thì xoẹt- oành. Đạn rơi gần. Theo phản xạ tôi kéo tay cô Nhị rồi hét to: "nằm xuống". Quả đạn pháo 105 ly của Pốt nổ ngay trước cửa Chùa. Mảnh đạn bay cả vào trong Chùa. Khói bụi trùm lên. Tôi như bừng tỉnh, nói ngay. Kệ nó đã đi ra ngoài ngay . SaChơn cùng Nhị theo tôi ra ngoài, pháo binh của Pốt vẫn bắn dồn dập vào khu vực. Lúc đó anh Văn chạy lại nói: Anh cho phát loa hướng dẫn dân đi. Có cả lính Pốt nữa, các Tiểu đoàn báo lính Pốt vất súng tràn ra, lẫn vào dân nhiều lắm.

Sa Chơn phát loa nói, và chỉ hướng cho dân ra khỏi rừng. Lẫn trong đám người chạy, có rất nhiều đàn ông cởi trần. Tôi nói với anh Văn lính Pốt anh à. Anh em tôi hội ý cách xử lý, Cô Nhị dịch cho Sa Chơn nghe. Rồi nói lên loa, với nội dung ai là lính thì cởi áo ra. Đứng tập trung lại không được chạy theo dân. Rồi chúng tôi báo với Ban xin thêm một Tiểu đội vệ binh. Cùng chúng tôi thanh lọc số tình nghi lính Pốt, trong đoàn người đang hốt hoảng chạy. Cách Chùa hơn 200m có một bãi trống. Chúng tôi hướng dẫn đoàn người qua đó. Rồi giữ lại những người đàn ông nghi là lính Pốt. Hoặc những tên lính Pốt đã cởi trần không có súng. Có nhiều tên với bộ mặt vô cùng hoảng sợ tự giác đứng lại.

Đoàn người ra mỗi lúc một đông, cùng với số lính Pốt được lọc ra cũng ngày càng nhiều. Đến xẩm tối thì ước được mấy trăm thằng. Cũng là tình huống thật nguy hiểm, vì co cụm chúng tại đây. Rất nhiều thằng to béo. Trong khi lực lượng của chúng tôi chưa đến chục người. Số lính Pốt kia mà ào lên tay bo, chúng tôi không chỗng đỡ nổi. Bụi đất vẫn mù mịt, mọi người đã thấm mệt, thấm khát kể cả đám lính Pốt cũng vậy. Trong khi chiều đã tối dần, không biết giải quyết số tù bình này như thế nào?

Anh em tôi bàn với anh Lưa, chủ nhiệm chính trị. Là số tù binh đông thế này mình không thể cáng đáng nổi. Cả đêm ở đây cũng rất nguy hiểm. Chúng tôi xin ý kiến là: Thanh lọc những thằng thấp bé, nhẹ cân cho ra theo dân. Chỉ giữ lại những tên nghi là cán bộ, là sỹ quan của Pốt thôi.

Cùng lúc chúng tôi vẫn phát hoa hưỡng dẫn dân ra ngoài hướng trục đường 4. Đạn pháo của Pốt vẫn ầm ầm vào khu vực. Dân vẫn hoảng loạn, sự hỗn độn vẫn tiếp diễn. Đằng trước tôi, có một phụ nữ đang chạy, đánh rơi từ người ra cái khăn càma đựng vật gì bên trong như là nắm cơm. Tròn to như quả bưởi Người phụ nữ theo đà chạy mấy bước, rồi quay lại định nhặt cái bọc khăn ấy. Rồi lại đứng lại, mắt sợ sệt cứ nhìn chúng tôi. Tôi nói với YVơn trong đội công tác: lại lấy, kiểm tra xem có gì trong đó. YVơn xách súng lại nhặt bọc khăn lên, thì thấy bọc nặng trĩu. Cùng lúc người phụ nữa quỳ xuống van lạy. Tôi nghĩ là họ dấu vũ khí trong đó. Bèn lại xem thì YVơn nói: anh Phú ơi toàn là vàng. Tôi cầm xem, cái bọc nặng trĩu tay, cũng khoảng mấy kg.

Người phụ nữ không quỳ lạy nữa, mà đứng dậy chạy theo đoàn người. Tôixem thấy đúng toàn là vàng, liền nói với YVơn là gọi trả lại họ. Y vơn gọingười phụ nữ đứng lại. Mang đưa trả họ bọc vàng đó. Người phụ nữ như không tinlà được trả lại bọc vàng. Đứng tần ngần một lúc, rồi lại quỳ xuống vái lia lịavề phía chúng tôi. Mồn thì cứ tuôn hàng tràng tiếng dài, như là nói cảm ơn, cảmơn. Tôi ra hiệu đi đi. Họ vùng đứng lên rồi vụt chạy, hòa lẫn theo đoàn người,khuất trong khói bụi mù mịt.


Trời tối dần, tiếng súng bộ binh không còn nữa. Song, pháo, cối của Pốt vẫn bắn vào trong khu vực của Trung đoàn. Tiếng của động cơ xe tăng Pốt vẫn ì ầm. Cối 120 ly, 82ly của, DKZ của các đại đội hỏa lực Trung đoàn vẫn bình, bình, ùng oàng sang bên kia yên ngựa. Pháo 105 của Sư đoàn từ ngoài đường 4, cũng vẫn vo vo qua đầu chúng tôi. Nhưng tiếng đạn bay thưa dần.

Trung đòan bộ, di chuyển lui ra ngoài khu vực dừng chân. Chúng tôi nhanh chóng thanh lọc số tù binh. Bọn này vẫn trong trạng thái sợ sệt. Nhưng có vẻ đã qua cơn hoảng loạn. Khi được hô đứng vào hàng lối, thì lũ lính Pốt lôi thôi, bẩn thỉu đó lại sắp xếp theo hàng lối rất nhanh, rất chuyên nghiệp. Hàng ngang, hàng dọc thẳng tăm tắp mới lạ chứ. Tôi nói anh em vệ binh đứng ngoài xa khoảng 30m, chĩa súng bảo vệ. Còn tôi và Sa Chơn, đi vào giữa các hàng, chọn lựa theo cảm quan. Lựa những tên nhỏ bé ra một phía. Số lựa chọn ra được hơn 200 tên. Số còn lại 125 tên. Bọn Pốt vẫn rất sợ sệt, có lẽ chúng chưa hiểu số phận, hay chưa hiểu cách xử lý của chúng tôi thế nào.

Sơ bộ việc lựa chọn đã xong. Tôi nói anh em phát loa, giải thích chính sách khoan hồng của CM- CPC, Sự giúp đỡ làm nhiệm vụ Quốc Tế cứu dân CPC của Việt Nam. Cùng tội ác tầy trời của bè lũ phản động Pôn Pốt IêngXaRi, cùng với bọn Ăng Ca Khơ Me Đỏ khát máu.

Tôi nói anh em nói rõ là: Đã theo lính Pốt, mặc dù rất nhiều anh em bị bắt ép. Nhưng đã cầm súng chống lại CM- CPC chân chính chống lại dân, giết dân thì đều là có tội. Nhưng hiện nay bọn Pốt đã bị CM- CPC Cùng sự giúp đỡ của bộ đội Việt Nam đang đánh cho đại bại. Với chính sách khoan hồng của Cách mạng, thay mặt CM- CPC và bộ đội VN. Chúng tôi phóng thích cho anh em trở về địa phương. Mọi người đi theo đoàn dân từ trong rừng ra. Không được chạy vào rừng, không được cướp bóc của dân. Hãy về quê cũ, trình diện với chính quyền. Tất cả số tù binh Pốt vỗ tay rầm trời, rồi Trây dô, trây dô Com Tóp Việt Nam ầm ỹ....

Tiếp tục anh em giải thích cho số hơn 100 còn lại. Tất cả sẽ ở lại cùng đội công tác CPC và bộ đội Việt Nam. Chúng tôi nói để họ yên tâm. Là họ không sợ bị trả thù, không bị bắn giết, nếu bị bắn giết thì chúng tôi đã làm rồi. Mọi người không nên chạy, không nên sợ. Ngày mai, chúng tôi sẽ đưa mọi người về nơi học tập. Ai hối cải tốt sẽ được khoan hồng, tiếp tục về với quê hương. Ai chạy trốn sẽ bị trừng trị. Tôi nói qua phiên dịch là mọi người nghe rõ không và có đồng ý không? Số tù binh hô rất to là đồng ý, rồi lại cũng vỗ tay rầm lên.

Trời đã tối, số tù binh được phóng thích nhanh chóng chạy theo đoàn dân khuất trong đường mòn đầy bụi cùng cây cối. Cũng đã không còn người dân nào nữa. Anh em chúng tôi đã thật mệt, rã rời chân tay, cùng với đói và khát. Nhưng giờ đây với số tù binh hơn trăm thằng này giữa rừng hoang, đêm xuống.

Chúng tôi vẫn trong tình trạng vô cùng căng thẳng. Tôi cho lũ tù binhngồi xuống. Nhắc anh em phải trong tư thế sẵn sàng nổ súng. Rồi cùng anh Văn đigặp anh Lưa và Trung đoàn, lên kế hoạch quản lý, xử lý lũ tù binh này.


Chúng tôi báo cáo với chỉ huy Trung đoàn về số tù binh đã phóng thích và số tù binh hiện đang quản lý. Chúng tôi nói một số khó khăn, rất nguy hiểm, rất phức tạp trong việc quản lý số tù binh trong đêm. Hiện tại Tiểu ban Dân địch vận có 4 đ/c cộng 3 người trong đội công tác, 2 phiên dịch nữ. Trung đoàn tăng cường cho 3 đ/c vệ binh. Số tù binh hiện còn là 125 tên, qua cảm quan, phân loại thì đây là số tù binh là cán bộ, sỹ quan của Pốt. Nên cần phải đưa về nơi học tập.

Chính ủy Trung đoàn Diệp Xuân Ánh và phó chính ủy Nguyễn Kim Tiến nhắc mọi người phải canh gác tốt. Phải đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, là vì đêm xuống. Thấy lực lượng của ta mỏng, chúng đã qua cơn hoảng loạn khiếp sợ. Có thể chúng sẽ ào lên cướp súng. Hoặc có lực lượng bên ngoài vào hỗ trợ, giải vây cho bọn này. Vì thế, cách tốt nhất là chúng ta phải thể hiện chính sách khoan hồng. Tăng cường tuyên truyền, giác ngộ, để họ yên tâm sẽ được đối xử tử tế. Được đưa về nơi học tập, rồi sẽ được trở về quê nhà với bố mẹ, vợ con. Phải cung cấp nước, lương thực cho họ v.v...

Nhiệm vụ của chúng ta, là phải giữ số tù binh này thật an toàn qua đêm. Trung đoàn đã báo về Sư đoàn. Ngày mai chúng ta sẽ bàn giao cho đơn vị khác. Tình hình nhiệm vụ của chúng ta có những thay đổi. Chúng ta không tiến sâu vào căn cứ của Pốt nữa. Mà truy quét dọc theo ven đường số 4. Rồi rẽ ra đường 4. Thông đường 4. Bắt liên lạc với QĐ 3. Tình hình chiến sự phía Bắc đang diễn biến rất phức tạp. Bọn Bành trướng Trung quốc đã tiến sâu vào nước ta có chỗ sâu nhất là 80km. Chưa bao giờ, tình hình an ninh, chính trị của đất nước cam go phức tạp như lúc này. Hiện tại đất nước chúng ta đang phải chống đỡ với 2 cuộc chiến tranh ở 2 đầu biên giới. Nhưng thực chất cũng chỉ là một kẻ thù. Chúng ta, đất nước chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Nên nhiệm vụ của chúng ta đã rất nặng nề. Nay lại càng nặng nề hơn.

Chúng tôi trở về vị trí quản lý số tù binh. Trước hết cho 2 anh em dẫn 2 tên tù binh, đi ra suối gần đó lấy nước cho chúng, cùng cho cả cho chúng tôi. Trực tiếp tôi cùng 1 đ/c vệ binh, về ban 5 lấy lương khô cho mỗi tên 2 thanh. Sau khi đã tập kết đủ nước, cùng lương khô. Tôi tiếp tục cho anh em phát loa tuyên truyền và trong đó có ý thể hiện quan tâm tới họ. Mọi người sẽ được 1 phần lương khô, cùng nước uống. Nhưng không ai được đi lại lộn xộn. Ngồi tại vị trí, sẽ có người phát tận tay lương khô. Còn nước, sẽ cho vào các bi đông, rồi uống xoay vòng.

Bọn này cũng đã rất đói. Nên khi nói có lương khô thì reo lên rồi lại im thin thít. Chúng tôi nhanh chóng phân phát lương khô cùng nước uống cho chúng. Những tiếng okun, okun rộ lên, khi từng đứa nhận được phần của mình. Rồi thằng nào thằng ấy bóc lương khô ngai ngấu nghiến.

Tiếp tục sau ăn, sau uống. Chúng tôi lại phải quy định tiếp về việc vệ sinh( toalét). Nếu ai có nhu cầu, thì giải quyết ngay tại chỗ. Không một ai dời khỏi vị trí. Ai ăn xong, uống xong thì nằm xuống. Không được trao đổi, nói chuyện. Nếu ai ra ngoài vị trí, thì sẽ bị bắn ngay. Để dọa tiếp bọn chúng tôi nói thêm là chung quanh đây, bộ đội Việt Nam rất đông. Tiếp tục tôi nhắc anh em trong đội công tác hỏi lại, là mọi người đã hiểu rõ quy định chưa. Và có đồng ý như vậy không. Tất cả số tù binh lại ồ lên chà chà( đồng ý, đồng ý).

Tôi đi nhắc số anh em ở các vị trí chốt gác xung quanh bọn tù. Cứ 2 người một tổ, không ai được ngủ. Phải hết sức đề cao cảnh giác, sẵn sàng nổ súng tiêu diệt, trấn áp, đối với lũ tù binh di chuyển, hoăc bỏ trốn. Cùng cả đề phòng bọn bên ngoài mò vào tập kích, giải vây cho bọn này. Tôi nhắc anh em cũng phải tranh thủ ăn uống cho có sức khỏe. Vì sau mấy ngày luồn rừng, rất vất vả nên mọi người cũng đã rất mệt mỏi. Đúng là từ chiều đến giờ, tôi mới để ý đến 2 chị em The và Nhị. Tôi đón bi đông nước, cùng thanh lương khô từ tay cô The. Cô The vẫn nói trong sự sợ hãi. Sợ lắm anh Phú ơi. Cô Nhị thì không nói gì, nhưng cứ nhìn tôi chăm chăm.

Trong mờ tối, thoáng nhận ra một điều gì đó khác thường ở Nhị. Nhưng suynghĩ chỉ thoáng qua, chỉ chợt đến. Tôi hỏi để trấn an 2 chị em: Hai cô sợ lắmà? Không có vấn đề gì đâu. Hai chị em đã ăn gì chưa. Thấy 2 người, cũng có 2khẩu súng. Tôi hỏi đùa: Hai chị em đã biết bắn súng chưa? 


Trời tối hẳn, đám tù binh đã ăn, đã uống xong, nằm im thin thít. Thật kỳ lạ, chỉ mấy giờ trước. Trong trang phục lính Pốt đen xì, cùng với súng đạn. Chúng lì lợm, ngoan cố, chúng như bầy quỷ dữ, điên cuồng bắn, điên cuồng xả đạn về chúng tôi.

Thế mà bây giờ, thằng nào thằng ấy ngoan ngoãn, nằm im bất động. Không hiểu bọn chúng đang nghĩ gì? Chúng hiểu gì về cuộc chiến tranh này? Sự có mặt của bộ đội Việt nam thế nào? Không hiểu chúng được ăn, được uống, được nuôi dưỡng thế nào? Mà thằng nào thằng ấy to béo lung núc. Có những thằng nặng tới 70-75 kg chứ không ít. Chân tay to chắc, vạm vỡ đen xì. Trong khi đó, bộ đội mình thì rất gầy, rất nhỏ. Từ ngày nhập ngũ tới giờ, lúc mập nhất tôi và nhiều anh em trong đơn vị, chỉ nặng khoảng 48 - 50 kg thôi.

Lúc tôi và Sa Chơn đi vào giữa những hàng lính Pốt cởi trần. Nhiều thằng, mình mẩy xăm trổ hình thù quái dị. Hầu như trước ngực thằng nào cũng có đeo những gói bùa, màu vàng, mầu đỏ. Hay đeo những móng vuốt, hoặc răng lợn, răng hổ gì đó. Với những bộ mặt đen đúa, mắt trắng dã, môi đen xì, tóc quăn, hôi hám. Trong lúc chúng sợ sệt, hoảng hốt. Lại càng thấy chúng thật khó hiểu, khó gần. Bất giác tôi nghĩ: mình đang đi vào giữa bầy quỷ dữ sa tăng. Chứ không phải đi giữa những hàng người đồng loại. Có lúc tôi đã thoáng chút ngần ngừ, thoáng chút do dự. Nhưng cũng chỉ thoáng qua. Cái bản lĩnh của người lính trong tôi đã kinh qua bao trận mạc, bao khổ cực và hiểm nguy được phát huy. Càng nguy hiểm, càng hiểm nguy, thì tôi lại càng rất nhanh nhẹn linh hoạt. Không phải là sự dũng cảm tạo lên. Mà đơn giảm là chép miệng với suy nghĩ: ''Coi như mình đã hy sinh''. Cái suy nghĩ đó ập đến, làm cho cái sợ, cái lo bay đi, tiêu tan đi hết. Chỉ còn lại cái bản lĩnh kiên cường. Cùng sự xử lý mọi vấn đề thật nhanh nhẹn, thật mau lẹ.

Nhóm tôi gác cùng với anh Văn, Cô Nhị, Cô The. Hai cô gái đã bình tình lại. Giọng nói không còn sợ sệt nữa, anh Văn thì vô cùng mệt mỏi. Trong xử lý tình huống này, thì anh Văn không thuộc típ người xông xáo. Vì anh Văn vóc dáng người còn nhỏ bé hơn tôi. Là người của thơ ca. Anh làm cán bộ Chính trị ở Đại đội hỏa lực của Tiểu đoàn đã lâu. Nên cũng ít phải va chạm trực tiếp chiến đấu như tôi.

Thỉnh thoảng vẫn có tiếng đạn pháo xoẹt nổ vu vơ. Không gian đã thực sự im ắng. Sương khuya làm cho bầu không khí đỡ ngột ngạt hơn. Những loại côn trùng đã cùng cất lên bản hợp xướng quen thuộc mùa khô của rừng. Chúng tôi cũng không nói chuyện. Chỉ thì thầm trao đổi công việc, còn tai, còn mắt thì thật căng ra. Để phát hiện những bóng người, hay tiếng động lạ xung quanh. Tôi nói Cô Nhị, Cô The là để là anh em tôi gác, còn hai cô trải ni lông nằm ngay đây. Tranh thủ nằm chợp mắt cho có sức. Vì ngày mai công việc còn rất phức tạp, rất nặng nề. Cô The thì nghe ngay, còn cô Nhị thì rất khoát nói :"Em ngồi cùng các anh chứ không ngủ đâu". Tôi không đồng ý và khuyên mãi cô Nhị mới nằm xuống ngủ bên cô The. Mỗi người trùm lên người một cái khăn Cà Ma chống muỗi. Tự nhiên cái cảm giác thương, rất thương 2 cô gái ập đến. Bất giác tôi thấy họ như là em gái mình. Họ lại cùng chung, cùng chịu đựng gian khổ với mình. Mình phải có trách nhiệm bảo vệ, quan tâm chăm sóc họ. Chắc mấy năm qua, dưới thời Pôn Pốt, họ cùng đã bị đày đọa khổ cực lắm. Nên vất vả thế này, nguy hiểm thế này, mà họ cũng đã vượt qua. Có vẻ nhanh hòa nhập, nhanh quen thuộc chúng tôi. Nhanh quen nếp sống sinh hoạt của lính chiến.

Càng đêm, trời càng tĩnh mịch, không có trăng nhưng rất nhiều sao. Những vì sao như đang nhấp nháy cùng thức với chúng tôi. Thi thoảng có tiếng trở mình của thằng Pốt. Hoặc có thằng ngồi nhỏm dậy một tý, rồi lại khẽ khàng nằm ngay xuống. Chúng tôi ở trong lùm cây. Họ ở ngoài trảng nên dù tối mờ nhưng dưới ánh sáng của các vì sao. Chúng tôi vẫn quan sát họ rõ hơn. Lúc này tôi với để ý tiếng vo vo nho nhỏ, nhưng rất đanh của bầy muỗi. Tiếng muỗi kêu mỗi lúc một nhiều. Chúng từ đâu bắt đầu bao vây, tấn công chúng tôi. Tôi xua xua bầy muỗi, rồi lại xua cả lũ muỗi chỗ 2 cô gái đang nằm. Hai cô gái rất mệt nên cũng rất nhanh chìm vào giấc ngủ. Đúng là chúng tôi phải thức canh cho lũ tù binh ngủ. Số tôi, đời lính của tôi, hình như hay phải gắn với những thằng tù binh hay sao ấy.

Hồi chiến tranh chống Mỹ. Khoảng giữa tháng 3/75 Trung đoàn tôi chiếnđấu ở khu vực Tỉnh Bình Long. Tiểu đoàn 1 của tôi, chốt giữ khu vực đường 13.Trung đoàn có nhiệm vụ tiến công giải phóng chi khu Chơn Thành. Tiểu đoàn tôi có nhiệm vụ chốt chặn ,chia cắt, đón lõng. Không cho chúng chạy về căn cứ Lai Khê, căn cứ Bến Cát.Chốt cắt đường, không cho bọn ở hai cứ điểm này đến ứng cứu cho chi khu ChơnThành. 


Trong những ngày này, rất nhiều trận chiến đấu vô cùng ác liệt đã diễn ra. Đại đội 3 liên tục bị thiết đoàn xe tăng cùng những toán biệt kích của Quân lực VNCH lấn ủi. Có ngày chúng đã dùng tới hơn 30 xe tăng, xe thiết giáp M113 tấn công vào chốt Đại đội 3. Để dọn đường cho bọn Chơn Thành tháo chạy. Anh em Đại đội 3 và Tiểu đoàn 1, đã anh dũng chiến đấu. Bắn cháy nhiều xe tăng, xe bọc thép của chúng. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chốt chặn theo yêu cầu chiến thuật.

Bọn lính từ Chơn Thành vỡ trận chạy ra nhiều. Tiểu đoàn bắt được 9 tên, trong đó 1 tên Trung úy Đại đội trưởng, một tên thiếu úy tên là Chính đại đội phó. Lúc đó tôi là trợ lý chính trị của Tiểu đoàn. Sau khi đã tổ chức cho tên thiếu úy Chính đi phát loa kêu gọi đầu hàng. Buổi tối Tiểu đoàn giao cho tôi nhiệm vụ áp giải và giao số tù binh này cho Trung đoàn. Vị trí Trung đoàn bộ cách chúng tôi khoảng 5 km đường rừng. Tôi được tăng cường thêm đồng chí Minh truyền đạt Tiểu đoàn là lớp lính 10/74 chưa đủ 18 tuổi. Quê Minh ở Nghi Lộc- Nghệ An cùng tham gia dẫn giải. ( Đ/C Minh bị hy sinh tháng 1/78 tại trận Khánh An- Khánh Bình, Tỉnh An Giang).

Lúc này khoảng 7h tối nhưng trong rừng tối đen. Chúng tôi buộc tay tên nọ nối với tên kia thành một xâu. Riêng tên Trung úy đại đội trưởng bị thương gẫy chân không đi được. Chúng tôi băng bó nẹp cho hắn rồi để cho 2 tên khác khênh. Trời tối trong rừng già càng tối đen, giơ bàn tay không nhìn thấy gì. Tôi phải lấy những thanh củi mục phát lân tinh, cài cắm trong áo sau gáy chúng, thò cao lên khoảng 20cm để nhận biết. Minh cầm súng AK đi trước, tiếp đến là toán tù binh, tôi cầm AK cùng một súng K54 đi sau cùng. Cả đoàn cứ lần mò trong rừng. Mắt tôi cứ phải nhìn chăm chăm vào những thanh gỗ lân tinh. Như những con đom đóm lớn chập chờn, nhấp nhô theo mỗi bước chân.

Bọn tù binh cũng đã được giáo dục, giải thích chính sách khoan hồng của ta. Nhưng chúng tôi vẫn phải thật đề cao cảnh giác. Đề phòng chúng chạy, hoặc dở trò cướp súng. Nên tay tôi lúc nào cũng để trong vòng cò sẵn sàng nhả đạn. Lần mò mãi rồi cũng đến vị trí trung đoàn bộ thì cũng đã khoảng nửa đêm. Tới nơi thì mới biết Trung đoàn bộ đã di chuyển vị trí khác từ chiều. Có một tổ mấy anh em Trinh sát còn lại nói thế. Thật gay go, không biết Trung đoàn ở đâu? Và xử lý số tù binh này thế nào trong đêm tối giữa rừng thế này.

Số tù binh thấy chúng tôi không có vẻ gì là thù hằn, đánh đập, bắn giết. Nên cũng đã có phần cởi mở hơn. Chúng tôi cho họ uống nước, rồi cho họ biết là hiện tại phải ở lại đây. Vì điểm tiếp nhận tù hàng binh đã chuyển đi nơi khác, sáng mai sẽ đi tiếp. Trong lúc ngồi tạm nghỉ, có mấy tên đã tháo đồng hồ đeo tay, hoặc lấy ra những túi mật đen đen, nói là mật gấu cho chúng tôi. Chúng tôi không nhận và nói anh em cất đi. Khuyên họ yên tâm ở đây, không được chạy, không làm liều, để mai sẽ được giao về nơi học tập.

Pháo của các cứ điểm Lai Khê, Bến Cát lúc chiều bắn rất nhiều vào khu vực này. Rất nhiều cành cây gẫy ngả nghiêng, mùi thuốc đạn khét lẹt. Ở đây là vị trí của chỉ huy Trung đoàn, nên có rất nhiều hầm hố có nắp. Tôi bèn nghĩ ra một cách: Chọn một cái hầm to có nắp, dồn hết cả 9 đứa xuống đó. Còn tôi với Minh mỗi người canh một đầu cửa hầm. Vậy là yên tâm, không sợ chúng chạy. Nhưng như vậy thì chúng được ở dưới hầm, còn anh em tôi lại phải ngồi trên mặt đất canh gác. Trong khi pháo của chúng, từ mấy cứ điểm trên vẫn nhát gừng bắn tới. Thỉnh thoảng cũng có những quả xoẹt nố rất gần. Làm bụi đất và mảnh đạn bay rào rào đến chỗ anh em chúng tôi. Tiếng cành cây gẫy đổ răng rắc. Cứ như thế hai anh em tôi phải thức canh gác cho chúng yên giấc trong hầm, cho đến sáng.

Nghĩ ngợi miên man một lúc, rồi tôi lại quay trở lại ngay với thực tại. Trước kia chỉ có 9 thằng. Còn giờ đây là hơn một trăm thằng. Mà cũng chẳng có hầm hố nào để cho chúng xuống cả. Chúng tôi cứ phải ngồi im, phải căng mắt, căng tai ra mà nghe ngóng để phát hiện những điều bất thường sẵn sàng nổ súng. Mệt! Thật mệt, cái mệt của cả những chuỗi ngày dài chiến đấu. Cả chuỗi ngày dài hành quân, luồn rừng truy quyét. Cao điểm là suốt cả chiều đến giờ căng thẳng vất vả. Giờ đây, khi ngồi yên một chỗ, thì tất cả cơ bắp, tất cả sức lực như bị tiêu tan đi hết. Cải ngủ cũng đã bắt đầu ập tới. Cố căng mắt ra mà hai mí cứ xụp xuống. Tôi phải lấy nước vã liên tục vào mặt, vào mắt, cũng chỉ bớt thèm ngủ đi một chút. Tôi phải dùng đến kế sách cắn vào môi thật đau, bật cả máu ra. Vị máu nóng lạ lạ nơi đầu lưỡi, mới làm tôi cắt dứt được cơn khát ngủ. Bên cạnh tôi anh Văn cũng trong tình trạng như vậy.

Tiếng thở của 2 cô gái đang ở giấc ngủ sâu. Có tiếng vỗ cánh của nhữngcon chim lớn bay ngang trời. Tôi thay đổi lại tư thế ngồi. Trong lòng cũng thậtlo cho các nhóm gác, không biết thế nào. Nhưng trong tình huống đêm thế này.Không thể đi kiểm tra gác được rất nguy hiểm. Đành lòng cứ phải trở, phải đổitư thế ngồi gác liên tục. Cùng luôn mồm cầu mong cho trời nhanh sáng.


Thế rồi đêm dài cũng qua đi. Trời đã tang tảng sáng, những đàn vạc đi ăn đêm, vội vã bay về tổ gọi nhau " vạc, vạc" não nùng. Trời đã sáng hơn. Những tiếng gà rừng gáy sáng vọng lại, chim chóc hót vang đón ngày mới.

Đã sáng mờ, hai cô gái cũng đã thức dậy. Cô Nhị hỏi tôi ngây thơ: Anh Phú không ngủ được à? Nhị hỏi như là đã quên hết sự kiện đang diễn ra từ ngày hôm qua và hiện tại. Tôi không trả lời mà hỏi: Hai chị em ngủ được không? Cũng không cần nghe câu trả lời. Tôi đưa cho cô The cái xẻng và nói hai chị em đi lùi vào trong rừng, cách mấy mét làm công tác vệ sinh. Tôi nói với anh Văn ở lại, còn tôi đi vòng quanh các chốt gác của anh em. Có chốt 2 người thức, nhưng có chốt cũng có người thức, người ngủ. Thấy tôi đến anh em vui hẳn lên, tỉnh hẳn lên. Đám tù binh hầu như đã thức từ lâu, nhưng vẫn nằm im. Khi thấy tôi đi lại và hỏi thăm các tổ khác, thì chúng cũng bắt đầu cựa mình, rào rào, nhưng chưa có thằng nào dám ngồi dậy.

Tôi về chỗ anh Văn hội ý. Tôi nói Trời chưa sáng rõ. Bây giờ mình cho chúng ngồi dậy vệ sinh tại chỗ. Rồi di chuyển ra chỗ khác. Cho đỡ ô nhiễm. Đúng là thật phức tạp nhưng không thể làm thể nào được. Tốt nhất nên cho chúng giải quyết các sự" buồn" lúc Trời chưa sáng hẳn. Tôi nói cô The cùng tôi tới chỗ Sa Chơn. Sa Chơn hiểu ý và nói với số tù binh như vậy. Nghe chưa hết câu, nhưng chắc số tù binh đã hiểu ý, ồ lên rồi ngồi cả dậy. Thằng nọ nhìn thằng kia lơ láo rồi cũng cúi mặt, tập trung vào "chuyên môn". Chỉ một lúc sau mùi khai, mùi thối xú uế đã lừng nên thật kinh khủng. Đúng là tôi và mọi người, chắc chưa ai gặp cảnh thế này bao giờ. Chúng tôi phải đứng nhìn, phải canh cho cả hơn trăm thằng tù, ngồi xếp hàng làm cái việc đào thải tự nhiên của con người. Bỗng chốc tôi nghĩ đến kỷ lục Ghinet hình như chưa đề cập đến vấn đề này.

Có vẻ bọn họ đã xong xuôi. Chúng tôi cho họ di chuyển cách đó khoảng mấy chục mét. Cho phép chúng ngồi gần nhau, nhưng có hàng lối và không được nói chuyện. Rồi chúng tôi cho Sa Chơn tiếp tục đọc những nội dung trong các tờ truyền đơn. Trong cuốn lời kêu gọi của Mặt trận cứu nước chính nghĩa CPC cho chúng nghe. Tôi nói thêm với Sa Chơn qua cô Nhị là kể cho chúng nghe, về cuộc sống hòa binh tự do ở những vùng đã giải phóng. Cùng nhưng tội ác của bè lũ Pôn Pốt - Ieeng xa Ri gây cho đất nước và nhân dân CPC. Từ ngày 7/1 rất nhiều nơi đã có chính quyền mới. Không còn chế độ Pôn Pốt. Không còn bóng những Ăng Ca, cai quản theo kiểu công xã cho chúng nghe. Bọn chúng há hốc mồm ra nghe và tỏ sự vui mừng ra mặt.

Tôi cùng YVơn lên Ban 5 xin thêm lương khô ăn sáng cho chúng. Anh em Quân nhu ban 5 lèo nhèo, vì phải chi cái khoản lương khô cho tù binh một cách vô lý. Có anh em nói " Các ông giữ chúng làm gì cho tốn công, tốn cơm gạo, cái bọn tàn ác ấy, bắn bỏ mẹ chúng nó hết đi, ông Dân địch vận ạ". Tôi cười nói ai chẳng muốn thế. Thậm chí hôm qua, tôi định phóng thích, thả hết. Nhưng như thế cũng không được. Những thằng này, cần phải quản lý, phải học tập. Để nó cải tạo hiểu ra chính nghĩa và phi nghĩa. Yên tâm là sáng nay chúng tôi bàn giao cho đơn vị khác rồi.

Tôi mang lương khô về, rồi lại cử 2 thằng đi cùng YVơn đi lấy nước. Tôi giục anh Văn lên ban hỏi sớm về cách giải quyết số tù binh này. Vừa lúc đó đồng chí công vụ Ban đã xuống mời chúng tôi lên hội ý. Anh Văn nói tôi đi hội ý, còn anh Văn ở lại vì rất mệt.

Theo lệnh của Sư đoàn, kế hoạch của Trung đoàn phải di chuyển. Số tù binh sẽ bàn giao lại cho Tiểu đoàn 1 tạm thời chốt lại đây. Để rồi giao cho bên Sư đoàn 7 đến tiếp nhận. Nhiệm vụ của chúng tôi tiếp tục di chuyển, truy quét địch dọc theo ven đường 4. Tới tọa độ X.. thì sẽ quay ra trục đường 4. Tiến theo đường 4 về phía đèo Tượng Lăng. Để bắt liên lạc với Quân đoàn 3 từ hướng cảng Công Pông Thom lên. Như vậy nhiệm vụ của Trung đoàn là giải tỏa, thông đường số 4.

Tôi trở về vị trí đám tù binh, trao đổi lại kế hoạch và nhiệm vụ mới với anh Văn. Mọi người tổ chức phát lương khô cùng nước uống cho đám tù binh. Lúc sau thì Tiểu đoàn 1 đã cơ động đến vị trí. Chúng tôi nhanh chóng bàn giao lại số tù binh, rồi cơ động theo đội hình Trung đoàn bộ.

Như vậy, trong đợt tiến công vòng ngoài của căn cứ Am Leng này. Trung đoàn 273 đã chiến đấu, thu, phá hủy được rất nhiều súng đạn, nhiều kho tàng, cũng như thóc gạo tại căn cứ của Pốt. Đã đưa được mấy ngàn dân ra vùng giải phóng. Bắt và phóng thích gần ngàn tên lính Pốt.

Riêng về cái "Phơ leng mia" Thì không phải chỉ có anh em chúng tôi biết, mà còn rất nhiều người biết. Nhưng chỉ là những câu chuyện ngoài lề anh em nói với nhau. Không ai nhắc tới trong các báo cáo sau này. Là vì trong lúc hỗn loạn như vậy. Mạng sống đang" ngàn cân treo sợi tóc". Ai nghĩ tới "Vàng" làm gì?


Sau khi bàn giao lại số tù binh cho Tiểu đoàn 1 và Đại đội Z. Chúng tôi thở phào, như chút bỏ được gánh nặng. Mọi người cũng không ngờ là giải quyết lũ tù binh nhanh như vậy. Sau khi Sa Chơn đã nói với tù binh, là việc chúng tôi bàn giao mọi người cho đơn vị khác. Số tù binh lao sao, nhìn chúng tôi biểu cảm lưu luyến như có ý cảm ơn, thoảng vẻ lo sợ.

Mọi người lại tiếp tục hành quân. Vừa đi, vừa tranh thủ nhai lương khô. Pháo của Pốt lại tiếp tục bắn vu vơ về phía đội hình Trung đoàn. Mọi người thắc mắc, ta đã phát hiện ra căn cứ của Pốt. Sao Trung đoàn không tiến công truy quét sâu hơn nữa. . Chắc chắn phía trong lực lượng của chúng vẫn còn động. Nó còn cả pháo binh, còn cả xe tăng, thiết giáp cơ mà. Trung đoàn phó Chu Đức Hùng giải thích: Quân đoàn dùng Sư đoàn 7, Sư đoàn 9. Cùng các đơn vị tăng cường tiến công Ăm Leng rồi. Nhiệm vụ của mình là phải thông đường số 4. Bắt liên lạc với Sư đoàn 304 của Quân đoàn 3 ở khu vực đèo Tượng Lăng.

Đội hình của Trung đoàn hành quân truy quét dọc phía Tây, song song với đường 4. Khoảng 5-10km. Tiểu đoàn 2 lại trở thành đơn vị tiên phong và đảm nhiệm cánh phải. Tiểu đoàn 3 đảm nhiệm hành lang cánh trái. Rồi đến các đơn vị phối thuộc cùng Trung đoàn bộ. Đại đội 20 Trinh sát, Quân y, Vận tải, Thông tin, các cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần. Tiểu đoàn 1 coi như là lực lượng khoá đuôi.

Trên đường hành tiến, hầu như không gặp lực lượng nào lớn của Pốt. Thỉnh thoảng gặp 1 vài tốp lính Pốt nhỏ lẻ. Chúng nổ vài loạt súng rồi bỏ chạy. Nhưng nơi đây là rừng, là đồi núi lên hành tiến truy quét cũng không thể nhanh. Cô The, Cô Nhị và mấy bạn trai trong nhóm công tác, đã như quên hẳn chuyện căng thẳng, chuyện tù binh hôm qua. Thi thoảng 2 cô gái đã cất tiếng cười vui. Khi bất chợt thấy cành hoa phong lan đẹp trên cây. Hoặc ồ lên, tháo nhanh cái bồng sau lưng vất trên bờ. Rồi nhẩy xuống suối nước đẵm mình tắm. Tắm theo kiểu Cămpuchia, ngâm cả người, cả quần áo. Lúc lên bờ, quần áo ướt sũng, dính đét vào người nổi hằn những đường cong của cơ thể phụ nữ. Nhưng không thay đồ, cứ để nguyên như vậy, quấn thêm cái khăn cà ma cũng ướt sũng vào người. Cách tắm như vậy, cùng sự có mặt của 2 cô gái. Cũng làm cho cánh lính đi cùng tò mò trộm nhìn. Nhưng ngược lại hai cô gái như là đã quá quen với việc tắm kiểu này. Nên không có ý gì là ngượng ngùng cả.

Nhìn hai cô gái vui đùa, tôi thoáng nghĩ phụ nữ CPC cũng vui nghịch đến vô tư. Cô Nhị chạy lại, đưa cho tôi mấy quả hồng dây. Nói quả này ăn được, anh ăn cho đỡ mệt. Tôi cầm lấy 1 quả bửa đôi ăn và nói em mang cho mọi người. Nhị nhìn nhanh tôi một cái. Rồi mới mang hồng cho anh em. Rồi lại trở lại đi ngay cùng gần tôi. Tôi ý tứ đi như tách hẳn Nhị ra. Nhưng cô Nhị như không hiểu ý, vẫn giữ khoảng cách gần tôi. Rồi hỏi chuyện linh tinh về Việt Nam, về gia đình tôi. Rồi Nhị nói: Mấy anh em CPC nói sao mình không tổ chức lấy hết số vàng trong Chùa đó? Tôi giải thích bằng một câu hỏi: Nhị không thấy khi mình vào xem vàng, quả đạn pháo của Pốt nổ ngay cửa chùa à. May cho mình chứ lệch mấy mét nữa là anh em mình dính hết rồi. Đang đánh nhau, đạn nổ ầm ầm, Tù binh, dân hỗn loạn như vậy. Căng thẳng triền miên đến tối, rồi hết cả đêm. Thật ra lúc hỗn loạn đó, tù binh ra nhiều tôi rất lo. Mình với chúng lẫn lộn nhau. Chúng đã vất hết súng, nhưng số luợng chúng quá đông. Đằng trước đằng sau mình đều có chúng nó. Chúng nó mà liều mạng, đồng lòng lao vào mình, thì may ra mình chỉ bắn được mấy thằng là cùng. Tôi nói thêm: Bộ đội Việt Nam, đi chiến đấu. Không ai giám lấy vàng, giữ vàng trong người hay bị đen, bị sui lắm. Cô Nhị tần ngần ngây ra như đang cố hiểu, như đang muốn nói điều gì đó rồi lại thôi. Cô lại nhìn nhanh tôi rồi nói: Em xuống chỗ chị The đây.

Đường rừng, truy quét trong rừng, nên đội hình tiến quân rất chậm. Đếntrưa, rồi tối, cũng chỉ phát triển được hơn chục km. Chiều tối chúng tôi dừngnghỉ. Trung đoàn bộ dừng chân ngay cạnh dòng suối nhỏ. Tôi cùng anh Văn nhanhchóng chỉ nơi nghỉ cho mọi người. Nhắc mọi nguời nhanh chóng đào hầm hố chiếnđấu. Đề phòng bọn Pốt tập kích đêm. Khoảng 6h30 tối, ban 5 cũng đã nấu xongcơm, chia cho các bộ phận. Cơm nước xong, tôi được báo: Đêm nay lên trực banChính trị tại hầm chỉ huy Trung đoàn.    


Mọi người tranh thủ ăn cơm tối.Tôi nói với cô The, cô Nhị cùng anh em. Tôi phải đi trực trên Trung đoàn. Hai cô gái chưa biết gì tưởng tôi chuyển đi nơi khác. Hai cô mở to mắt ngạc nhiên, hỏi tôi dồn dập là: Tại sao tối rồi mà anh phải đi. Đi vội thế? Anh chuyển đi đâu? Cô Nhị thì ửu sìu như là tôi sắp phải chia xa với mọi người. Nhị định nói gì rồi lại thôi, chỉ nhìn tôi đăm đăm khác thường.

Tôi giải thích là phải lên trực gác trên ban chỉ huy đêm nay, ngày mai lại về. Anh chị em nghỉ, ngủ, canh gác cho cẩn thận. Tôi lên tới hầm chỉ huy Trung đoàn. Anh em Đại đội công binh đã rất nhanh đào xong hầm chỉ huy, bán âm bán dương. Đang hoàn thiện nốt. Hầm sâu khoảng 1m. Mỗi chiều khoảng 3m không có nắp. Chỉ có dàn cây bằng các cây gỗ nhỏ, gác lá cây kín lên nóc. Bên dưới có căng (Nilon) tấm tăng đề phòng mưa. Đi trong hầm, giơ tay thì chạm tới. Hầm chỉ huy thông với 2 đầu hầm có nắp, có thể nằm được. Là hầm của Trung đoàn trưởng và một hầm của Chính ủy. Ngay chính giữa hầm là chiếc bàn và ghế, Ken bằng những cây gỗ nhỏ chặt trong rừng. Chung quanh hầm được che kín hết cũng bằng cành lá cây và các tấm nilon. Một đầu hầm, treo tấm bản đồ khu vực đang đứng chân của Trung đoàn. Có đánh dấu, cờ vị trí của từng Tiểu đoàn, từng Đại đội. Trên mặt bàn có bộ ấm trà mới pha đang bốc hơi. Cùng mấy tổ hợp hữu tuyến.

Tôi lên tới nơi, thì đã thấy Trung đoàn phó Chu Đức Hùng. Đang ngồi trao đổi gì đó với Trưởng tiểu ban Tác chiến Hoàng Duy Hiển. Chung quanh có 3-4 đồng chí trực thông tin. Trung đoàn phó Chu Đức Hùng trước là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 của tôi, trong thời kỳ KCCM. Thấy tôi ông hỏi ngay: Ông Phú hôm nay trực bên Chính trị hả? Tôi trả lời đ/c Văn mệt nên tôi trực thay. Trung đoàn phó có vóc người nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn. Quê ở An Ninh- Tiền Hải- Thái Bình. Ông lại là con của Liệt sỹ lão thành cách mạng hồi KCCP.

Trưởng Tiểu ban tác chiến Hoàng Duy Hiển trước cũng là Trung đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1 với tôi. Quê ở Quảng Ninh cũng là lớp lính 72 như tôi. Anh em tôi đều đã biết nhau từ trước. Trung đoàn phó Hùng nói: Tình hình căng lắm ông Phú nhé. Các ông trực là phải hết sức cảnh giác. Thường xuyên liên lạc với các Tiểu đoàn để nắm tình hình. Sau đây, ông Hiển đi kiểm tra xem vệ binh canh gác thế nào, hầm hố thế nào, bọn này là có cũng hay " nở hoa" lắm đấy, lơ là, là chết cả lũ. Có sự vụ gì phức tạp, thì các ông phải báo gọi chúng tôi ngay. Nói xong Trung đoàn phó nhấp nốt chén trà rồi cũng về hầm của mình.

Từ ngày được điều lên Ban chính trị. Đây là lần thứ 2 tôi được đi trực ban Chính trị Trung đoàn. Mỗi ngày, nhất là mỗi đêm, các trợ lý trong ba cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần. Phải cử một đồng chí trợ lý của mình thường là Trưởng Tiểu ban đi trực. Nếu trưởng Tiểu ban đi vắng, hay mệt, ốm như anh Văn hôm nay, thì phải có đồng chí khác đi trực thay. Các trợ lý trực phải thay Trung đoàn, nắm tình hình diễn biến trong đêm, của ta, của địch. Trong khu vực toàn Trung đoàn đảm nhiệm. Nhận điện từ trên xuống, hoặc từ dưới lên. Thường xuyên liên lạc với các đầu Tiểu đoàn, các Đại đội trực thuộc bằng hữu tuyến. Hoặc xa quá không có hữu tuyến thì bằng vô tuyến. Sẵn sàng giải quyết các sự vụ trong đêm xảy ra, trong phạm vi có thể. Nếu có sự vụ gì lớn, tình hình phức tạp thì nắm chắc tình hình. Rồi báo ngay cho các thủ trưởng Trung đoàn xử lý.

Trong đêm, căn cứ vào các vị trí dừng chân của các Tiểu đoàn, các Đại đội trực thuộc trên bản đồ. Nếu nghe thấy tiếng động, tiếng nổ bất thường ở hướng nào. Là phải chủ động quay máy hỏi nắm tình hình ngay. Đã trực ở sở chỉ huy, thì hầu như không ai được ngủ. Các trợ lý làm các việc chuyên môn của mình. Thường xong việc thì cụm đầu thì thầm nói chuyện gia đình, xã hội v.v.. Được cái ở sở chỉ huy bao giờ cũng được ưu tiên có trà của ban 5 cung cấp. Anh em tôi phải pha trà thật đặc để chống buồn ngủ. Trong thâm tâm, luôn mong đừng có gì xảy ra bất thường trong đêm, trong ca trực của mình.

Trong khu rừng đại ngàn này, ngoài những âm thanh quen thuộc của rừng. Trời tối đen. Ánh sáng mờ của ngọn đèn bão trong hầm chỉ huy, đã được che bớt ánh sáng. Ở bên ngoài không thể nào nhìn thấy được. Nhưng bọn Pốt cũng giống như chúng ta ngày xưa thời chống Mỹ. Thường hay lần mò theo các dây điện hữu tuyến, hoặc tiếng động của máy điện thoại. Tiếng đọc của mật mã của các thông tin, hay cần angten v.v....Để tìm ra sở chỉ huy của đối phương. Mà bao giờ cũng vậy. Khi đã dùng chiến thuật mật tập, "nở hoa trong lòng địch". Thì sở chỉ huy, hầm chỉ huy, tới giờ nổ súng. Bao giờ cũng được "ưu tiên' trước bằng những trái B40-B41, hoặc lựu đạn thủ pháo. Trong cuộc chiến tranh CM. Quân Mỹ và QLVNCH, sợ nhất là chiến thuật này của quân ta. Nên đóng quân ở đâu, bọn chúng, cũng phải có hàng rào dây thép gai, loại bùng nhùng. Căng một lớp hay vài ba lớp, chống, ngăn cản đối phương rất lợi hại.

Còn chúng ta, trong cuộc chiến tranh này. Thì không có điều kiện nhưvậy. Chỉ ngăn cản đối phương, ngăn cản bọn Pốt. Bằng chính tai, chính mắt củabộ đội mình. Nhưng trong cuộc chiến này, nhất là từ sau ngày 7/1. Cũng đã nhiềuđơn vị của ta, đã bị bọn Pốt áp dụng thành công chiến thuật này. Do anh em mìnhchủ quan, coi thường địch, lơ là mất cảnh giác dẫn đến tổn thất, thiệt hại vôcùng lớn. 


Chúng tôi bước vào nhiệm vụ của ca trực. Tình hình chung trong khu vực không có động tĩnh gì khác thường. Khoảng 12h đêm, có mấy loạt súng nổ hướng Tiểu đoàn 1. Anh em tôi quay máy hỏi nắm tình hình. Nhưng cũng không có vấn đề gì nghiêm trọng. Đ/c Phô Tiểu đoàn phó ( đ/c phô đã được điều làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 1) nói giọng vui đùa: Ở Đại đội 2, anh em thấy động, thấy thú hay giật mình, bắn mấy loạt thôi. Chứ bọn Pốt hôm nay đi đâu hết cả rồi hay sao ấy.

Không gian lại trở lại yên tĩnh. Tôi cùng anh Hiển và đồng chí Quân nhu thì thầm nói chuyện. Ba anh em đều là lớp lính 72 nên thường có rất nhiều chuyện để nói. Nhất là trong tình hình chiến sự phía Bắc đang phức tạp. Quê của đ/c Hiển lại ở Quảng Ninh. Vùng Móng cái, Trà Cổ diễn biến chiến sự ác liệt lắm.

Khoảng 2h sáng. Đ/c thông tin nhận được 2 bức điện của Sư đoàn. Đưa cho đ/c cơ yếu dịch. Dịch xong đ/c cơ yếu đưa cho đ/c Hiển một bức đưa cho tôi một bức. Chúng tôi ký sổ nhận điện, rồi cùng nhau đọc, xem nội dung 2 bức điện.

- Bức điện thứ nhất có nội dung là: Trung đoàn 273 không đi theo phương án cũ nữa. Mà truy quét cắt ra ngay trục đường 4. Tập kết bố trí đội hình dừng chân tại trục đường 4. Cùng khu vực của Trung đoàn pháo 55. Xong dùng Tiểu đoàn 1, tiến hành truy quét dọc trục đường tới khu vực đèo Tượng Lăng. Bắt liên lạc với Quân đoàn 3, đang đánh từ hướng cảng Công Pông Thom lên.

- Bức điện thứ 2 rất dài, có nội dung là: Sư đoàn điều động 22 đ/c Sỹ quan, cán bộ sau đây......Về Sư đoàn nhận nhiệm vụ mới. Trung đoàn 1 tổ chức nhân sự thay thế gấp số Cán bộ điều đi.

Đọc xong 2 bức điện. Ba anh em tôi nhìn nhau. Không biết là tình hình chung thế nào? Nhưng đều nghĩ ngay đến chiến sự đang diễn ra ở biên giới phía Bắc.

Chúng tôi đều đoán ngay đây là một khung cán bộ Trung đoàn điều ra Bắc. Vì trong 22 đ/c có cả Phó chính ủy Nguyễn Kim Tiến. Trung đoàn phó Chu Đức Hùng. Phó chủ nhiệm chính trị Trung đoàn, cả đ/c Hiển Trưởng tiểu ban tác chiến. Đ/c Văn ở Tiểu ban tôi. Đ/C Ngô Quảng Vinh Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1. Cấp trưởng, cấp phó từ Đại đội phó trở lên. ( Đ/c Ngô Quảng Vinh sau lên tới hàm Đại tá cục tác chiến. Năm 20.....Bị tai nạn rơi máy bay trực thăng và hy sinh tại tại Lào cùng một số Tướng lĩnh khác).

Anh em tôi báo cáo lại tình hình với chỉ huy Trung đoàn. Các thủ trưởng Quân sự và Chính ủy Trung đoàn bật dậy rất nhanh. Đ/c trợ lý hậu cần pha ấm trà mới. Mọi người đọc xong 2 bức điện. Chính ủy Ánh nói: Như vậy là Sư đoàn điều anh Tiến, anh Hùng cùng anh em ra tăng cường phía Bắc rồi. Với số anh em này, thì sẽ là cán bộ chủ chốt một khung Trung đoàn mới đây. Ai cũng muốn được điều đi.

Một cuộc họp cấp tốc diễn ra, Thủ trưởng cơ quan các Ban Tham mưu, Chính trị, Hậu cần được triệu tập. Cùng cả đồng chí Trần Đình Tuấn, trưởng Tiểu ban cán bộ Trung đoàn cũng được triệu tập. Trung đoàn trưởng Trần Măng cùng trưởng Tiểu ban Tác chiến Hoàng Duy Hiển, Tham mưu phó Trần Đức Nghĩa lên phương án hành quân. Truy quét theo đường mòn cắt ra trục đường 4. Chính ủy Diệp Xuân Ánh thông báo với mọi người lệnh điều động của Sư đoàn. Sau khi đã nhận xét về diễn biết phức tạp của chiến sự đang diễn ra ở Cămphuchia. Trong khu vực Sư đoàn, Trung đoàn đảm nhiệm. Rồi tình hình chiến sự ở phía Bắc.

Ông nói một hồi dài về việc cám bộ được điều động. Dù được điều đi hay ở lại, mọi cán bộ, mọi Đảng viên, mọi sỹ quan. Phải làm tốt công tác tư tưởng. Xác định rõ nhiệm vụ ở đâu cũng đánh giặc. Âm mưu cực kỳ thâm độc của bè lũ Bành Trướng. Chúng nói: "Dậy cho ta một bài học" là nói láo. Đó là giai điệu của bọn Bành trướng bá quyền phản động. Chúng làm mọi cách nói xấu, vu cáo chúng ta trên nghị trường Quốc Tế không được. Hành động ngang ngược đưa quân tiến công chúng ta, lấn đất, bắn giết dân lành. Gây ra cuộc chiến tranh đẫm máu này là sự tàn ác. Là sự bành trướng cực kỳ phản động điên rồ. Chúng đã chà đạp, đã phá vỡ đi tình cảm, tình đoàn kết gắn bó lâu đời của hai dân tộc Việt- Trung đã được xây đắp lâu đời. Sự thực là chúng dùng lực lượng quân sự khổng lồ, cùng lúc tiến công xâm chiếm 6 Tỉnh Biên giới của ta. Đó là hành động quân sự để cứu vãn cho bè lũ Pôn Pốt- Yêng Xa Ri đang cùng đường. Tình hình đất nước trong lúc này thật cam go. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải phát huy cao hơn nữa chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Sẵn sang chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Chính chúng ta là người sẽ dậy cho bè lũ phản động Bành trướng phương Bắc thêm một bài học. Như cha ông ta ngày xưa. Trong lịch sử chiến tranh giữ nước, cũng đã từng nhiều lần chiến đấu và chiến thắng lũ giặc ngoại xâm phương Bắc....

Kết thúc bài diễn thuyết chấn chỉnh tư tưởng của mọi người. Rồi Ông cùng với Trưởng tiểu ban Cán bộ, vào hầm bàn điều động nhân sự, thay vào các vị trí đã được điều đi.

Tình hình Trung đoàn bắt đầu nóng lên. Tất cả chúng tôi đều bất ngờ, không phải vì tình hình chiến sự ở đây. Mà vì những xáo trộn tổ chức của Trung đoàn. Cao hơn nữa là nóng lòng về tình hình chiến sự Biên giới phía Bắc đã ngày càng rất căng thẳng phức tạp.

Trung đoàn trưởng Trần Măng lệnh cho toàn Trung đoàn tổ chức cho bộ độiăn sáng sớm. Đúng 6h sáng hành quân truy quét bẻ góc ra trục đường 4. Tôi trởvề tiểu ban Dân dịch vận khi trời sáng hẳn. Gặp anh Văn, tôi nói ngay là Sưđoàn điều động rất nhiều Cán bộ đi. Anh cũng có trong danh sách đó. Anh Văn bấtngờ nói: thế à? Rồi hỏi là những ai được điều động? Tôi đọc tên từng người rồinói: Chắc chắn các ông được ra Bắc rồi. 


Anh Văn bần thần người ra một lúc rồi nói: Mình là lính đi đâu cũng được. Nhưng nếu ra Bắc, cứ phải về thăm Mẹ cái đã, rồi đi đâu thì đi, đánh gì thì đánh.

Toàn đội hình Trung đoàn hành quân ra trục đường 4. Đến gần trưa thì Trung đoàn bộ cũng ra tới trục đường. Hàng chục ngày truy quyét trong rừng sâu rậm rạp. Hôm nay ra được trục đường 4, thấy trời đất quang đãng rộng mở. Gió thổi từ hướng biển lên lộng lộng tương đối mát mẻ, thật là sảng khoái. Đường 4, là trục đường từ Phnom Pênh đi xuống cảng Công Pông Thom. Rồi xuống cảng biển lớn XiANucVin. Tuyến đường này có từ thời xưa. Nhưng Trung Quốc, mới nâng cấp, làm thành 1 con đường to rộng hiện đại. Có lớp nhựa aphan thật dầy, phẳng lỳ thật đẹp. Bên cạnh là đường xe lửa, cũng rất hiện đại, khổ tay lớn, chạy song song. Con đường này không biết Trung Quốc đã chở qua đây bao nhiêu tấn hàng, vũ khí quân sự, quân trang, quân dụng cho Pốt. Chúng tập kết về tổng kho ở Công Pong Xpư, mà chúng ta đã phá hủy. Hoặc còn rất nhiều loại vũ khí, khí tài, còn mới nguyên mà chúng chưa kịp xử dụng.

Đường tầu xe lửa, thì có vẻ chúng chưa kịp dùng, vì chưa thật hoàn thiện. Cũng rất may, rất đúng khi chúng ta cùng bạn đã kịp thời tấn công tiêu diệt bọn Pốt. Chứ kéo dài 1-2 năm nữa, chính quyền Khơ Me đỏ mới xụp đổ. Thì đất nước Chùa Tháp này có thể đã là đất của bọn Bành Trướng rồi. Càng nghĩ càng thấy đường lối, cùng sách lược quân sự của chúng ta thật tài tình. Trong việc xử lý tình huống giải quyết bọn Khơ Me Đỏ phản động. Tuy là lúc đầu có bất ngờ, có chủ quan lúng túng. Cùng sự coi thường, không lường hết được âm mưu thủ đoạn thâm độc của bọn chúng. Nhưng rất nhanh, chúng ta đã đối phó thật kịp thời, xử lý thật bài bản. Làm cho cả thầy, cả tớ của bè lù Bành Trướng thật sự bất ngờ, không kịp trở tay.

Vị trí dừng chân của Trung đoàn bộ, ngay cạnh trục đường 4. Ở vị trí này, lại còn có Tiểu đoàn pháo binh Trung đoàn 55. Trong những ngày qua, anh em pháo binh, đã bắn chi viện cho chúng tôi rất nhiều, rất hiệu quả. Anh em chúng tôi rất vui, rất háo hức khi được ra nơi quan đãng này. Lại được gặp chuyện trò với lính pháo. Những câu chuyện hỏi thăm nhau, đồng hương, đồng khói, sôi nổi, ríu rít của lính, tưởng chừng như không bao giờ hết. Sau những phút giây ồn ào, mọi người bây giờ mới để ý đến ruồi, ruồi nhiều vô kể, như là ở đâu chúng vừa ập đến. Chỗ nào cũng đen xì, tiếng bay, tiếng cánh của chúng phát ra kêu o o của cả hàng triệu con tạo thành cái âm thanh sóng tần thấp thật nhức nhối, thật khó chịu. Trên trời, dưới đất chỗ nào cũng dầy đặc là ruồi. Mỗi người cầm một cành lá cây, hay cái khăn mặt, xua đuổi, đập đập mãi, mà cũng không có tác dụng. Cứ há mồm là đã có vài con bay vào họng. Ho, khạc, để tống chúng ra khỏi mồm cũng thật khổ. Các đ/c cán bộ, trợ lý không làm việc nổi. Mọi người phải mắc màn, ngồi vào trong màn để làm việc. Hoặc ăn cơn cũng phải trong màn.

Tại vị trí này, tự nhiên đã trở thành cái ga để tập kết của Trung đoàn. Tiểu đoàn 1, từ đây phát triển về phía đèo Tượng Lăng, phía xuống cảng Công Pông Thom. Tiểu đoàn 2 phía trái vẫn bám vào rừng. Tiểu đoàn 3 bên phải đường các đơn vị trực thuộc chung quanh khu vực Trung đoàn bộ. Các cán bộ, có danh sách điều về Sư đoàn. Nhanh chóng được triệu tập về Ban chính trị. Ra tới đây, thì Trung đoàn trưởng Trần Măng, cũng được điều động về Quân đoàn nhận nhiệm vụ mới. Thay Trung đoàn trưởng Măng, Là Trung đoàn phó, quyền Trung đoàn Trưởng Đặng Hợi. Nguyên là trưởng ban tác chiến Sư đoàn. Đồng chí Lê Anh Bút cũng từ đơn vị khác được điều động về, làm Trung đoàn phó thay Trung đoàn phó Chu Đức Hùng.

Trong đoàn cán bộ, được xe ô tô của Sư đoàn về đón. Có cả chủ nhiệm chính trị Trung đoàn Đặng Lưa cùng về Sư đoàn. Để tham dự xử án vụ vi phạm chính sách Dân vận Quốc Tế. Là Tham mưu phó Trung đoàn P.A.X.


Ở nơi này là đất đồi. Chung quanh có những quả núi không cao lắm. Đất ở đây thật cứng pha lẫn sỏi đá, không thể đào hầm được. Mọi người chỉ tận dụng những chỗ thấp, hoặc cạnh dưới các cây me to. Trải nilon nằm. Tận dụng bóng râm của cây và một phần thân cây làm vật che đỡ. BCH Trung đoàn thì cạnh 1 hồ nước đã gần cạn. Canh đó có 2-3 ngôi nhà sàn đã dột nát.

Khoảng 4h chiều, từ trên khu đồi cao cách đây khoảng hơn km có nhiều loạt súng đại liên, bắn găm, xỉa vào khu vực đóng quân. Quái lạ bọn này vác súng tận lên đồi cao vậy. Tôi nép vào gốc cây me quan sát. Đúng là mấy họng súng đang lóe lửa, bắn găm vào đồi hình đóng quân. Đạn cắm phầm phập, rải rác chung quanh thật nguy hiểm. Từ đây đến đó phải khoảng hơn ngàn mét. Nhưng điểm bắn soi gương, trực xạ vào chỗ chúng tôi. Chỉ có DKZ75, hay pháo binh là có thể trị được nó. Tôi vừa chợt nghĩ vậy, thì đã thấy tiếng hô đanh, vang lên. Hướng pháo, thước tầm, liều bắn thao tác của anh em pháo. Anh em pháo thao tác rất nhanh. Khênh càng rồi xoay chuyển hướng pháo. Rồi tiếng hô của các xạ thủ báo cáo số 1 xong, số 2 xong....xong....xong.... cũng vang lên. Tiếng hô bắn.....Rất to của hai khẩu đội trưởng. Hai khẩu 105 đều bắn.

Tôi chạy lại xem anh em pháo binh thao tác bắn pháo. Binh- Binh sau thao tác giật cò của 2 xạ thủ pháo. Hai quả đạn vụt bay trong không trung. Khói bụi mù lên nơi đặt pháo. Tôi nhìn 2 trái đạn bay nhỏ nhỏ dần, nhỏ dần. Hai đụm khói bùng lên gần mục tiêu. Tôi đếm, một hai một, một hai hai, một hai ba. Rồi vừa đếm đến một, thì 2 tiếng nổ ầm- ầm vọng lại. Tôi nói luôn. Điểm nổ cách đây khoảng 1200 m. Mấy anh em pháo quay lại nhìn tôi nhưng không nói gì. Tiếp tục thực hiện thao tác theo khẩu lệnh. Chưa trúng mục tiêu nhưng bọn Pốt cũng im ngay. Hai khẩu pháo lại tiếp tục chính tầm rồi bắn cấp tập. Là lính bộ binh, nên chưa bao giờ được xem tác nghiệp bắn pháo. Tôi cùng mọi người xúm hết cả lại xem anh em lính pháo tác nghiệp bắn. Mặc dù khói bụi làm chúng tôi ho sặc sụa. Tôi nghĩ, đúng là lính pháo đánh nhau như đùa. Nhưng cũng khổ vì khói bụi, với bê vác nặng. Chắc anh em cũng đã quen với bụi, với khói, nên chẳng thấy ai ho như chúng tôi. Nhìn lính pháo, ai cũng "vâm con". So với lính bộ binh thì họ to khỏe hơn nhiều. Ở trên đồi cao, chắc chỉ có vài tốp lính Pốt nhỏ lẻ. Nên chẳng ai lo chuyện bị phản pháo. Anh em pháo bắn thêm mấy loạt nữa rồi thôi.

Như vậy, ở vùng này vẫn còn những toán Pốt nhỏ lẻ. Cần phải tăng cường cảnh giác. Sáng hôm sau Tiểu đoàn 1 tiến công chiếm đèo Tượng Lăng. Đây là một dãy núi vắt ngang qua đường 4, cũng rất hiểm trở. Núi đá cùng với cây cối rậm rạp. Khu vực này vẫn còn bọn Pốt kiểm soát cắt đường. Theo hợp đồng thì Tiểu đoàn 1 tiến công chiếm đèo từ hướng PhnomPênh lên. Bên kia đèo là Sư đoàn 304 tiến công từ hướng cảng CôngPôngThom lên. Hai đơn vị của 2 Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, sẽ "bắt tay" nhau ở khu vực này. Như vậy sẽ là thông được được đường số 4, từ Phnompenh xuống cảng CôngPôngThom và cảng Xianuxvin.

6giờ sáng, Tiểu đoàn 1 nổ súng tiến công, phát triển thuận lợi. Lực lượng chốt giữ của Pốt ở đây không đông lắm. Chúng bắn trả một lúc rồi bỏ chạy. Anh em mình đến 9h đã vượt được sang bên kia đèo. Xa xa có những xe Hồng Hà chở lính đổ quân xuống trông rất chính quy. Anh em Tiểu đoàn 1, cứ nghĩ đó là Sư đoàn 304 đánh lên. Đ/c Nguyên văn Phô Tiểu đoàn trưởng( đ/c Phô đã được đề bạt thay đ/c Ngô Quảng Vinh điều ra Bắc) nói: "Hợp đồng đánh sớm, mà mấy ông bạn Quân đoàn 3 bây giờ mới đổ quân thế kia thì Pốt nó chạy hết rồi". Anh em tìm cách bắt liên lạc, nhưng lực lượng kia như không hiểu ý, không có ký ám hiệu đáp trả bắt liên lạc lại. Tiếp tục thêm 5-6 xe Hồng Hà nữa đổ quân xuống. Rồi nhanh chóng dàn binh tiến công về phía đèo. Các loại pháo DKZ, B41 ùng oàng, bắn về phía đèo. Nơi Tiểu đoàn 1 đã chiếm giữ.

Anh em tìm nơi ẩn lấp và tăng cường làm ký hiệu bắt liên lạc. Nhưng bênkia càng như không để ý. Tiểu đoàn 1 rút lên chiếm lĩnh điểm cao nhưng vẫnkhông giám phát hỏa. Điện về Trung đoàn báo cáo tình hình. Trung đoàn vẫn nóiđó là Sư đoàn 304 đánh từ phía cảng lên. Và vẫn chỉ thị cho Tiểu đoàn 1 tăngcường bắt liên lạc với đơn vị bạn. 


Lực lượng kia vẫn tấn công. Chúng tấn công cũng rất bài bản. Các loại hỏa lực từ xa vẫn bắn vào khu vực đèo mà Tiểu đoàn 1 đang giữ. Gần, đã rất gần, pháo cối của chúng ngừng bắn. Thì cùng lúc những tiếng Trô-Trô-Trô, cũng gầm lên. Như những tiếng kêu của lũ quỷ man rợ.

Bạn! Bạn cái con khỉ gì? Bọn Pốt thế kia mà cứ nói là bạn, cứ phải bắt liên lạc có chết người ta không. Tiểu đoàn Trưởng Phô cũng không phải ra lệnh chiến đấu, thì các loại súng của ta ta cũng đã phát hỏa. Anh em các Đại đội cũng đã thấy rõ, đây là lực lượng chủ lực, chính quy, rất chính quy của Pốt. Vì chúng cũng mặc quần áo xanh như ta. Chứ không mặc quần áo đen như ta thường gặp. Cách tổ chức chiến đấu cũng thật bài bản. Tiểu đoàn 1 đang ở thế trên đèo nên việc phòng thủ chiến đấu thuận lợi. Các loại súng bắn găm xuống đội hình của Pốt. Gìm đầu bọn chúng xuống, bẻ gẫy luôn đợt tấn công đầu tiên của chúng.

Bọn chúng không tiến nữa mà gọi pháo cối từ sau chi viện, bắn lên vào đội hình của Tiểu đoàn 1. Ở đây trên cao, nhưng lại là núi đá, nên anh em chỉ tận dụng các bờ đá, mỏm đá ẩn náu. Các loại đạn cối pháo của chúng bắn vào đội hình nổ chát chúa, đá rắn, làm cho uy lực của đạn nổ mạnh hơn, ác hiểm hơn. Nhiều anh em đã dính mảnh bị thương và hy sinh. Nhưng trong tình thế đó, thì cùng chỉ nằm im ẩn nấp, chịu trận. Cùng sự chú ý cảnh giới, chứ cũng không biết làm thế nào khác.

Trung đoàn đã nhận được báo cáo là lực lượng tiến công là Pốt. Chứ không phải là Sư đoàn 304. Trung đoàn Trưởng Hợi người mới được về thay Trung đoàn trưởng Trần Măng. Vốn là chỉ huy pháo binh nên Ông xin pháo của Sư đoàn chi viện rất nhanh. Nhanh chóng bắn chi viện cho Tiểu đoàn 1. Bọn Pốt chuyển sang chiến thuật lấn dũi. Chúng lợi dụng địa hình địa vật che khuất, tiền nhập tiến công thêm mấy đợt nữa nhưng cũng không thể đẩy lùi được Tiểu đoàn 1. Chúng bèn thu quân, rút về vị trí ban đầu. Trung đoàn tổ chức cho lực lượng vận tải lên Tiểu đoàn 1, chuyển thương binh, tử sỹ về phẫu của Trung đoàn. Đến chiều, tiếng súng đã im. Tiểu đoàn 1 được lệnh củng cố hầm, hào chiến đấu, chốt tại khu vực đèo.

Sáng ngày hôm sau, Trung đòan triệu tập các cán bộ Tiểu đoàn và Đại đội trực thuộc, về Trung bộ họp. Triển khai nhiệm vụ mới. Tiểu đoàn 1 vẫn đang chốt giữ ở khu vực đèo Tượng Lăng. Bọn Pốt đã lùi ra ngoài tầm súng của Tiểu đoàn 1. Từ Tiểu đoàn 1 về tới Trung đoàn bộ khoảng 4 km, thẳng theo trục đường 4. Hai bên đường có rất nhiều rừng cây lúp xúp. Đoàn cán bộ khoảng 15 người, do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phô dẫn đầu. Đi được khoảng 2 km, thì bất ngờ bị bọn Pốt phục kích. Chúng bắn b40, b41, M79 cùng các loại đạn như mưa về phía đoàn cán bộ. Anh em nhanh chóng nép vào bên đường tránh đạn. Như vậy là tấn công chính diện không được. Bọn này đã tổ chức lực lượng vòng bọc qua đèo từ bao giờ. Chúng đã tổ chức phục kích đoàn cán bộ Tiểu đoàn 1.

Các loại hỏa lực của chúng từ 2 bên đường tập trung bắn vào đội hình cán bộ. Anh em cán bộ Tiểu đoàn 1 bị kẹt giữa đường tầu và đường lộ. Cũng rất nhanh chóng tổ chức đánh trả. Đồng chí Phô chỉ huy mọi người, vừa đánh vừa lợi dụng địa hình địa vật di chuyển về hướng Trung đoàn. Gọi điện báo xin lực lượng chị viện của Trung đoàn. Cùng lúc, Trung đoàn bộ, điều Đại đội trinh sát 20. Một Đại đội của Tiểu đoàn 2. Một đại đội của Tiểu đoàn 3. Bên phải đường đến ứng cứu cho đoàn cán bộ. Đến 8h30 thì bọn Pốt rút chạy hết. Nhưng đoàn cán bộ có một đ/c hy sinh, 2 đ/c bị thương.

Nhận được tin đ/c Vũ Ngọc Tiến, Chính trị viên phó Tiểu đoàn hy sinh. Tôi thật bất ngờ, thật bàng hoàng. Đ/c Tiến, trước là Chính trị viên trưởng của Đại đội 1 cùng với tôi. Anh mới được điều động lên làm Chính trị viên phó Tiểu đoàn 1. Một người đầy bản lĩnh rất gan dạ trong chiến đấu. Thế mà đời binh nghiệp và cuộc đời dừng lại đây. Tôi vội đến thăm, khi anh em đưa thi hài Tiến về tới Trung đoàn. Anh Tiến bị một quả đạn M79 của Pốt, rơi nổ trúng lưng. Tôi ngậm ngùi không nói lên lời. Tôi nhìn chiến võng cáng loang máu đỏ. Hai hàng nước mắt chảy dài xuống má. Tiến ơi ! Sao Anh sớm từ bỏ anh em? Tôi nhớ lại cái kỷ niệm hôm cùng ăn bữa cơm ngày 20/12/78. Hôm đó Đại đội ăn Tết Quân đội sớm, để chuẩn bị cho trận tiến công rừng Hòa Hội- Tây Ninh. Tiến tinh nghịch gắp bỏ quả ớt "thóc" trong bát cơm của tôi. Trời tối tôi không nhìn thấy, nhai phải quả ớt, đã hét lên, cay, tê hết cả một nửa đầu. Trong khi Tiến vẫn cười nói:" để cho ông nhớ mà tập ăn ớt". Vâng! Tôi vẫn nhớ, có lẽ suốt đời tôi không thể nào quên được bữa cơm đó. Không thể quên được cái vị cay xé đầu của quả ớt đó. Bữa ăn đó và tiếng cười, cùng câu nói rất vô tư đó của Anh.

Mấy ngày trước, tôi rất mừng vì biết tin Tiến được điều lên làm cán bộ Tiểu đoàn. Thế mà hôm nay mới được mấy ngày mà đã sớm ra đi thế hả Tiến? Tôi lục trong túi áo Tiến. Bắt gặp ngay tấm ảnh nhỏ, của người con gái tên Lý. Bạn học, lại là người yêu của Tiến cùng quê. Người con gái mà đã có lần Tiến đưa cho tôi xem ảnh. Tôi đã có nhận xét về Lý- "thông minh- bướng bỉnh- nghịch ngợm".

Tôi đứng thần người trong hồi tưởng. Anh em tiếp tục chuyển thi hài Tiếnvề Đại đội quân y, làm thủ tục khâm liệm để đưa về nước. Tôi giữ lại tấm ảnhcủa Lý, trong thâm tâm hứa thế nào cũng về quê Tiến để gặp Lý. Để đưa trả lạicho Lý tấm hình. Để kể lại tình yêu của Tiến giành cho Lý. Để kể lại cuộc chiếnđấu của Tiến, của chúng tôi. Tôi sẽ lựa lời an ủi Lý... 


Cuộc họp quân chính của Trung đoàn bị chậm. Do có sự vụ Pốt tập kích đoàn cán bộ Tiểu đoàn 1. Trên đường về Trung đoàn bộ họp, gây thương vong cho đoàn cán bộ.

Mười giờ hội nghị bắt đầu. Chính ủy Diệp Xuân Ánh mở đầu bằng bài phát biểu về tình hình nhiệm vụ. Những diễn biến của chiến sự tại CPC. Những diễn biến ngày càng phức tạp tại BGPB. Dẫn đến tình hình tổ chức các đ/v có những thay đổi. Do phải điều chuyển 22 đ/c cán bộ ra phía Bắc. Trung đoàn trưởng Trần Măng cũng đã được Quân đoàn điều đi. Đ/c Trần Măng, chỉ huy Trung đoàn từ ngày Trung đoàn tham gia chiến đấu tại biên giới Tây Nam. Đến nay đã được gần 2 năm. Đ/c Trần Măng là người chỉ huy rất có kinh nghiệm, rất có bản lĩnh. Sự ra đi, thuyên chuyển công tác của Trung đoàn trưởng Trần Măng, cùng 22 đ/c cán bộ ưu tú là một điều thật đáng tiếc. Nhưng trong giai đoạn này, chúng ta phải chia sẻ các đ/c Cán bộ, có năng lực chỉ huy tốt. Giàu kinh nghiệm chiến đấu ra phía Bắc, để chi viện sức người, sức của. Cùng cả trí lực, trí tài nữa....Để giáng trả cho bọn Bành Trướng phương Bắc thêm một bài học.

Tiếp theo Chính ủy Ánh giới thiệu đồng chí Đặng Hợi Thiếu tá, Trưởng ban Tác chiến Sư đoàn, được điều về làm Trung đoàn trưởng thay đ/c Trần Măng. Đ/c Lê Anh Bút - Thiếu tá làm Trung đoàn phó thay vị trí của Trung đoàn phó Chu Đức Hùng. Tiếp theo là danh sách các đ/c ..... được đề bạt thay thế các vị trí đã được chuyển đi. Ban chính trị thì có tôi thay đ/c Văn làm Trưởng Tiểu ban dân dịch vận. Đ/c Trần Quang Trung thay đồng chí Sơn làm Trưởng tiểu ban Tuyên huấn.

Tiếp theo là Trung đoàn trưởng Đặng Hợi phát biểu ra mắt hội nghị. Trung đoàn trưởng giới thiệu ngay về mình. Với giọng nói gốc quê Nghệ An lại là "con nhà pháo". Đã nhiều năm chỉ huy pháo binh nên giọng nói sang sảng, hàm râu quai nón. Trông ông thật uy nghi. Qua lời giới thiệu, ông nói ngay về sự cố hợp đồng giữa Tiểu đoàn 1 với Sư đoàn 304 - Quân đoàn 3 ngày hôm qua.

Ông nói: Đúng ra theo hợp đồng là Tiểu đoàn 1 của chúng ta đánh xuống. Sư đoàn 304 đánh lên. Bắt tay nhau tại đèo Tượng Lăng. Nhưng do tình hình chiến trường phía Bắc có những diễn biến phức tạp, căng thẳng. Nên Bộ đã điều gấp Sư đoàn 304 về sân bay PuChenTông. Cơ động bằng máy bay ra Bắc để chốt giữ khu vực cửa ải Chi Lăng ở Lạng Sơn. Do phải đi gấp, do phải bí mật. Nên dẫn tới chúng tôi và chúng ta, cũng không được biết, làm cho anh em Tiểu đoàn 1 có nhiều bức xúc. Làm Tiểu đoàn 1, không chủ động đánh. Gây nên thương vong không đáng có. Việc này khi họp Quân chính Sư đoàn tôi sẽ đề cập. Nhưng các đ/c Tiểu đoàn 1 cũng phải về động viên và giải thích cho anh em hiểu.

Tiếp theo ông nói về tình hình chiến sự chung của toàn CPC. Riêng tình hình tỉnh CôngPongXPư, thì bọn Pốt xác định lập căn cứ lâu dài. Làm bàn đạp chống phá, tiến công, tái chiếm PnomPênh. Chúng đã không thực hiện được, chúng lại bị Quân đoàn 4 cùng các Sư đoàn 330 đánh cho tan tác. Nhất là căn cứ chiến lược Amleng. Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, đã chọc sâu đánh tan căn cứ này. Ta đã thu được nhiều vũ khí, nhiều phương tiện chiến tranh. Bắt được nhiều tù binh giải phóng được hàng vạn dân. Cao nhất là chúng ta đã bảo vệ và xây dựng được chính quyền Tỉnh, Huyện, Phun, Sóc ngày càng vững mạnh. Đập tan được ý đồ âm mưu phản công của chúng.

Hiện tại khu vực Tỉnh CongpongXpư, lực lượng của Pốt còn nhưng không đáng kể. Chúng đã đổi hướng, tràn xuống đánh chiếm Tỉnh Côngpongchinăng, PuaSat, BátTamBăng. Chúng đã cát đứt đường số 5. Mở rộng địa bàn xuống tận biển hồ. Thị xã Côngpongchinăng, PuaSat đã bị chúng tái chiếm. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của TàMốc. Các lực lượng của đ/v bạn ở đó đang chống đỡ rất khó khăn.

Trung đoàn ta tạm thời chốt cứng ở đây đợi lệnh. Các đơn vị phải nhắc bộđội củng cố hầm hào sẵn sang chủ động đánh địch tập kích ban đêm. Ngày N+2chúng ta sẽ bàn giao địa bàn cho đ/v bạn. Lật cánh về Biển Hồ, về đường 5 


Hôm qua, xe của hậu cần Trung đoàn từ Việt Nam sang. Đã cung cấp được 1 số thực phẩm quý hiếm cho các đơn vị. Trong đó có lợn, có rau cải, bắp cải Đà Lạt. Rau muống, cà rốt, trái xu xu v..v..

Hội nghị Quân chính Trung đoàn được ăn bữa cơm do Ban 5 phục vụ. Thức ăn có đủ các loại sơn hào hải vị đó, chỉ không có rượu. Đã lâu lắm rồi, từ sau ngày giải phóng 7/1. Từ khoảng giữa tháng 1 đến giờ, các đ/v triền miên trận mạc. để đối phó với đợt tổng tiến công phản kích của Pốt. Rồi lại lao vào chiến dịch truy quét. Cả Trung đoàn có ngày nào được nghỉ ngơi. Được cùng hội họp, cùng ăn bữa cơm ngon như hôm nay. Có lợn tươi vừa giết, có lòng dồi lợn và thịt kho, thịt luộc. Ai cũng hả hê, coi như đây là bữa liên hoan nhiều ý nghĩa. Liên hoan cho Tân Trung đoàn trưởng, Tân Trung đoàn phó mới. Liên hoan chia tay cho Trung đoàn trưởng Trần Măng, Trung đoàn phó Chu Đức Hùng. Cùng 22 đ/c cán bộ đã được điều về Sư đoàn tập trung để ra Bắc.

Ý nghĩa là như vậy. Chứ số cán bộ trên đã được điều đi gấp từ ngày hôm trước. Có ai còn ở đây đâu. Có ai kịp chia tay, chia chân gì đâu. Bữa cơm này, còn có một ý nghĩa nữa là toàn Trung đoàn chuẩn bị chia tay với Tỉnh CôngPongXPư. Chia tay với đường 4 máu lửa, oai hùng này. Lật cánh sang địa bàn chiến trường mới là Biển Hồ, là đường 5. Nói đến CPC, là ai cũng phải nghĩ đến ngay Biển Hồ. Đều nghĩ ngay đến cá nhiều, tôm lắm. Chỉ cần thò tay xuống là bắt được cá. Đây cũng là "vựa lúa" lớn. Tha hồ mà ăn, tha hồ là thích. Mọi người cứ nghĩ, địa bàn nơi đó lại không có núi non nhiều như ở Tỉnh này. Từ những lý do đó, nên mọi người như là được kích động. Được thăng hoa háo hức, khi nghĩ đến việc lật cánh sang đường 5. Vì ở đây đã chán, đã ngấy đến tận cổ rồi.

Nhưng bữa cơm này, còn một ý nghĩa nữa, mà không ai biết, chưa ai biết. Đó là khi hội nghị Quân chính Trung đoàn đang họp. Thì tại khu vực nhà Máy Đường gần thị xã Congpongxpu. Cũng đang diễn ra vụ xử án lưu động. Vụ án P.A.X vi phạm chính sách dân vận Quốc Tế. Bản án được thực thi ngay sau đó, với tội danh cao nhất là: Tử hình. Như vậy là mọi người cũng đã phải chia xa với người đồng đội. Người Sỹ quan chỉ huy gan dạ dũng cảm, có rất nhiều thành tích trong chiến đấu, trong xây dựng. Anh đang mang chức danh Phó Tham mưu Trung đoàn. Trong chiến dịch tiến công giải phóng Phnom Pênh, anh là người chỉ huy ngồi trên xe Jiip cùng anh Phô, Anh Ngọc hai trợ lý tác chiến dũng mãnh đi đầu, dẫn đội hình tiến công.

Ngày hôm sau, thì tin đồng chí P.A.X bị xử bắn. Đã như quả bom lớn. Sức công phá của nó rất ghê gớm. Đã làm bàng hoàng tất cả mọi Cán bộ, mọi Chiến sỹ trong Trung đoàn. Rất nhiều người không tin. Ngay cả tôi cũng không tin là có chuyện đó xảy ra. Vì từ trước tới nay, trong những chuyện vi phạm kỷ luật của bộ đội mình với dân. Nhất là bên Lào, hoặc các vùng dân tộc ít người. Khi người dân cứ khăng khăng đòi "mạng đổi mạng". Thì các cấp chỉ huy, hay diễn ra bài trò xử án như thật. Rồi đánh tráo người, hay cho đ/c đó uống thuốc ngủ, giả vờ chết. Rồi bí mật chuyển đi nơi khác.

Đ/c P.A.X lại là người có ngoại hình rất giống người Kh'me. Lúc vi phạm chính sách, thì ở khu vực đó, chưa có chính quyền. Chỉ có nhỏ lẻ vài gia đình, họ mới từ trong rừng ra. Thì vụ việc đó, cứ lơ đi, hoặc xử ở mức độ nào cũng được. Vì vụ việc cũng không có gì ghê gớm lắm. Nếu ở VN thì cùng lắm là một vài tháng, hay một vài năm tù án treo là cùng. Ở đó, lúc ấy, làm gì có ai kiện tụng, thắc mắc gì đâu cơ chứ.

Nhưng sự thực lại rất phũ phàng như vậy. Mọi người nhất là chúng tôi đã từng sống, từng biết anh P.A.X từ lúc mới nhập ngũ. Lúc đó anh mới chỉ là Trung đội phó của Đại đội 1, Tiểu đoàn 1. Thì chúng tôi thấy hẫng hụt vô cùng. Thấy cấp trên áp dụng hình xử như vậy là quá đáng. Là không có tình với Cán bộ Chiến sỹ Quân tình nguyện VN. Nhất là với người có công, có thành tích nhiều như anh P.A.X. Chỉ một phút giây bức xúc, bồng bột theo bản năng. Không kiềm chế được, mà anh đã trở thành người có lỗi. Lỗi ở đây, ở chiến trường đất bạn, được nâng lên thành tội danh lớn. Bao công lao, bao thành tích, bao cống hiến của anh, của chị. Người vợ của anh đang là cán bộ ở xã cũng không giúp ích được gì . Tất cả đã bị đổ xuống sông, xuống biển vì đây là vụ xử án điển hình. Tội danh đã được cấp trên định đoạt. Xử để làm gương cho tất cả mọi người. Xử để cộng đồng người dân CPC, cũng có thể cho cả thế giới biết. Là VN rất nghiêm, rất đúng, rất trong sáng trong việc giúp đỡ, cứu giúp CPC. Không đúng như kẻ thù đã và đang xuyên tạc. Đang bôi xấu, đang vu cáo VN là xâm lược CPC. Vì thế cho nên trong các bài học tập về chính sách dân địch vận mà người chiến sỹ nào, đơn vị nào cũng phải biết câu khẩu hiệu:" Sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng làm tất cả vì ý nghĩa chính trị là giúp bạn".

Tôi và mọi người thấy bất mãn, bất công. Thấy tủi hổ bực tức thế nàođấy. Mọi công việc chỉ huy như trùng, như trầm hẳn lại. Gặp nhau, đâu đâu, từCán bộ tới Chiến sỹ cũng chỉ có bàn về việc này. Mấy cô phiên dịch, cùng mấyngười CPC trong đội công tác. Đều lắc đầu lè lưỡi, khiếp sợ cho kỷ luật"thép" của Quân tình nguyện, của bộ đội Việt Nam. 


Trước tình hình tư tưởng của Cán bộ, Chiến sỹ toàn Trung đoàn như vậy. Chính ủy Trung đoàn cùng Ban chính trị, chỉ thị cho các đơn vị nhanh chóng ổn định tư tưởng. Tất cả phải xác định: "Chúng ta đang làm tất cả vì mục đích Chính trị.Không để cho kẻ thù lợi dụng tuyên truyền nói xấu quân tình nguyện Việt Nam".

Ngày hôm sau, rồi ngày hôm sau nữa là ngày N+2 toàn Trung đoàn được lệnh hành quân về Phnompenh làm nhiệm vụ lật cánh. Chiều tối, các đ/v đã tập kết về bờ sông Tong lê Sáp. Ở khu vực nhà máy gỗ, cách Hoàng Cung khoảng 3-4km . Mấy chục ngày lặn lội đánh địch. Truy quét trong rừng, nay lại được trở về Thành phố ,ai cũng vui, cũng thật háo hức. Mặc dù địa điểm dừng chân cũng chỉ là ngoại ô Thủ đô. Ở đây nhà cửa rất ít, cũng vẫn màn trời chiếu đất là chính. Nhưng mọi người được ngắm nhìn Thành phố. Ngắm nhìn cung điện nguy nga và sông nước hùng vĩ. Chiều tối, gió mang hơi nước từ sông phả lên mát rượi.

Có rất nhiều tấm gỗ ván ép trong nhà máy. Anh em chúng tôi tận dụng bê ra làm giường, nằm ngửa mặt nhìn trời, nhìn trăng, ngắm sao, cùng vũ trụ bao la. Thỉnh thoảng lại có những vệt sao băng, vụt sáng vạch đường ngang dọc bầu trời đêm. Rồi lại rất nhanh vụt tắt. Thấy cuộc đời lính gian khổ cũng nhiều, hiểm nguy cũng lắm. Nhưng như lúc này cũng không kém phần mơ mộng. Tự nhiên tôi nhớ đến một câu trong quyển sách nào đó lại rất được lưu truyền:" Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn heo hắt suốt trăm năm". Hay mỗi ngôi sao là mệnh của một con người, một kiếp người. Ngôi sao đổi ngôi kia tức là ngôi sao đã tắt. Tức là con người đó, người nào đó đã chết. Không biết hằng hà sao số ngôi sao đang lấp lánh kia, ngôi sao nào là ngôi sao mang mệnh của mình. Miên man với cái suy nghĩ đó rồi tôi cũng chìm vào giấc ngủ. Sáng hôm sau một số anh em ở các đ/v, trở về Thành phố chơi, hoặc tìm kiếm cải thiện. Cá biệt, có anh em tìm về nơi có cất giấu gì đó lúc trước. Vì nghe phong thanh, đợt này Trung đoàn đi tác chiến ở địa bàn mới rất xa.

Cô Nhị, cùng đồng chí Riến lên báo cáo xin phép tôi, rủ cả tôi vào TP. Cô Nhị nói là về căn nhà của người Bác. Biết chỗ nhà Bác cất giấu tài sản qúy. Tôi xin phép Ban Chính trị cho ba anh em vào thành phố. Được về thành phố, mọi người rất vui. Cô Nhị liên tục nói cười, kể chuyện như đang sống lại những ký ức thời xa xưa. Vòng vèo một lúc, rồi đến 1 căn nhà đã bỏ hoang từ lâu. Giữa một dãy phố cũng hoang tàn không có người ở. Nhưng những căn nhà, những đồ đạc, đã nói lên tại đây đã có thời kỳ hưng thịnh.

Chúng tôi vào căn nhà của bà Bác nhị. Ngôi nhà xây 3 tầng. Góc nhà tầng trệt, có một cái tủ to. Cô Nhị nói: Dịp trước bà Bác đào, chôn giấu tài sản ở đây. Ba anh em hì hục vần cái tủ ra. Gõ gõ nền gạch thấy có tiếng bộp bộp. Mọi người khấp khởi hồi hộp mừng. Đ/c Riến dùng dao găm cậy viên gạch lên. Đúng là có 1 cái hốc nhỏ rất sâu. Nhưng khùa mãi, chỉ còn có giấy, và một số vải vụn bên trong. Chẳng có thứ tài sản quý hiếm nào khác. Mấy anh em tưng hửng, cô Nhị thì mặt ỉu hẳn đi. Tần ngần nói: chắc nhà bà Bác ai đã về được, lấy hết đi rồi.

Chúng tôi cầm dao găm, đi gõ gõ một số nơi. Hi vọng tìm ra, phát hiện ra căn hốc, căn hầm bí mật nào giấu của. Rồi sang cả những nhà bên cạnh, gõ tìm mãi mỏi tay, mỏi mắt. Nhưng cũng chẳng phát hiện ra có cái hầm, cái hốc nào nữa. Ba anh em bèn lấy mấy cái bát ăn cơm Giang Tây thật mỏng, thật đẹp. Cùng mấy cái ly thủy tinh pha lê của Pháp trở về Trung đoàn. Nhà bên cạnh có cái máy khâu, cô Nhị xin cho được lấy mang đi và nói máy khâu rất đắt, rất có giá trị. Tôi nói nhưng bây giờ mình còn hành quân đi chiến đấu, máy nặng mang sao được. Cô Nhị nói em chỉ lấy đầu máy thôi. Ngần ngừ một lúc rồi tôi cũng đồng ý cho tháo lấy cái đầu máy. Vì cũng nghĩ cứ để đây thì người khác cũng lấy mất. Tôi cũng nghĩ ngay đến ở ngoài Bắc, cái máy khâu cũng thật có giá trị. Nó là mơ ước của tất cả mọi người.

Đến chiều, chúng tôi được phổ biến: Ngày mai, toàn Trung đoàn sẽ hành quân tới tỉnh CôngPôngChiNăng. Nhưng không phải đi theo đường bộ số 5. Vì đường 5 đang bị Pốt chia cắt, chúng chốt, chiếm nhiều chỗ. Ít ngày trước, cách Thủ đô Phnompenh hơn chục km. Mà chúng đã tổ chức phục kích, bắn cháy cả đoàn xe tăng, xe thiết giáp của ta. Gây cho đơn vị này tổn thất rất lớn. Ngay thị xã Công Pông Chi Năng, Thị xã Pua Xát cũng đang bị Pốt uy hiếp. Tóm lại đường số 5 chúng ta chưa lưu thông được.

Vì vậy, sáng mai. Toàn trung đoàn sẽ hành quân bằng đường thủy. Sẽ có Lữ đoàn Hải quân, chở chúng ta theo dọc sông Tông Le Sáp. Sư đoàn cũng tăng cường phối thuộc chiến đấu có cả xe tăng và thiết giáp. Trên đường hành tiến, 2 bên bờ vẫn còn lực lượng của Pốt hoạt động. Cũng chính vì lực lượng Pốt ở khu vực này đang còn rất mạnh. Chúng còn cả pháo binh cùng xe tăng, xe bọc thép. Sauk hi QĐ 3 Được điều ra Bắc, bọn Pốt càng hung hăng. Chúng liên tục tổ chức tiến công ta. Làm cho đơn vị bạn phải chống đỡ rất khó khăn.

Vì vậy các đơn vị phải sẵn sàng tổ chức chiến đấu. Nhưng không phải đổbộ tiến công, mà chỉ dùng hỏa lực B40, B41, DKZ cùng súng 12,7, hay đại liên,kết hợp với hỏa lực của các đ/c Hải quân, rập, tiêu diệt mục tiêu. Vì nhiệm vụcủa chúng ta phải hành quân và địa điểm đổ bộ, tập kết là Thị xã Công Pông ChiNăng. Cách Thủ đô Phnom Pênh gần 100 km theo đường sông.


Toàn Trung đoàn chuẩn bị cho nhiệm vụ hành quân. Ai cũng háo hức, thấy lạ lẫm khi được biết là lần này hành quân cơ động bằng tầu Hải Quân. Quãng đường hành quân hàng trăm km. Thật tha hồ, thật thoải mái ngắm nhìn vẻ đẹp, vẻ hung vĩ của dòng Mê Công. Như vậy là không phải đi bộ. mà lính bộ binh, cứ không phải hành quân bộ là thích rồi, là sướng rồi. Nhất là lại được cơ động hành quân trong đội hình của cả Trung đoàn. Thì chẳng có gì phải lo, chẳng có gì phải ngại.

Đến chiều đ/c Lưa, Chủ nhiệm chính trị từ Sư đoàn về. Cùng về với đ/c Lưa có 1 đội công tác bạn 9 người toàn là nữ. Đội công tác nữ được giao về cho Ban chính trị và trực tiếp Tiểu ban dân dịch vận quản lý. Sự xuất hiện của gần 10 cô gái trong đội công tác, làm cho khí thế trong Ban chính trị, trong khu vực Trung đoàn bộ sôi nổi hẳn lên. Các cô gái không nói được tiếng Việt. Nghe nói các cô cũng đều là trong đội TNXP của Pôn Pốt. Nhưng đảo ngũ, chạy sang Việt Nam. Đã được học tập và đào tạo. Đội trưởng là cô PenKia. Pen Kia là 1 cô gái Kh'Me xinh đẹp. Không hiểu xa xưa có nguồn gốc lai tạo thế nào? Mà Pen Kia có nước da rất trắng, đôi mắt nâu đặc trưng rất Kh'Me. Tóc cũng không xoăn như người CPC. Trong đội, người nhiều tuổi nhất là cô Xà Ron năm nay đã 22 tuổi, Trước đã có chồng. Người trẻ nhất, mà cũng lại nhỏ bé nhất là XaPhin 18 tuổi. Mấy anh em trong đội công tác thì rất vui. Họ nhanh chóng làm quen nhau. Trò chuyện ríu ra ríu rít. Bằng ngôn ngữ dân tộc của họ. Biểu cảm bằng tính cách dân tộc của họ.

Riêng tôi thì lại rất băn khoăn lo lắng. Vì thấy ngay cái công việc bận rộn, vất vả. Khi phải trực tiếp quản lý thêm đội công tác nữ này. Nhất là trong điều kiện Trung đoàn phải cơ động chiến đấu. Thoáng nghĩ sẽ có nhiều phức tạp, có hàng "núi" công việc đây. Nhưng nhìn sự vui vẻ, vô tư của các cô gái, tự nhiên tôi cảm thấy đỡ lo. Cảm thấy họ gần gũi như là những người em gái của mình. Tự thấy trách nhiệm của mình, của mọi người là phải nâng đỡ. Phải giáo dục và đào tạo họ. Vì CM- CPC đang cần, đang rất cần những người này. Họ là mầm, là nguồn cán bộ của CM chân chính CPC. Là chủ nhân thực sự của đất nước Ăng Co, đất nước Chùa Tháp này.

Đ/C Đặng Văn Lưa trực tiếp họp cùng với Tiểu ban dân dịch vận. Để giao nhiệm vụ cho mọi người. Như vậy giờ đây Tiểu ban dân dịch vận rất đông. Có cô Nhị cô The là 2 phiên dịch. 3 chiến sỹ của ta gồm đ/c Riến, đ/c Thanh, Lân. 3 người nam trong đội công tác bạn. Giờ thêm 9 cô gái trong đội công tác nữa. Tôi và đ/c Tẩy chuẩn úy vừa được điều về nữa cả thẩy là 19 người. Tiểu ban dân địch vận như vậy là rất đông.

Mọi người nhanh chóng làm quen nhau. Được cái các cô gái trước đây cũng đã sống trong tập thể TNXP của Pốt. Lại được đào tạo học tập bên mình. Nên mọi người có vẻ cũng rất quen với cuộc sống dã chiến. Mấy bạn trong đội công tác nam thì lăng xăng giúp các cô gái chỗ ngủ. Bữa cơm đầu tiên của Tiểu ban thật vui vẻ. Thỉnh thoảng lại có các đồng chí trợ lý, các Phòng, Ban xuống chơi. Hỏi thăm chuyện trò gặp mặt các cô gái. Hoặc là cho các cô gái phong lương khô, hoặc quà cáp linh tinh. Tự nhiên sự có mặt của đội công tác làm cho Tiểu ban dân dịch vận, trở thành là tâm điểm sự quan tâm của Trung đoàn bộ.

Cũng không biết từ đâu? Có lẽ là từ mấy ông hậu cần lái xe ở chỗ Hùng. Đặt cho tôi cái tên là Xianuc Phú. Từ đó, nếu có ai đến chỗ Dân dịch vận, là họ đều nói ngay là đến chỗ Xianuc Phú đấy hả? Hoặc vừa mới đến chỗ Xianuc Phú về đấy hả?

Riêng cô Nhị, cô The lại không thích sự có mặt của các cô gái trong độicông tác. Hình như đó là sự đố kị của nữ giới. Hay sự đố kị của tính cách dântộc trong nếp ăn, nếp ở. Vì cô The, cô Nhị nói: Con gái CPC rất lười, ưa làmđỏm, làm dáng, nhưng lại không sạch sẽ, không chịu khó như phụ nữ Việt. Ngayhôm đầu tiên tôi đã phải giải thích mãi cho cô The, Cô Nhị về vấn đề quan tâm,đối xử, nâng đỡ giáo dục cho đội công tác. Các cô nghe ra vấn đề nhưng tronglòng có vẻ vẫn không thoải mái.


Trong khi mọi người đang hả hê, đang háo hức chuẩn bị để ngày mai xuống tàu và lên đường hành quân. Có lẽ chẳng chiến sĩ nào tỏ ra lo ngại cho việc hành quân bằng đường thủy.

Ngược lại với sự háo hức vô tư của các chiến sỹ. Thì các chỉ huy Trung đoàn, cùng các cơ quan Tham mưu, Tác chiến. Các chỉ huy cấp Tiểu đoàn, Đại đội lại vô cùng lo lắng cho nhiệm vụ chuyển quân này. Bởi lẽ là Trung đoàn hành tiến cơ động bằng đôi chân, bằng xe cơ giới đã nhiều. Nhưng hành quân bằng đường sông thì chưa từng có. Rằng chúng ta hành quân đội hình lớn. Nhưng lại là mục tiêu cũng lớn. Tốc độ di chuyển chậm. Có sự cố tình huống tác chiến xảy ra, thì chỉ có sử dụng hỏa lực tiêu diệt địch. Còn lực lượng bộ binh, các chiến sỹ dù kiên cường, dũng cảm, dù bản lĩnh hay mưu lược đến mấy. Súng đạn vũ khí đầy mình, cũng chỉ ngồi yên trong lòng tầu chịu trận. Chứ không thể làm thế nào khác.

Bọn Pốt lại là ở thế chủ động trên bộ. Chúng có thể tổ chức ngụy trang tốt. Có hầm hào, bí mật phục kích, chủ động dùng DKz, M72, b41 phóng vài quả rồi chạy. Mục tiêu tầu là rất to, rất lớn, rất dễ trúng đạn. Gây cháy tầu, chìm tầu. Giống như ngày xưa, chúng ta phục đánh các tầu thuyền, giang thuyền của quân VNCH cơ đông trên sông. Cũng đã rất thành công gây thiệt hại rất lớn cho Quân lực VNCH.

Qua đêm, thì kế hoạch hành quân và chiến đấu cũng đã được thảo xong. Theo kế hoạch, thì toàn bộ Tiểu đoàn 3, cùng một số đơn vị hỏa lực tăng cường. Đi bằng 3 tầu hải quân tiên phong. Tiếp đến là 3 tầu của Tiểu đoàn 2. Mỗi tầu còn được tăng cường chở theo 1 xe tăng T39. Tiếp đến là 3 tầu chở khu vực Trung đoàn bộ cùng các khối trực thuộc. Các tàu cũng được chở theo các xe bọc thép M113.

Đội hình khóa đuôi là 3 tàu chở đội hình Tiểu đoàn 1, cùng các đơn vị trực thuộc. Cũng có các xe bọc thép đi cùng. Đội ình hành tiến theo hình chữ V ngược. Từng tốp 3 tàu thì một tàu đi giữa tiến trước. 2 tàu đi bên nhưng không cùng hàng nhau. Để có thể một tàu có thể quan sát, không bị che khuất nhau. Có thể bắn được cả 2 bên bờ. Tất cả các loại súng DKZ75, DKZ 82 và 12L7.Được giá gần như cố định trên nóc tàu, boong tầu. Hoặc những vị trí bắn thuận lợi. Không bị ảnh hưởng khi lửa phụt hậu. Các chiến sĩ giữ B41, cũng vào các vị trí bắn thích hợp nhất. Tất cả ống nhòm, hoặc kính ngắm quang học. Được sử dụng hết, để tăng cường phát hiện mục tiêu từ xa. Tất cả mọi người không thuộc lực lượng trên, thì không được lên boong tầu. Lính ta tiu nghỉu, vì cứ nghĩ là sẽ được lên boong tàu, mà nhìn ngắm sông nước. Không ngờ lại bị "nhốt" trong lớp vỏ thép dầy rất nóng bức cơ chứ.

Ngoài hỏa lực của Trung đoàn trên. Về phía tàu Hải quân cũng có các lọai vũ khí hỏa lực của họ trang bị trên tầu như súng 12L8, hoặc 14ly5 hai nòng. DKZ75 hoặc 106,7 của QLVNCH cũ. Có tàu lại mới được trang bị thêm dàn hỏa tiễn Kachiusa 12 nòng trên nóc.

Đúng 5h sáng. Các đợn vị đã tổchức cho anh em ăn cơm. 6hoo, các tầu Hải quân, loại tàu ''há mồm'' của (quânlực VNCH cũ) đã đến theo vị trí tập kết. Các đơn vị nhanh chóng tổ chức cho bộđội xuống tàu. Các sỹ quan, trợ lý tác chiến của Trung đoàn, Sư đoàn tăngcường, xăng xái xuống các đơn vị. Đôn đốc việc tổ chức xuống tàu hành quân.Nhìn ngắm thực tế, chỉ từng vị trí giá súng, từng vị trí chiến đấu của từngloại súng.


Toàn đội hình Trung đoàn đã xuống tầu. Các loại súng hỏa lực đều đã ở vị trí sẵn sàng chiến đấu. Đúng 7h30p, lệnh lên đường. Cùng lúc, các tầu tăng ga, chồm lên lao về phía trước. Cú tăng tốc mạnh, cộng với những rập rình của sóng nước, khiến mọi người ngả nghiêng.

Trong lúc Trung đoàn 273 đang cưỡi sóng, rẽ nước, ngược sông Tonglesáp. Thì cuộc chiến dọc đường 5, đang diễn ra hết sức căng thẳng. Dưới sự chỉ huy rất ma mãnh của tên đồ tể Tà Mốc. Chúng dùng các lực lượng đang có. Các Sư đoàn của Pốt đang còn đủ cả xe tăng, pháo binh. Các sắc lính tổng hợp, thuộc các đơn vị đã chiến với ta. Trong những ngày tháng qua dọc biên giới Việt- Căm. Các đơn vị này, lực lượng này. Đã gây biết bao tội ác cho nhân dân ta, dọc các miền Biên giới. Từ Tây Ninh, xuống tận Hà Tiên- Kiên Giang. Chúng đã bị quân và dân ta đánh cho thất điên bát đảo. Nhưng giờ đây chúng đang dồn cục về đây. Nên lực lượng chúng, mật độ của chúng, cũng còn khá đông, khá mạnh.

Sự cay cú thua trận. Cùng những thúc ép của các cơ quan 870 Trung ương Đảng của Pốt. Hòa cùng tiếng Phèng- phèng, tiếng tò tí te của bè lũ Bành trướng phương Bắc. Đã kết thành những bóng ma, thành cái liên minh ma quỷ. Lại đang được hà hơi tiếp sức, chúng điên cuồng phản công, điên cuồng chống phá những thành quả của Đảng CM chân chính. Chính quyền chân chính còn rất non trẻ của nhân dân Campuchia. Chúng liên tục tổ chức tiến công. Liên tục vây hãm các Tỉnh lỵ Công Pông chi năng, Pura Sát, Bát Tam Băng. Chúng lợi dụng những đoạn đường qua rừng, hay các địa hình hiểm trở. Chúng phá cầu, gài mìn, phục kích, chiếm từng đoạn, chia cắt trục đường 5. Trục đường rất quan trọng phía Tây Biển Hồ. Chúng cũng đã đạt được 1 số kết quả như: Phục kích các đoàn xe chở gạo, chở lương thực, trang thiết bị cứu đói cho dân, cho các Tỉnh từ Phnompenh lên. Chúng đã tái chiếm được một phần thị xã Công Pong Chi Năng, PurSát. Nhất là từ sau khi chúng ta phaỉ điều chuyển một số Cán bộ. Một số đơn vị ra chiến trường phía Bắc. Có nơi do chủ quan, nên có đơn vị đã bị thiệt hại đáng kể.

Trước tình hình đó Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 4, đã điều chỉnh lại lực lượng. Sau khi hướng Công Pông Xư Pư đã tạm ổn, căn cứ Ăm Leng đã bị Sư đoàn 7 - 9, cùng các lực lượng tiêu diệt và tan rã. Quân đoàn đã điều Sư đoàn 341. Cụ thể là Trung đoàn 273 cơ động từ hướng đường số 4 lật cánh, cơ động, hành quân bằng đường thủy từ Phnom Pênh lên Tỉnh lỵ Công Pông chi năng. Tạo thành một gọng kìm lớn thứ nhất từ thị xã Công Pông Chi Năng. Hai Trung đoàn 266 – 270, dịch chuyển từ hướng Công Pông Xư Pư, tạt về đường 5. Tạo thành gọng kìm thứ 2 hỗ trợ cho Sư đoàn 330. Hai gọng kìm lớn sẽ nghiền nát các lực lượng của Pốt ở khu vực này.

Chính vì thế cuộc hành quân di chuyển của Trung đoàn 273 là rất quantrọng. Là ý trí chiến thuật, trong thế chiến dịch. Tiêu diệt, phá tan kế hoạchrút lui chiến lược. Rồi phản công chiến lược của bọn Pốt, cùng quan thầy Bànhtrướng phương Bắc.�


Đoàn tầu chở Trung đoàn 273 vẫn hùng dũng rẽ sóng, ngược dòng Mê Công. Sông rộng, sóng cũng rất to, tầu lại chạy tốc độ lớn nên ngồi trong lòng tầu rập rình rất khó chịu.

Mới đầu, mọi người còn hăng hái nói chuyện, cười đùa. Nhưng sau hơn 1 tiếng ngược sông, thì bắt đầu mệt. Đã có nhiều người bị say nôn ói. Bộ đội, nhất là anh chị em trong đội công tác, đã không còn vui đùa như trước nữa. Mà ai nấy tìm chỗ dựa vào ba lô, dựa vào thành tầu, hoặc dựa vào nhau nghiêng ngả mọi tư thế.

Ở dưới tầu mãi cũng chán. Tôi tìm đường lên boong tầu. Ôi! Sông nước thật hùng vĩ. Trời nắng chang chang. Gió lồng lộng thổi. Giờ đây đang là mùa nước cạn. Hai bên bờ đã trơ ra rất nhiều bãi bờ. lưa thưa cây cối. Nước đã cạn , lòng sông đã bị thu hẹp nhiều. Nhưng sông cũng còn rất rộng. Những đàn vịt trời, chim trời các loại bay từng đàn hàng ngà con, đen kịt từng mảng như những đám mây. Chúng sợ tiếng động cơ lớn của đoàn tầu, đã làm khuấy động cuộc sống của chúng. Chúng nháo nhác bay lên, bay lượn vòng, lượn đi lượn lại kêu ầm ỹ. Rồi lại nhanh chóng xà biến xuống phía bãi bờ xa.

Nhìn những chiến sỹ Hải quân mặc đồ trắng, kẻ xanh, mũ catpi của sắc lính Hải quân Việt nam thật đẹp. Các anh thật khỏe và cũng thật vui, cùng sự hiếu khách. Đồng chí lái tầu khoảng độ 24 tuổi, luôn tay vần, bẻ lái sang phải sang trái liên tục. Nhưng cũng đối đáp chuyện trò rất nhiệt tình với tôi. Hóa ra họ cũng toàn là lính nhập ngũ 72-74. Có 2 người quê Thái Bình. Qua chuyện trò, anh em kể. Năm 75, trong lúc chúng tôi đang chiến đấu với quân VNCH trong chiến dịch HCM trên đất liền, ở những ngày cuối cùng. Thì anh em Hải quân cùng lực lượng Lính thủy đánh bộ. Đã vượt sóng biển, vượt trùng khơi xa. Tiến công tiêu diệt quân VNCH đang chiếm giữ các đảo. Trận chiến đổ bộ chiếm đảo, cũng không kém phần gian khổ ác liệt. Cũng đã rất nhiều cán bộ chiến sỹ hy sinh trong lúc đánh chiếm đảo.

Trong chiến dịch tiến công giải phóng Phnompenh. Lực lượng Hải quân, cũng đã góp phần rất quan trọng. Khi ngược sông Mê Công từ An Giang, Châu Đốc. Vừa đi vừa chiến đấu với quân Pốt 2 bên bờ. Ngay từ ngày 5/1 đã có lực lượng tiên phong tới được bến phà Niec Lương. Để đưa lực lượng bộ binh của Sư đoàn 7 vượt sông. Đánh chiếm đầu cầu phía Tây bến phà. Đặc biệt là đã kèm đưa được 2 chiếc phà lớn, loại phà dân sự chở được mấy chục chiến ô tô mà ta thường thấy ở bến phà Cần Thơ, Vàm Cống miền Tây. Sáng ngày 7/1, những chiếc phà lớn này, cũng đã đến được Niếc Lương. Sự hợp đồng Thủy bộ rất hoàn hảo. Kịp thời chở các lực lượng vượt sông để tiến công vào PhnomPênh. Trong đó Trung đoàn 273 của tôi. Cũng đã được các đồng chí Hải quân đưa qua sông vào lúc 8h sáng ngày 7/1/79 đó.

Trong chiến dịch tiến công đánh Pốt giải phóng Campuchia. Trận đổ bộ đánh chiếm cảng Xianuvin ngày 6/1/79. Lực lượng Hải quân, cùng lực lượng Lính thủy đánh bộ của chúng ta. Đã gặp nhiều khó khăn, vì lực lượng phòng thủ của Pốt quá cứng. Cộng với thủy triều không thuận lợi. Nên trận chiến đổ bộ tại khu vực này diễn ra hết sức cam go ác liệt. Chúng ta bị hy sinh nhiều. Trong số hy sinh có cả một đồng chí Đại tá Hải quân chỉ huy lực lượng đổ bộ.

Như vậy là trong chiến tranh. Là người lính chiến, thì đúng là ở binhchủng nào, sắc lính nào cũng có những vất vả ác liệt. Cùng sự gian khổ sự hy sinh.Chúng tôi nhanh chóng thân nhau khi nhận ra đồng hương, nhà ở quê cũng khôngcách xa nhau là mấy. Tôi được anh em chiêu đãi đủ thứ trà thuốc. Rồi lại còncho thêm mang xuống cho đội công tác. Trong số đó, tôi đặc biệt thích nhất làcái chiếu cói của Hải quân gấp được làm 3 rất là gọn, rất tiện lợi cho hànhquân.


Đoàn tầu rẽ nước ngược sông vun vút lao về phía trước bỏ lại đằng sau 2 bên sông những rừng cây xanh tốt cùng những bãi bờ nổi. Cùng những đàn chim, đàn vịt nước, vịt trời nháo nhác bay, kêu ầm ỹ.

Trời rất nắng, nên trong lòng tầu rất nóng. Ai nấy mồ hôi rã rượi nghiêng ngả đủ kiểu. Lúc này đã khoảng 11h trưa. Suốt quãng đường chưa phát hiện có sự hoạt động của Pốt. Không hiểu vì không có lực lượng Pốt ở đây. Hay vì chúng thấy đoàn tầu hành quân hùng dũng quá mà không dám khiêu chiến? Số anh em trực chiến trên boong đã đỡ căng thẳng hơn và có lẽ cũng đã lơ là hơn trong việc sẵn sàng chiến đấu.

Nhưng cũng chỉ sau lúc ấy, thì tiếng súng ở bờ trái của Pốt rộ lên cùng những loạt đạn bắn thẳng. Có những tiếng ùng- oàng của B41, ĐKZ hay M72. Chúng rất kinh nghiệm là không bắn vào tầu thứ nhất mà tập trung bắn vào tầu thứ 2, thứ 3. Trong đoàn tầu chở Tiểu đoàn 3 đi tiên phong. Có nhiều quả đạn nổ dưới nước những cột nước bắn lên tung tóe, nhiều quả vụt qua boong tầu. Có quả chúng ngay vào mũi tầu, nhưng là cầu tầu phía trên cao nên không bị hư hại nhiều.

Cùng lúc các loại hỏa lực trên tầu đã ùng - oàng dồn dập về nơi Pốt phục kích, khói thuốc súng đang còn dầy đặc. Đã là nơi báo hiệu vị trí tập kết của chúng. Súng 12ly7, 14ly5 thùng- thùng- thùng, xăm xỏa vào các lùm cây. Dàn hỏa tiễn trên tầu thứ 5 đã được phóng. Từng quả đạn KaChiuSa - Chiu Chiu phụt lửa, vun vút phóng về phía bọn Pốt. Lửa khói, bùn đất cùng nước chùm lên khu vực bọn Pốt láo xược.

Tiếng súng của bọn Pốt đã im bặt. Nhưng hỏa lực của bên ta thì chưa dừng. 12LY7 và 14ly7 hai nòng của Hải quân vẫn thùng-thùng- thùng, xỉa những điểm xạ 3 viên một vào dọc bờ, trận chiến diễn ra trong khoảng 10p. Có lẽ đây chỉ là một lực lượng nhỏ của Pốt phục kích đoàn tầu. Tuy rằng chúng chủ động tấn công, nhưng với sự đáp trả của các loại hỏa lực trên tầu, thì cũng khó có thằng nào sống sót.

Đoàn tầu vẫn tiếp tục hành tiến. Không có trận tập kích nào nữa của Pốt. Khoảng 4h chiều thì toàn đội hình Trung đoàn đã cập bến cảng Thị xã Công Pông Chi Năng. Trung đoàn nhanh chóng lên bờ chiếm lĩnh các vị trí quanh thị xã. Nhân dân trong thị xã thấy bộ đội đến đông thì mừng vui khôn tả. Rất nhiều người tay xách những con cá lóc lớn, hay những sâu cá nhỏ, đứng 2 bên đường nơi bến tầu, luôn mồm vẫy tay, cười nói:" oi tờ rây con tóp VN ". Chỉ tiếc rằng thời đó không có máy quay, không có mấy chụp hình nhiều như bây giờ để ghi lại những thước phim vô giá này.

Anh em bộ đội Sư đoàn 330 có lẽ là những người vui nhất, Các đ/c cán bộ tác chiến với khuôn mặt gầy gò, hốc hác xuống tận cầu cầu bắt tay từng người. Ai cũng hồ hởi chuyện trò, kể về tình hình chiến sự, tình hình Pốt liên lục tập kích vào thị xã hòng chiếm thị xã. Anh em sư đoàn 330 cũng đã phải chiến đấu liên tục từ ngày 15/1 đến nay rất vất vả. Hy sinh thương vong nhiều, đạn dược, lương thực quân tư trang đang gặp rất nhiều khó khăn.

Giờ đây được tăng viện cả một Trung đoàn chủ lực thế này, ai mà khôngmừng, ai mà không vui. Có lẽ đời lính những lúc khó khăn mà gặp được đồng đội,có đồng đội đến chi viện là sướng nhất là vui nhất trên đời.


Ngay lúc lên bờ, các Tiểu đoàn đã được các Sỹ quan của Sư đoàn 330 hướng dẫn tạm dừng chân ở các điểm phía Tây thị xã. Đồng chí Đặng Hợi Trung đoàn trưởng. Cùng Trung đoàn phó Tham mưu trưởng Lê Anh Bút, cùng cơ quan Tham mưu, được xe, cùng các Sỹ quan Tác chiến Sư đoàn 330 đón về sở chỉ huy của Sư đoàn.

Tại đây, Trung đoàn đã được trực tiếp Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330 giới thiệu về tình hình địa bàn. Tình hình địch, tình hình chính quyền. Tình hình nhân dân thì không có gì khác so với Công Pông Xư Pư. Nhưng về tình hình địch thì có nhiều phức tạp. Lực lượng Pốt ở khu vực này rất đông. Dưới sự chỉ huy ma quái của tên đồ tể Tà Mox. Với lực lượng của ta đang rất mỏng, thì chúng đang gây cho ta rất nhiều khó khăn. Có thể nói là chúng đang chủ động "làm mưa, làm gió".

Anh em 330 phải co cụm chống đỡ những trận tập kích, phục kích liên miên của Pốt. Đường giao thông bị chúng chia cắt chiếm giữ nhiều. Đã có khó khăn, thiếu đạn, thiếu gạo cho bộ đội. Dân ra nhiều. Nhưng do bọn Pốt khống chế, nên thiếu đói, về lương thực đã có dấu hiệu trầm trọng. Bênh tật đã lây nan nhiều. Có nhiều người đã mắc cả bệnh "thán đen". Loại bệnh này theo các đ/c Quân y nói là bệnh dịch rất nguy hiểm, lây nan nhanh, gây chết người xa xưa đã có dịch bệnh làm chết cả vùng dân cư rộng lớn. Ở Việt Nam và nhiều nước bệnh này đã không còn nữa thế mà ở đây đang tồn tại rất nguy hiểm.

Về địa hình, đáng lưu ý là cách thị xã 15km có một sân bay quân sự của Trung Quốc xây dựng chưa hoàn chỉnh. Các chuyên gia, hay công nhân kỹ thuật của Trung Quốc đã bỏ chạy từ dịp 7/1. Nhưng ở nơi này đang bị Pốt chiếm giữ. Nó đã trở thành một cứ điểm quan trọng, nguy hiểm. Là một căn cứ rất gần thị xã. Từ đây chúng làm bàn đạp, liên tục tổ chức tấn công thị xã. Rừng ở đây cũng nhiều, những dẫy núi nhỏ lẻ, tạo thành những điểm cao lợi hại. Cũng rất lợi cho việc chốt chặn, phòng thủ của Pốt. Xa nữa là trùng điệp núi rừng, Có đường sắt từ Phnom Pênh lên Bát Tam Bang. Nhưng ở khu vực này thì đường sắt đi qua chủ yếu là rừng. Cách đường số 5 hàng chục km. Tiếp đến dẫy núi Auran rất hiểm trở nối liền các tỉnh PuRSat - Bát Tam Băng sang tận biên giới Thái Lan. Trong khu vực đó, đang có căn cứ lớn của Pốt là Lếch, Tà Sanh, Săm Lốp. Có thể coi đây đang là "Thủ đô" của Pốt . Hiện tại lực lượng Pốt còn rất đông, còn có cả xe tăng, thiết giáp, pháo binh. Chúng đã tổ chức cấp Trung đoàn tấn công Sư 330.

Như vậy là bọn này đang rất hung hăng. Chúng đang ở thế chủ động tập kích, lấn dũi. Chúng chưa bị đòn đau ở khu vực này, nên còn khá vênh vang. Tà Mox tên đồ tể khát máu khét tiếng tàn ác, nhưng cũng là tên có mưu lược trong cuộc chiến du kích rất ma mãnh. Đang ngày càng thể hiện rõ bản chất của nó. Theo anh em kể: Đã có nhiều lần, chính Tà Mốc cùng bọn tùy tùng. Giả làm dân thường, xâm nhập vào trong thị xã dò xét, trinh sát việc bố phòng, phòng thủ của ta. Nhân dân biết mà không ai dám nói. Chỉ đến khi chúng đã đi xa trong rừng, họ mới bí mật báo lại cho biết.

Trước tình hình đó. Bộ chỉ huy liên quân giữa Sư đoàn 330 và Trung đoàn 273, họp bàn lên kế hoạch tác chiến. Với quyết tâm: Phải giáng cho bọn này một trận thật đau để dằn mặt Tà Mox cùng đồng bọn. Mục tiêu đầu tiên là dùng 2 các Tiểu đoàn luồn sâu khóa chặt các vị trí, qua cả khu vực sân bay quân sự Công Pông Chi Năng. Rồi dùng một Tiểu đoàn đánh vỗ mặt, tiêu diệt bọn Pốt đang lập các căn cứ nhỏ trong đó. Tiếp đến vòng đánh Pốt, giải tỏa thông đường 5 từ Thủ Đô Phnôm Pênh lên. Để đưa được các đoàn xe chở gạo, chở đạn, thuốc men, cùng các trang thiết bị khác phục vụ cho bộ đội, và cứu đói, chữa bệnh cho dân.

Theo kế hoạch đã đề ra. Các tiểu đoàn 1- 2 được lệnh chuẩn bị luồn sâu. Tiểu đoàn 3 cùng với tăng thiết giáp, được pháo binh của Sư đoàn 330 hỗ trợ khi cần thiết. Sẽ tấn công vỗ mặt theo trục đường 53 vào khu vực sân bay quân sự. Ngày tiến công sẽ là N+1. Nhưng Bộ chỉ huy liên quân cũng nhắc nhở các đơn vị phải củng cố hầm hào chốt. Đề phòng ngay trong đêm chúng đã tổ chức tập kích ta.


Nói đến CPC, là ai cũng nghĩ đến 2 địa danh cũng giống như là 2 kỳ quan kỳ thú. Kỳ quan thứ nhất thiên tạo là Biển hồ. Biển hồ được tạo lên bởi con sông Mê Công, được bắt nguồn từ Trung Quốc. Qua một số Quốc gia, rồi đến CPC.

Do cấu tạo của địa hình miền đất. Nên quãng này, nó phình ra thật rộng tạo thành Biển hồ. Nếu là mùa mưa thì Biển hồ rộng tới 16.000 km2. Còn mùa nước cạn, từ tháng 11 đến tháng 5. Thì Biển hồ có diện tích khoảng 10.000 km2 và sâu trung bình chỉ khoảng 1m nước. Vì vậy biển hồ rất giầu tôm cá, có rất nhiều loại cá lớn hàng trăm kg. Nghe nói trước đây còn có loại cá đuối biển hồ nặng tới vài trăm kg. Những con cá nóc, cá tra nặng vài chục kg rất nhiều. Chung quanh hồ là rừng cây tự nhiên không lớn. Nhưng cây chịu được cả lúc ngập nước hoặc lúc khô cạn nước. Là nơi sinh sống lý tưởng cho các loài khỉ, rắn, trăn, chim trời, vịt trời quý hiếm, nhưng ở đây lại rất nhiều. Rất nhiều loại trai, ốc thật to. Dân CPC thường không ăn trai ốc. Mà họ thường bắt, đập ra, lấy thịt bên trong làm mồi câu. Nhưng với lính ta thì những thứ này lại là món ăn vô cùng "khoái khẩu".

Xưa kia, có rất nhiều cư dân sống trên Biển hồ chủ yếu là làm nghề đánh bắt cá. Chung quanh Biển hồ là 5 thành phố lớn, của 5 Tỉnh. Là Tỉnh Kampongthom, Tỉnh Siemreap. Tỉnh Báttambang, Tỉnh Puasat, Tỉnh Kampongchhnang. Tại tỉnh Xiêmreap, xưa là kinh thành của đất nước Angco rộng lớn có diện tích hang ngàn km2. Là một đế chế hùng mạnh. Tại đây rất nhiều đền đài. Nhưng nổi tiếng và to lớn nhất đó là Đền AngCo Thum, Đền Angcovat, đã từ lâu được đánh giá là một trong 7 kỳ quan nhân tạo của thế giới. Cách kiến trúc và quy mô xây dựng, đến bây giờ vấn còn làm cho các nhà khoa học trên thế giới phải đau đầu chưa hiểu nổi. Làm thế nào mà cách đây hàng ngàn năm. Bằng sức người cùng các công cụ thô sơ. Mà họ lại xây dựng được những Đền đài với hàng triệu khối đá, nặng vài chục tấn như vậy. Thành quách, những khối đá được đẽo gọt công phu những hình tượng thần. Những miêu tả về cuộc sống của những người dân Khơme cổ. Cùng những trận giao tranh lãnh thổ, những trường đấu voi vv.. Đền đài những tảng đá được hòa quyện cùng những cây trò, cây dầu mấy trăm tuổi cùng cả một khu rừng rộng lớn. Giờ đây nó là điểm du lịch, thăm quan lý tưởng của Quốc tế. Cũng đồng nghĩa với nơi đây đã đóng góp cho nền kinh tế của CPC lượng ngân sách không nhỏ.

Có thể nói Biển hồ, chung quanh Biển hồ là địa bàn, là vùng đất giầu có. Là vựa lúa, vựa cá, là "lá phổi" lớn cực kỳ quan trọng của đất nước CPC kỳ bí. Chính vì vậy, nên bọn Pôn Pốt đã chỉ thị cho Tà Mốc cùng các Sư đoàn: Bằng mọi cách, phải tái chiếm lại các Tỉnh phía Tây Biển Hồ. Chúng cũng đã gây cho ta rất nhiều khó khăn. Chúng cũng đã gần làm được cái kế hoạch, cái ý định mà chúng đang ấp ủ.

Trung đoàn 273 của Sư đoàn 341, chỉ trong 1 ngày, đã kịp thời cơ động đến thị xã CongPong Chi Năng. Đã tăng thêm sức mạnh cho Sư đoàn 330. Giờ đây 2 đơn vị đang lên kế hoạch, chủ động tiến công tiêu diệt cha con TàMốc. Hy vọng tái chiếm thị xã Congpongchinang, Pua Sat. Để gây tiếng vang có nguy cơ bị tan thành mây khói.

Kế hoạch tác chiến đã được hoạch định. Nhưng có 1 vấn đề nữa là ở vùng này, bọn Pốt rất hay dùng thủ đoạn, trèo trốn trên các cây thốt nốt cao. Theo dõi trinh sát ta, cũng từ trên cao, chúng bắn tỉa. Gây thương vong và uy hiếp tinh thần của bộ đội ta. Tôi nhớ lại lời bà má Bẩy ở Mộc bài có dặn chúng tôi năm 77 là: " Bọn Pốt ưa bắn sẻ lắm, các con phải chú ý". (Tức là hay bắn tỉa lắm). Cũng chính vì vậy, để đối phó với chúng. Phương án tác chiến được bổ xung thêm. Trung đoàn chọn các đồng chí giỏi về xạ kích. Các đồng chí Sư đoàn 330 cũng tăng cường cho Trung đoàn 273 một số anh em xạ thủ bắn tỉa. Đội quân này, có nhiệm vụ là: Khi nổ súng tiến công và trong quá trình tiến công. Sẽ nhằm bắn vào giữa các tán lá rậm rạp của các cây thốt nốt cao, thấp cách xa vài trăm mét. Để chủ động khử bọn Pốt trốn trên đó.

Buổi chiều hôm đó, sau khi đã ăn cơm tối. Các đơn vị cho bộ đội nghỉngơi, nhưng luôn đề phòng bọn Pốt tập kích. Dự kiến 22h đội hình tiền nhập luồnsâu sẽ xuất phát. Tôi nhận kế hạch từ Ban chính trị xong, về tập trung anh chịem phổ biến nhiệm vụ, làm công tác chuẩn bị hành quân luồn sâu theo Trung đoàn.


Tôi trở về vị trí nghỉ sau khi đã họp xong với Tiểu ban. Như vậy là Tiểu ban của tôi giờ đây là đông quân nhất Ban chính trị Trung đoàn.

Trong BCT Trung đoàn, gồm có 5 Tiểu ban. Tổ chức, Cán bộ, Bảo vệ, Tuyên huấn. Dân địch vận. Mỗi Tiểu ban thường có 2 đến 4 trợ lý là Sỹ quan. Hoặc cả trợ lý, cả sỹ quan tới 5- 6 ngưởi là nhiều. Còn Tiểu ban tôi giờ đây đã gần 20 người. Quân số rất đông, tính chất lại rất phức tạp. Bạn có, ta có, tạm tuyển dụng như cô The, cô Nhị. Nam, nữ đủ cả. Chính vì thế nên về nội vụ tổ chức nói chung. Nhất là trong điều kiện cơ động chiến đấu sẽ rất vất vả.

Tuy rằng, mọi người không phải trực tiếp đi truy quét, trực tiếp đánh Pốt như bộ đội ở dưới đơn vị. Thường ở cùng với Trung đoàn bộ, nhưng trong giai đoạn này, mọi người sẽ vẫn phải di chuyển, phải hành quân, luồn sâu. Tại vùng này, rừng núi là chính. Thời tiết vẫn đang mùa khô. Mọi việc sinh hoạt, đông nữ giới, trong lúc thiếu thốn đủ đường. Ngay nước uống cũng còn hạn chế, chứ chưa nói đến tắm giặt. Đàn ông con trai 2-3 ngày không tắm, thì có lẽ cũng là bình thường của lính. Nhưng còn số phụ nữ kia thì thế nào? Liệu họ có chịu đựng nổi không. Nghĩ ngợi miên man rồi tôi cũng thiếp đi trong nỗi lo và sự mệt nhọc.

Trời tối hẳn. Mọi người đều đoán đêm nay, thế nào Tà Mốc cũng cho quân chủ động tập kích. Vì thường là đơn vị mới chuyển đến, mọi việc còn bỡ ngỡ. Địa hình, địa vật còn lạ lẫm. Cũng vì đã hiểu, đã quen với các thủ đoạn của Pốt nên anh em các đơn vị luôn được nhắc đề cao cảnh giác. Đề phòng sự " chào đón" của Pốt ở mặt trận mới này.

Trái lại với sự tính toán của mọi người, 8h- 9h rồi đến 10h tối. Toàn khu vực cũng không có tiếng súng. Tất cả các tuyến, chìm trong tĩnh lặng. Đến 12h đêm , hai Tiểu đoàn tổ chức cho bộ đội xuất phát tiền nhập. Hai hướng tạo thành 2 gọng kìm, vòng sang bên kia sân bay Congpongchhnang. Từng giờ, từng giờ trôi qua trong sự hồi hộp. Các tính hiệu báo về sở chỉ huy việc luồn sâu thuận lợi. Tới 4h sáng thì Tiểu đoàn 1-2 đã vào tới vị trí. Tại sở chỉ huy liên quân, ai cũng nóng lòng đợi nhanh đến giờ G.

Những ngày vừa qua, bọn Pốt thường chủ động tập kích các chốt của Sư đoàn 330. Các chiến sỹ của Sư đoàn 330 chiến đấu rất dũng cảm. Nhưng trước sự tấn công, sự áp đảo của Pốt. Anh em Sư đoàn 330 bị thương, hy sinh nhiều. Sự chi viện đạn, gạo, thuốc men ytế cùng quân trang quân dụng phục vụ cho chiến đấu ngày càng gặp khó khăn. Nên các đ/v co cụm dần về bảo vệ quanh Thị xã. Như vậy là bọn Pót đã giành lại thế chủ động, Sư đoàn 330 lui về chốt giữ đã vào thế thụ động.

Nhưng hôm nay chúng, ta lại chủ động tiến công. Với quy mô của cả mộtTrung đoàn mạnh. Với quyết tâm dằn mặt Tà Mốc ngay từ trận đầu. Mục tiêu chiếmlại những vùng đất, những địa bàn quan trọng. Nên trận chiến này có ý nghĩa rấtlớn. Trong kế hoạch giải thông đường 5, dồn ép Pốt về Biên giới.


Đúng 5h sáng. Các loại cối pháo dồn dập bắn phá khu vực quanh sân bay, các điểm cao gần sân bay. Mục tiêu không cụ thể, nên việc bắn phá không tập trung vào trong điểm. Mà chỉ ý định uy hiếp và lấy khí thế tiến công.

5h 20p, Tiểu đoàn 3 từ ngoài Thị xã, cùng 2 xe tăng, 4 xe bọc thép M113. Đánh ép theo trục đường từ hướng thị xã vào sân bay. Đã từ lâu, hôm nay mới có trận tiến công cấp Trung đoàn. Nên súng nổ ầm ầm, các chiến binh tiến công hào khí thật dũng mãnh. Các xạ thủ bắn tiả, nhằm bắn găm lần lượt vào các khóm lá thốt nốt trên cao. Đã có 2 tên rớt từ trên cây xuống, người nát bét, thật đáng đời lũ khốn. Có lực lượng Pốt chống trả, nhưng chúng chỉ có từng tốp nhỏ. Chúng nổ súng kháng cự một tý, rồi nhanh chóng tìm đường trốn chạy.

Tiểu đoàn 1-2 cũng báo về là gặp các tốp lính chạy vụt ra khỏi vòng vây. Anh em bắn chặn tiêu diệt được 1 số. Lực lượng bắn tỉa cũng hạ được vài tên. Đến 9h sáng, thì Tiểu đoàn 3, đã chiếm được toàn bộ khu vực sân bay. Tiếp tục phát triển lên phía trước. Trung đoàn bộ đến 10h sáng nâng lên khu vực sân bay.

Tiểu đoàn 1-2 được lệnh truy quét quanh khu vực và phát triển đến đường sắt. Nhiệm vụ của dân dịch vận lúc này, là phát loa kêu gọi những người dân lẩn trốn trong rừng ra ngoài. Đến đầu giờ chiều, dân chúng từ trong rừng lại ùa ra từng đoàn, từng đoàn lôi thôi lếch thếch. Với những vẻ mặt, ánh mắt lấm nét sợ sệt. Trong số đó lọc ra gần 50 lính Pốt. Chúng tôi tập trung họ lại, giải thích chính sách của Mặt trận cứu nước CPC. Rồi chỉ đường cho họ ra thị xã. Số lính Pốt và số dân trây dô ầm ĩ, Chà, chà, ocun, ocun ầm ỹ, rồi mất hút về hướng thị xã.

Anh chị em trong đội công tác rất bạo dạn và vui. Trái ngược với lo lắng của tôi. Khi được phân công một nhóm cả nam và nữ xuống Tiểu đoàn 3. Thì mọi người đều hồ hởi xung phong. Tôi cử cô Nhị cùng anh Riến đi cùng. Đến chiều tối mọi người trở về ai cũng rất vui. Anh em dưới Tiểu đoàn cho đội công tác rất nhiều thực phẩm tươi. Mọi người hì hục đem đun nấu cải thiện, trong niềm phấn kích của trận đầu tham chiến.

Khu vực sân bay rộng mênh mông. Đây là sân bay quân sự của Trung Quốc xây dựng. Đường băng thẳng tắp đã hoàn chỉnh. Nhưng nhiều hạng mục, còn dở dang. Nghe nói; Các chuyên gia, các công nhân Trung quốc xây dựng. Nhưng thực chất toàn là lính Trung quốc đảm nhiệm. Trên đường băng, các loại xe beng, xe kéo, máy đào, máy xúc, máy ủi, xếp thành hàng, nhiều hàng. Nhưng trước khi rút chạy chúng đã kip đốt hết. Những chiếc xe giờ đây còn trơ lại các khung sắt. Các vật liệu sắt thép, xi măng, gỗ cốt pha v.v...vất ngổn ngang. Cho thấy cuộc tháo chạy rất vội vàng hỗn loạn của chúng. Nhìn địa hình cùng quy mô sân bay. Quy mô của được sắt, đường bộ số 4 đang dở dang. Mới thấy rõ âm mưu lâu dài của bè lũ Bành Trướng vào CPC. Qua đó mới thấy việc chúng ta theo tiếng gọi của lực lượng CM CPC chân chính đánh Pốt, cứu dân, cứu đất nước Khme thật kịp thời. Thật là tài tình cùng sự sáng suốt. Nếu như chỉ chậm 1-2 năm nữa, thì không hiểu tình thế sẽ khó khăn thế nào? Chắc chắn việc đánh Pốt giải phóng cho Bạn sẽ không thể thuận lợi như bây giờ.

BCH và Trung đoàn bộ tạm thời dừng chân ngay tại sân bay. Phía chung quanh là 3 Tiểu đoàn bộ binh. Các Tiểu đoàn đang truy quét mở rộng vòng kiểm soát. Thỉnh thoảng lại rộ lên các loạt súng. Nhưng hầu như các hướng báo về là không gặp lực lượng lớn của Pốt. Như vậy là lực lượng Pốt ở đã đã ma mãnh tránh đối đầu với ta. Chúng đã kịp thoát khỏi khu vực lưới vây này.

Các Tiểu đoàn được lệnh dừng chân, chốt chặn từ khu vực đường tầu dảixuống khu vực sân bay. Một ngày tác chiến thuận lợi, nhưng chưa tiêu diệt đượcnhiều Pốt. Nên việc nâng cao cảnh giác, đề phòng chúng trở lại tập kết ban đêmđược đặt lên hàng đầu.


Khoảng 8h tối. Ùng- oàng, ùng- oàng rồi thùng- thùng chiu chiu... Tất cả các chốt của 2 Tiểu đoàn 1-2, đều bị Pốt tập kích. Những tiếng nổ đầu nòng, rồi tiếng nổ của đạn, lửa khói chớp nhằng nhằng liên hồi. Bọn Pốt tập kích với quy mô lớn.

Từ ngoài, các loại súng B40, B41, DKZ. Liên tiếp bắn vào đội hình các Đại đội. Những tiếng hô: Trô- trô của chúng ầm ĩ. Nhưng chúng cũng chỉ đứng ngoài hò hét bắn phá như vậy thôi. Chứ cũng không giám xung phong vào chốt. Đúng là bọn ranh ma. Chúng thấy mình tổ chức tấn công lớn, thì đại bộ phận rút chạy tránh đòn. Chúng chỉ để lại 1 lực lượng nhỏ cản đường. Tối đến mới quay lại tập kích ta. Nhưng "vỏ quýt dày, có móng tay nhọn".

Những vị trí mà chúng tập kích, bắn phá rất nhiều đạn vào đó. Chỉ là những trận địa nghi binh của các đơn vị. Anh em trong ngày liên tục quần đảo truy quét. Tối đến lập vị trí chốt bình thường. Nhưng tối hẳn, mọi người được lệnh, chỉ để lại một bộ phận nhỏ. Cố tình gây tiếng động, như là đang làm trận địa chốt ở đây. Còn đại bộ phận lui về phía sau khoảng 200 mét. Bí mật làm công sự chốt chính thức tại đó. Bộ phận nghi binh cũng bí mật lùi về đội hình. Khi Pốt tập kích vào trận địa giả, thì rất khoát không nổ súng. Chỉ dùng cối Trung đoàn, cối 82 của Tiểu đoàn chi viện. Bắn vào lũ tập kích đang ngoài công sự, đang lộ mục tiêu. Mọi người chỉ được lệnh nổ súng, khi phát hiện chúng đã vượt qua trận địa giả vào thật gần trận địa chính. Bọn Pốt vẫn trô- trô ầm ĩ và xả đạn vào khu vực chốt giả của ta. Đợt tập kích kéo dài khoảng 30p. Chúng bắn chán, cũng không có tiếng súng bb nào đáp trả. Chắc mỏi tay cò, mỏi mồm hô trô, trô chúng mới rút.

Khoảng 2h sáng, chúng lại tái diễn lại kịch bản như cũ. Nhưng khi chúng vừa nổ súng. Vừa trô, trô ầm ỹ. Thì bất ngờ, 2 bên sườn các họng súng của ta đã đồng loạt phát hỏa. B40, B41 ùng.... Oàng. Đại liên, ak cùng các loại súng khác dồn dập xỉa chéo cánh sẻ ngang sườn chúng. Ngay những loạt đạn đầu, anh em đã tiêu diệt được rất nhiều tên. Bọn Pốt bị phản tập kích. Giờ đây, tiếng trô, trô, được thay bằng những tiếng kêu duôn, duôn, dọt lươn, dọt lươn. ( Việt nam, Việt nam, chạy nhanh, chạy nhanh). Cùng tiếng kêu la của bọng trúng đạn bị thương.

Bọn Pốt bị phản tập kích, bất ngờ chạy thục mạng. Anh em mình bắn đuổi một lúc. Rồi 2 Đại đội lại nhanh chóng rút về vị trí lúc đầu. Đúng là trong chiến đấu, ngoài ý chí, ngoài quyết tâm. Lại còn có mưu lược, mẹo dùng binh. Đoán biết thế nào bọn Pốt cũng tập kích lần nữa. Trung đoàn lệnh cho 2 Tiểu đoàn, mỗi Tiểu đoàn dùng một Đại đội tăng cường, bí mật tiền nhập lên khoảng 400m. Làm nhiệm vụ đón lõng bọn tập kích. Tất cả sự việc diễn ra theo đúng kịch bản. Với mẹo dùng binh trên. Đã làm bọn Pốt thất bại và vô cùng sợ hãi. Sáng hôm sau, khi xem lại chiến trường anh em đếm được mấy chục xác Pốt chết đủ mọi tư thế. Chết rồi mà trên khuôn mặt vẫn còn hằn lên nỗi sợ hãi. Anh em thu được 2 khẩu DKZ82, cùng một số loại súng khác.

Trận luồn sâu tập kích và tái phản tập kích, như vậy là thắng lớn. Về phía ta, không một ai thương vong. Nhưng có lẽ vui nhất là các đồng chí chỉ huy, các chiến sỹ Sư đoàn 330. Họ hả hê vì chiến thắng, hả hê về thất bại của Pốt. Vì bao ngày qua, họ toàn bị chúng bao vây o ép, chủ động tập kích. Nên chiến thắng này, là chiến thắng chung của 2 đơn vị. Từ chiến công này chuyển sang bước ngoặt mới. Tại mặt trận này. Chúng ta lại là những người chủ động tiến công truy đuổi. Mà bọn Pốt bắt đầu ở thế bị động, bị vây đuổi, bị dồn ép.

Trong mấy ngày tiếp theo. Trung đoàn luôn tổ chức cho các Tiểu đoàn vây giáp từng địa bàn. Tiểu đoàn nọ đến Tiểu đoàn kia không quá xa. Để sẵn sàng cơ động hỗ trợ nhau.

Trong lúc Trung đoàn 273 vẫn đang vây lùng Pốt. Thì Trung đoàn 266-270và toàn Sư đoàn cũng đã bắt đầu chuyển hướng từ đường 4, từ Tỉnh Công pong XPưvề hướng đường 5. Giải tỏa đường 5 từ Phnom Pênh lên Công pong Ch năng. Phá thếbị bế tắc. Những đoàn xe chở lương thực, thực phẩm, cùng trang thiết bị thuốcmen. Từ Phnom pênh lên Tỉnh Công Pông Xpư đã được an toàn. Tình hình Tỉnh Côngpong chhnang đã thực sự được cải thiện. bị hành quân luồn sâu theo Trung đoàn.


Bị truy quét liên tục, bọn Pốt 1 phần chạy sâu trong rừng. Nhưng vẫn còn lực lượng lớn lẩn khuất trong những cánh rừng dọc đường 5. Khu vực từ Rừng Xanh tới huyện Karaco Tỉnh Pua Sát.

Đoạn đường này dài hàng trăm km. Với nhiều rừng che phủ 2 bên đường. Nhiều cầu nhỏ đã bị chúng đánh xập. Các xe ô tô phải lội qua ngầm. Những chỗ này là địa hình lý tưởng của Pốt tổ chức mai phục tập kích các đoàn xe của ta. Đã có rất nhiều xe bị bắn cháy ở khu vực này. Nhất là khu vực Rừng Xanh cách thị xã CôngPôngChhNang khoảng 20-30 km. Lực lượng của Pốt tại đây vẫn còn khá mạnh. Hậu thuẫn xa là có các lực lượng trong căn cứ Lếch, trong dãy núi U Ran. Ga RôMia vv.. Chúng vẫn còn xe tăng, xe thiết giáp và pháo binh của yểm trợ.

Lực lượng của Sư đoàn 330, cùng các đơn vị khác của ta không đủ mạnh để tiêu diệt bọn này. Vì vậy Quân đoàn 4, được chuyển dịch từ hướng Công Pông Xư Pư sang. Đầu tiên là Trung đoàn 273, tiếp đến là 2 Trung đoàn 266-270. Hai Trung đoàn này di chuyển đến, đều bị bọn chúng chặn đường tập kích, bu bám quấy rối liên tục.

Sự chỉ huy của Tà Mốc thật ma mãnh. Lúc này vai trò của Tà Mốc đang thật nổi trội. Vì Tà Mốc trực tiếp chỉ huy các Sư đoàn tại đây. Cũng phải công nhận là Tà Mốc giỏi chiến tranh du kích, cùng các mẹo vặt dùng binh. Đội quân của Pốt, cùng đại bản doanh của Tà Mốc di chuyển khắp mọi nơi, mọi lúc. Tà Mox khi thì cơ động bằng đi bộ, đi ngựa. Lúc thì bằng voi, lúc thì bằng xe bọc thép hay ô tô vv..

Chúng ta đã thấy được sự lợi hại, ranh ma và sự nguy hiểm của Tà Mốc. Cũng từ lúc này, lệnh truy đuổi bắt sống. Hoặc tiêu diệt Tà Mốc, được phát ra cho toàn quân ở mặt trận này. Cùng với việc tổ chức tiêu diệt các cánh quân Pốt. Tại đây trước mắt Sư đoàn 341 phải giải tỏa đường số 5. Thông từ CôngPôngChhNăng đến thị xã Pua Sát. Mở rộng hành lang vận chuyển tiếp tế cho tỉnh Pua Sát và Tỉnh BátTamBăng.

Ngày 26/3, theo kế hoạch. Trung đoàn 270 được lệnh giải thông đường 5 về hướng Pua Sát. Các lực lượng của Trung đoàn 270, lấy trục đường 5 làm tâm. Các đơn vị hành quân cuốn chiếu 2 bên hành lang đường, khoảng từ 500-1000 mét. Trọng tâm là trục chính và bên trái đường. Trục đường chính có 6 xe bọc thép đi cùng. Đúng 6h sáng Trung đoàn 270 xuất quân. Nhưng lực lượng cánh trái đường, và trục đường 5, vừa tiến quân được khoảng vài km. Thì đã bị các đơn vị của Pốt bu bám chặn đánh. Các đơn vị cùng lúc báo về là gặp địch. Anh em chủ động tác chiến. Những trận giao tranh thật khốc liệt đã diễn ra tại khu vực ngầm Ăng Cam. Rất khó khăn nhưng đến chiều tối, thì Trung đoàn 270 cũng đã đánh bật được Pốt. Tổ chức chốt giữ tại bên kia ngầm.

Để lại 1 lực lượng chốt giữ trọng điểm lợi hại này. Sáng hôm sau Trung đoàn 270 lại tiếp tục tiến quân. Tiến cách xa ngầm khoảng 3 km, thì nhận được tin bọn Pốt tổ chức tập kích lực lượng chốt ngầm rất dữ dội. Anh em khó giữ được chốt. Trung đoàn Trưởng Lê Hải Anh lệnh cho 2 Đại đội, cùng 2 xe bọc thép quay lại đánh giải vây cho lực lượng chốt ngầm.

Bọn Pốtnhư đã biết trước việc điều quân của ta. Chúng dùng lực lượng ém sẵn, chủ độngtấn công bộ phận quay lại của Trung đoàn 270. Bắn cháy cả 2 xe bọc thép của ta.Một số anh em hy sinh. Lực lượng cứu viện bị chặn đứng. 


Trước diễn biến phức tạp của tình hình. Như vậy là bọn Pốt ở khu vực này còn khá đông, khá mạnh. Thủ đoạn quân sự của chúng cũng rất bài bản chuyên nghiệp, vô cùng sảo quyệt. Vừa rồi chúng ta đã bị vào thế do Pốt sắp đặt. Chúng đã gây cho ta những thiệt hại đáng kể.

Vì vậy, Trung đoàn không thể "rẽ" Pốt ra mà tiến được. Làm như thế, chúng thấy lực lượng lớn của ta, thì chúng tản ra tránh đòn. Khi lực lượng ta ít, lợi dụng vào địa hình hiểm trở phức tạp. Ta đang ở ngoài ngoài công sự, chúng tổ chức tập kích. Như vậy là chúng có lực lượng trinh sát, bám, nắm tình hình theo dõi ta. Trung đoàn trưởng Lê Hải Anh, cùng các đồng chỉ huy nhận định tình hình. Rồi đưa ra kết luận: Không thể áp dụng hình thức di chuyển, mở rộng địa bàn đơn giản như cũ.

Mà phải tổ chức vây giáp có chiều sâu. Phải chủ động tiến công tiêu diệt địch. Lấy lại thế chủ động quận sự. Phương án chiến đấu được thống nhất nhanh chóng. Trung đoàn lùi lại khoảng 2km và tổ chức truy quét bài bản như sau. Xử dụng Tiểu đoàn 6 vòng bọc cánh trái, Tiểu đoàn 4 vòng bọc cách phải. Tiểu đoàn 5 cùng 4 xe bọc thép còn lại, cùng Đại đội 37 ly, yểm trợ. Sau khi 2 Tiểu đoàn luồn sâu đã vào vị trí. Tiểu đoàn 5 cùng xe bọc thép, được pháo 37 bắn hỗ trợ. Tiến công hẳn vào cụm quân địch trong rừng xanh.

Sau khoảng 1h, các Tiểu đoàn báo về đã vào vị trí tập kết. Các khẩu đội 37 ly 2 nòng đã chuẩn bị phát hỏa. Trung đoàn trưởng lệnh tiến công. Hai khẩu pháo 37 ly với những điểm xạ 5 viên một Thùng- thùng- thùng-thùng-thùng bắn như rải lựu đạn vào rừng. Đạn của pháo 37 nổ vào các vị trí của Pốt là nỗi khiếp sợ của bọn ác quỷ. Ở đây làm gì có hầm tránh. Chúng chỉ lợi dụng lấp vào các gốc cây, các ụ mối. Đạn 37ly lại rất nhậy nổ. Đạn chạm vào cây, vào cành cây nhỏ là gây nổ ngay. Từ trên cao các mảnh đạn găm xuống như mưa. Gây sát thương rất lớn. Cùng lúc 4 xe bọc thép, cùng đội hình Tiểu đoàn 5 xung phong như vũ bão. Bọn Pốt mạnh thằng nào thằng ấy chạy thục mạng.

Như vậy, trước sức tiến công mạnh của Trung đoàn 270. Sự chi viện tối đa của pháo 37 ly. Cùng sự tiến công dũng mãnh của Tiểu đoàn 5. Bọn địch vỡ trận, chạy sâu trong rừng. Bỏ lại vài chục xác. Số chạy vào rừng lại tiếp tục bị 2 Tiểu đoàn 4 - 6 truy kích tiếp. Anh em thu được 2 khẩu đại liên, 1 khẩu ĐKZ cùng các loại súng khác.

Đến chiều thì trận chiến mới kết thúc. Như vậy, thực tế ta mới tiêu diệt được 1 số và đuổi lũ Pốt đi xa. Nhưng mục tiêu, nhiệm vụ của Trung đoàn là phải bằng mọi cách ngày 23/3, phải cơ động tới huyện Kraco. Lệnh thu quân và tăng tốc độ hành quân. Trên dọc đường hành quân, đội hình 270 vẫn còn bị các tốp lính nhỏ, liều mạng bắn chặn rồi bỏ chạy. Bọn " nhãi ranh" này đa số bị tiêu diệt. Song chúng cũng gây thêm cho Trung đoàn sự chậm trễ.

Vì vậy, đến chiều ngày 26/3 toàn đội hình Trung đoàn 270 mới tới được huyện Kraco. Vừa dừng chân chưa kịp triển khai công sự tác chiến và bố trí đội hình. Thì bọn Pốt đã dùng pháo 105 ly từ sau khu vực đồi 228 bắn cấp tập vào đội hình ta.

Suốt đêm ngày 26 và mấy ngày sau đó. Bọn Pốt dùng lực lượng cấp Tiểu đoàn, Đại đội, liên tiếp tập kích vào các khu vực đóng quân của Trung đoàn. Các loại pháo 105ly, 85 ly, 122 ly và cả Đ74. Từ sau điểm cao 228-240 trong dãy núi Uran, liên tiếp nã đạn vào thị trấn Kracô.

Không thể để cho bọn Pốt làm mưa làm gió như thế được. Sư đoàn lệnh cho Trung đoàn 270, cùng sự phối hợp của Sư đoàn 330. Tổ chức tiến nắm tình hình địch. Tổ chức tiến công ngay vào sâu vùng điểm cao 228 và dãy Uran.

Ngày 29/3. Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 6, bất ngờ tiến công cụm địch bảo vệ ga Romia. Trận tập kích bất ngờ này, Tiểu đoàn 6 đã tiêu diệt được gần 100 tên. Cùng ngày, ở hướng Tiểu đoàn 5 đã tiến công đánh tan cụm địch ở chân cao điểm 228. Tiêu diệt hơn 60 tên. Đặc biệt đã thu được 2 khẩu pháo 105 ly. Hai khẩu pháo này, mấy ngày trước đã điên cuồng nã đạn vào huyện Kraco, vào cả các đơn vị của ta. Gây bao tội ác cùng nỗi khiếp sợ trong nhân dân.

Giờđây, nhìn những đống vỏ đạn vất ngổn ngang. Những trái đạn vang ươm chưa kịpbắn. Cùng những xác tên Pốt không kịp chạy, chết trong mọi tư thế. Máu loang khắpmọi nơi. Chúng đã bị đền tội thật đích đáng. 


Sáng 30/3, Tiểu đoàn 4 tổ chức truy quét dọc phía Nam đường số 5. Tiêu diệt trên 50 tên. Các Đại đội trực thuộc cũng tổ chức truy lùng những tốp lính Pốt không kịp chạy, còn tản mát trong rừng,"làm sạch" địa bàn. Cũng đã tiêu diệt được hơn chục tên. Đặc biệt là thu được rất nhiều súng của Pốt vất trong rừng. Như vậy, ở khu vực ga Roma, cao điểm 228. Bọn Pốt đã bị đánh tan. Chúng vất cả súng đạn chạy sâu vào bên trong dãy Uran.

Cùng thời gian, Trung đoàn 273 vẫn tiếp tục truy quét Pốt nhưng địch chuyển dần về hướng cuối Tỉnh, giáp với Huyện Kraco, Tỉnh Pua sát. Trung đoàn 266 và Trung đoàn pháo 55 cũng đã cơ động về khu vực Huyện Karaco. Đến ngày 9/4 toàn Sư đoàn đã dừng chân tại cuối tỉnh Congpongchinang, Huyện Karaco, Tỉnh Puasat.

Khu vực huyện Karaco được hoàn toàn giải phóng. Hàng vạn người dân ở đây đã được đón cái tết cổ truyền Chom Chơ Nom Thơ Mây đầu tiên. Một cái Tết lịch sử, tràn đầy hạnh phúc. Trong tình nghĩa Quốc tế cao cả, giữa bộ đội Việt Nam với nhân dân CPC. Những người dân may mắn sống sót dưới tay bọn đao phủ diệt chúng Pôn Pốt, Iêng xa Ri, nay đã được thực sự đổi đời. Các chiến sỹ Quân tình nguyện Viêt Nam cử một số nhón đi chúc Tết và vui Tết cùng với nhân dân. Trong niềm vui to lớn và tục lệ té nước cầu may đầu năm cổ truyền. Đã làm cho các chiến sỹ ướt sũng hết quần áo. Ai cũng mệt, cũng vui rạng ngời hạnh phúc.

Được chứng kiến cái niềm vui tột cùng của nhân dân. Mọi người cùng ngất ngây hạnh phúc. Các chiến sỹ bộ đội ta, luôn được nhân dân mời uống nước rượu thốt nốt do bà con mời. Do chính những bàn tay gầy gò của các cô gái Khme trao. Cùng với những ánh mắt còn rất bỡ ngỡ, thẹn thùng biết ơn, ngưỡng mộ giành cho anh em. Niềm vui tột đỉnh ngay tại các phum xóm trên trục đường 5. Sát cạnh Biển Hồ mênh mang lộng gió. Hòa quyện cùng nắng, cùng mùi tanh nồng của cá. đặc trưng của vùng biển này. Mầm sống thực sự đã được hồi sinh.

Sau mấy ngày bảo vệ nhân dân huyện Karaco vui Tết. Sư đoàn lại chuẩn bị hành quân lên thị xã Puasat. Khi khu vực huyện Karaco tương đối yên bình. Thì cách huyện hơn chục cây số tới Thị Xã Puasat, lực lượng Pốt vẫn còn khá đông. Chúng vẫn tràn ra đường 5. vẫn lăm le tổ chức tập kích và ý định đánh chiếm thị xã Puasat. Trong những ngày Tết cổ truyền, lẽ ra nhân dân phải được sống trong niềm vui hạnh phúc, của đất nước đã được giải phóng, đã được hồi sinh. Thì bọn Pốt lại càng cay cú, chúng tăng cường quấy phá. Không ngày nào là không có súng nổ, không có cảnh tập kích cướp bóc, do bọn Pốt tổ chức. Với quyết tâm của kẻ thất trận, nỗi thua cay hằn học. Chúng muốn tiêu diệt chính quyền CM còn rất non trẻ của Tỉnh Puasat.

Hai Trung đoàn của Sư đoàn 330 đang bảo vệ quanh Thị xã. Nhưng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về quân số hao hụt. Thiếu gạo thiếu đạn, thiếu thuốc men và các trang thiết bị. Vì khu vực này ở xa, nên việc vận chuyển chính là đường sắt và đường 5. Đường sông Biển Hồ. Nhưng đường sắt, đường bộ số 5, đều đang bị Pốt chia cắt. Những chuyến hàng lên đây, kể cả việc vận chuyển đưa thương binh liệt sỹ về phía sau cũng không thực hiện được. Từ trung tâm thị xã ra Biển Hồ cũng xa. Nên nói chung, địa bàn này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Trungđoàn 266 và Trung đoàn 270, được lệnh vừa đánh Pốt vừa cơ động lên thị xãPuasat. Như vậy là 2 Trung đoàn lại phải "rẽ" Pốt ra mà đi. Tới ngày 22/4 Trungđoàn 266 đã tới và thay chốt cho Trung đoàn 1. Trung đoàn 270 thay chân chotrung đoàn 3. Của Sư đoàn 330. Lực lượng lớn của ta đã cơ động tới được thị xãPuaSat trong niềm vui hân hoan của nhân dân. Trong niềm vui của chính quyền bạnvà của anh em Sư đoàn 330.


Như vậy, các Trung đoàn của Sư đoàn 341, vừa đánh địch, vừa mở rộng địa bàn giải phóng. Cùng với lực lượng của Bạn, truy diệt Pôn Pốt, bảo vệ nhân dân. Bảo vệ chính quyền chân chính, còn rất non trẻ của CM-CPC.

Việc lật cánh, chuyển Sư đoàn 341 từ đường 4 Tỉnh Công Pông Xư Pư về hướng đường 5. Ngoài các mục tiêu trên. Còn là nằm trong kế hoạch lớn của Bộ tư lệnh Quân đoàn 4. Đó là tập kết lực lượng chuẩn bị tiến công căn cứ Lếch. Đây là căn cứ lớn, vô cùng quan trọng, của bọn phản động Pôn Pốt- Iêng Xa Ri. Đang ẩn náu tại khu vực này.

Lếch là một Thị trấn nhỏ, thuộc miền núi Tỉnh Puasat. Nằm trên trục đường 56 cách Thị xã PuaSat 35km về phía Tây Nam. Lếch là trung tâm của cả vùng. Là điểm giữa của Phnompenh đến biên giới Thái Lan. Từ Lếch theo dãy Caravanh đi về CôngPôngChiNăng và đi lên Bat Tam Bang, Xiêm Diệp. Theo dãy Đậu Khấu là xuôi về CôngPông Xpư, Kokông...Xung quanh Lếch là rừng núi bạt ngàn xen lẫn núi cao. Cũng có những con sông, con suối nhỏ, nước đục quanh năm. Nhưng ở khu vực này, cây trái tốt tươi bốn mùa. Đường vào Lếch hẻo lánh và khá hiểm trở. Nơi đây xa các trung tâm văn hóa và Thành phố lớn của CPC. Chính vị trí này, địa hình, địa bàn này, đã trở thành địa thế rất đắc địa và rất lợi hại. Cho phòng thủ, cho tiến công và cất giấu kho tàng rất tốt.

Tập đoàn phản động Pôn Pốt- Iêngxari đã chọn Lếch thành căn cứ đầu não. Để tổ chức phản công, tổ chức kháng chiến lâu dài của chính quyền Pốt và Đảng Khơ Me đỏ khát máu mất tính người.

Trước ngày 7/1/1979 thị trấn Lếch vốn hẻo lánh âm u từ xưa. Bỗng trở lên ồn ào náo động khác thường. Những chuyến xe lửa từ hướng Phnompenh, từ Công Pông Chi Năng. Liên tiếp đổ những đống hàng quân sự xuống PuaSat, khu vực ga RoMia. Sau đó, những đoàn xe ô tô vận tải, ngày đêm trở vào thị trấn Lếch. Những chuyến trực thăng từ sân bay Công Pông Chi Năng, sân bay Bat Tam Băng, sân bay Puasat cũng liên tiếp đáp tới Lếch. Rồi lại có những đoàn voi trở hàng hóa, bí mật từ Lếch vào rừng sâu. Cùng chuyến hàng với voi là hàng ngàn người dân CPC, bị chúng cưỡng bức. Số dân này trước đa phần là sinh sống tại các làng quê giáp biên giới VN. Họ bị lùa về đây trước ngày 7/1/1979. Để xây dựng khu kho hậu cần chiến lược, quan trọng bậc nhất của Trung ương CPC dân chủ của Pốt.

Sau khi làm xong, xây dựng xong khu kho chiến lược này. Toàn bộ số dân này đều bị bọn Pốt giết sạch. Họ được chôn chung cùng những hố sâu trong rừng. Bọn Pốt thủ tiêu họ để "giữ bí mật", khu kho tàng trong mật khu quan trọng này. Cũng chính vì thế Lếch còn thêm một tên nữa đó là:" Khu lò sát sinh khổng lồ". Tội ác của bọn Khme đỏ, còn dã man hơn cả tội ác của bọn phát xít Hít Le, Đức Quốc xã.

Lực lượng địch, ngoài số có ở đây từ trước. Giờ đây lại được tăng cường, bọn tàn quân chạy thoát từ Ăngleng về. Chúng tổ chức thành các đơn vị mới. Theo thông tin mà Cục 2 nắm được. Trong khu vực Lếch, gồm rất nhiều lực lượng và được bố trí như sau:

- Sư đoàn 210 và một Trung đoàn của Sư đoàn 502 trực tiếp bảo vệ Thị trấn Lếch.

- Sư đoàn 104 ở khu vực Tây-Bắc Puasat. Án ngữ từ ga Romia đến ga Muong rư Say trên tuyến đường sắt Công Pông Chi Năng đi Bát Tam Băng.

- Xung quanh Lếch còn có 5 Tiểu đoàn của Sư đoàn 264. Một Tiểu đoàn 135 quân địa phương của Lếch.

Chúng có 4 khẩu pháo 105 ly. Bốn khẩu pháo 37 ly. Sáu xe tăng PT-85. Támxe thiết giáp M113. Rộng hơn nữa, còn có các Sư đoàn 232-260-460 ( mỗi Sư đoàncòn khoảng 1000 tên). Những lực lượng này đang thường xuyên khống chế trụcđường 5, từ Rừng Xanh đến Kraco lên tới Puasat. Vào sâu trong dãy núi Caravanhtrùng trùng, điệp điệp, chạy dài sang biên giới Thái lan.


Lực lượng Quân sự của Pốt cũng có thành lập một Sư đoàn không quân, phiên hiệu là 502. Không rõ là Sư đoàn này chỉ có máy bay. Hay là giống như là Sư đoàn Dù số một của QLVNCH. Nhưng có lẽ chúng gọi vậy cho nó "oai" thôi chứ. Qua tìm hiểu thì Sư đoàn 502 cũng chỉ là Sư đoàn bb thông thường.

Nhưng hình như chúng dùng Sư đoàn này làm lực lượng dự bị chiến lược. Nên Sư đoàn 502, cho đến bây giờ đang còn nguyên vẹn, chưa tham gia tác chiến với ta ở bên biên giới Tây- Nam. Giai đoạn này, chúng sử dụng 1 Trung đoàn của Sư đoàn 502 bảo vệ Lếch. Số còn lại chúng cũng đã được rải rộng từ Congpongchinang đến Pon Lây. Riêng Trung đoàn 52 được tăng cường 2 khẩu pháo 105 ly, hai khẩu pháo 85, hai khẩu pháo 37 ly, hai khẩu cối 120 ly, năm xe tăng cùng xe thiết giáp. Chúng tổ chức án ngữ trên đường 56 đi vào Lếch.

Trong những ngày này, các lực lượng của Pốt vẫn tăng cường đánh phá các chốt của ta. Thậm chí chúng còn tổ chức tới cấp Trung đoàn. Tiến công các đơn vị và Thị xã Pua Sát. Chúng tổ chức chà trộn vào dân, trinh sát thị xã. Trinh sát các vị trí đóng quân của ta. Thậm chí chúng đã tổ chức lực lượng luồn sâu, đánh vào cơ quan Trung đoàn bộ của ta và bạn. Gây cho ta thiệt hại đáng kể.

Chúng vẫn huyênh hoang tuyên bố là: Sẽ đánh chiếm thị xã Puasat. Như vậy lực lượng của Pốt ở khu vực này đang còn khá đông, khá mạnh. Cùng sự ngoan cố xảo quyệt, sự lỳ lợm, cay cú đến điên khùng của Pốt.

Về phía ta, do phải chốt giữ ở diện rộng. Lại phải điều chuyển một số đơn vị ra tham chiến ở BGPB. Các đơn vị cơ động tác chiến liên tục. Nên quân số hao hụt nhiều. Đạn và lương thực, hai thứ cần thiết nhất của người lính cũng đang thiếu. Vì trục đường 5 từ CôngPôngChiNăng lên Pua Sát, rất nhiều chỗ bị Pốt chiếm. Chặn đường tiếp tế của ta. Trung đoàn 273 được lệnh truy quét, chốt giữ dọc đường 5. Để đảm bảo vận chuyển tiếp tế lên Puasat. Nhưng vì địa bàn quá dài, Lại toàn rừng núi phức tạp. Bọn Pốt lại cứ như là "cao su". Lúc co, lúc dãn nên việc bảo vệ, việc thông đường không xuể. Những đoàn xe gạo, xe đạn hơn 100 chiếc. Đầy ắp hàng hoá cứ đi là bị phục. Đã có mấy xe bị cháy, đoàn xe lại phải quay lại nằm đợi ở thị xã. Trong khi hai Trung đoàn 270-266, Sư đoàn 330. Chính quyền và nhân dân Tỉnh Pua Sát đang rất trông ngóng sự tiếp viện.

Đồng chí Phạm Văn Ước, Phó chủ nhiệm Hậu cần của Trung đoàn. Trực tiếp chỉ huy đoàn xe tiếp viện. Đã vô cùng nóng ruột vì chưa hoàn thành nhiệm vụ. Các đơn vị ta và bạn ở Puasat đang rất trông chờ vào chuyến hàng này . Lần thứ 4 đoàn xe lại xuất phát. Đ/c Ước ngồi chỉ huy ngay trên xe đầu tiên chất đầy gạo. Cùng hơn chục chiến sỹ vận tải. Trong số đi áp tải đoàn xe còn có cả một số anh chị em Thanh niên xung phong của ta. Theo báo cáo, 2 bên đường đã được Tiểu đoàn 1 truy quét rất kỹ. Đoàn xe đi được hơn chục cây số. Hai xe Hồng Hà vừa lội qua chỗ ngầm nhỏ. Thì xe thứ 3, thứ 4 bị các loại súng của Pốt tập trung bắn vào. B40-B41 ùng- oàng liên tục. Nhưng viên đạn như những bắp chuối nhỏ liên tục bắn vào xe. Đạn lửa bùng lên cùng khói, cùng bụi. Có nhiều quả đạn đã trúng xe. Đạn nổ, hai xe bốc cháy. Đạn trên xe cũng nổ theo. Một số anh em hy sinh. Lực lượng đi theo xe có mấy tay súng. Nhưng bị phục kích bất ngờ nên không thể đối phó kịp. Các xe phía sau lại phải quay về thị xã. Nghe tiếng nổ của bọn phục kích. Trực tiếp đ/c Phô Tiểu đoàn Trưởng, dẫn 2 Đại đội vận động xuống vị trí bị phục. Bảo vệ được 2 xe đi đầu và đánh đuổi bọn Pốt tập kích.

Như vậy là bọn Pốt tuy đang bị truy quét gắt gao. Nên chúng chỉ dùng lực lượng nhỏ ẩn trốn trong rừng. Khi xe của ta đến, chúng liều mạng ra tập kích. Cản đường tiến đoàn xe. Vừa rồi chúng đã gây cho ta thiệt hại lớn. Cháy 2 xe Hồng Hà cùng đạn, gạo. Một số anh em hy sinh.

Bịthiệt hại đã đành. Nhưng cái chính là ta chưa thực hiện được nhiệm vụ tiếp tếcho Pua Sát. Càng chậm việc tiếp tế thì sẽ càng nguy hiểm. Cho các lực lượng ởđây. Nhất là hai Trung đoàn đang cần đạn cần gạo cho kế hoạch lớn của QĐ là:Tiến công Lếch.


Tôi được tin từ Việt Nam sang. Mẹ tôi từ ngoài Bắc vào thăm. Hiện đang cùng với Lộc em trai, là bộ đội trong sân bay Tân Sơn Nhất, từ Sài Gòn về hậu cứ Long Bình-Biên Hòa đã mấy ngày.

Trung đoàn đồng ý cho tôi về Việt nam thăm Mẹ. Cho phép 7 ngày vừa đi vừa về . Thật không thể có niềm vui nào hơn. Nhưng không thể nói: Về Việt Nam là về được ngay. Vì đơn vị lúc này đang truy quét Pốt trong rừng. Ở khu vực Tỉnh CôngPôngChhNang. Phải đợi mấy ngày nữa mới về được khu vực Thị xã. Từ đây theo xe tiếp tế của Trung đoàn về Phnom Pênh, rồi về Việt Nam tương đối an toàn.

Trong những ngày này. Các Tiểu đoàn trong Trung đoàn, luôn phải cơ động truy quét địch. Ngày nào cũng phải luồn lách, từ tọa độ nọ, sang tọa độ kia. Mọi Cán bộ, mọi Chiến sỹ ai nấy đều gầy rộc. Lúc nào cũng thèm ăn, thèm ngủ. Nhìn dáng bơ phờ của mọi người. Mới thấy được hết ý chí của bộ đội mình tuyệt vời như thế nào. Thiếu ăn, thiếu mặc, đói khát mệt nhọc vì phải quần đảo liên tục. Đạn gạo đều phải tiết kiệm. Đã bao ngày đêm, không ai nhớ đến cái màn, cái võng là gì nữa. Giờ đây những thứ cao sang đó, không phù hợp với lính truy quét Pốt. Truy quét tìm diệt Tà Mốc.

Đội công tác của tôi cũng nằm trong đội hình truy quét. Tuy rằng không khổ bằng anh em dưới đơn vị. Nhưng đương nhiên, cũng đều phải nếm trải cái khổ, cái đói, cái thiếu, cái mệt như vậy. Tôi thường xuyên phải họp để thông báo tình hình, động viên đội công tác. Nhìn những cô gái, những người phụ nữ như em gái mình. Sống cảnh thiếu thốn vất vả của đời lính thật đáng thương.

Trái ngược với nỗi quá lo lắng của chúng tôi và của Ban chính trị. Mọi người trong đội công tác, không ai kêu ca, không ai phàn nàn. Vẫn rất hăng hái và nhiệt tình. Khi được giao việc phân công đi tăng cường cho các Tiểu đoàn để kêu gọi tù hàng binh. Kêu gọi hướng dẫn cho dân đi ra ngoài. Mọi người vẫn phấn khởi khi được giao nhiệm vụ.

Đội công tác cũng luôn nhận được sự quan tâm của các đơn vị. Đôi khi trong truy quét, anh em dưới đơn vị gặp được các đồ đạc, quần áo, hay thực phẩm đều gửi cho anh chị em. Có một lần mà tôi còn nhớ mãi, nó phản ảnh về cái khổ, cái thiếu cái đói và cả về tính cách của người dân CPC.

Ấy là, mấy ngày trước truy quét mãi trong rừng vô cùng vất vả. Trong rừng khô không có thực phẩm gì cả. Ngoài canh rau rừng hái cải thiện. Hoặc đôi khi bắt được cá nhỏ trong các lạch nước. Hôm đó, Tiểu đoàn 1 gặp được 1 đàn trâu và như vậy hầu như toàn Tiểu đoàn có thịt trâu ăn. Anh Phô gửi cho tổ công tác chúng tôi 2kg thịt trâu từ lúc chiều. Nhưng mọi người cứ mang đi theo vì chưa có lệnh nghỉ. Mọi người ai nấy đều háo hức nghĩ đến bữa thịt trâu kho ngon lành bữa tối.

Đến nơi nghỉ, cũng vẫn trong rừng. Đội chúng tôi cũng ngay cạnh con suối nhỏ. Tôi nói mọi người thái thịt kho, nhắc cô The, cô Nhị là phải kho thật mặn. Để giành ăn vài ngày, chứ cứ luồn rừng thế này mấy ngày tới cũng không thể có thực phẩm.

Đến bữa, tôichỉ cho ăn 1/4 số thịt và dự định sẽ ăn làm 4 bữa. Mọi người nghe theo. Nhưngnhìn mặt chị em trong đội công tác bạn, thì ai cũng buồn thiu. Bữa cơm trongrừng dã chiến cũng trôi đi nhanh. Khoảng 8h tối khi đi ngủ tôi vẫn nhắc lại anhem phải để ý đậy kỹ nồi thịt sợ có gì không ổn.


Tôi nằm xuống võng. Chiếc võng được mắc thật thấp, sát xuống nền đất rừng. Mùa này vẫn còn là mùa khô, nên trong rừng vẫn thật nóng. Nhìn qua kẽ lá, thấy những vì sao lấp lánh. Thỉnh thoảng có những con chuột, con sóc, chạy kiếm mồi, làm lá khô kêu xào xạc. Những tiếng tắc kè, những con côn trùng vang trong rừng đêm. Thi thoảng có những tiếng súng xa vọng lại lẻ loi, rồi tất cả lại chìm vào hư vô tĩnh mịch.

Tôi miên man nghĩ ngợi về việc chuẩn bị được về Việt Nam. Được gặp Mẹ gặp em. Được trở về Thành phố tức là về hậu cứ, về phía sau thật mừng, thật vui. Không biết hồi này Mẹ tôi như thế nào rồi? Tôi còn nhớ năm 76, Mẹ tôi cũng vào Sài Gòn. Lúc đó Tiểu đoàn tôi đang đang làm Quân quản, đóng quân tại Đồn Cây Mai, đường Lục Tỉnh, Quận 11. Những đứa con đi xa ai mà không nhớ người thân, nhất là nhớ Mẹ. Hình bóng của Mẹ trong những đứa con, trong đầu người lính chẳng bao giờ phai nhạt. Thế mà hôm đó khi Mẹ tôi đến. Mẹ đứng ở bên kia đường, cũng với mấy chú em bộ đội cùng xóm, lính Phòng Không trong sân bay. Mới xa mẹ có bốn năm. Mà tôi đã không nhận được ra Mẹ ngay. Cũng có lẽ bởi trang phục quần áo của Mẹ. Aó nâu, quần đen cộc. Răng lại cũng nhuộm đen, tóc búi. Nét đặc trưng của những người Mẹ Miền Bắc xưa. Nhìn Mẹ thật lạ lẫm. Gần một năm làm Quân quản tại Sài Gòn. Tôi đã quen mắt với cách ăn mặc, trang phục của những người phụ nữ Sài Gòn. Quần áo hoa đồng bộ. Tóc cắt ngắn, không có ai nhuộm răng đen.

Chính điều này, đã làm cho tôi ân hận mãi cho đến tận bây giờ. Dong duổi theo chiến dịch hết chỗ nọ đến chỗ kia. Trừ mấy ngày đầu tiên ở Phnôm Pênh là đỡ căng thẳng. Chứ còn lúc nào cũng bận rộn, vất vả, địch địch, ta ta. Nhất là từ lúc bọn Pốt chính thức tổ chức tổng phản công, trên toàn tuyến. Thì hầu như ta và địch quần nhau suốt ngày đêm. Chúng ta đã tiêu diệt và phá vỡ, đập tan âm mưu "rút lui chiến lược, phản công chiến lược" của Pốt. Song thực tế tình hình cũng còn rất phức tạp. Nhất là khi mà bọn Bành trướng phía Bắc xâm lấn ta ở sáu tỉnh biên giới. Cho đến bây giờ, đất nước lại phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh. Nằm trong âm mưu lớn của bọn Bành trướng phản động Quốc tế.... Cứ tình hình này, thì không biết bao giờ, mình và bộ đội mình mới được trở về gia đình, mới được hồi hương. Thấm thoát đã gần chục năm cầm súng. Chiến đấu liên tục hàng trăm trận. Biết bao bạn bè, bao đồng đội đã hy sinh. Hoặc mang trên mình thương tật của chiến tranh. Như vậy đến bây giờ mình còn như thế này, được như thế này. Với mình cũng đã thật là may mắn lắm rồi. Chắc cũng chính vì nhớ con, lo cho con, mà Mẹ mình lại vào Nam.

Nghĩ lại, đúng là từ ngày đi chiến dịch. Hình như mình cũng chưa viết thư về thăm nhà. Hôm trước có gặp mấy đồng hương mới ở Việt Nam sang kể ở quê, lứa bộ đội nhập ngũ sau 75- 76- 77- 78. Bị hy sinh trong cuộc chiến tranh này rất nhiều. Các cấp chính quyền cũng nhanh chóng báo tử và tổ chức" truy điệu" ngay. Chứ không như thời chống Mỹ. Có Liệt sỹ hy sinh hàng chục năm, mà các cấp chính quyền cũng vẫn giấu, không thông báo cho gia đình thân nhân biết. Vì sợ làm giảm khí thế tòng quân của thanh niên. Nhưng bây giờ tính chất của cuộc chiến và mọi thông tin qua lại không như ngày xưa. Nên đồng chí, đồng đội nào hy sinh hay bị thương. Chỉ 1-2 ngày sau là gia đình đã biết được tin. Nên các cấp chính quyền có giấu cũng không thể được.

Miên man với bao suy nghĩ, tôi thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng tôi phát hiện tiếng động như là bước đi. Như là tiếng thì thào nói nhỏ, theo phản xạ, tôi định thần nhanh chóng. Tay với khẩu súng và dóng tai, căng mắt quan sát. Đúng là có tiếng thì thào. Nhìn kỹ, thấy mấy bóng người đang tụm đầu quây tròn. Tay đưa lên đưa xuống. Thật kỳ lạ. Tôi cầm súng lụt xuống đất và tiền nhập tới gần.

Trong đêm tối, những bóng người, tôi đã nhận ra là toàn đội công tác nữ. Cứ bốc, rồi lại cho lên mồm. Tay kia lại cầm bi đông nước tu, rồi hà hà như là tốp người đang uống rượu. Bây giờ tôi mới cảm nhận là có hương vị, mùi thịt trâu kho. Tôi nghĩ ngay đến nồi thịt trâu kho mặn. Lúc chiều chị em cứ đòi mang ra ăn hết. Nhưng tôi cương quyết không đồng ý. Tôi hắng giọng lên tiếng. Mọi người giật mình quay lại. Tiếng SaRon và mấy cô gái ghìm giọng cười hi hí, nói: Boòng Phú .. Ngọp hơi.. Bòong Phú.

Tôinói tiếng CPC là: Sao lại ăn thế này? Cô Pen Kia đội trưởng nói lớ lớ tiếngViệt. Xin lỗi Bòong Phú. CPC không biết để dành đâu. Thích cái gì, thèm cái gì.Có là ăn bằng hết.


Ngày hôm sau, tôi chia tay với mọi người. Tôi cùng một số anh em trong Trung đoàn quay ra Công Pông Chi Năng để về VN. Đa số anh em được về VN tập huấn lớp Cán bộ Trung đội, Đại đội. Mấy đồng chí bên Hậu cần thì thường về VN để mua thực phẩm sang cho bộ đội.

Mọi người trong Tiểu ban rất vui khi tôi được về VN. Có lẽ bịn rịn nhất là cô Nhị. Từ mấy ngày nay, khi biết tin tôi về VN. Thì cô Nhị tỏ ra không vui, lúc nào cũng hay ngồi trầm tư, nhìn xa xăm như nghĩ ngợi điều gì. Có lúc Nhị nói với tôi:" anh Phú về VN là thăm Mẹ thật, hay là về VN lấy vợ." Tôi nói là Mẹ anh vào, anh được về gặp Mẹ. Chứ còn đánh nhau thế này, ai là người nghĩ đến chuyện vợ con gì đâu. Từ sau lúc đấy, mới thấy cô Nhị đỡ buồn hơn. Nhưng tôi lại cảm nhận cô Nhị chăm sóc tôi nhiều hơn trong sinh hoạt. Hay tìm những lý do để gặp nói chuyện với tôi. Tôi cũng đã cảm nhận được tình cảm của Nhị dành cho tôi. Nó không phải chỉ là tình cảm của đồng chí, đồng đội, trong tổ công tác thông thường. Mà có gì đó còn hơn thế. Đó là sự cảm phục, cảm mến và tình yêu của cô gái CPC gốc Việt dành cho tôi.

Điều này lại làm cho tôi bối rối và khó xử trước tình cảm đó. Thực sự tôi chỉ có tình cảm chung, dành cho các cô trong đội công tác, trong đó có Nhị. Qúy mến các cô, như là anh trai quý em gái của mình. Chúng tôi những người lính VN, Quân tình nguyện. Không được có tình cảm riêng tư. Không được yêu, hay không được có những quan hệ tình dục giới tính. Quy định của đơn vị nói chung và cái tính khắc kỷ của tôi nói riêng. Trong vấn đề này, càng phải nghiêm túc. Mình đâu được phép" làm ẩu". Mặc dù tôi biết tính cách, biết tập tục của phụ nữa K. Khi họ quý, khi họ yêu thì họ sẵn sàng làm tất cả, cho tất cả. Đúng bản năng, đúng tính cách hoang dã của tình yêu. Chứ họ không" giữ gìn", không e thẹn kín đáo như phụ nữ Việt mình.

Tôi thầm nghĩ, chuyến về VN lần này, cũng may. Có thể làm cho Nhị không quyến luyến, không yêu tôi nữa. Đỡ cho tôi phần khó xử trong công tác. Lúc tôi đang chuẩn bị ba lô về nước. Nhị đến, hỏi tôi chuẩn bị việc về nước. Rồi đưa cho tôi mấy chỉ vàng. Nói là: Anh mang về nước mà dùng. Tôi hơi bất ngờ nói: " Vàng ở đâu mà nhiều thế này". Nhị trả lời:'" của em giữ từ lâu rồi". tôi nói anh không nhận đâu em cất đi để dành. Anh về có tiền rồi. Vả lại nghe nói về nước bây giờ, họ kiểm tra kỹ lắm. Không mang về được đâu. Họ thu mất thì phí. Nhị vẫn khăng khăng nói tôi cầm về. Đắn đo một lúc tôi nói: Vậy anh cầm một chỉ thôi, về anh sẽ mua quà sang cho em và anh em. Nhị đồng ý nhưng bắt tôi phải cầm cái nhẫn 2 chỉ vàng.

Khi trao chotôi, Nhị nhìn tôi rơm rớm nước mắt. Rồi bất ngờ nắm chặt tay tôi rất nhanh, nóilí nhí:" gì đó" rồi chạy vụt đi thật nhanh.


Cả đoàn chúng tôi khoảng hơn 10 người. Tối hôm đó mọi người ngủ tại hậu cứ Trung đoàn tại Thị xã Công Pông Chi Năng. Chúng tôi được báo sáng hôm sau sẽ có 2 xe của Trung đoàn, nhập cùng đoàn xe của Sư đoàn về VN. Trong thị xã đang có rất nhiều xe ôTô đầy ắp hàng, phủ bạt kín. Đang đợi thông đường lên Pua Sát.

Sáng hôm sau, đúng 7h đoàn xe xuất phát. Được thông báo là từ Công Pông Chi Năng tới Phnompenh tương đối an toàn. Nhưng không phải là không còn lực lượng nhỏ của Pốt ra phục đường. Vì vậy, mọi người vẫn phải trang bị súng đạn. Lúc nào cũng phải sẵn sàng chiến đấu như là lính chiến. Cũng có nhiều xe trên đường về VN bị phục cháy. Đã có nhiều anh em hy sinh. Tóm lại trên đường trở về Phnompenh vẫn còn phức tạp. Các xe thường phải tập trung đi thành đoàn, để có thể sẵn sàng hỗ trợ cho nhau.

Lần trước, hành quân từ phnompenh đến CôngPôngChoNăng bằng tầu Hải quân đường thủy. Đa phần thời gian là ở trong hầm tàu. Không quan sát được trên đường bộ. Hôm nay về VN theo đường bộ số 5. Tôi thoải mái được nhìn ngắm đất nước CPC qua 2 bên đường. Đường xấu, nhiều cầu nhỏ bị xập nên xe chạy không được nhanh. Đập vào mắt đầu tiên là những rừng cây 2 bên đường. Thi thoảng có những căn nhà, hay dãy nhà trông hoang tàn. Nhưng đã có người ở, trông rất tạm bợ. Lũ lượt các đoàn người cùng đi xuôi theo chiều xe chúng tôi. Nhìn chúng tôi cười, các em nhỏ ngồi trên xe bò, hoặc trong cái thúng. Được bố mẹ gánh, trong khói bụi mù dầy đặc. Vẫn thấy những bàn tay nhỏ gầy đét, giơ lên vẫy, vẫy.

Những đoàn người đen đúa, lôi thôi, rách rưới, bẩn thỉu này. Là những người dân ở các Tỉnh Kan Dan, SvayRiêng hay những vùng giáp biên giới Việt. Họ bị bọn Pốt lùa lên rừng miền Tây. Từ sau ngày Khơ Me Đỏ giải phóng đất nước, từ tay chính quyền LonLon năm 75. Cả Huyện, cả Xã, cả Tỉnh bị lùa đi. Chết đói, chết khát, chết vì đập vỡ đầu cũng nhiều. Giờ đây những tốp người này sống sót, hồi hương. Họ vẫn còn bàng hoàng, khiếp sợ. Chưa dám tin, là đã thật sự được sống, thật sự hồi sinh. Khi trên trời, những đàn quạ đen vẫn bay lượn như những âm binh địa phủ, như những thần chết. Chúng kêu gọi ầm ĩ, báo nhau tìm mồi là những xác ngừời thối rữa. Những cây thốt nốt, loại cây rất đặc trưng, rất quen thuộc với người dân CPC. Có sức sống mãnh liệt của giống nòi, của tạo hóa. Rất phù hợp với khí hậu, với thổ nhưỡng của CPC. Loại cây mọc gần như hoang dã, chẳng bao giờ cần sự tưới tắm, chăm sóc của con người. Mà giờ đây, trông xác xơ, khô cằn. Thân, lá te tua, sứt sẹo bởi mảnh pháo, mảnh đạn. Như không còn sức sống.

Gần đến PhnomPenh, chúng tôi thấy khoảng hơn chục chiếc xe tăng, xe thiết giáp M113 cháy, nằm ngả nghiêng trên đường, dưới ruộng. Không biết đoàn Tăng thiết giáp này, của ai? Ta hay là Pốt. Trời nắng chang chang, buổi trưa thì xe cũng dừng nghỉ tại ngoại ô Phnompenh. Cư dân ở đây đã thật tấp nập hàng quán, chợ búa đông đúc. Cũng có nhiều phụ nữ ra mời chào chúng tôi vào ăn cơm. Dưới chế độ Khơ me Đỏ, bọn Pon Pốt tổ chức một xã hội Công Sản chủ nghĩa theo kiểu không có chợ, không có tiền, không có trường học, không có chùa, không có trí thức hay bệnh viện. Nên giờ đây, sau giải phóng đồng tiền cũ không ai xử dụng. Chính quyền mới chưa kịp phát hành được tiền để lưu thông.

Chưacó tiền, nên việc mua bán đổi chác. Kể cả từ ăn bát phở, bát cơm, mua nước thốtnốt, cũng được quy ra vàng, thanh toán bằng vàng. Vì vậy có rất nhiều người làmcái nghề cân đong vàng. Để thanh toán ngay cạnh các hàng cơm, hàng phở.


Cơm nước xong, đoàn xe lại tiếp tục lên đường vào PhnomPenh. Bắt đầu vào Thủ đô. Đã thấy rất đông bộ đội ta và bộ đội bạn. Các chốt kiểm soát quân sự của cả 2 bên, chỉ đường cho người dân và các xe qua Thành phố.

Giai đoạn này, Chính quyền bạn chưa cho dân hồi cư vào ở trong Thành phố. Nên các cư dân Thủ đô cũ, sống sót trở về. Thường làm những lán tạm ở ngoại ô buôn bán sinh sống. Đa phần họ toàn là nữ giới. Các bà góa ở cùng nhau. Họ đều nói là chồng họ đã bị chết. Vì vậy những dẫy phố chúng tôi đi qua, phố xá, nhà cửa vừa còn tan hoang. Nhìn những đường phố, rất nhiều ngôi nhà, tòa nhà hay những Đền Chùa. Đều toát lên lối kiến trúc rất "dân tộc". Dấu ấn của một thời hưng thịnh, của đất nước, của dân tộc Khme đã có một thời hoàng kim, một cố đô tráng lệ bên dòng TongLe Sáp hùng vĩ.

Xe chạy qua cầu MôniVông. Trong chúng tôi, ai cũng phấn chấn hẳn lên. Từ lúc này, không ai phải quan tâm đến sự phục kích của Pốt. Mọi người không phải tay lăm lăm cò súng, mắt săm soi 2 bên đường nữa. Những giây phút của ngày 7/1, khi đại quân tiến công vào Thủ đô tái hiện. Bến phà Niếc Lương đây rồi, cái bến phà mà ngày 7/1, đông cứng bộ đội súng đạn đầy mình. Đông cứng các loại xe tăng, xe thiết giáp, xe ô tô chở bộ đội, chở khí tài. Xe kéo pháo đợi vượt sông. Thật hoành tráng, thật dũng mãnh. Nhưng nhớ lại cái giờ phút vượt sông đó không phải là không có băn khoăn. Không phải là không có nỗi lo từ mỗi con người. Từ chiến sỹ, từ các cấp chỉ chỉ huy các đơn vị. Các đồng chí chỉ huy vô cùng lo cho đơn vị mình, vượt sông nhanh nhất, an toàn nhất. Để lao vào hang ổ của quân thù. Để tiêu diệt bọn diệt chủng khát máu Pôn Pốt – Ieeng xa Ri. Thêm cả nỗi lo nữa chợt đến, là nếu có vấn đề gì, thì bơi làm sao để về với đất Mẹ.

Lịch sử đã đặt vào vai chúng tôi gánh nặng của 2 cuộc chiến. Rồi lại cũng cho chúng tôi cái vinh dự được là người lính tiến công vào 2 Thủ đô. Hai cơ quan đầu não, sào huyệt của kẻ thù. Gian khổ lắm thay và cũng tự hào lắm thay. Cái khí thế tiến công sáng ngày 7/1/79 tại khu vực bến phà này. Cũng tựa như cái khí thế tiến công của đại quân ta lúc sáng ngày 30/4/75 tại các đầu ô Sài Gòn. Khí thế tiến công lúc đó, có thể nói là những nốt nhạc của bản hùng ca chiến trận hoành tráng nhất. Mạnh mẽ nhất, mà bất cử nhà đạo diễn điện ảnh nào tài ba đến mấy, cũng không thể nào tái hiện.

Sông Mê Công nơi đây thật rộng. Nhưng lần vượt sông này trong tâm trạng trái ngược với ngày 7/1. Chúng tôi vượt sông về với Tổ quốc, về với đất Mẹ. Mẹ tôi em tôi bao người thân của chúng tôi đang đợi chờ. Chờ chúng tôi những đứa con chiến thắng trở về. Hai đầu đất nước đang có chiến tranh, nhưng chúng tôi về với Thành phố, là về với sự thanh bình cuộc sống đô thị. Lúc nào cũng đông đúc, rộn dã tiếng cười và lấp lánh những ne-ong đèn màu. Vui thật là vui.

Xa xa, bên trái đường. Dãy núi Sa Cách, mục tiêu số 1, mà chúng tôi tiến đánh. Giờ đây, nhìn từ Đường 1, đến dãy núi mờ mờ xa. Núi Sa Cách có cảm giác không to lớn như hôm nào. Khu vực này, sáng hôm đó còn ngổn ngang quần áo, ngổn ngang trang bị, súng đạn. Của dân, của lính Pốt trong cuộc hoảng loạn vỡ trận tháo chạy. Những đồ đạc, những xe bò, những quân trang quân dụng hồi đó đã không còn nữa.

Xe chúng tôi tiếp tục chạy. Tới Svay Riêng, rồi cầu Padasốt, Chi Phu, Rừng Sở. Rồi đến Ba vét 1, Ba vét 2. Những trận chiến đấu ác liệt và cuộc chiến bao ngày vất vả nơi đây lại hiện lên. Nơi kia là vị trí ém quân sau đêm luồn sâu, phục kích đón lõng. Bắt sống 2 xe cùng pháo 105 của Pốt. Chỗ kia là căn hầm tôi cùng anh Ngọc ẩn lấp, khi bị cả pháo ta pháo địch nện vào. Chi phu, Rừng Sở, Bao ngày chốt giữ. Nơi tôi cùng Đại đội 3 ngồi trên xe bọc thép tiến công giải cứu số anh em phía sau nhầm đường chạy vượt sang. Rồi các trận chiến ở vùng Ba Vét. Cây thốt nốt ven đường thân bị vỡ toác vẫn còn đó. Là trận Đại đội tôi luồn sâu với nhiệm vụ bắt sống mấy tên Pốt về khai thác. Cái hốc to trên cây là phát đạn DKZ của Pốt bắn khi chúng phản kích. Qủa đạn đó, đã làm cho đồng chí Tấn hy sinh, đ/c Biểu, Hoa bị thương. Biết bao kỷ niệm, biết bao trận đánh mà tôi cùng đơn vị chiến đấu ở đây. Biết bao đồng đội của tôi đã ngã xuống, để có được ngày hôm nay. Cho cuộc sống thanh bình, cho đất nước Chùa Tháp được hồi sinh.

Miên man nghĩ ngợi. Tiếng đ/c lái xe nói to vọng lên. Đã tới cửa khẩu, mọi người xuống xe để qua trạm kiểm soát. Chúng tôi nhẩy xuống xe. Phải một lúc với đi lại được bình thường vì phải ngồi lâu trong tư thế gò bó. Trời đã về chiều. Hoàng hôn nơi biên giới thật đẹp. Chúng tôi qua trạm badie. Tiếng mấy đ/c Bộ đội Biên Phòng cùng kiểm soát Quân sự tay đeo băng đỏ lăm lăm súng. Mắt láo liêng xét nét mọi người, gây cho tôi và anh em khó chịu. Tôi nói to. Còn phải kiểm tra cái gì nữa. Chúng tôi lính chiến được về VN công tác sao lại phải khám xét kiểm tra? Một đ/c chắc là đội trưởng kiểm soát nói: Chúng tôi được lệnh khám xét và kiểm tra hết tất cả bộ đội về nước và sang CPC.

Bực thật! Bực quá! Cái tức, cái bực ập đến. Ức đến ứa nước mắt. Tôi nói: Này đ/c: Khi chúng tôi đánh nhau bao ngày tháng ở đây. Đánh qua đánh lại thì sao không có ai đến mà kiểm tra, mà khám xét? Bây giờ lại bầy ra cái trò khám mới lại xét. Lúc Pốt tràn sang đây. Đ/c có biết ai là người lên đây, ngay tại vị trí này để giải vây, để cứu nhân dân, cứu Bộ đội biên phòng. Chốt giữ thay cho các đ/c không? Tôi! Chính tôi, cùng Đại đội tôi đã làm cái việc đó. Sao bây giờ lại nói chuyện khám với xét. Mất danh dự của lính chiến. Tôi phừng phừng nói to một thôi một hồi. Không kìm được. Tôi chỉ muốn là một việc gì đó cho thỏa cơn bực.

Thấytôi nói to, nói nhiều. Hai, ba chiến sỹ nữa đeo băng đỏ cầm súng chạy ra, mặthầm hầm. Một người có lẽ là chỉ huy to hơn hỏi tôi: Các đ/c ở đơn vị nào? Tôinói: Đoàn xe chúng tôi là lính Sư đoàn 341. Có việc về hậu cứ Việt Nam rồi lạisang. Sao lại cứ đòi khám chúng tôi? Đ/c cán bộ đó thay đổi lại nét mặt nói.Thế các anh là lính 341 à. Tôi nói: Ông có cần xem giấy không? Người Cán bộ đónói nhỏ gì đó với người bên cạnh. Rồi quay sang nói với tổ công tác: Các đ/c đểcho đoàn 341 đi.


Cái bực tức trong tôi bị gạt đi rất nhanh. Khi những ngôi nhà, những làng xóm quen thuộc và những người dân Việt đã hiện ra trước mắt.

Trời tối, nhưng khu vực cửa khẩu Mộc Bài này, tôi vẫn nhớ như in. Ngôi nhà má Bẩy bên phải rìa cánh đồng, nơi tôi phải chốt, gác sáu tiếng một đêm trong những ngày đầu tiên ra Biên giới. Nhưng giờ đây tất cả chỉ còn nền đất. Chính quyền đã không cho dân ở khu vực này nữa. Khu vực này, được xử dụng làm những lán trại, phục vụ cho việc tiếp tế. Hay phục vụ cho Quốc phòng. Gặp dân nhiều, nhưng trời tối nên tôi cũng không nhận được ai quen. Xe tiếp tục chạy qua An Thạnh, qua cầu Gò Dầu. Nơi có ngã ba đi thẳng là về Thành phố, còn rẽ trái là về Tây Ninh, ra bến Sỏi sang Búa Lớn. Tôi bồi hồi nghĩ tới Cúc. Không biết cuộc sống của Cúc hồi này thế nào? Đã lấy chồng chưa? Cúc trong những ngày qua nghĩ về tôi thế nào? Có trách tôi nhiều không? Xe không chạy về hướng đó, nên cũng không ai có thể giải đáp cho tôi thắc mắc. Tôi tặc lưỡi bất lực. Thôi! Mong cầu cho Cúc có cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Xe chạy tiếp, dân cư, phố xá hiện ra trong ánh đèn pha và đèn của đường phố. Đèn sáng trong từng gia đình. Trong từng hàng quán đông đúc. Không có chiến tranh, đúng ra ở đây đã hết chiến tranh. Cuộc sống thường nhật của người dân đang tiếp diễn ồn ào sôi động. Hạnh phúc lứa đôi. Chúng tôi, chỉ có chúng tôi là vẫn chưa được thụ hưởng cuộc sống thanh bình này. Hàng ngày, hàng giờ chúng tôi vẫn phải sống trong căng thẳng. Trong đói khát, trong hy sinh, súng đạn đầy mình, trong sình lầy nước đọng. Cùng sự khốc liệt của chiến tranh. Trong vùng đất có những người dân đen đúa, nhếch nhác. Trong rừng núi hẻo lánh, có những tên quỷ dữ khát máu người cùng những họng súng rình rập chúng tôi. Nhiệm vụ của chúng tôi phải tiễu trừ, phải tiêu diệt tận gốc lũ quỷ khát máu đó.

Xe chạy, càng gần Biên Hòa dân cư càng đông đúc hơn. Nhìn cuộc sống thường nhật của họ mà thèm. Những thanh niên đi trên chiếc xe mini nhỏ, đằng sau có những cô gái áo quần thật đẹp, quàng tay ôm cứng ngừơi trai. Hoặc họ cùng đạp xe, chuyện trò trông thật ngộ nghĩnh. Trong tôi, như bắt đầu dâng lên khát thèm có cuộc sống như họ. Hình như những cuộc sống kia, biểu cảm kia, với chúng tôi là những thứ cao xa không thể với tới được. Những thứ đó không giành cho tôi, những người lính trận.

Xe chạy về xa lộ, rồi rẽ vào Long Bình. Tổng kho Long Bình rộng mênh mông. Chúng tôi vào theo cổng số 9. Doanh trại, hậu cứ của tôi ở đó. Mẹ tôi, em tôi đang ở đó. Chỉ mấy ngàn mét nữa thôi, là tôi được gặp Mẹ, gặp em. Thật tuyệt vời cảm xúc trào dâng. Không biết Mẹ tôi dịp này thế nào. Mẹ mới ngoài 50 tuổi nhưng ở độ tuổi đó. Những người mẹ miền Bắc trông già lắm. Sinh đẻ nhiều, phải lăn lộn, vất vả mưu sinh. Để nuôi dưỡng đàn con trong thời khốn khó của chiến tranh. Cùng với cơ chế cứng nhắc đến vô lý của thời bao cấp. Ai cũng khổ, người Mẹ nào cũng tần tảo, xác xơ gầy tong teo như cái cò, cái vạc. Không phải chỉ ban ngày, mà ban đêm cũng vẫn phải làm việc, tìm kế mưu sinh.

Bố mẹ tôi sinh được 10 người con. Tôi có 2 chị gái đầu, rồi đến người anh sinh ra mất ngay. Rồi đến tôi, rồi đến em gái tôi, mỗi người sinh ra mỗi Tỉnh. Theo dọc đường di chuyển của xưởng Quân giới sản xuất, chế tạo súng đạn của Ba tôi. Thời chiến tranh chống Pháp. Tiếp đến là bốn người em trai, một người em gái sinh ở cùng một Tỉnh khi hết chiến tranh năm 1954. Gia đình tôi về định cư tại Thái Bình. Trong chín người con đang sống, có lẽ vì là con trai đầu nên tôi thường được bố mẹ quan tâm nhiều nhất. Đồng nghĩa với việc tôi là đứa con được đặt nhiều hy vọng nhất.

Những năm tháng qua. Chiến tranh kéo dài, cái thế hệ của chúng tôi vẫn phải tiếp nối cha ông cầm súng. Rất nhiều bạn bè tôi tòng quân khi mới 17 tuổi. Ra chiến trận, rồi rất nhanh có tin đã hy sinh ở chiến trường nào đó. Tôi đã may mắn qua được thời chiến tranh chống Mỹ đã làm cho gia đình rất mừng. Giờ đây cùng trang lứa trong khu phố, hình như chỉ còn tôi là tiếp tục cuộc chiến ở BGTN. Vì vậy, nên tôi vẫn đang là nỗi lo lớn cho gia đình.

Xedừng, tôi hỏi ngay anh em coi cứ là Mẹ tôi đang ở đâu. Đ/c Khoái coi cứ nói: Mẹanh, em anh, đợi mãi không thấy anh về. Nên đã về Sài Gòn từ ngày hôm kia rồi.Tôi bất ngờ khi nghe tin đó. Nỗi hụt hẫng ập đến cùng với nỗi buồn. Đã 9h tốikhông thể về Sài Gòn được. Đành theo anh em vào chỗ nghỉ, sáng mai về Sài Gònvậy.


Sáng hôm sau tôi dậy sớm ra đón xe về Sài Gòn. Đường lộ người đón xe thật đông. Tôi đón được cái xe Datsu cũ kỹ, nghẹt cứng người ngồi. Những ngày này, việc đi lại rất khó khăn, vì nguyên liệu xăng dầu rất khó mua. Đâu đâu cũng là các tổ hợp, hay HTX vận tải đảm trách.

Các loại xe đã từ xưa cũ, hỏng hóc nhiều, không có phụ tùng nhập khẩu thay thế. Nên các tổ hợp, các hợp tác xã cứ phải tháo lắp phụ tùng từ xe nọ sang xe kia. Số lượng đầu xe cứ giảm dần đi. Đồng nghĩa với việc rất nhiều xe đã bị xếp xó, han rỉ vì đã bị tháo dần từng bộ phận. Xăng dầu hiếm. Thậm chí nhiều xe còn được cải tiến chạy máy cả bằng than củi. Kết hợp với xăng dầu thế nào đó. Mỗi xe có một bình chứa than to tướng đằng sau. Thỉnh thoảng lại có những viên than đỏ rực rơi lả tả xuống đường. Chính vì thế việc đi lại là vấn đề đang rất khốn khó của Thành Phố, của xã hội.

Trên xe rất đông. Người đứng, người ngồi chen trúc. Lại còn 2-3 người bu đeo đứng đằng sau. Người lên người xuống nhiều. Nên xe chạy một quãng rồi lại dừng đón khách, cho khách lên xuống liên tục. Ai cũng kêu khổ trách móc chế độ , so sánh xưa nay ầm ỹ. Hình như thấy tôi là bộ đội, nên mọi người cố ý kêu ca phàn nàn nhiều hơn, về cái khổ cực mà mọi người đang phải gánh chịu. Tôi nghe ào ào, lơ đãng không để ý gì đến những lời kêu ca đó. Chỉ mong nhanh về Sài Gòn. Mãi rồi cũng tới nơi. Quãng đường từ Long Bình về Sài Gòn có hơn ba chục Km mà phải mất mấy tiếng đồng hồ. Bây giờ đã là 9h,30'. Xe dừng tại khu bến xe Văn Thánh. Tôi xuống xe, vào quán mua nhanh ít trái cây làm quà. Rồi vời ngay một chiếc xe ôm nói chạy vô sân bay. Đường phố, người xe tấp nập cũng không có gì khác xưa. Tôi cũng không để ý đến đường phố nữa. Trong lòng chỉ muốn chạy nhanh vào sân bay nơi Mẹ tôi đang ở đó. Tới cổng Phi Long của sân bay, tôi vào trực ban xin vào đơn vị của Lộc. Sau một vài thủ tục hỏi tên tuổi, đ/c trực ban điện thoại vào trong, rồi khoảng hơn chục phút sau đã thấy chú Lộc em tôi đi xe đạp ra tận cổng đón.

Khỏi nói được, tả được niềm vui khi anh em tôi gặp nhau như thế nào? Lộc nói: Mẹ cứ khóc, lo cho anh liệu có về được không? Tôi nói qua: anh được tin mấy ngày rồi, nhưng không thể về ngay được. Mẹ có khỏe không? Cũng không nghe thấy tiếng trả lời. Lộc đã rẽ vào trạm khách của đơn vị. Từ xa đã thấy Mẹ tôi đứng ở cửa phòng khách đợi tôi. Nhìn thấy tôi thay vì vui mừng, thì mẹ lại òa lên khóc. Tôi bỏ giỏ đồ xuống, ôm lấy Mẹ cũng không nói được gì nữa. Hai mẹ con cứ thế nước mắt giàn dụa. Không thể có niềm vui, niềm hạnh phúc và quý giá nào bằng. Mẹ tôi ôm tôi, như là không thể tin được có giây phút hạnh phúc này. Thoáng thấy các anh em đơn vị Lộc cũng giơ tay lau nước mắt. Mọi người cùng chung niềm vui và cảm động trước tình cảm của Mẹ con tôi.

Lúc sau bình tĩnh trở lại, chú Lộc dìu mẹ tôi vào phòng khách. Mẹ tôi trách sao mãi hôm nay tôi mới về. Tôi cười, giải thích với Mẹ cũng là nói chuyện với mọi người về tình hình CPC. Tình hình chiến sự và nhiệm vụ của đơn vị còn rất vất vả, rất nặng nề. Tình hình CPC không giống như ở VN. Sau ngày chiến thắng 30/4, thì coi như là ngày hòa bình lập lại. Còn ở CPC thì khác. Những trận chiến hết sức ác liệt tiếp diễn sau ngày 7/1 đó. Hầu như chúng con, đơn vị chúng con không được nghỉ ngày nào. Quần đảo chiến đấu liên tục. Rất nhiều đồng đội con hy sinh sau ngày 7/1 vì bị bọn chúng phản kích và vì những trận chiến đấu ác liệt diễn ra liên tục đó.

Tôi nói tiếp. Khi biết tin Mẹ vào đơn vị, con vẫn đang chiến đấu trong rừng. Toàn Sư đoàn đang chuẩn bị lại đánh lớn vào căn cứ Lếch, giáp biên giới Thái Lan. Tóm lại là chúng con cũng chưa được nghỉ ngơi. Quân tình nguyện mình vẫn còn đổ máu, vẫn còn gian khổ, vẫn sẽ còn hy sinh nhiều. Tôi kể một mạch chuyện bên đó cho Mẹ, em và mọi người cùng nghe. Vì vậy Mẹ vào, đ/v cho con về gặp Mẹ thế này là sự ưu ái lắm rồi. Các đồng chí chỉ huy ở đơn vị chú Lộc thì nói: Không ngờ tình hình CPC lại vẫn còn phức tạp như vậy. Chúng tôi lại cứ ngỡ là chiến sự bên đó đã nhẹ lắm rồi.

Đơn vị chú Lộc là bộ đội thuộc Quân chủng Phòng không không quân. Là Đại đội Trinh sát điện tử. Nghe nói Quân đội ta chỉ có một Đại đội khí tài Trinh sát điện tử đặc biệt này do Liên Xô giúp. Chính vì thuộc hang lính "Cậu" nên các chế độ của cán bộ chiến sỹ ở đây rất được quan tâm đặc biệt. Chú Lộc nhập ngũ tháng 12/74 khi vừa thi tốt nghiệp lớp 10. Cả lớp cả trường được động viên nhập ngũ. Nên trong Đại đội của chú Lộc cũng đa phần là anh em ở Thái Bình. Đ/c Đại đội Trưởng tên là Cảm cũng người Thái Bình. Có lẽ cũng thêm những chi tiết đồng hương đó. Hay vì để chiêu đãi người lính chiến bộ binh, mà Mẹ con tôi được chăm sóc rất đặc biệt. Tôi được thưởng thức toàn những món ăn của hương vị quê hương, cùng Mẹ cùng em, cùng đồng đội của đ/v chú Lộc thật vui, thật đầm ấm.

Tôi liên tục kể chuyện chiến đấu, chuyện bên CPC cho Mẹ tôi và mọi người nghe. Tối Mẹ tôi kể chuyện gia đình và quê nhà. Mẹ có nói là sau dịp tôi đi cô Trinh hàng xóm vẫn sang nhà chơi. Thường hay hỏi tin tôi. Mẹ tôi trách sao tôi không viết thư về cho Trinh. Tôi nói: Con có viết một lần khi trở lại đơn vị. Nhưng sau ngày ấy chiến đấu ác liệt quá ở tận dưới Hà Tiên. Đơn vị con bị thương và hy sinh cả ngàn người.

Hiện tại, con chẳng còn tâm trí nào mà nói những chuyện yêu đương hayhứa hẹn đợi chờ. Cứ như thế này thì chưa biết đến bao giờ, con được ra khỏiQuân đội. Mẹ tôi khóc nói: Mẹ không ngờ đời con lại khổ và vất vả quá thế!


Tôi ở lại chơi với Mẹ và em tôi được 2 tối. Sáng ngày thứ 3 sau khi ăn sáng xong, tôi chia tay với Mẹ với em về Long Bình để trở lại đơn vị.

Mẹ tôi muốn đi cùng tôi lên Long Bình. Nhưng tôi nói: Con lên có xe là sang bên kia ngay. Mẹ không phải đi cùng con nữa cho vất vả. Mẹ ở lại chơi với Lộc ít ngày nữa rồi Mẹ ra Bắc. Mẹ con mình mấy ngày được bên nhau thế này là quý lắm rồi. Mẹ tôi không nói gì. Mẹ tháo chiếc nhẫn vàng một chỉ đưa cho tôi nói: Con cầm lấy mà phòng lúc cần đến. Con lớn rồi, lẽ ra tuổi con là đã có vợ rồi. Ở đó có gì bức xúc quá thì phải cố mà chịu đựng. Chứ đừng làm điều gì dại dột, bị kỷ luật thì khổ. Tôi hiểu ý của Mẹ. Vì tối qua, tôi có nói chuyện về tình hình CPC, về kỷ luật Quân đội, kỷ luật dân vận Quốc Tế rất nghiêm . Tôi kể cả chuyện xẩy ra ở đơn vị tôi và các đơn vị bạn vi phạm kỷ luật bị xử ra sao. Chuyện anh Xướng bị kỷ luật như thế nào. Nên Mẹ tôi mới có ý dặn dò như vậy. tôi nói mẹ cứ yên tâm, con trai của mẹ không bao giờ làm điều gì xấu cả.

Tôi xin Mẹ cái nhẫn rồi chia tay Mẹ, chia tay tất cả mọi người. Chú Lộc lại lấy xe đạp đưa tôi ra cổng. Không hiểu sao, nhớ Mẹ thương Mẹ nhưng tôi lại muốn đi thật nhanh. Không giám, hay không muốn nhìn Mẹ tôi buồn, Mẹ tôi khóc.

Tới cổng sân bay, tôi dặn dò Lộc mấy câu chăm sóc động viện Mẹ. Rồi tôi vời xe ôm ra bến Văn Thánh rồi về Long Bình. Nơi mọi người đang đợi tôi . Vì theo kế hoạch, sáng hôm sau đoàn xe lại sang CPC, trở lại đơn vị.

Tới Long Bình cũng đã trưa. Sáng mai xe mới sang bên kia. Còn cả một buổi chiều. Tôi mượn xe đạp của anh em ở cứ, ra khu vực Tam Hiệp bán 2 chỉ vàng của Nhị. Để lấy tiền mua sắm quà cho mọi người. Vào hiệu thuốc Tây mua một ít thuốc kháng sinh, một số thuốc bổ, theo lời dặn của Nhị. Còn thời gian tôi rẽ xuống nhà máy giấy Tân Mai sát Thành Phố Biên Hòa. Vào thăm gia đình anh chị Thân- Thắng. Chị gái của bạn tôi mới chuyển từ ngoài Bắc vào.

Hồi nhỏ, trong nhóm bạn học, tôi chơi thân với mấy người. Trong nhóm bạn có Thái nhà cùng khu phố. Hai anh em rất thân tình. Thường đến nhà nhau chơi. Những năm 1965-1966, chiến tranh phá hoại ở miền Bắc đang thời kỳ khốc liệt. Chúng tôi mỗi người đi sơ tán mỗi nơi theo gia đình. Chiến trường miền Nam những năm sau Tết Mậu Thân vô cùng căng thẳng. Lứa tuổi chúng tôi thường 17 tuổi đã được động viên vào bộ đội. Chúng tôi lần lượt nhập ngũ. Thái cuối năm 1968 đã nhập ngũ khi mới bước sang tuổi 17. Cùng năm đó tôi đi học lớp Trung cấp cơ khí do Ty giao thông tuyển.

Bọn bạn cùng khối phố, cùng trang lứa, lần lượt nhập ngũ và cũng đã có tin thằng này, thằng khác khác hy sinh. Năm 69 tôi nhập ngũ, nhưng do quá bé nhỏ. Nên sau một tháng ăn cơm " vỗ béo" mà cũng chẳng béo lên được. Tôi lại được về học tập tiếp tại trường. Sang năm 1970 về làm việc tại Xưởng đóng tầu tại Thái bình. Trong số công nhân của nhà máy lúc đó, có lẽ tôi là người ít tuổi nhất, trẻ nhất, cao gầy nhỏ bé nhất xí nghiệp. Tới tháng 5/72 thì tôi cũng được lệnh nhập ngũ. Điều trùng lập là tháng 5 tôi nhập ngũ, thì cũng là lúc được tin Thái bạn tôi hy sinh ở chiến trường Quảng Trị. Dịp về phép năm 76 tôi mới biết tin chị Thân, là chị gái Thái theo chồng vào làm việc tại nhà máy giấy Tân Mai, Biên Hòa. Biết là thế nhưng tôi cũng mới đến chơi được một lần năm 78. Khi đơn vị chiến đấu ở Tây Ninh tôi được trở về phía sau tập huấn.

Anh chị Thắng Thân rất quý tôi coi tôi như là em trai của mình. Anh Thắng là các bộ của Bộ Công nghiệp nhẹ, được điều động đi B từ năm 72. Hiện nay anh đang đảm trách Quản đốc một phân xưởng trong nhà máy. Hai anh chị đã có 2 cháu nhỏ. Mọi người rất vui khi tôi đến chơi. Thời đó nền kinh tế của đất nước, cuộc sống của mọi người dân đều khó khăn. Nhưng cuộc sống của cán bộ công nhân nhà máy Giấy thì lại rất khá vì thời đó giấy hiếm. Nên nhà máy hay tổ chức giao lưu kế hoạch 3. Đổi giấy cho các địa phương lấy lương thực, thực phẩm nên đời sống của cán bộ công nhân nhà máy tương đối ổn định. Nhìn cuộc sống của gia đình anh chị Thắng - Thân. Nghĩ lại cuộc sống hiện tại của mình thật là điều mơ ước cho đời lính. Anh chị rất quân tâm, thường tổ chức anh em cùng nhà máy đến chung vui mỗi khi tôi đến chơi. Tôi rất cảm động trước tình cảm của anh chị giành cho tôi. Tôi được chăm sóc như một người em trai thực sự.

Tới gần chiều, tôi chào anh chị trở về Long Bình, sau khi đã mua thêm đủ các thứ cần mua sang làm quà cho anh em ở đơn vị. Ở khu vực Tam Hiệp này, dân cư thật đông đúc, chợ búa, xe cộ, người đi lại buôn bán tấp nập. Cũng tại vị trí này, sáng ngày 30/4/75, Trung đoàn tôi chia làm hai hướng. Tiểu đoàn Một của tôi hành tiến theo đường này, tiến công sân bay Biên Hòa. Tiểu đoàn Hai, Tiểu đoàn Ba theo xe tăng tiến công vào Sài gòn. Khu vực này bộ đội mình cũng nhiều đơn vị đóng quân. Nhịp điệu cuộc sống ở đây thật sôi động. Như là không ai biết đến 2 cuộc chiến đang xẩy ra ở 2 đâu đất nước.

Tôi rất vui vì đến thăm gia đình anh chị Thân - Thắng. Song không hiểusao giờ đây nỗi buồn ập đến. Không biết bao giờ mình mới có được cuộc sống nhưgia đình anh chị? Như cuộc sống bình dị của những người dân kia. Thật nặnglòng, tôi uể oải đạp xe vào Tổng kho, về hậu cứ của Trung đoàn. Ngày mai tôilại cùng đồng đội sang CPC, trở lại đơn vị, tiếp tục cuộc sống, chiến đấu củangười lính Quân tình nguyện. 


Hôm sau, bẩy giờ sáng, sau khi ăn cơm xong. Đồng chí Giã trưởng đoàn, tập hợp toàn bộ chúng tôi và số anh em từ hậu cứ được chuyển sang đơn vị. Họp phổ biến tình hình nhiệm vụ của chuyến đi.

Trong chuyến sang lần này, chỉ có mấy đồng chí là cán bộ Hậu cần. Còn đa số là anh em bị thương nhẹ đi viện về. Sức khỏe đã bình phục, đã được nghỉ ngơi ở hậu cứ. Nay tiền phương cần người, số đồng chí này tiếp tục được huy động về đơn vị chiến đấu. Đồng chí Giã nói về tình hình bên K. Trung đoàn hiện đã cơ động về khu vực Kraco, Tỉnh PuaSát. Vì vậy quãng đường đi sẽ dài hơn, phải dừng ngủ đến tại Phnompênh. Đường đi từ Tỉnh Công Pong ChNăng tới Phua Sát là rất nguy hiểm.

Mọi người lại được phân phát súng, đạn. Tất cả phải làm nhiệm vụ bảo dưỡng kiểm tra vũ khí. Khẩu súng tôi mang về mới mấy ngày mà đã " đỏ lên". Vì thiếu dầu mỡ lau chùi. Chúng tôi nhanh chóng tháo lắp, lau chùi bảo quản vũ khí. Xong phần việc tháo lắp bảo quản. Tôi cầm hộp tiếp đạn, thường là 2 hộp tiếp đạn buộc tráo đầu đuôi. Như vậy cơ số đạn là được 60 viên. Đẩy hết đạn ra cẩn thận lau lại đạn và lò so của tiếp đạn. Hai hộp đạn còn đầy. Tiếng nẫy khóa của hộp tiếp đạn lắp vào súng nghe tách, đanh gọn. Nó gần như dấu chấm cho chuyến đi, như tiếng nhắc nhở mọi người trở lại với vị trí. Trở lại với nhiệm vụ của người lính chiến. Ba mươi phút sau, anh em tôi lại lên đường. Long Bình- Tam Hiệp- Biên Hòa, phố xá những dòng người xuôi ngược, lùi dần, xa dần khi xe chúng tôi qua. Mới đầu trên xe mọi người còn nói cười ầm ĩ. Được một lúc thì cũng hết chuyện. Mỗi người suy tư theo những dòng kỷ niệm, theo suy nghĩ của riêng từng người.

Quá trưa xe lại làm thủ tục qua cửa khẩu. Thủ tục qua trạm sang CPC thì quá đơn giản. Các anh em ở trạm kiểm soát thái độ khác hẳn với lúc đoàn xe về. Tươi cười, chúc may mắn, lại còn giơ tay vẫy vẫy biểu cảm thật mặn mà, thật lưu luyến. Xe tiếp tục chạy qua Ba vét 2- Ba Vét 1. Rồi qua những địa danh mà chúng tôi đã từng chiến đấu, từng đi qua. Xe qua phà Niếc Lương tới Phnompenh thì trời cũng đã chiều tối. Chúng tôi dừng nghỉ ở khu vực cầu Xập để để sáng mai lên đường.

Bảy giờ sáng hôm sau, đoàn xe lại khởi hành. Hôm nay mọi người không ai suy tư như hôm qua nữa. Ai cũng hiểu quãng đường hôm nay là phức tạp và nguy hiểm thế nào. Trên xe đều là những lính chiến đã kinh qua trận mạc. Mỗi người tự giác ngồi vào những vị trí có lợi nhất khi Pốt phục kích. Sẵn sáng nổ súng được ngay. Trên đường đi hôm nay tôi mới để ý kỹ, ngoài khu vực U Đông nơi đoàn tăng bị cháy. Thi thoảng, lại thấy những xe nhà binh Hồng Hà, Giải phóng hay xe Reo, xe Đốt, cháy trơ khung ở ven đường. Cho thấy chỗ nào cũng có sự tập kích của Pốt. Nó như là vật chứng nhắc nớ việc cảnh giác. Được thông báo là những khu vực này lực lượng Pốt không lớn - nhưng vẫn có những tốp nhỏ lẻ, lẩn quất, có cơ hội là chúng bắn xe cướp hàng hóa. Mọi người cần phải đề cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu.

Buổi trưa đoàn xe dừng nghỉ ăn cơm tại Công Pong Ch Năng. Để lên Tới Karco, Tỉnh Pua Sát. Hiện tại Trung đoàn đóng quân tại đó. Trong Thị xã những đoàn xe chở gạo, chở trang thiết bị, súng đạn không còn nữa. Nó đã được chở đến Pua Sát. Kịp thời cung cấp đạn gạo cho Sư đoàn và các đơn vị bạn tấn công vào Lếch. Nghe nói bọn Pốt vô cùng cay cú, khi chúng không thể ngăn chặn đoàn xe tiếp tế được lâu hơn. Nên mấy hôn nay chúng điên cuồng chặn đánh các đoàn xe nhỏ lẻ. Trên quãng đường này.

Tại điểm tập kết để hành quân của các đơn vị có hơn chục xe. Sư đoàn điều một đồng chí Trợ lý tác chiến, chỉ huy việc hành quân. Cùng một số anh em công binh, Trinh sát tăng cường. Mọi người được hội ý, phổ biến xử lý những tình huống trên đường khi có sự cố. Các xe không được cách quá xa nhau. Tình huống có Pót tập kích không phải lực lượng lớn, thì vẫn hành tiến, vừa chiến đấu vừa tiến. Trường hợp có xe hỏng, thì cả đoàn phải dừng lại tổ chức chiến đấu. Cầm cự, liên lạc ngay về Trung tâm. Để điều lực lượng cứu viện, của các đơn vị chốt trên đường. Quan trọng nhất là không được xé lẻ đội hình, Mạnh xe nào xe ấy chạy.

Hội ý xong, ai nấy đã lại thấy mùi của súng đạn, mùi của chiến tranhđã cận kề đâu đây. Những nhớ nhung vềhậu cứ, về Việt Nam, về những người thân tan biến. Mỗi người lẳng lặng lấy thêmmấy quả lựu đạn gài vào thắt lưng. Hay nhặt thêm hộp tiếp đạn, mà anh em Quânkhí ở trạm dừng chân mang ra, nhét túi quần. Rồi về xe chuẩn bị lên đường. 


Đoàn xe hơn chục chiếc khởi hành. Tốc độ hành quân đều. Trên xe cả lực lượng đi yểm trợ có khoảng 4-5 người mỗi xe. Đa số anh em tôi là có AK súng dài. Còn nếu cận chiến, thì mỗi người có mấy trái lựu đạn. Nhưng có lẽ ai cũng cầu mong là đừng có sử dụng đến.

Trong suốt thời chiến tranh Biên giới. Với tôi, duy nhất là phải sử dụng tới loại vũ khi này một lần. Dịp đầu của cuộc chiến Biên giới. Khi nhiệm vụ Đại đội 3 luồn sâu bắt sống Pốt. Trong một tình huống gay cấn. Tôi và Dự phải bò lên cứu đồng đội. Bọn Pốt xông lên khoảng cách rất gần. Tôi hô Dự dùng lựu đạn. Mỗi người ném về phía Pốt 2 trái, khi chúng tập kích trực tiếp vào khẩu đội tôi.

Đoàn xe vẫn chạy với tốc độ đều. Đường không tốt và xe Hồng Hà 3 cầu, chở nặng, cồng kềnh nên không thể đi nhanh. Đã tới khu vực Rừng Xanh. Khu vực này anh em lái xe hay gọi là tọa độ lửa. Hay tọa độ máu, tọa độ chết. Xác xe ô tô, xe bọc thép cháy nhiều hơn. Cứ cách khoảng chục km lại có một Trung đội chốt giữ đường. Nhưng lực lượng chốt như vậy là vẫn mỏng. Vẫn có các khoảng trống để Pốt chặn đường . Biết là như vậy nhưng chúng ta cũng không thể làm khác được. Vì quân ta đâu có nhiều. Mỗi đầu Đại đội trong Quân đoàn giờ đây còn khoảng 30-40 tay súng. Vì thế các đơn vị trực thuộc Sư đoàn, Trung đoàn. Giai đoạn này, cũng không khác lính bộ binh dưới Tiểu đoàn là bao. Họ đều phải tổ chức chốt giữ thông đường. Xe vẫn chạy, mọi người căng mắt quan sát 2 bên rừng. Ai cũng cảm thấy "hơi lạnh" đều phải thu mình ở tư thế nhỏ gọn nhất, thấp nhất. Chỉ cao hơn thành xe một tý, đủ vừa tầm mắt quan sát. Tay luôn sẵn trong vòng cò. Những nòng súng AK chĩa hướng ra ngoài, sẵn sàng nhả đạn.

Cuối khu vực Rừng Xanh, vừa qua được chốt đường mấy Km. Gần tới chốt tiếp theo. Lửa khói bùng lên phía bên trái đường. Rồi ùng-ùng tiếng nổ đầu nòng. Oàng- oàng tiếng nổ của đạn B. Chúng nhằm vào chiếc đi đầu. Đạn không trúng xe, bụi đất lửa khói tung lên bờ ta luy đường. Tằng- tằng- tằng-tằng, tiếng đạn nhọn vun vút về phía đoàn xe. Đạn nhon găm vào thùng bệ xe nghe chát chúa. Các họng súng trên xe của chúng tôi cũng đáp trả rất nhanh vào khu vực rừng cây đang đầy khói, đoàn xe vẫn chạy. Tôi đang ngồi xe thứ 2. Liên tiếp điểm xạ hai viên một vào lùm bụi ven rừng, thấp thoáng có mấy bóng áo đen. Bỗng cảm giác như xe bị đổi hướng, mà đúng thế thật. Bây giờ nghe rõ tiếng xì của hơi của lốp. Bánh trước bên lái xe bị trúng đạn. Chiếc xe chạy thêm được hơn chục mét nữa rồi rê vào mép đường bên trái. Cả đoàn xe dừng lại. Mọi người nhẩy ùa xuống. Lợi dụng xe làm vật che chắn nhả đạn về phía Pốt. Pằng- Pằng, Pằng- pằng. Những loạt AK điểm xạ 2 viên một, của những người "lính già" bắn xăm về phía Pốt. Chiếc xe đi đầu cũng đã phát hiện ra xe sau bị thủng lốp, lùi lại rất nhanh. Hỏa lực B của anh em đi hộ tống, cũng ùng- oàng mấy quả vào bọn Phục kích. Khoảng 15phút sau không còn tiếng súng của Pốt. Anh em tôi vừa cảnh giới, vừa hỗ trợ cho đ/c lái phụ xe thay lốp.

Có lẽ chưa bao giờ lính lái thao tác việc thay lốp, nhanh chóng chínhxác như vậy. Chỉ khoảng 10phút đã xong. Tất cả các xe vẫn nổ máy. Mọi người hôxung phong, cùng xả đạn vào rừng. Nhưng lại nhanh chóng nhẩy lên xe tiếp tục xảđạn. Đoàn xe tiếp tục hành tiến trong tiếng súng đánh đuổi Pốt. Nhanh chóngvượt qua cung đường nguy hiểm. 


Đến chiều muộn thì đoàn xe cũng tới được khu vực Trung đoàn bộ. Lúc này Trung đoàn bộ 273 đã cơ động tới huyện Karacô cách trung tâm huyện khoảng 10km. Sư đoàn bộ 341 và Trung đoàn 55 pháo binh đang đứng ở khu vực trung tâm Huyện.

Mỗi chuyến xe từ hậu phương VN sang, đều là niềm vui của tất cả mọi người. Nhất là khu vực Ban Hậu Cần và Trung đoàn bộ. Vì xe từ Việt Nam qua, tức là có lương thực, thực phẩm, súng đạn và có những món quà quê hương như trà, thuốc. Còn có cả "xị đế" chính hiệu. Đặc biệt hơn là có thư từ hậu phương quê nhà, sợi dây gắn kết tình cảm của lính là những lá thư này.

Lính đã có vợ thì được biết tình cảm của bố mẹ, vợ con. Nhất là những bác "lính già" mới cưới dịp về phép, mới bén hơi vợ được mấy ngày. Thì háo hức xem "lính bắn bia" đã trúng hay chưa? Kết quả ra sao? Hồi hộp như người lính trẻ lần đầu được nằm bắn đạn thật, đợi báo kết quả điểm bắn. Những lớp lính 77-78-79, thì mong ngóng thư của người yêu, của người bạn gái quê hương, người hàng xóm, cùng chung học đường. Mà khi chia tay lên đường ra trận, cũng chỉ giám giành cho nhau, tìm nhau ở đôi mắt. Bẽn lẽn nắm nhanh bàn tay nhau. Hoặc vội vàng trao cho nhau nụ hôn vụng dại đầu đời v.v..

Trong niềm vui chung Ban Chính Trị. Nhất là Tiểu ban Dân dịch vận, thì những biểu cảm của niềm vui còn hơn như thế. Khi tôi về gần lán của Tiểu ban, thì đã nghe tiếng SaChơn, YVơn kêu thật to: Bòong Phú - Bòong Phú mau vinh ( anh Phú trở lại rồi). Rồi tiếng reo của các chị em trong đội ào lên Bòong phú - Bòong Phú mọi người ùa ra đón tôi. SaChơn ôm chặt ngang người tôi. Nhấc bổng lên, vác lên vai cả ba lô, cùng túi xách quà cáp. Tôi chới với trên không. YVơn đỡ lấy túi quà cùng khẩu súng AK. Tôi bị vác chạy vào tới trước lán , mới được hạ xuống. Thật bất ngờ trước cách thể hiện tình cảm của SaChơn, của mọi người. Đang loay hoay tháo ba lô ra, vừa đặt ba lô xuống đất. Thì bất ngờ SaChơn lại lao vào ôm bế tôi. Rồi cả ba bạn nam, cùng 7-8 cô gái trong đội công tác, xúm vào khênh tôi tung lên, rơi xuống mấy lần như tung một đứa trẻ nhỏ.

Đúng là chưa bào giờ mình được như vậy. Tôi thật ngại ngùng, trước tình cảm đó của đội công tác bạn. Tôi mới đi có mấy ngày mà họ làm như là đã cách xa lâu lắm rồi. Hết màn "tung hứng", định thần định vị lại. Tôi hỏi anh em những ngày tôi đi vắng có gì thay đổi không? Tôi vừa hỏi, vừa đảo mắt. Vì chưa thấy cô The cô Nhị đâu. BenKia đội trưởng nói bậm bẹ tiếng Việt, pha lẫn tiếng K: Anh Bòng-Phú về VN, ở đây có người nhớ, nhớ, buồn lắm. Khóc chờrơn, chờrơn ( khóc nhiều nhiều). Vừa lúc đó thì tôi cũng đã thấy 2 cô The và Nhị đang đứng ở lán hầm gần đó. Tôi vời mọi người lại. Cô The thì chào hỏi, còn Nhị thì mắt cứ mở to nhìn tôi đăm đăm, không hỏi được lời nào.

Tôi mở ba lô và túi, lấy quà chia cho mọi người. Ngồi trò chuyện một lúc. Rồi tôi về lán của anh Riến, lấy cầm gói chè và mấy gói thuốc lên báo cáo ban Chính trị Trung đoàn.

Đồng chí Đặng Văn Lưa, Chủ nhiệm Chính Trị Trung đoàn pha trà mời tôi uống nước. Hỏi thăm sơ qua như lấy lệ, về tình hình ở Việt Nam, sức khỏe của Mẹ tôi. Biểu dương việc tôi đã đi phép đúng hẹn.

Rồi đồng chí Chủ nhiệm nói cho tôi biết, tình hình diễn biến của Trung đoàn, Sư đoàn trong mấy ngày qua. Thắng lợi nhất là ta đã giải tỏa thông đường 5. Chuyển được mấy trăm xe gạo, đạn, thuốc, cùng quân trang quân dụng lên tiếp khu vực Pua Sát. Kịp thời bổ xung đạn gạo cho bộ đội. Một phần cứu đói, cứu chữa cho dân. Mà dân ở đây trong rừng ngày một ra đông.

Đồng chí Chủ nhiệm nói tiếp: Trước mắt Trung đoàn 273 làm nhiệm vụ bảo vệ đường, truy quyét địch ở phía Nam Huyện Kracô. Trung đoàn 270- 266 làm n/v bảo vệ quanh Thị xã Pua Sát cùng Sư đoàn 330. Toàn Quân đoàn, Sư đoàn và các đơn vị chuẩn bị tiến công cứ điểm Lếch. Khu vực này của Trung đoàn không thật căng thẳng. Các Tiểu đoàn vẫn đang lung xục truy quét Pốt. Truy tìm TàMox, đảm bảo Thông đường. Nhưng chung quanh thị xã Pua Sát, thì lực lượng Pốt vẫn còn rất mạnh. Chúng vẫn ngày đêm bao vây, uy hiếp và ý đồ tấn công Pua Sát.

Nhiệm vụ của đội Dân dịch vận, vẫn phải tăng cường đi tuyên truyền trong dân. Những cụm dân mới từ trong rừng ra. Đặc biệt khu vực Biển Hồ. Theo bạn cho biết, là có một Xóc ( xã ) sinh sống ngay trên Biển Hồ. Họ làm nghề đánh cá. Đội công tác phải xuống đó, thành lập chính quyền mới. Phát động quần chúng, kiểm tra tình hình ở đó. Khi đi thì nhớ phải xin thêm lực lượng bảo vệ. Vì từ trung tâm Huyện Karco xuống đó xa khoảng 4 - 5 km. Mình chưa hiểu chắc tình hình ở đó thế nào.

Tôi trở về hầm lán. Vị trí này ngay cạnh đường 5. Không có nhà cửa. Cả khu vực có 1-2 cái nhà sàn, thì cơ quan Trung đoàn tận dụng làm hầm ở đó. Ban Chính Trị ở ngay khu gò, có nhiều cây Thốt Nốt cao thấp. Có những cây có nhiều chùm quả to nhỏ như những trái dừa. Mùi quả chín rụng quanh đó thơm như mùi mít. Tôi nhớ cô The kể là ở CPC có đặc sản bánh bò, làm bằng bột quả Thốt Nốt. Như vậy chắc bánh bò ở đây ngon và thơm lắm. Không hiểu có giống bánh bò hồi bé tôi hay được ăn không?

Sực nhớ ra số thuốc, quà mua cho cô Nhị. Tôi mang hết số thuốc quà đó sang hầm lán của cô Nhị cô The. Cô The thì cứ hỏi rối rít chuyến của tôi về VN thế nào? Mẹ tôi, em tôi có khỏe không v.v.. Đi qua Thủ đô Phnom Pênh có đông vui không? Cô Nhị thì chào tôi nho nhỏ, biểu cảm bằng ánh mắt long lanh nhìn tôi. Tôi trả lời cô The và đưa túi quà cho Nhị nói: Anh có mua cho mỗi chị em bộ gương lược đấy, còn thuốc anh mua theo em dặn. Ngồi chơi với mọi người 1 lúc, rồi tôi đứng lên về lán. Bắt tay cô The, cô The nói anh Phú về VN Nhị nhớ và hay khóc lắm, em phải dỗ mãi đấy nhé. Tôi nói vậy à? Rồi bắt tay cô Nhị, hơi giật mình vì bàn tay Nhị thật nóng, mắt nhìn tôi thật đắm đuối làm tôi thoáng bối rối.

Tôi buông tay Nhị ra và nói:Thôi 2 chị em đi nghỉ đi mai mình lên Huyện Karaco ra Biển Hồ. Rồi bước nhanhvề chỗ nghỉ. Nghĩ đến tình cảm của Nhị giành cho tôi. Tôi cảm thấy thật bấtngờ, khó xử, có vẻ sẽ phiền phức. Không biết rồi sẽ thế nào đây. 

Căn cứ Lếch được đánh giá là cứ điểm vô cùng quan trọng. Là căn cứ lớn cuối cùng của Trung ương Đảng Khơ Me Đỏ. Là Tổng hành dich của Tập đoàn phản động Pôn Pốt- Ieng Xê Ri tại đất Căm Pu Chia.

Căn cứ Lếch có chiều sâu, chiều rộng rất lớn. Rừng núi hiểm trở, đã được xây dựng từ lâu. Kho tàng dự trữ chiến lược của chúng rất nhiều. Chúng coi đây là căn cứ địa kháng chiến lâu dài của chúng. Số lượng đầu Sư đoàn bảo vệ còn nhiều. Còn có cả lực lượng lính Dù, Sư đoàn 502 dự bị chiến lược, như đã nói ở trên. Cùng nhiều sắc lính từ các nơi dồn về đây. Mật độ quân Pốt rất đông.

Chính vì vậy, để chiến dịch tấn công Lếch dành được thắng lợi triệt để. Bộ chỉ huy liên quân Việt Nam- CPC đã quyết định sử dụng một lực lượng cần thiết lớn. Để làm nhiệm vụ tiến công vào các mục tiêu chủ yếu của chiến dịch. Đồng thời sử dụng một lực lượng khác hoạt động phối hợp trên 2 hướng gồm:

- Một lực lượng từ Pai Lin, Tà Xanh, Săm Lốp tiến công vào Lếch.

- Một lực lượng khác tiến công từ biên giới CămPuchia- Thái Lan thuộc tỉnh Kô Công ngược lên hướng Bắc.

Chiến dịch đánh chiếm Lếch được chia thành 2 bước:

- Bước 1: Tập trung lực lượng giải tỏa đường số 5 từ Công Pông Chi Năng đến thị xã Pua Sát. Mở rộng hành lang vận chuyển tiếp tế cho tỉnh Pua Sát và Tỉnh Bát Tam Boong. Nhằm đảm bảo hậu cần cho chiến dịch đánh chiếm Lếch.

- Bước 2: Đánh chiếm Lếch, tiêu diệt cơ quan đầu não của địch, bắt tù binh, thu vũ khí, quân trang quân dụng. Nhất là khai thác để phát hiện các kho tàng, hầm ngầm sâu trong rừng, hoặc chôn trong lòng đất.

- Giải phóng dân, đưa ra khỏi khu vực đó hàng chục vạn dân đang bị chúng kìm kẹp. Hướng dẫn dân ra vùng giải phóng, Tạo điều kiện thuận lợi cho họ, giúp đỡ để họ trở về quê quán, ổn định cuộc sống mới.

- Sau khi thực hiện thắng lợi việc đánh chiếm Lếch. phải nhanh chóng tạo thế đứng chân tại khu vực này trong mùa mưa đã tới gần. Xây dựng, củng cố vững chắc địa bàn chiến lược quan trọng này.

- Nhiệm vụ đánh chiếm Lếch được giao chủ công cho sư đoàn 341. Được tăng cường Trung đoàn 250 + Một Tiểu đoàn xe tăng thiết giáp. Là lực lượng chủ yếu, tiến công từ hướng Bắc- Tây- Bắc theo trục đường 56. Từ Pua Sát vào Lếch.

- Sư đoàn 9 ( Thiếu), Sư đoàn 7 ( Thiếu). Từ hướng Ăm Leng, vượt dãy núi Ca Ra Vanh. Đánh vào Lếch từ hướng Nam- Tây Nam.

- Khi giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 341. Đồng chí Võ Văn Dần, Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 nhấn mạnh:"Sư đoàn 341, đã là lực lượng chủ yếu của Quân đoàn trong trận Phước Vinh- Bến Sỏi- Rừng Hòa Hội, Tỉnh Tây Ninh. Trận đánh đã kết thúc thắng lợi rực rỡ. Nó không chỉ đã kết thúc cuộc chiến tranh Biên giới Tây Nam của nước ta. Nó còn là trận đánh kế tiếp, mở đầu cho quân và dân CPC tiến hành tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Pnompenh cùng toàn bộ đất nước CPC. Lập lên chiến thắng lịch sử ngày 7/1/79.

Bây giờ, Sư đoàn 341 lại được giao nhiệm vụ là chủ lực, chủ yếu trên hướng chủ yếu. Đánh vào mục tiêu quan trọng, của căn cứ chiến lược cuối cùng của Tập đoàn phản động Pôn Pốt- Ieeng xa Ri. Nhằm đánh bại hoàn toàn lực lượng chủ lực của địch. Đó là một vinh dự lớn, nhưng cũng rất nặng nề. Vì vậy Sư đoàn 341 cần chuẩn bị thật chu đáo. Quán triệt tư tưởng thật sâu sắc, ý nghĩa và nhiệm vụ cho bộ đội. Nâng cao ý trí, hiệu suất chiến đấu. Góp phần cho chiến dịch giành thắng lợi lớn.

Theo kế hoạch đó, cuối tháng 3. Bộ phận Trinh sát, trực tiếp do Sư đoànTrưởng Hồ Đình Qúy chỉ huy. Đã đi bằng máy bay lên thẳng, tới Thị trấn HuyệnKaRaCô. Để điều nghiên và chuẩn bị chiến trường cho nhiệm vụ lớn. 

Nằm dưới nền đất, ngửa mặt nhìn trời, ngắm sao. Tôi ôn lại mấy ngày vừa qua. Không biết Mẹ tôi đã về Bắc chưa? Nghĩ thấy thương Mẹ quá. Mẹ tôi thật vất vả. Có lẽ không phải chỉ có Mẹ tôi, mà trong những năm qua, người Mẹ nào có con, có các con đang là bộ đội cũng đều vất vả. Đều phải khóc thầm đêm đêm vì nhớ con, thương con như vậy.

Trên cao, có những vì sao nhấp nháy. Những cành lá thốt nốt lay động, có những cánh dơi, chao liệng bắt mồi. Dơi ở đây nhiều mà sao to thế? Sải cánh của chúng có lẽ tới 2 gang. Chúng vụt qua, vụt lại thật nhanh như những thoi dệt trong trời đêm mà không hề có tiếng động nào của cánh. Nghĩ ngợi miên man rồi tôi cũng chìm vào giấc ngủ. Mệt nên tôi ngủ thật sâu, ngủ như không biết đến trời đất, đến những gì xung quanh nữa.

Đâu đó có tiếng gà gáy vọng lại báo sáng. Tôi giật mình thức giấc, trời chưa sáng hẳn. Tôi dậy theo thói quen quan sát chung quanh. Tôi cảm thấy khỏe khoắn và tỉnh táo lạ thường. Buổi sớm trời se lạnh, có cả những làn sương trắng mỏng quyện quanh những khóm thốt nốt xa. Cái lạnh giống như quê mình buổi sớm mùa thu. Tất cả còn đang tĩnh lặng. Tôi ngủ say quá, thoáng giật mình nghĩ không biết đêm qua, mọi người gác xách thế nào?

Sáng mờ, mọi người nhanh chóng làm vệ sinh cá nhân. Đã thấy thoảng trong gió mùi xú uế thải ra. Việc vệ sinh và đào thải là việc thường tình. Cũng được quán triệt rất kỹ, là mọi người đều phải sử dụng kỹ thuật " hố mèo" để giữ vệ sinh chung. Nhưng với lượng người đông tại một khu vực. Nên cũng khó tránh được những mùi xú uế quen thuộc đó.

Chúng tôi nhanh chóng ăn sáng. Tôi tập hợp toàn Tiểu ban, phổ biến nhiệm vụ đi nắm tình hình và tuyên truyền tại Biển Hồ. Nói xuống biển hồ thì ai cũng ồ nên háo hức. Vì nói đến CPC, là phải nói đến Biển Hồ. Nếu chưa được đến Biển Hồ, chưa được xuống Xiêm Riệp, thăm đền Ăng Co Thum, Ăng Co Vát. Thì chưa thể nói được đã hiểu, đã biết về đất nước CPC. Dịp tháng trước, hành quân từ Phnompenh dọc theo sông TongLêSáp, rồi lên Cpongchinang. Nơi ấy mới là cửa sông rộng, hạ lưu Biển Hồ. Còn ở đây từ Kraco đi ra, gần như là gần giữa của Biển Hồ. Nên ai cũng thích thú. Mặc dù quãng đường được phổ biến từ đây tới đó cũng khoảng 15km. Nhắc mọi người về làm công tác chuẩn bị xong. Tôi sang Ban tham mưu xin thêm 1 tổ 3 đ/c vệ binh cùng đi với đội công tác.

Chúng tôi đi dọc đường 5 vào huyện. Ở đây bộ đội Trung đoàn pháo cùng các Tiểu đòan trực thuộc rất đông. Anh em ùa ra trêu đội công tác rất vui. Cô Nhị có lẽ là người vui nhất. Cứ vừa đi vừa chuyện trò ríu rít, rồi có lúc lại tung tăng nhẩy chân sáo như là trẻ nhỏ. Chạy hái những bông hoa dại ven đường.

Tới Huyện KaRaCo, chúng tôi rẽ phải ra Biển Hồ. Đường số 5 chạy dọc theo phía Tây Biển Hồ. Chỗ xa chỗ gần. Nhưng nơi đây là gần Biển Hồ nhất. Từ đây ra tới mép nước chỉ khoảng 4 đến 5 km. Tùy theo mùa nước. Con đường đất chạy thẳng ra tới biển. Hai bên đường thi thoảng có căn nhà sàn nhỏ, rừng cây rậm rạp không cao. Thoải dần ra mép nước, gần tới đã thấy mùi hôi thối, tanh nồng của cá. Gió lồng lộng rồi Biển Hồ mênh mông hiện ra phía trước. Đúng là biển. Không nhìn được bờ bên kia. Có khoảng mấy chục con thuyền đánh cá, đang neo đậu cạnh nhau. Trên các thuyền nào cũng treo cờ 5 ngọn tháp. Tới mép nước có mấy người du kích khoác súng từ dưới thuyền bước lên.

Tôi nói nhanh với mọi người, chắc là du kích xã. Nhưng vẫn ra hiệu nhóm vệ binh đi chậm lại cảnh giới. Tôi và mọi người đến gặp 2 du kích. Tôi giới thiệu đoàn công tác và hỏi thăm tình hình Biển Hồ và chính quyền ở đây. Cô The vừa dịch xong, hai người du kích ồ lên vui vẻ, dẫn chúng tôi xuống qua mấy thuyền. Rồi đến cái thuyền to nhất, nó giống như cái bè, cũng có ngọn cờ to và cao nhất. Trong nhà mấy người đứng dậy Còn tôi cùng Cô Nhị, Cô The làm việc chuyện trò ngay tại thuyền nhà của chính quyền xã.

Bàcon cả các em nhỏ, từ các thuyền tề tịu về thuyền trung tậm. Thuyền này, đúnglà cái bè thật rộng. Mấy chục người ngồi họp nghe chúng tôi đọc về cương lĩnhđường lối CM. Cùng tội ác của tập đoàn phản động Pôn Pốt- Ieeng Xa Ri. Nhắc nhởbà con không được tiếp tay cho bọn Pốt. Nếu thấy hiện tượng có bọn Pốt phải báongay cho bộ đội v.v...

Sau màn chào hỏi, giới thiệu. Được biết đây là một xã chuyên làm nghề đánh cá trên biển. Hiện tại mới quy tụ được gần 50 hộ. Đang có mặt neo đậu tại đây khoảng hơn 30 hộ. Số còn lại đang đánh cá, neo đậu gần đây.

Tôi nói về nhiệm vụ của đội công tác và nói để anh em đi thăm tất cả bà con. Sau đó mời tất cả bà con về nói chuyện về chính sách của MTDT giải phóng CPC. Tình hình của bọn phản động Ponpốt- Iengxari. Tôi nói nhanh với anh em: Cứ 2 người một nhóm đi tới từng thuyền để chuyện trò dân vận. Nhưng phải nắm bắt xem có đối tượng nghi vấn, vũ khí cất dấu v.v

Cuộc họp vừa xong, cũng đã khoảng hơn 12 giờ. Mọi người chuẩn bị về. Thì mấy người cán bộ xã không nghe, cứ giữ mọi người ở lại. Đang lưỡng lự thì đã thấy một số cô gái, người bê, người đội cơm, cá nướng, rồi cả gà kho đến cùng những ấm nước thốt nốt. Rổi cứ bắt đội công tác cùng ăn liên hoan.

Tôi có ý e ngại từ chối. Nhưng họ vồn vã quá, nhiệt tình quá. Cộng với anh em cũng đã đói mệt. Với lại thấy cũng không có dấu hiệu gì nguy hiểm. Nên đồng ý cho mọi người cùng ăn. Tôi phân công mấy anh em vừa ăn, nhưng vẫn phải cảnh giới không được chủ quan.

Mọi người vừa ăn vừa uống, chuyện trò cũng rất rôm rả. Uống được một, hai bát nước thốt nốt. Đã thấy mấy người đem nhạc cụ ra. Trống nổi lên bập bùng, nhạc nổi lên réo rắc mời gọi cuốn hút. Những cô gái, cùng nhiều người dân đã đứng lên nhún nhẩy theo tiếng đàn, tiếng trống. Cười đùa rúc rích thật vui . Sóng lớn thuyền bè dập dềnh chao nghiêng làm mọi người như say. Những người dân trông đen đúa nhếch nhác, bỗng chốc như bị nhập hồn, nhập đồng vào những điệu nhạc tình tứ Dân tộc." Đạm Soai Chăn Ty..." rồi nhiều bản trữ tình khác nữa.

Thật khó hiểu, khó tả, khó có thể cắt nghĩa nổi. Tập quán và tính cách của một dân tộc. Nhìn, nghe những điệu múa và bản nhạc họ mới chuyển, tôi giật mình vì tính văn minh của họ. Không còn những làn điệu Dân tộc Lăm Vông truyền thống nữa. Mà họ cũng đã chuyển sang những điệu Van, điệu Rum Ba, điệu Tăng Gô và cả Solau hiện đại cổ điển Quốc Tế. Giai điệu vẫn vậy. Chát chát xình, chat chat bùm. Nhưng động tác của người đã được " hợp lý hóa" Dân tộc.

Họ nhẩy nhạc hiện đại nhưng lại rất dân tộc. Nếu những bản nhạc này là từng cặp nam- nữ phải cầm tay nhau, ôm nhau. Hoặc ôm cứng nhau như solou. Nhưng ở đây họ lại vẫn không động chạm vào nhau. Như điệu Rum Ba, thì nam nữ cùng tiến 3 bước lùi 3 bước giáp mặt vào nhau rồi lại lùi ba bước. Tăng Gô thì 4 bước, bạn nhẩy đều tiến lùi đúng nhạc chứ không được phép chạm vào nhau thật hấp dẫn, thật cuốn hút.

Tôi thoáng nghĩ về nhẩy múa, dân đây có lẽ văn minh hơn người Việt mình chăng? Người Việt mình ngoài 1 số Dân tộc cũng có phong cách nhẩy, múa mừng vui riêng. Còn người Kinh thì có lẽ không có được tập tục vui ca múa nhảy nhót phổ thông thế này. Trừ những biểu diễn văn nghệ hay hội làng v.v.....Đang miên man suy nghĩ, thì hai cô gái mặc xà rông hoa đỏ chạy vào, lôi tay tôi bằng được. Bắt tôi cùng anh em hòa nhập vào vòng múa. Tôi ngượng ngập miễn cưỡng cùng bước, cùng múa với mọi người, không thật tự nhiên. Ngang qua chỗ anh Riến tôi ghé tai nói nhanh: Nhắc anh em cảnh giới và nói mấy anh em thay nhau ăn cơm.

Cóđến hơn 2giờ chiều, tiệc vui mới tàn. Đoàn công tác chia tay với Xã, với mọingười ra về. Lúc này trên tay anh chị em ngoài súng còn có thêm cả những con cátươi và cá khô do bà con biếu tặng. Mọi người nói cười thật vui vẻ. Có lẽ đâylà lần đầu tiên trong đời. Tôi được múa được dự tiệc vui với dân CPC ngay trênBiển Hồ. Đây cũng là kỷ niệm rất ấn tượng, sống mãi trong cuộc đời người línhtình nguyện Quốc Tế của tôi. 

Toàn đội công tác về đến huyện Kracô. Lúc này khoảng độ 3 giờ chiều. Có mấy đồng chí bộ đội trông cũng đã cứng tuổi, trong đó có 1 đồng chí gầy gò mang balô vẫy chúng tôi. Mọi người hỏi chúng tôi là có phải đội công tác của Trung đoàn 273 không?

Chúng tôi trả lời là đúng rồi. Thì một đồng chí nói: Đây là anh Đặng Văn Tố, được điều về làm Trung đoàn Trưởng thay anh Hợi. Sẽ cùng đi với chúng tôi về Trung đoàn. Tôi và mọi người chào hỏi Thủ trưởng Trung đoàn mới. Trung đoàn Trưởng Tố trông gầy gò. Ngoại hình không thật hấp dẫn hoành tráng như Trung đoàn trưởng Măng đã chuyển đi. Hay như Trung đoàn trưởng Hợi đương nhiệm. Không có dáng thư sinh như Trung đoàn Trưởng Bút. Dáng ông khắc khổ có vẻ khó gần. Nhưng Thủ trưởng Tố có cặp mắt rất sắc, đôi mắt nhanh nhẹn và thật sáng, cùng với những câu nói, câu hỏi rất vui nhưng có vẻ hơi kiêu, coi thường mọi chuyện. Tôi thoáng nghĩ: Ông này có vể rất có bản lĩnh đây. Trung đoàn trưởng vừa đi vừa hỏi han chúng tôi đủ thứ về Trung đoàn. Vừa đi được một quãng, thì có xe Hồng Hà xuôi xuống. Chúng tôi vẫy xe đi nhờ về Trung đoàn. Tôi dẫn Trung đoàn Trưởng mới về khu vực chỉ huy Trung đoàn rồi xin phép về lán.

Những ngày sau, đội hình của Sư đoàn dịch chuyển. Sở chỉ huy Trung đoàn 273 dịch lên dừng chân tại ngay trung tâm Huyện Karaco. Chúng tôi liên tục phải đi tuyên truyền các Phum Xã quanh đó. Các Tiểu đoàn vẫn truy quyét Pốt ở xung quanh và bảo vệ thong đường 5. Đi lại nhiều, mấy ngày sau tôi bị cảm sốt. Người nóng bừng bừng mà rất lạnh. Ban Dân dịch vận ở đây được ở trên mấy nhà sàn to tại Huyện. Tôi nằm đó người nóng hầm hập đội công tác sang thăm. YVơn y tá nói: Tôi bị cảm nắng, mọi người nhao nhao nói: Cạo gió cho Bòng Phú là khỏi ngay. Tôi sợ nhất cạo gió, bởi rất đau. Vì người tôi gầy trơ ra toàn xương. Nếu cởi quần áo dài ra rất ngượng. Tôi không đồng ý cho mọi người cạo gió.

Thấy vậy, đội công tác cả nam nữ ồ vào giữ chân giữ tay, lột hết quần áo ngoài tôi ra. Benkia đội trưởng thì nói: Bòng Phú đừng mắc cỡ, để chữa khỏi bệnh mà. Đến nước này thì tôi đành chịu. Cũng không thể giẫy dụa nổi, đành phải nằm im, phơi bộ khung xương cho chị em cạo gió. Cứ nghĩ đến hai cái chân tôi nhỏ như hai cái que tăm, trong cái quần đùi của lính dài gần gối, cùng với bộ xương sườn trơ ra trước các cô gái, làm tôi thật ngượng. Có lẽ đây cũng là kỷ niệm đáng nhớ tại Huyện Karakô. Tôi được 7 cô gái cạo gió chữa cảm.

Lúc này các đơn vị vẫn đang truy quét, điều nghiên Lếch. Bảo vệ thị xã PuaSát. Hướng thị xã, nghe nói xung quanh lực lượng Pốt vẫn còn đông. Tại huyện Karacô thì tương đối ổn nhưng rộng ra thì Pốt vẫn còn hoạt động nhỏ lẻ nhiều. Thời kỳ này được ở đây thực phẩm tươi sống, cá ở Biển Hồ đưa lên nhiều. Thi thoảng đã có những trận mưa lớn. trời đất đỡ nóng hơn, anh em trong đội công tác bạn đã thật sự hòa nhập với bộ đội. Họ rất vui khi được cùng chung sống công tác với bộ đội Việt. Có một việc nhỏ, làm cho tôi được "tăng chân kính" trước mắt đội công tác đó là: Một hôm đội công tác được người dân cho khoảng 1kg bóng cá khô.

Nghe nói bóng cá rất quý. Mấy người trong đội công tác mình cùng bạn bỏ ra nướng ăn. Lúc tôi về thấy mọi người mồm miệng đen xì, mồm nhai trệu trạo, vừa nhai vừa uống cùng nước thốt nốt. Tôi hỏi mọi người ăn gì? Mọi người kể lại việc dân cho bóng cá, nói quý lắm mà ăn không được. Luộc cũng không ăn được mà nướng cũng vậy, nhai trệu trạo chẳng có mùi vị gì. Nhìn mọi người đang nhai, đang ăn thật ngộ nghĩnh. Tôi nói làm như mọi người không ăn được đâu. Mọi người nhao nhao nói là làm, chế biến thế nào thì ăn được? Tôi nói để Bòng Phú dạy cách chế biến.

Tôi nghĩ lại, ngày xưa ở quê. Khi Mẹ tôi mua thịt lợn về, có bì thì thường lọc bì ra đem luột, rồi phơi xâu vào một xâu, treo ở cạnh bếp. Khi đã được nhiều. Khi cần nấu ăn thì mang xuống phải rang. Mà phải cho cát vào rang như rang ngô. Bóng lợn sẽ phồng lên chín xốp vàng như bánh đa nướng. Trước khi xào nấu, phải ngâm tẩy bằng gừng, cùng cả rượu trắng nữa, thì bì lợn mới không bị gây hôi. Chắc bóng cá cũng phải làm như vậy. Tôi bèn nói mọi người làm như chỉ dẫn. Rồi tôi lại xui mọi người lên ban 5 xin thịt hộp về cho vào xào nấu.

Qủa như rằng được món bóng cá thực thụ ăn vô cùng ngon. Đây là việc nhỏ,nhưng anh em bạn cùng cả anh em mình phục tôi "sát đất" và nói sao cái gì tôicũng biết.

Đánh hơi thấy các lực lượng của Quân đoàn 4 cùng các đơn vị phối thuộc chuẩn bị tiến công Lếch. Bọn Pốt cay cú, bèn huy động lực lượng lớn, hòng chủ động tiến công phá kế hoạch của ta.

Ngày 26/4 chúng dùng 3 Sư đoàn. Mỗi Sư đoàn của Pốt lúc này cũng còn khoảng 1000 tên. Có xe tăng, Thiết giáp, pháo binh. Tổ chức đánh chiếm thị xã Puasat từ 4 hướng.. Bộ chỉ huy nhận định: Địch đánh chiếm Puasat là thời cơ cho ta tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch. Chúng dùng lực lượng càng lớn, càng nhiều, thì càng có lợi cho ta. Vì cứ điểm Lếch lực lượng Pốt sẽ giảm đi.

Trong khi giờ G tiến công Lếch là ngày N+3. Các đơn vị đang làm nhiệm vụ chuẩn bị xuất quân. Thì phải đối phó với lực lượng tiến công của Pốt. Nên cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiệm vụ trước mắt là phải bảo vệ an toàn cho Thị xã. Nơi tập trung các cơ quan của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh. Là nơi trung tâm văn hóa xã hội. Là đầu mối giao thông của Tỉnh Puasat. Trong lúc này, cơ số đạn của các đơn vị chỉ được hơn 1 cơ số. Chưa có được kho đạn gạo dự trữ. Vẫn đang phải tiếp tục trông chờ vào đoàn xe gạo đạn tiếp tế của Trung đoàn 273 từ Karaco lên.

Hướng Trung đoàn 270, ngày "N" của địch, trùng với ngày " N" của Trung đoàn đánh chiếm phía trước, làm bàn đạp. Hai giờ sáng ngày 27/4, mũi luồn sâu của ta và của địch gặp nhau. Trung đoàn Trưởng Lê Hải Anh báo cáo tình hình với Sư đoàn. Sư đoàn Trưởng Hồ Đình Qúy, sau khi trao đổi với cơ quan Tác chiến. Lệnh cho Trung đoàn 270 dừng nhiệm vụ tiến công đánh địch làm bàn đạp. Chuyển ngay chiến thuật chốt chặn phản kích. Tiêu diệt ngay cánh quân này của Pốt. Sau đó dùng một lực lượng chuyển sang ứng cứu hỗ trợ cho Trung đoàn 266, để nhằm phân tán lực lượng địch ở hướng Trung đoàn 266 đang bị áp lực của Pốt tương đối mạnh.

Nhận lệnh xong, đồng chí Lê hải Anh chỉ thị cho Tiểu đoàn 5, để lại 2 Đại đội chốt chặn, cầm chân mũi luồn sâu của Pốt ngay trên cánh đồng trống. Dùng toàn bộ Tiểu đoàn 4, vòng rộng hướng trái. Tiểu đoàn 6 vòng hướng phải. Hai Đại đội của Tiểu đoàn 5, cùng các đơn vị trực thuộc ở hướng chính diện chuẩn bị tiến công.

Các Tiểu đoàn nhanh chóng di chuyển, vào được vị trí tiền nhập, thì trời cũng đã vừa sáng. Đúng 5h30p, Trung đoàn Trưởng Lê Hải Anh ra lệnh công kích. Lực lượng địch ở đây khoảng 400 tên. Lúc 2h sáng chúng đã đụng lực lượng của ta. Biết không giữ được yếu tố bí mật nữa, nên bọn Pốt cũng không đợi đến giờ G mà chúng cũng đã phát lệnh nổ súng vào bộ đội ta ngay trong đêm.

Đại đội 5 và Đại đội 7 của Tiểu đoàn 5 vừa đánh trả, vừa cầm chân địch, vừa lùi về khu vực đường tầu. Khi chiếm được vị trí lợi hại là đường tầu. Thì cũng là lúc các hướng đánh của ta được lệnh tiến công. Hai Đại đội bắt đầu phản công. Bọn địch rơi vào thế bất lợi ở ngoài cánh đồng. Chúng vừa chống đỡ vừa lùi dần về phía đường 56. Đến 7h sáng, thì chúng lùi đúng vào vị trí đón lõng của Tiểu đoàn 4 và 6. Các đơn vị đồng loạt nổ súng, nhanh chóng xung phong tiêu diệt địch . Sau hơn một giờ chiến đấu, Trung đoàn 18 Sư đoàn 104 của Pốt đã bị xóa sổ. số sống sót thì chạy tản vào rừng phía căn cứ Lếch. Súng, đạn của chúng vất ngổn ngang. Anh em ta đang thiếu đạn, lại được Pốt bổ xung thêm thật quý. Như vậy, hướng đánh Thị xã Puasat từ phía Tây đã bị bẻ gẫy.

Thừa thắng xốc tới. Tiểu đoàn 5 đượclệnh di chuyển, quay sang hướng Bắc chi viện cho Tiểu đoàn CPC của bạn đangchiến đấu, đang gặp khó khăn. Còn lại các đơn vị vào chiếm lĩnh địa bàn làm bànđạp theo phương án.\

Ở hướng Trung đoàn 266. Bọn Pốt tập trung lực lượng lớn đánh vào các chốt của Tiểu đoàn 9 và Đại đội 18 thông tin. Đại đội phó Trần Mạnh Tăng, cùng một Tiểu đội xuất kích ra lập chốt râu tôm để đánh địch từ xa.

Bọn Pốt bỏ chạy, nhưng khi thấy lực lượng của ta mỏng. Bọn Pốt lại hò hét xung phong. Đại đội phó Tăng cùng các chiến sỹ vẫn kiên cường đánh địch. Trực tiếp Đại đội phó Tăng cùng 2 chiến sỹ tiền nhập lên gần khẩu đại liên của Pốt đang điên cuồng nhả đạn về phía ta. Đại đội phó Tăng dùng lựu đạn ném liên tiếp về cụm hỏa lực của Pốt, dập tắt được khẩu đại liên này. Nhưng bọn Pốt cũng đã phát hiện ra tổ xuất kích. Chúng tập trung các loại súng về đó. Đ/c Trần Mạnh Tăng đã trúng đạn hy sinh.

Trận chiến nơi đây ngày càng khốc liệt. Khẩu đại liên được tăng cường của ta lại bị ngưng vì 2 xạ thủ trúng đạn. Trung đội phó Trần Xuân Đoài lao đến thay thế. Anh nhoài cao hẳn người lên khỏi thành công sự, nhằm vào phía Pốt kéo cò liên tục. Trước sức mạnh của ổ đề kháng này bọn pốt lại bị đánh bật ra xa.

Chúng rút ra xa, sau đó gọi pháo bắn vào trận địa chốt, cùng những trận mưa của B40- B41 cùng ĐKZ. Chúng lại điên cuồng xông lên hòng chiếm chốt của Đại đội 18 thông tin. Cuộc chiến ngày càng ác liệt. Bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Nhưng lúc này lựu đạn đã hết. Đạn AK cũng đã cạn. Các loại súng B40-B41 cũng không còn quả đạn nào. Số anh em thương vong tăng dần. Bọn Pốt ào lên chiếm được 1 phần chốt của Đại đội 18. Toàn bộ chốt của đại đội bị uy hiếp nghiêm trọng, các chốt vòng ngoài bị co cụm dần, trước sức tiến công điên cuồng của Pốt.

Ở hướng Tiểu đoàn 9. Trận chiến đấu giữ chốt cũng vô cùng gay go ác liệt. Anh em mình kiên cường chiến đấu giữ chốt suốt đêm. Bộ đội ta bị thương ngày càng nhiều. Đạn cũng không còn nhiều, nhưng cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn 9 kiên cường bẻ gẫy các trận tiến công của Pốt. Nhưng đến 10h sáng thì một số chốt của Tiểu đoàn 9 cũng đã bị Pốt chiếm.

Hướng Tiểu đoàn 8. Bọn Pốt dùng 3 Tiểu đoàn tiến công. Chúng phối hợp cả xe tăng, từ ngoài xa nã đạn vào các vị trí chốt. Những trận chiến vô cùng khốc liệt đã diễn ra, song Tiểu đoàn 8 vẫn đang giữ được các vị trí quan trọng.

Hướng Tiểu đoàn 7 cũng bị khoảng 1 Trung đoàn Pốt tiến công. Tiểu đoàn 7 cũng kiên cường chống trả giữ được trận địa, tiêu diệt được rất nhiều Pốt, bẻ gẫy được các đợt xung phong của Pốt.

Trận chiến của Trung đoàn 266 dai dẳng đã sang ngày thứ hai. Nhưng một điều rất nguy hiểm là các loại đạn chiến đấu, đạn hỏa lực đã cạn. Nếu tình hình không cải thiện thì thực là một nguy cơ lớn.

Trong lúc đó, đoàn xe trở đạn và gạo do Trung đoàn 273 hộ tống đang bị chặn ở khu vực Chà Cáp. Đã 2 ngày chiến đấu liên tục, bộ đội đã rất mệt. Quân số hao hụt nhiều. Trung đoàn 270 phải san sẻ đạn cho Trung đoàn 266, dùng 1 Tiểu đoàn mở đường tiếp tế cho trung đoàn 266. Tình hình thật xấu bất lợi cho ta.

Cùng thời gian đó, Trung đoàn pháo 55 đang phải đi trinh sát phát triển trận địa để phục vụ tiến công Lếch. Đồng chí Nguyễn Quang Hiển Tiểu đoàn Trưởng, phân công đồng chí Hồng Trợ lý Tác chiến cùng một nhóm Trinh sát pháo đi làm nhiệm vụ trên. Nhưng đồng chí Nguyễn văn Cẩn Tiểu đoàn phó nói: Để tôi trực tiếp cùng anh em đi làm trận địa. Sau mấy phút chuẩn bị. Tiểu đoàn phó mang thêm khẩu AK báng gấp dẫn đầu đội hình Trinh sát. Đoàn Trinh sát đi được khoảng 30 Phút thì hướng đó tiếng súng rộ lên. Có cả tiếng nổ của đạn b40 nữa. Rất có thể nhóm Trinh sát gặp địch. Tiểu đoàn Trưởng Hiển cử luôn một số anh em đi tiếp ứng. Trận chiến diễn ra không lâu, nhưng Tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Cẩn bị hy sinh, 2 đồng chí khác bị thương ngay từ những loạt đạn đầu tiên của Pốt. Nhóm Trinh sát đã đi đúng vào vị trí của Pốt phục kích. Thật đáng tiếc.

Như vậy là thị xã Pua Sát lúc này đang bị Pốt bao vậy. Một số Phum quanhthị xã bị Pốt đốt, chúng cướp phá bắt đi một số trâu bò cùng thanh niên trongPhum. Dân và chính quyền trong thị xã đã tỏ ra hoang mang sợ hãi. Nhưng họ cũngkhông biết chay đi đâu, cứ co cụm từng nhóm rồi đào hầm hố ẩn nấp.

Tình hình chiến sự khu vực Thị xã có chiều hướng xấu. Trong lúc đó giờ "G" đánh chiếm cứ điểm Lếch còn 30 giờ đồng hồ nữa. Giờ "G" không thay đổi, trong khi Trung đoàn 266, là lực lượng được giao nhiệm vụ đánh mũi chủ yếu vào Lếch, lại đang gặp khó khăn.

Trước tình hình đó Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 341 họp khẩn cấp đề ra biện phát khắc phục như sau:

-Động viên tất cả lực lượng phục vụ ở phía sau, tăng cường chi viện cho Trung đoàn 266. Kiên quyết đánh bật bọn Pốt ra khỏi Thị xã, những vùng lân cận giành lại các chốt đã mất.

-Nhiệm vụ này phải hoàn thành trong đêm ngày 27/4, để Trung đoàn 266 có thời gian chuẩn bị bàn đạp bước vào chiếm địch.

- Bằng mọi cách đưa được đoàn xe chở gạo đạn lên thị xã Pua Sát càng sớm càng tốt.

- Có phương án bổ sung nhiệm vụ cho các Trung đoàn theo tình huống mới.

Sau cuộc họp các đồng chí Sỹ quan, Trợ lý của Sư đoàn, Trung đoàn . Lao xuống ngay các Đại đội, Tiểu đoàn của Trung đoàn 266. Động viện và cùng chiến đấu với các đơn vị, các chiến sỹ phục vụ ở phía sau cũng được bổ sung ngay cho phía trước. Được sự tiếp sức của lực lượng này, khí thế tinh thần của anh em 266 phấn chấn hẳn lên. Ngay trong ngày 27/4, các Tiểu đoàn tổ chức cho bộ đội bí mật tiến công các chốt đang bị Pốt chiếm giữ. Những trận chiến giành lại chốt diễn ra trong đêm cũng không kém phần ác liệt. Trung đoàn 266 đã giành lại được toàn bộ số chốt bị mất.

Ở hướng Tiểu đoàn 8, khẩu đội ĐKZ của Khẩu đội Trưởng Nguyễn Hữu Thọ, lợi dụng địa hình, địa vật. Bí mật vòng ra khỏi trận địa, bất ngờ nổ súng bắn cháy 2 xe tăng PT85 của Pốt. Xe tăng cháy, địch bắt đầu rối loạn. Lợi dụng thời cơ địch rối loạn. Tiểu đoàn 8 xuất kích khỏi chốt, đồng loạt tiến công địch. Bọn Pốt bất ngờ trước sức tiến công dũng mãnh của Tiểu đoàn 8, đã rút chạy vào rừng.

Hướng Tiểu đoàn 7, sau 6 lần xung phong tấn công mà không chiếm được chốt. Trước ý chí kiên cường của Cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn 7. Bọn Pốt cũng phải tháo chạy vào rừng vất lại rất nhiều xác chết. Thừa thắng, anh em Tiểu đoàn 7 xuất kích ngắn truy kích, thu dọn súng đạn của chúng trang bị thêm cho mình.

Như vậy đến đêm ngày 27/4, toàn bộ lực lượng Pốt tiến công hòng chiếm Thị xã Pua Sát đã bị đánh thiệt hại nặng, hàng trăm tên bị đền tội. Hai chiếc xe tăng bị bắn cháy. Chúng phải chạy tản vào rừng. Âm mưu chiếm Thị xã đã bị thất bại nặng nề. Bọn Pốt đã bị giáng một đòn chí tử, trong âm mưu đánh chiếm thị xã Pua Sát hòng phá kế hoạch tiến công Lếch của ta.

Sáng ngày 28/4/79 Sư đoàn điều động 4 xe bọc thép, 2 xe tăng T54 cùng 4 xe pháo 37 ly. Cùng Tiểu đoàn công binh, từ thị xã Pua Sát cơ động về Chà Cáp đón đoàn xe chở gạo đạn. Trực tiếp do Sư đoàn phó Lê Văn Cúc chỉ huy cùng Trung đoàn 273 đánh đuổi Pốt bu bám dọc đường 5. Bảo vệ đoàn xe chở gạo đạn, đến 12h trưa, đã đưa được đoàn xe chở gạo đạn lên thị xã Pua Sát an toàn. Kịp thời tiếp tế trang bị cho các đơn vị.

Không có thời giờ nghỉ ngơi. Mọi người lại bắt tay vào nhiệm vụ chuẩn bịtiến công Lếch. Như vậy kế hoạch đánh chiếm Lếch vẫn không có gì thay đổi.Trung đoàn 273 cũng đã cơ động đội hình lên gần Thị xã Pua sát theo. Giờ "G"tiến công căn cứ Lếch đã cận kề.

Không hiểu có phải do bàn tay, hay cái vía của bẩy cô gái cao gió cho tôi. Hay là do bát cháo hành có nhiều rau tía tô của Cô The, Cô Nhị nấu ép tôi phải ăn thật nóng. Hay do sức sống của trai trẻ mà tôi bình phục rất nhanh.

Sau 2 ngày tôi đã lại khỏe, lại tiếp tục cùng với anh em đi làm công tác. Trong lúc ốm đau, cô Nhị càng thể hiện chăm sốc tôi nhiều hơn. Rất thích, song lại cũng rất ngại. Trong lúc ốm được chăm sóc ai mà không thích. Song ở đây, với nhiệm vụ của lính chiến Tình nguyện Quốc Tế thì không được phép có những tình cảm yêu thương khác giới như vậy. Trong khi tình cảm cô Nhị ngày càng thể hiện quan tâm, thể hiện quý mến tôi một cách " lộ liễu" . Nếu cứ đà này thì sẽ không có lợi, không có tốt cho tôi. Vì rất dễ bị anh em và cấp trên hiểu sai. Tôi nghĩ ngợi phải nói thế nào, hay có cách gì đó cho Nhị hiểu nhưng chưa có điều kiện.

Trung đoàn tiếp tục hành quân lên Pua Sát. Theo kế hoạch, Trung đoàn 273 là lực lượng bọc lót sau Trung đoàn 266. Có nhiệm vụ truy quét đánh địch ở hướng Đông Nam Lếch. Trước mắt, tổ chức áp tải đoàn xe chở gạo, đạn tiếp tế cho Pua Sát.

Bọn Pốt bu bám đường 5, phục kích, chặn xe dai như đỉa đói. Dọc đường 5 toàn là rừng và các Phum xóc hoang vắng. Chúng chia ra rất nhiều tốp nhỏ để chặn đường. Thậm chí chúng trốn, ẩn ngay trong các bờ bụi ven đường như đội quân cảm tử, để phục sẵn, đợi xe đến là làm mấy quả B40-B41 rồi bỏ chạy. Hoặc khi lộ thì chúng chống cự đến cùng trước khi đền tội. Cái kiểu đánh du kích của chúng đã áp dụng rất thành công thời chế độ Lon- Lon. Giờ đây chúng dùng những thủ đoạn đó, cách đánh đó để áp dụng với chúng ta. Đúng là chúng cũng gây cho chúng ta nhiều khó khăn vất vả.

Các lực lượng truy quét cứ phải" chà đi sát lại", lùng sục cả các bụi ven rừng, đốt cả những bụi cây gai rậm, phòng Pốt trốn trong đó. Để đảm bảo thật an toàn cho xe. Nhưng chính vì như vậy, nên việc chuyển quân lương cũng bị chậm trễ. Cho đến khi gặp được đoàn xe của Sư đoàn phó Cúc chỉ huy về đón, hộ tống thì đoàn xe mới cơ động nhanh được về Pua Sát.

Chiến dịch tiến công Lếch bắt đầu. Ngày 28/4/79 lúc 18h Phó Tư Lệnh Binh đoàn Cửu Long Bùi Cát Vũ, giao nhiệm vu cho Sư đoàn 341 qua máy thông tin vô tuyến như sau:

Sư đoàn 341 dùng Trung đoàn 266, với sự chi viện tối đa của xe tăng, xe thiết giáp, pháo binh. Kết hợp với vây, luồn phía sau, hai bên sườn. Dùng lực lượng mạnh đột kích vào tuyến phòng ngự của địch ở trước mặt. Rồi đánh nhanh, thọc nhanh vào Lếch theo trục đường 56.

Trung đoàn 270 luồn sâu vào đánh Lếch từ hướng Tây- Tây Nam

Trung đoàn 273 theo trục đường sắt đánh vào Lếch từ hướng Đông- Đông Nam. Trước mắt trung đoàn 273 cùng Trung đoàn 250, tổ chức đánh các lực lượng của Pốt đang bu bám quanh Thị xã Pua Sát. Bảo đảm cho Trung đoàn 266-270 rảnh tay để đánh vào Lếch.

Mặc dù những ngày qua, các đơn vị phải liên tục cơ động, liên tục quần đảo chiến đấu. Đói, mệt, thức đêm, căng thẳng triền miên. Chưa có một ngày nghỉ ngơi. Nhưng khi mọi người được phổ biến Lếch là căn cứ lớn cuối cùng của Tập đoàn phản động Pon Pốt- Ieeng xa Ri. Đây là trận đánh vô cùng quan trọng và nhiều ý nghĩa. Có thể đánh thắng trận này, lập lại hòa bình cùng cuộc sống ấm no cho Đất Trời Chùa Tháp. Cũng là báo hiệu kết thúc của một chế độ độc tài khát máu.

Từ ngày Sư đoàn thành lập rất hay được gắn với những sự kiện, những mốc lịch sử của Đất nước của Dân tộc. Như mốc lịch sử Hiệp định Pa Ri kết thúc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc. Kết thúc sự can thiệp của đế quốc Mỹ tại miền Nam. Khi Sư đoàn từ Vĩ tuyến 17 cơ động vào Nam chiến đấu cũng tham chiến những trận đánh lớn cuối cùng như Dầu Tiếng, Chơn Thành, Xuân Lộc, Trảng Bom mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng. Rồi Biên Hòa, Sài Gòn. Kết thúc cuộc chiến tranh dài 20 năm. Mang lại hòa bình và thống nhất cho Đất nước, cho Dân Tộc. Rồi tiếp đến là chiến trường BGTN và kết thức là trận thắng Rừng Hòa Hội Tây Ninh, kết thúc cuộc chiến tranh BGTN do bọn phản động Pon Pốt gây ra. Rồi tiến đến là cuộc tiến công giải phóng Phnom Pênh tiêu diệt tận hang ổ của bọn chúng.

Đã lâu, giờ đây Sư đoàn mới lại được tập trung đánh chiếm 1 cứ điểm.Phải chăng đây là trận đánh, cũng là một cái mốc quan trọng để kết thúc cuộcchiến này. Nên cán bộ chiến sỹ ai cũng đều rất hồ hởi. Mọi người bắt tay vàochuẩn bị những cần thiết cho trận chiến mới rất nhiều ý nghĩa này. 

Nhận lệnh xong, Sư đoàn Trưởng Hồ Đình Qúy hội ý nhanh với Chính uỷ Quế cùng cơ quan Tham Mưu, Tác chiến, thống nhất phương án. Rồi giao lại nhiệm vụ cho các Trung đoàn.

Sở chỉ huy Sư đoàn đóng tại Thị xã Pua Sát nhộn nhịp hẳn lên. Các cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần. Tất cả từ các trợ lý, cho đến chiến sỹ kỹ thuật, phục vụ. Ai cũng răm rắp khẩn trương bắt tay vào chiến dịch lớn. Đây là chiến dịch lớn, toàn Sư đoàn tăng cường, tập trung đánh vào một cứ điểm. phải chăng đây là trận đánh cuối cùng? Cứ điểm cuối cùng của Pốt. Mọi người đều thấy được giá trị, thấy được ý nghĩa lớn lao của từng trận đánh. Lịch sử đã giao cho họ những trọng trách, chiến đấu trong những trận then chốt cực kỳ quan trọng. Song cũng chính vì tính chất quan trọng của trận đánh mà tính chất ác liệt càng cao.

Sự hy sinh đổ máu cho chiến thắng là điều đương nhiên phải có. Ai cũng xác định được. Nhưng sao trước mỗi trận đánh lớn, ai cũng cảm thấy bồi hồi với bao cảm xúc. Biết bao đồng đội đã ngã xuống đã hy sinh để hôm nay, mới đến được trận chiến này. Rồi cũng ngay trận chiến cuối cùng này, trong khúc nhạc khải hoàn ca của ngày chiến thắng, ai còn? Ai mất? v.v... Song nhiệm vụ của người chiến sỹ đã quen với chiến chinh, quen với trận mạc, thì những suy nghĩ đó chỉ thoáng qua. Cao hơn hết là danh dự trách nhiệm và nhiệm vụ phải hoàn thành. Tất cả mọi người không ai được phép so đo tính toán, phải quyết tâm giành thắng lợi.

Mọi người khẩn trương bắt tay vào nhiệm vụ của chiến dịch. Tại sở chỉ huy Sư đoàn ai nấy đều rất bận rộn. Lúc này trong Thị xã đã tương đối yên tĩnh. Sư đoàn Trưởng vẫn đang trao đổi với Chính ủy, cùng cơ quan Tham mưu về những giả thiết tình huống, cùng những diễn biến có thể xẩy ra. Mọi người hồi hộp theo dõi đường đi của 4 Trung đoàn bộ binh ( thêm Trung đoàn 250 tăng cường). Các sỹ quan đồ bản, nối dài thêm đường tiến, vị trí của sở chỉ huy 4 Trung đoàn. Vị trí càng dài, càng xa Thị xã bao nhiêu, thì quãng đường đến trung tâm Lếch càng được rút ngắn bấy nhiêu.

Đêm, lúc này đã là một giờ sáng ngày "N" ( 29/4/79). Các trung đoàn đã báo về sở chỉ huy, Tiểu đoàn 1-3- 5-6 đã bắt đầu tách đội hình luồn sâu độc lập theo hướng tấn công.

Trời sáng dần. Tiếng súng bỗng rộ lên ở hướng Tây đường 56. Hướng của Tiểu đoàn 9. Sư đoàn trưởng trực tiếp cầm máy gọi điện cho Trung đoàn Trưởng, Trung đoàn 266 Lê Tiến Hạt hỏi nắm tình hình. Trung đoàn trưởng Hạt báo cáo. Hiện Tiểu đoàn 9 vẫn còn tại vị trí bàn đạp. Sư đoàn trưởng không giữ được bình tĩnh vì theo kế hoạch hợp đồng, Tiểu đoàn 9 phải rời bàn đạp bước vào tiền nhập lúc 3 h sáng.

Thế này là chậm rồi! Giọng ông gằn xuống bực tức. Sao bây giờ "nó" còn ởđó? "Nó" phải rời bàn đạp lúc 3 giờ sáng cơ mà? Cho xuất kích ngay, Ông quátvào trong máy. Ông thả máy bộ đàm, giọng vẫn bực bội: Chậm mất rồi! 

Thực ra Tiểu đoàn 9 đã mấy lần xuất kích. Nhưng không thể bí mật vượt qua được bọn Pốt đang bu bám trước mặt. Thậm chí lúc gần sáng ta và Pốt đã chạm nhau nổ súng.

Tiểu đoàn 9 đành phải dậm chân tại chỗ. Song từ Tiểu đoàn trưởng cho đến mọi Cán bộ, Chiến sỹ, ai cũng như ngồi trên đống lửa. Trực tiếp Trinh sát cùng đồng chí trợ lý Tác chiến "xâm, xọc", tìm các ngả đường, đều không có kẽ hở để thoát lên được. Tiểu đoàn 9 đã báo cáo về cho Trung đoàn - Trung đoàn trưởng Lê Tiến Hạt cũng sốt ruột không kém. Một Tiểu đoàn là một hướng bị chậm trễ, rất có thể sẽ hệ lụy, dẫn tới nhiệm vụ lớn, mẻ lưới lớn bị thủng. Song chưa thể có cách nào khắc phục.

Năm giờ sáng, trước thúc ép của Sư đoàn, Trung đoàn. Tiểu đoàn 9 mới xuất kích khỏi vị trí. Với quyết tâm tiến quân gặp địch là đánh, mở đường mà đi. Nhưng khi trời sáng rõ, thì đội hình Tiểu đoàn 9 gần như phơi hết ra cách đồng trống.

Ùng- oàng, ùng- oàng - cùng với các tiếng nổ của B40-B41-ĐKZ. Là các loại đạn đại liên, AK, xối xả vào đội hình Tiểu đoàn. Ngay từ những loạt đạn đầu tiên. Đã có rất nhiều chiến sỹ trúng đạn, hy sinh và bị thương. Tin Tiểu đoàn 9 bị chặn đánh được báo về ngay cho Sư đoàn.

Cân nhắc tình huống, như vậy, diễn biến và kết quả của việc điều binh không đạt như ý định. Song không thể chần chừ, vì trận đánh còn liên quan đến toàn chiến dịch. Sư đoàn Trưởng Hồ Đình Quý phải ra lệnh cho Tiểu đoàn 7 cùng với xe tăng, thiết giáp. Xuất kích sớm hơn dự kiến, để hỗ trợ cho Tiểu đoàn 9.

Tiểu đoàn 7 xốc tới vũ bão. Cùng với sức mạnh của các xe tăng, xe bọc thép M113. Các loại hỏa lực của ta dồn dập nhả đạn về phía Pốt. Cứ sau tiếng ùng- oàng của đại bác trên xe tăng hoặc DKZ trên xe bọc thép, là những xác đich, những ụ phòng thủ của Pốt tung lên. Các chiến sỹ bộ binh cũng ào ào xung phong. Sau một hồi chống chọi. Bọn địch phía trước Tiểu đoàn 9 không chịu nổi sức ép công phá mạnh của Tiểu đoàn 7. Chúng vỡ trận tháo chạy.

Được sự tiếp ứng của Tiểu đoàn 7. Tiểu đoàn 9 xốc lại đội hình, củng cố lực lượng và bắt đầu tiến công theo phương án. Cùng lúc Tiểu đoàn 8 đã đánh chiếm được khu vực đường sắt, đang phát triển xuống phía Nam.

Thừa thắng, Tiểu đoàn 7 cùng xe tăng, thiết giáp nâng tốc độ tiến công. Nhưng đến khu vực Phum Rô Lếp thì phải tạm dừng vì bọn Pốt rút chạy, nhưng đã kịp phá chiếc cầu gỗ trên đường 56. Xe Tăng, thiết giáp không thể vượt qua được. Như vậy mũi xung kích tiên phong theo trục đường 56 đã bị khựng lại. Việc chậm trễ này, đã là thời cơ cho các cơ quan đầu não của Pốt có thời gian tháo chạy. Đến 10h30' ngày 29/4/1979 điện của Quân đoàn thông báo: "Địch ở Lếch đã tháo chạy". Các đơn vị tổ chức truy kích.

Nhậnđược lệnh, Sư đoàn trưởng ra lệnh ngay cho Tiểu đoàn 7-8 của Trung đoàn 266,chuyển từ tiến công sang tiến công truykích. Tiểu đoàn 9 ở lại bảo vệ tăng, thiết giáp. Cùng với công binh khắc phụccầu. Nếu xong thì tiếp tục tổ chức xuất kích truy đuổi quân địch theo đội hình. 

Cùng lúc hướng đánh của Trung đoàn 270, bọn Pốt cũng phá đường và chốt chặn chống quân ta. Khi Trung đoàn khắc phục xong đường và tiêu diệt được bọn chốt chặn. Thì bọn Pốt trong căn cứ Lếch cũng đã tháo chạy được một số lớn.

Ở hướng Trung đoàn 273, cũng xẩy ra tình huống tương tự. Mặc dù mới cơ động từ Karaco lên, chưa kịp làm quen, chưa kịp điều nghiên địa bàn. Nhưng để bắt nhịp cùng các đơn vị. Ngay từ lúc 3 giờ sáng ngày 29/4, cũng đã tổ chức luồn sâu. Hai Tiểu đoàn 1 + 3 luồn sâu về phía Tây- Tây Nam Lếch. Tiểu đoàn 2 cùng khối trực thuộc tiến công hướng chính diện. Đến sáng thì lực lượng của Trung đoàn cũng bị phơi ra ở giữa đồng trồng. Bọn Pốt chốt chặn cũng điên cuồng nhả đạn vào đội hỉnh tiến công của Trung đoàn. Trận chiến khốc liệt cũng đã diễn ra. Việc tiến quân cũng gặp nhiều khó khăn vì phải chiến đấu giải quyết cụn địch chốt chăn. Nên việc di chuyển vào sâu Lếch bị chậm Trung đoàn phải liên tiếp tổ chức tiến công tiêu diệt diệt từng cụm địch. Tới 16h ngày 29/4 tới 16h ngày 29/4 toàn đội hình của Trung đoàn cùng với các đơn vị bạn tiến vào giải phóng Lếch.

Như vậy ở hướng đánh của Sư đoàn 341, tốc độ tiến quân chậm do gặp phải sự kháng cự của các lực lượng chốt chặn cản đường bảo vệ căn cứ. Chỉ có hướng Sư đoàn 9 - 7 tiến công vào Lếch là không gặp phải " vật cản" nên 2 đơn vị này đã vào được Lếch sớm. Nhưng cũng không kịp thời, bọn Pốt đã tháo chạy đại bộ phận lúc 10h30 sáng 29/4.

Sáng ngày 30/4 các đơn vị tổ chức truy đuổi Pốt về hướng Tây. Trung đoàn 270 đã bắt liên lạc được với Sư đoàn 31 Thuộc QĐ 3. Sau một hồi quân ta nổ súng vào quân mình. Các lực lượng đã hội quân tại Lếch rồi cùng tỏa ra truy kích.

Cũng trong ngày này, đã giải phóng được hàng vạn dân trong khu vực. Được nhân dân và một số tù hàng binh chỉ đường. Chúng ta đã phát hiện và thu được rất nhiều kho tàng vũ khí, quân trang, quân dụng. Lực lượng hậu cần dự trữ chiến lược, chiến tranh lâu dài của Pốt. Được chôn dấu trong lòng đất, trong rừng sâu.

Niềm vui chiến thắng ập đến. Hàng vạn dân được giải phóng lũ lượt kéo nhau ra ngoài căn cứ Lếch để trở về với quê hương làng quán cũ. Nhìn đoàn người gầy gò, ốm yếu, bẩn thỉu, như không còn sức sống đang hồi hương. Họ còn sợ sệt lấm lét chưa tin được hạnh phúc và tự do đã đến. Họ nhìn chúng tôi cảm ơn! Cảm ơn rồi vụt đi rất nhanh.

Nhóm dân dịch vận chia làm 3 tổ, liên tục phát loa, kêu gọi phát truyền đơn và chỉ đường cho đoàn người trở ra. Ai nấy đều mệt nhoài, vì đã mấy ngày dòng hành quân, liên tục chiến đấu, từ hôm 28 đến nay. Hầu như không ai được nghỉ, được ngủ, vì phải bắt nhịp chiến dịch. Nhìn đoàn người qua, chúng tôi thật vui, thật cảm động. Không biết lúc này, trong lòng những người dân kia nghĩ gì? Họ chưa dám vui, chưa dám tin là cuộc sống mới mà họ được hưởng từ giờ phút này. Họ, tất cả mọi người, Cả dân tộc Khơ Me đã được hồi sinh từ ngày 7 tháng 1 năm 79. Mãi hôm nay, đã đến lượt họ có được vinh hạnh đấy niềm vui đấy. Những giọt nước mắt chẩy dài, lăn từ hốc mắt trũng sâu, trên khuôn mặt hốc hác gầy, vì thiếu ăn, thiếu ngủ cùng sự mệt nhọc của những người LÍNH TÌNH NGUYỆN. Nhưng đây lại là những giọt nước mắt của ngày vui, của niềm vui bất tận.

Chúng tôi vẫn khóc, những người lính Quân tình nguyện Việt Nam không tiếc công sức, không tiếc máu xương vì bạn, vì Dân tộc vì Đất nước Bạn đang khóc vì hạnh phúc của dân bạn đã được giải phóng. Khóc vì bọn đao phủ thần chết đã bị thua, bị đền tội.

Chiến dịch tiến công Lếch thắng lợi. Các lực lượng chủ lực của Pốt cùng với Trung ương Đảng Khơ Me Đỏ, với tham vọng xây dựng Lếch làm căn cứ kháng chiến lâu dài đã bị tan vỡ. Bọn Pốt đã thất bại cay đắng. Chiến thắng này tiếp tục mở đầu cho sự tan rã từng mảng lớn. Dẫn đến những thất bại liên tiếp của địch là. Đây là tiếng trống, tiếng chuông, tiếng kèn, báo hiệu những ngày mới, kỷ nguyên mới của đất CămPuChia trên đã hồi sinh.

Song! Đậycũng chưa phải là dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh này. Bọn Chóp Bu, Bộ TổngTham mưu của Pốt. Bọn chỉ huy ác gian. Vẫn kịp chạy thoát. Chúng vẫn được quanthấy Bành Trưởng phương Bắc hà hơi, tiếp sức. Vì vậy cuộc chiến này còn kéodài. 

Căn cứ Lếch bị tiêu diệt, lực lượng chủ lực của Pốt mất một chỗ đứng, một căn cứ quan trọng. Song với âm mưu thâm độc của bọn Bành Trướng phương Bắc. Chúng đã thỏa hiệp được với Thái Lan cho bọn Pốt trú ngụ dọc biên giới.

Bọn Pốt tổ chức thành lập các căn cứ tại vùng biên giới Thái Lan- Cămphuchia. Thậm chí cơ quan Trung ương của chúng ở hẳn sang bên đất Thái Lan. Bọn Bành Trướng lại tiếp tế vũ khí, súng đạn và đặc biệt là rất nhiều mìn, các loại mìn. Chúng rải khắp nơi. Hòng ngăn sự đột nhập tiễu trừ của quân ta. Chúng cung cấp lương thực, hà hơi tiếp sức, để duy trì cái thây ma sắp chết, sống gượng để tiếp tục" chiến tranh du kích trường kỳ". Chống phá Cách mạng.

Chúng rút vào rừng, trong những khu rừng sâu hẻo lánh. Lập các căn cứ nhỏ, lực lượng nhỏ. Phát động lính, phát động số dân mà chúng đang khống chế được tăng gia sản xuất. Cùng bắt lính, bắt cả những em bé, những phụ nữ tham gia quân đội. Chúng tổ chức như những toán phỉ hung hãn, sẵn sàng bắn giết tất cả mọi người, mọi thứ. Dân theo chúng không còn là bao nhiêu. Nhưng ai có ý không theo chúng, bị chúng nghi ngờ, là chúng tự do, tự ý bắn giết. Lại một cuộc thanh trừng dân thật dã man. Tội ác của bọn Pốt ngày càng trồng chất cao hơn núi.

Các đơn vị, Trung đoàn được lệnh truy quét tàn quân Pốt đang ẩn láu tản mát khắp nơi trong rừng. Lực lượng lớn của chúng không còn, song các đơn vị của ta, thường xuyên phải chạm súng với những tốp lính Pốt đang cùng đường, đang đói khát. Thậm chí tại những vùng sâu, anh em ta đã gặp những cảnh chúng chết khát, thậm chí chúng ăn thịt lẫn cả nhau để duy trì sự sống. Có nhiều khi gặp những thằng đang sắp chết vì đói đang tìm đường ra. Kiểm tra trong các túi các ba lô của chúng, có cả những phần thịt đồng loại, đồng đội chúng mang theo để làm thức ăn. Để duy trì sự sống thật khủng khiếp. Đấy là lúc đã sang tới khoảng tháng sáu, tháng bẩy năm 79.

Còn lúc này, căn cứ Lếch mới bị đánh vỡ, mới đầu tháng 5. Bọn tàn quân Pốt còn tương đối khỏe mạnh. Chúng bị tan rã từng tốp, có súng hoặc không dám mang theo súng, tìm đường ra hàng. Trong số đó, có cả những phụ nữ trẻ, là TNXP của Pốt. Cũng có nhiều đứa bế cả những đứa trẻ 1- 2 tuổi quay ra. Đặc biệt là bọn này trong người đứa nào cũng có vàng, có đứa có rất nhiều vàng. Chúng khai là lấy được trong các kho trong rừng. Số người này khi gặp được anh em bộ đội mình, thì đều được đối xử tử tế và được giải thích, được cấp cho lương thực. Rồi cụm họ từng tốp chỉ đường ra ngoài để về quê.

Một hôm anh em dưới đơn vị dẫn giải một thằng Pốt lên. Nói là : Thằng này trong ba lô có rất nhiều vàng, kim cương. Sau khi kiểm tra chúng tôi thấy đúng như vậy ( lần trước tôi viết nhầm là trong căn cứ AmLeng). Tên Pốt này cũngkhai là lấy được ở kho trong rừng. Vàng bạc bọn Pốt thu của dân ở Phnompenh dồn gom về.

Anh em đội công tác nói với tôi là bòng phú ơi: Bích lòo. Tức là:" anh phú ơi kim cương tốt lắm". Thôi nhìn số nhẫn vàng Tây hoặc là nhẫn kim loại trắng, gắn đá quý rất phân vân không biết thật giả, cũng không biết nên xử lý thế nào? Tôi bèn dẫn tên Pốt cùng ba lô đá quý lên báo với Ban chỉ huy Trung đoàn. Các thủ trưởng sau khi xem xong nói đồ dởm chứ làm gì có kim cương đâu mà nhiều thế? Thôi! Thả cho nó đi. Chúng tôi dẫn tên Pốt ra ngoài rừng. Sa Chơn thì cứ khẳng định là bích tốt lắm. Ý nói là kim cương thật, rất tốt, rất quý. Tôi phân vân mãi. Nửa muốn thu cho anh em đội công tác, nhưng rồi lại không muốn thu vì chính sách. Thấy tôi có ý không thu, Sa Chơn bèn xin tôi cho lấy một ít. Tôi đồng ý nhưng không hiểu sao tôi lại nói là lấy mấy cái thôi. Rồi phóng thích tên Pốt cùng số vàng bạc đá quý đó.

Nhưng những ngày sau này và cho đến bây giờ tôi mới thấy cái chưa đúngtrong cách xử lý lúc đó của mình. Nhất là sau những ngày đó, Anh em đội côngtác mang một cái nhẫn ra đổi cho bà con ở PuaSát cứ một hạt đá 3ly2 thì được 2chỉ vàng. Trong khi một cái nhẫn gắn tới 3- 5 hạt như vậy. Gía như lúc đó vẫncho tên Pốt kia đi, nhưng thu lại toàn bộ hoặc một nửa số kim loại quý đó chođội công tác thì tốt biết bao. 

Sau khi các lực lượng của QĐ4 - QĐ3 đã đánh tan các căn cứ Tà Xanh - Săm Lốp, đã hội quân ở khu vực căn cứ Lếch. Các căn cứ lớn của Pốt bị tiêu diệt. Nhưng bọn đầu xỏ của tập đoàn Khơ Me Đỏ vẫn kịp chạy vượt sang biên giới phía Tây và cả bên đất Thái Lan.

Các lực lượng quân sự của chúng, chạy tán loạn trong các khu rừng trùng trùng điệp điệp, của dãy CaRaVanh và các khu rừng từ Thái Lan tới Pua Sát - Bát Tam Băng. Các đơn vị Quân đội của ta được chia theo vùng tọa độ chà đi soát lại. Để tiêu diệt các lực lượng phân tán đó của Pốt. Đặc biệt là trong thời gian này, các Quân đoàn 4-3 vẫn chỉ thị cho từng đơn vị tìm săn lùng, tiêu diệt, hoặc bắt sống Tà Mốc. Không hiểu đây là một đòn chính trị của các nhà lãnh đạo Quân sự, Chính trị thế nào? Là đòn đánh vào Tà Mốc hay là "mẹo" để tăng ý chí của lính chiến? Mà cả địa bàn hàng ngàn Km2 đều bị truy quét, bới tung để săn lùng Tà Mốc. Từ khi có mệnh lệnh quyết tâm săn lùng Tà Mốc, cũng phải nói là tinh thần bộ đội trong các đơn vị khí thế hẳn lên. Nhất là sau khi các đơn vị được phổ biến về chiến thắng của Quân đoàn 3. Đã đánh tan căn cứ Tà Xanh - Săm Lốp. Thu được hàng chục tấn vàng, cả dấu, cả hộ chiếu của các thành viên Đảng Khơ Me Đỏ. Cùng rất nhiều phương tiện chiến tranh với các tài liệu của Pốt v.v..

Bọn Pốt tuy bị tan vỡ, nhưng ở vùng rừng núi Pua Sát, các tàn quân của các Sư đoàn 201-502-104-232-260-460 cùng nhiều quân địa phương khác còn khá đông. Các lực lượng này do bộ chỉ huy quân khu Tây Nam chỉ huy. Đứng đầu là tên đao phủ Tà Mốc - Bí thư thứ 2 của Đảng Khơ Me Đỏ. Những năm này, chúng ta và ngay dư luận thế giới chỉ hay nhắc tới lãnh tụ Đảng Pôn Pốt - IeengXxari chứ ít biết đến Tà Mốc. Nhưng thực ra Tà Mốc là một trong những tên trung thành nhất theo chủ ngĩa Mao-ít tại CPC.

Trong những năm chiến tranh, các nước Đông Dương còn đang đoàn kết chống Mỹ. Tà Mốc là đại diện cho Đảng Khơ Me Đỏ chịu trách nhiệm tiếp nhận hàng viện trợ của nhân dân Việt Nam gửi tặng nhân dân CPC. Khi nhận hàng thì Tà Mốc vẫn rất hoan hỷ "cảm ơn các đồng chí bạn Việt Nam đã vượt bom đạn mang hàng đến cho CM- CPC". Nhưng sau này chúng ta mới biết, các chiến sỹ làm nhiệm vụ giao hàng, vận chuyển hàng hóa, sau khi giao xong. Khi quay về thì Tà Mốc bố trí cho quân Khơ Me Đỏ đón đường, phục kích giết hại. Ngày 10/5/1975, với cương vị chính ủy Quân khu Tây- Nam. Trực tiếp Tà Mốc chỉ huy hai Sư đoàn Khơ Me Đỏ đánh vào biên giới của ta và các hòn đảo độc lập phía Tây Nam của ta chúng cướp phá, giết hại biết bao dân lành.

Đặc biệt chúng đã dùng một Tiểu đoàn Khơ Me Đỏ bí mật đổ bộ lên đảo ThổChu giết hại cả làng dân chài hơn 500 người bằng các thủ đoạn man rợ nhất.Những tư liệu này sau này tại lớp học về tình hình CPC ở Phnom Pênh tôi mớiđược biết về tội ác tày Trời mà tên đồ tể Tà Mốc với nhân dân Việt Nam. 

Sau những vụ trực tiếp chỉ huy lính tàn sát đẫm máu nhân ta dọc biên giới Tây Nam. Tà Mốc được điều về làm Tổng Tham mưu Trưởng quân đội Khơ Me Đỏ. Càng lên chức vụ cao, Tà Mốc lại càng có nhiều điều kiện thực hiện những dã tâm tàn ác hơn, thâm độc hơn.

Tà Mốc cùng cố vấn Trung Quốc trực tiếp xây dựng Sư đoàn số 1 của Pốt điển hình theo luận thuyết: "Muốn làm cách mạng triệt để, phải cắt bỏ tình cảm gia đình, quan hệ gia đình". Chúng xây dựng, huấn luyện Sư đoàn này làm điển hình. Lính chỉ được mặc quần đùi (xà lỏn), mình trần, ăn bờ ở bụi, không doanh trại, rèn luyện cuộc sống theo kiểu hoang dã. Đánh giết người không bằng súng mà bằng dụng cụ thô sơ. Trực tiếp Tà Mốc dẫn Sư đoàn này đi đàn áp và giết người tại các Tỉnh giáp biên giới Việt Nam như: Svay Riêng, Công pông Chàm, Kan Đan. Là đối tượng cần phải tẩy não, cần phải thanh trừng. Chúng lùa hết dân ở đây đi về hướng Tây CPC. Vì theo quan điểm của chúng, dân ở đây bao năm sống gần người Việt Nam. Có ảnh hưởng tốt tới Việt Nam. Nên phải đảo vùng định cư, ai không đi, ai không nghe, là chúng dùng búa, dùng rìu đập chết. có biết bao gia đình, biết bao làng xã ở các Tỉnh trên và ngay tại Thủ đô Phnôm Pênh bị tàn sát như vậy. Có rất nhiều cánh đồng chết. Tức là cánh đồng nơi có những cuộc tàn sát người. Những hộp sọ bị vỡ, cùng những bộ xương, từ trẻ em đến người lớn, cho thấy có lễ cả đoàn người bị hành hạ, bị hành quyết tại đây.

Các đơn vị của quân tình nguyện Việt Nam, lại tiếp tục cuộc chiến săn lùng Tà Mốc và các lực lượng tàn quân của chúng. Một trong những địa điểm phải săn lùng bọn tàn quân đang ẩn náu với số lượng lớn là thung lũng Aray.

Thung lũng Aray nằm trong dãy núi Ca Ra Vanh trùng trùng, điệp điệp. Cách thị trấn Lếch khoảng 60 km về phía Tây Nam. Thung lũng là 1 vùng rộng nằm sâu và giữa các điểm cao 500 - 1000m. Ở đây được bao bọc bởi khu rừng già nhiều tầng, có những con suối chia cắt. Trong khi rút chạy khỏi Lếch, bọn Pốt cũng đã kịp lùa được 1 số dân và thanh niên vào đây làm căn cứ. Chúng bắt lính Pốt và số dân này tăng gia sản xuất. Đất đai ở đây rất màu mỡ nên các loại cây được gieo trồng mọc rất nhanh tốt. Từ đây chúng lập những đường dây về biên giới Thái Lan nhận vũ khí súng đạn, mìn ....v.v. Với ý định dựng nơi đây là một căn cứ kháng chiến lâu dài. Cũng từ đây chúng tung các lực lượng đi cướp bóc, bắn giết các Phum Xóc chung quanh. Bộ chỉ huy Sư đoàn giao nhiệm vụ cho hai Trung đoàn 266-270 điều nghiên để tiến công phá căn cứ Aray này.

Trong thời gian này, Trung đoàn 273 vẫn làm nhiệm vụ truy quyét ở khu vực ga Rô Mia đi vào. Trung đoàn lấy Ga Rô Mia làm hậu cứ hậu cần trung chuyển. Còn các Tiểu đoàn, Trung đoàn bộ phát triển lùng sục truy quyét tại các mục tiêu xa. Vì vậy việc vận chuyển cung cấp lương thực, thực phẩm, vận chuyển từ hậu cứ Trung đoàn cho các đơn vị truy quét. Vận chuyển Thương binh, Tử sỹ từ các đơn vị về gặp rất nhiều khó khăn. Vì thường là chỉ dùng một xe ôtô chuyên chở, cùng mấy chiến sỹ bảo vệ. Đường vận chuyển toàn đi trong rừng, rất hay bị các tốp lính tàn quân của Pốt chặn đường tập kích.

Trong một lần chở gạo đạn cho Tiểu đoàn 1. Anh Hùng lái xe, bạn tôi cũng đã bị bọn Pốt phục kích như vậy. Chúng phóng mấy quả b40 rồi bắn AK. Rất may là b40 không trúng xe. Nhưng đạn thẳng đã làm hai chiến sỹ bị thương. Xe ôtô bị thủng lốp. Hùng cùng mấy anh em áp tải, vừa chiến đấu bảo vệ xe, bảo vệ thương binh. Nhưng bọn Pốt ào lên đông, anh em phải vừa đánh vừa rút về hướng Trung đoàn.

Trong lúc đó Tiểu đoàn 1 cũng đã đoán được xe tiếp tế bị phục. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn văn Phô cho Đại đội 2 đi chi viện. Tới nơi thì bọn Pốt đã cướp đi được một số gạo cùng đạn. Cũng từ lần đó tự nhiên tôi cứ lo cho Hùng. Nhất là khi biết Hùng vẫn phải lái xe đi tiếp tế lẻ như vậy.

Cứ tưởng đưa Hùng lên được lái xe là xa được mũi tên hòn đạn. Nhưng thựctế trong chiến trường bây giờ, thì lái xe cấp Trung đoàn cũng nguy hiểm chẳngkém gì là lính dưới các đơn vị chiến đấu.

Trong những ngày này, toàn Trung đoàn đang mải mê truy quét địch và truy tìm Tà mốc. Tôi được báo đi tập huấn về tình hình dân địch vận tại Quân đoàn ở Thủ đô Phnompenh khoảng 7 ngày.

Những ngày qua, anh em trong đội công tác thật sự đoàn kết quý mến nhau như anh em ruột thịt. Với cô Nhị thì ngày càng tỏ ra quý mến, quan tâm đến tôi nhiều hơn. Điều này làm cho tôi rất lo, vì sợ đơn vị hiểu lầm. Được dịp về Phnompenh học tập. Tôi bèn nghĩ ra một kế. Bèn gọi anh Hùng đến để bàn nội dung là: Khi tôi đi được khoảng 5 ngày, tức là ngày gần về, thì anh Hùng sang chơi và thông báo với Cô Nhị cùng mọi người là tôi đã lấy vợ ở Phnompenh. Nếu cô Nhị hỏi lấy ai thì anh cứ nói là lấy vợ là cháu ông Hên Xom Rin ở đoàn văn công CPC. Mục đích là làm cho cô Nhị thấy tôi đã lấy vợ, thì không còn tơ tưởng gì với tôi nữa. Không làm khó cho tôi nữa. Nhưng cái mẹo này không ngờ lại phản tác dụng, lại nguy hiểm, tý nữa thì báo hại cho tôi. Tôi sẽ kể với các bạn ở dưới đây.

Sau khi chào mọi người. Tôi theo xe của Trung đoàn về PuaSat rồi cùng xe của Sư đoàn về Phnompenh. Được phổ biến là mọi người khi đi vẫn phải trang bị như đi chiến đấu vì dọc đường 5 về thủ đô vẫn có nhiều chỗ bị Pốt tập kích. Như vậy tôi lại được rong ruổi theo đường 5 từ PuaSát đến Phnompenh. Rất may cho đoàn xe của chúng tôi trên đường về đến Phnompenh an toàn. Không bị dính trận tập kích nào của Pốt. Xe chở chúng tôi vào khu vực chỉ huy Quân đoàn đóng ở rìa ngoại ô Thủ đô gọi là làng XiaNúc. Ở đây nhà cửa bỏ hoang rất nhiều. Mọi người dân chưa được về ở. Nghe kể khu vực này ngày xưa chỉ dành cho họ hàng dòng tộc của vua. Tức là dòng dõi quý tộc nên các tiện nghi còn lại, cho thấy rất sang trọng của chủ nhân một thời kỳ đỉnh cao của hưng thịnh. Còn bây giờ sau mấy năm không có người ở, thì mọi thứ mốc meo, dột nát xuống cấp. Các ngôi nhà thường bị đào xới ngay tại nền nhà, hoặc ngoài sân vườn. Chắc chủ nhân cũ về, hoặc ai đó đào bới tìm của cải chôn dấu.

Đang sống cảnh rừng núi, đói khát, căng thẳng, mệt nhọc ta ta địch địch. Được về đây, sống trong cảnh thanh bình đầy đủ điện đèn sang trưng. Không phải lo, phải nghĩ ngợi gì về súng đạn hay lo Pốt tập kích. Vui nhàn nhã, Tôi không khỏi có những chạnh lòng so sánh nghĩ tới anh em ở Trung đoàn đang phải gối đất nằm sương nơi rừng núi. Ngoài giờ học tập thì mọi người chơi cờ, chơi bài. Có cả bàn bóng bàn các Sỹ quan nhiều tuổi thường chơi. Tôi xem đánh bóng và cũng xin chơi. Thấy tôi chơi bóng được, giữ bóng tốt cho các Thủ trưởng, mọi người rất thích. Hỏi thăm ở đơn vị nào và ở đâu về. Tôi kể là ở đang ở Trung đoàn 273- Sư đoàn 341. Tôi kể thêm về các đơn vị đang phải truy quét ngày đêm rất vất vả. Vẫn còn những trận giao tranh ác liệt. Anh em mình bị thương và hy sinh vẫn đang còn nhiều vv..

Không hiểu sao mấy vị Sỹ quan cao cấp tròn mắt rất ngạc nhiên. Một người nói: Tôi tưởng là sau khi đánh tan các cứ điểm Tà Xanh- Săm Lốp- Lếch thu được cả dấu ấn cùng vàng bạc tài liệu thì tình hình đã ổn lắm rồi. Chứ bộ đội mình vẫn phải đánh nhau à? Tôi rất bất ngờ trước câu hỏi đấy và thấy thật buồn. Đúng là quan, là lính, cũng ở CPC nhưng họ ở phía sau. Thật an toàn, xa mặt trận. Có lẽ ở đây kể từ sau 7/1/79 đã gần như không còn tiếng súng. Họ đã được sống, được hưởng thanh bình từ những ngày đó.

Thật quan liêu. Thật thiếu hiểu biết. chắc họ là những Sỹ quan cao cấpnhưng ở những vị trí chuyên môn kỹ thuật ít hiểu biết về chiến trường, ít hiểubiết đến độ bàn quang. Họ không thấu hiểu hết tình hình. Không hiểu về cuộcchiến vẫn còn gian khổ cam go, khốc liệt của những đang diễn ra hàng ngày tại các vùng rừng núi giáp biên giớ Thái, mà anhem đồng đội chúng tôi đang phải đối mặt. Thật vô lý!

Được nghỉ ngày Chủ nhật, tôi rủ thêm một anh bạn cùng học, mượn xe đạp đi chơi khắp mọi nơi ở Thành phố. Có lẽ chưa bao giờ đời Lính tình nguyện được thảnh thơi như lúc này.

Chúng tôi đi thăm lại khu vực cầu Monivong, nơi mà trưa ngày 7/1 tôi cùng đoàn xe cơ giới hàng trăm chiếc, dũng mãnh băng qua để vào Thành phố. Khu đầu cầu, mấy căn nhà 3 tầng nơi tôi ngủ tối đầu tiên và bị pháo 37 ly bắn. Tất cả vẫn như cũ. Chúng tôi đi thăm Hoàng cung, thăm Chùa vàng, nền dát bằng bạc. Những nơi này đã có quân của ông Hên quản lý. Nhưng chúng tôi nói khó, năn nỉ một tí rồi cũng được vào thăm. Đặc biệt là đến thăm núi Bà Pênh- Tiếng CPC là Phnompenh. Thủ đô CPC bây giờ là lấy tên của trái núi này. Có một tương truyền gì đó về từ những thế kỷ trước, về trái núi Bà Pênh nhỏ bé này, mà một vị vua của CPC đã quyết định lập Kinh đô ở đây khi cái bè gỗ thả trôi tự nhiên theo dòng Tông Le Sáp cứ tấp vào đây không đi nữa. Rồi Một kinh đô tráng lệ bên dòng sông Lê Sáp hùng vỹ, rất nhanh chóng hưng thịnh qua nhiều năm tháng với bao đời Vua. Nhưng đến tháng 4/75 Phnom Pênh bị tàn lụi, đổ nát, đau thương điêu tàn rất nhanh. Khi chế độ Pôn Pốt- Iêng Xa Ri trị vì theo chế độ Cộng sản phản động của Đảng Khme Đỏ không giống ai trên đời.

Chúng tôi vào một cái chợ ở khu vực ngoại ô. San sát những gian hàng bằng lán tạm nhỏ bé vừa làm chỗ ở bên trong, vừa làm chỗ bán hàng bên ngoài. Hàng hóa bán cũng đã rất phong phú thích mắt. Rất nhiều những phụ nữ góa chồng tuổi từ 25-40 làm chủ nhà, chủ cửa hàng. Nhác thấy chúng tôi vào quán, có những bóng đàn ông trẻ mình trần, quấn khăn cà ma ngang người đi vào trong. Họ như là cố tình tránh gặp chúng tôi. La cà một vài quán có thiếu phụ cứ mời bằng được tôi vào nhà. Tôi cũng tò mò theo một phụ nữ vào trong ngồi nói chuyện. Người phụ nữ chủ nhà cũng là một góa phụ. Khoảng ba mươi tuổi da trắng, trông cũng khá xinh. Là người lai Hoa-Việt. Từ cái áo đang mặc rộng cổ hấp dẫn, áo ngắn để hở cả phần bụng, cái váy hoa xàrông quấn trể nải rất hờ hững, khoe vòng mông căng tròn rất khiêu gợi, như mời chào khác giới. Có lẽ chỉ cần động khẽ vào đó là cái váy có thể tuột ra. Mắt người quả phụ trẻ nhìn tôi thật đắm đuối như cầu xin. Những cái đó đã làm cho bản năng tính dục trong tôi trỗi dậy. Đa số họ nói được tiếng Việt. Vì những phụ nữ này ở đây đã lai tạp Hoa- Việt- Căm lẫn lộn. Người phụ nữ nói mời tôi ở đây chơi. Nếu có thể thì sống cùng với họ ở đây. Trời ơi! Một lời mời chào chân thật. Tôi hiểu họ đang thiếu, đang rất cần, đang rất thèm khát đàn ông.

Dò hỏi một lúc, tôi được biết cũng đã có một số lính mình tụt tạt về đấy sống chung với họ. Những người lúc nẫy tránh chúng tôi cũng là những đối tượng trên. Bất giác tôi cũng có suy nghĩ cảm thông với họ. Suy nghĩ chợt đến, giữa cái sống sung sướng hiện tại và cái khổ của lính chiến. Họ đã chọn sống ở đây làm giống đực, sống dựa vào những người phụ nữ CPC chết chồng này. Trong lúc anh em đồng đội của họ đang ngày đêm gối đất nằm sương. Nơi rừng rú, sình lầy nước đọng, đói khát. Để truy diệt tận cùng lũ quỷ áo đen. Để mong cầu cuộc sống hạnh phúc, thật sự bền vững cho dân tộc Khơ Me và đất nước CPC. Tại sao họ lại như vậy? Thật là ích kỷ và hèn nhát..

Đang trầm tư với chuỗi suy nghĩ ấy. Người phụ nữ góa còn trẻ, mạnh bạo hơn nữa kéo tay tôi, chỉ vào sau cái màn gió( ri đô), vốn là tấm vải xà rông làm váy của họ. Tôi hiểu họ đang thèm khát điều gì. Tôi cũng đang thèm khát như vậy. Người tôi đã nóng lên rạo rực. Tôi như sắp sụp xuống, tưởng chừng như lý trí tôi, không thể cưỡng lại được cái bản năng xác thịt thông thường của tạo hóa con người trong tôi. Chỉ cần theo người phụ nữ này 3 bước, hoặc 4 bước là vào khuất trong tấm màn kia là thoải mái, là mỹ mãn khát thèm dục vọng. Tôi thấy được hơi thở tôi cũng đã không bình thường, người nóng ran. Trong khi người đàn bà vần cứ chèo kéo, phả hơi thở cũng nóng rực, hầm hập vào tôi. Tôi uể oải đứng dậy. Giữa tôi và người đàn bà như đã không còn khoảng cách. Đã rất gần, càng thấy được hơi thở của sự nóng bỏng. Lý ra tôi đã bước theo người đàn bà đó.

Không hiểu sức mạnh ở đâu ập đến ngăn cản tôi. Tôi trấn tĩnh lại, rấtnhanh như chạy trốn, như khẳng định rõ ràng không! Dứt khoát không! Tôi giậttay ra khỏi hai bàn tay nóng bỏng cùng ánh mắt đắm đuối của người phụ nữ đangdậy tình, chạy vụt ra ngoài. Tôi đã thắng được sự cám dỗ của người đàn bà đó,cũng như phần "người" trong tôi vẫn tỉnh táo, mạnh mẽ không đểphần"con" lấn át, khuất phục.

Sau khi chạy ra khỏi căn phòng, chạy trốn lửa yêu của người đàn bà góa đó. Một lúc sau tim tôi mới hết " rộn ràng". Tôi đứng ngây giữa đám đông nhốn nháo ầm ĩ nơi chợ bán mua. Đảo mắt một lúc tìm được đồng đội cùng đi đang mua sắm gì gần đó. Tôi nói dối: Thôi mệt rồi về thôi không muốn đi đâu nữa.

Học tiếp 1-2 ngày nữa, những buổi chiều nhàn rỗi, tôi cũng ngại không ra khỏi nơi ở. Mà cùng chơi cờ, chơi bài, hoặc chơi bóng với mọi người. Ngày hôm sau có xe của Quân đoàn chở gạo cho Sư đoàn chúng tôi theo xe về Pua Sát rồi trở về Trung đoàn.

Lúc này Trung đoàn bộ 273 vẫn đóng quân ở bên trong ga Rô Mia. Nhiệm vụ truy quét chưa có gì thay đổi. Anh chị em trong đội công tác vẫn rất vui khi tôi trở về. Tôi để ý thấy ánh mắt cô The nhìn tôi không thật bình thường. Tôi hỏi Ben Kia đội trưởng là mọi người khỏe không? Mấy hôm Bòng Phú đi vắng, mọi người có hay phải đi tăng cường xuống các đơn vị không? Ben Kia nói: Mọi người vẫn khỏe anh bòng Phú ạ. Chị Nhị biết Bòng Phú lấy vợ, khóc ốm rồi. Tôi hơi chột dạ, không nhìn thấy Nhị đâu. Trước lúc về, tôi cảm thấy vui vui về cái kịch bản đã bàn với Hùng nói dối tôi lấy vợ. Bây giờ cái niềm vui ấy phụt tắt khi Ben Kia nói thế. Tôi nói thế à! Chị Nhị ở đâu rồi? Không kịp nghe câu trả lời, tôi vội bước sang chỗ anh Riến hỏi sơ qua tình hình, rồi lên báo cáo với Ban chính trị về việc tôi đi tập huấn đã về.

Sau khi chuyện trò với đ/c Lưa và đ/c Cường Phó Chủ chủ nhiệm một lúc, tôi về khu vực Tiểu ban, trong lòng cảm thấy hơi bối rối. Không biết Hùng đã nói như thế nào. Bây giờ chưa gặp được Hùng. Tôi về chỗ nhóm đ/c Riến, rồi nói gọi cô The lên hỏi tình hình. Cô The với vẻ mặt trầm tư không vui nói với tôi là: Ba ngày trước, anh Hùng lái xe sang chơi gặp tôi và Nhị. Anh Hùng khoe là có tin Bòng Phú đi họp tại Phnompenh lấy vợ luôn trên đó rồi. Tôi ( cô The) hỏi là Bòng Phú lấy ai thì anh Hùng nói lấy một em gái là cháu của ông Hên xem rin trong đội xà là bạ ( Văn Công) ở Phnompenh có thể Bòng Phú không về đây nữa.

Được tin đó Nhị buồn chán, hai ngày nay toàn nằm, không ăn cơm, ốm nặng rồi. Nhị lại nói là buồn không muốn sống nữa. Thật là khổ cho tôi. Hùng đã làm đúng kịch bản của tôi. Tôi nghĩ nông cạn là làm như vậy thì Nhị sẽ quên tôi, hoặc không còn yêu hay quý mến tôi nữa. Ai biết được phụ nữ lại như vậy. Nhỡ có điều gì không hay xẩy ra thì thật là tai hại.

Tôi thầnngười ra ngẫm nghĩ một lúc, rồi thấy rằng mình không thể nói dối như thế được.Tôi nói với cô The là anh Hùng nói đùa, chứ đâu có chuyện đó. Rồi tôi nói côThe cùng sang chỗ cô Nhị với tôi. 

Tôi theo cô The sang chỗ Nhị. Từ xa đã thấy Nhị nằm nghiêng trên cái võng mắc thấp sát đất. Hai tay để phía trước mặt, mọi người đi tương đối mạnh. Tôi cố tình dẫm đạp lên một cành cây, cố tình đánh động, nhưng Nhị vẫn không phản ứng gì, vẫn như người ngủ say. Nhưng trông dáng người, nét mặt thật mệt mỏi, như người đang ốm nặng.

Cô The nói: Nhị đang ngủ để em gọi. Cô The vừa lay cái võng vừa nói: Nhị ơi! Dậy đi anh Phú về rồi này. Nhị hé mắt như phản xạ rồi lại nhắm lại nằm im tư thế cũ. Thấy vậy tôi đã thật sự lo. Nhỡ Nhị nghĩ quá ốm nặng hoặc dại dột thì gay to. Cô The lay gọi mấy lần nữa nhưng Nhị vẫn không dậy. Cô The nói: Anh Phú gọi đi chứ em gọi không được. Tôi vào lay võng và hỏi: Nhị ốm à, anh Phú về rồi. Dậy đi xem ốm đau thế nào? Em đã uống thuốc gì chưa?

Cũng như lần trước Nhị hé mắt rồi lại nhắm ngay, rồi lấy tay uể oải hất tay tôi ra khỏi võng. Tôi nói thêm: Nhị dậy ăn gì đi chứ nằm mãi thế này không tốt đâu. Em ốm thế nào? Dậy nói anh Phú nghe nào. Nhị vẫn không cựa mình cứ nằm im như thế. Thấy có vẻ không thuyết phục được Nhị dậy. Tôi nói Nhị mệt chắc chưa dậy được. The nấu cháo cho Cô Nhị ăn. Tôi đứng dậy rồi ra hiệu cho Cô The cùng ra ngoài. Tôi nói chắc Nhị nghĩ tôi lấy vợ ở Phnompenh nên sinh ốm không ăn. Bây giờ có thể đói lả. Cô nấu cháo loãng ép cô ấy ăn. Tôi sẽ sang nói với anh Hùng sang nói xin lỗi mọi người. Về việc hôm trước là nói đùa chuyện Bòng Phú lấy vợ, chứ không phải vậy.

Tôi sang ban Săng xe, rất may là Hùng đang ở nhà. Gặp tôi Hùng hớn hở khoe ngay về cái kịch bản dóng dựng việc tôi lấy vợ. Hùng không biết là Nhị ốm. Tôi nói: Ông nói dối giỏi quá, nên Nhị tin, nhưng buồn ốm mấy ngày nay rồi, không ăn gì rất nguy hiểm. Bây giờ ông phải sang ngay với tôi. Đến nói là ông nói dối truyện tôi lấy vợ, đùa cho vui. Sau đó tôi phải mắng ông mấy câu về việc nói dối đấy nhé, để cho Nhị bình thường lại.

Hùng tiu nghỉu vì đang khoe việc đóng kịch nói dối. Nay sự việc lại không như dự định. Hùng nói: Bỏ mẹ! Nó yêu ông quá đấy. Rồi đứng dậy đi ngay cùng tôi sang chỗ Nhị. Nhị vẫn nằm bất động như cũ .Hùng lay gọi Nhị ơi! Anh Hùng đây. Dậy anh xem ốm đau thế nào? Tôi nói nối tiếp. Hôm kia ông kể chuyện gì bậy bạ về tôi? Để cho Nhị nghĩ ngợi ốm đau thế này. Hùng nói với tôi nhưng cốt để cho Nhị nghe. Tôi nói dối ông đi họp rồi lấy cháu ông Hên Xem Rin làm vợ. Tôi trêu đùa nói cho vui chứ ai rè làm Nhị nghĩ quá đâm ra ốm. Rồi Hùng quay sang Nhị nói: Hôm trước anh nói dối là anh Phú đã lấy vợ đấy. Anh xin lỗi, đã làm cho em nghĩ ngợi. Thôi dậy đi ăn cái gì đi. Chứ nằm mãi sinh ra ốm thật nó xấu người đi đấy.

Nghe nói thế Nhị khẽ cựa mình vẫn không nói gì. Tôi nói thôi anh Hùng vềđi, tội của ông to lắm đấy. Cô The lấy cháo cho Nhị ăn đi. Tôi đi họp đây. Rồitôi nháy Hùng cùng tôi đi ra về. Coi như việc "chữa bệnh" đã xong. 

Hai ngày sau, Nhị đã bình thường trở lại. Gặp tôi Nhị xấu hổ gượng cười. Tôi và mọi người cũng cố tránh, không đề cập đến việc "ốm yếu" của Nhị nữa. Nhiệm vụ của Trung đoàn phải truy quét sâu vào trong. Mọi việc lại phải khẩn trương bận rộn cho nhiệm vụ lớn.

Riêng tôi, những lúc thư rỗi, thì vẫn đang nghĩ cách, phải làm thế nào? Nói thế nào? Cho Nhị hiểu tôi, hiểu về nhiệm vụ, hiểu về trách nhiệm của những người chiến sỹ Quân tình nguyện VN. Cùng những khắt khe, khắc nghiệt của kỷ luật Quân đội VN. Đang làm nhiệm vụ Quốc Tế giúp bạn, giải phóng cho dân, diệt trừ tận gốc quân Pôn Pốt, Tập đoàn phản động Khơ Me Đỏ tàn ác. Những tình cảm trai gái yêu thương nhau là thông thường. Nhưng với Quân Tình nguyện VN, lại là điều kỷ luật cấm kỵ. Triền miên với những suy nghĩ và dự định đó, nhưng giờ đây chưa hợp lúc nói ra. Nhiệm vụ của Trung đoàn còn rất nặng nề. Phải hành quân di chuyển sâu trong các vùng rừng hẻo lánh, để tìm diệt lính Pốt. Phá các căn cứ của Pốt. Cứu dân, giải phóng dân, đưa dân ra khỏi tầm kiểm soát của Pốt.

Theo nhiệm vụ đó, từ khu vực ga Rô Mia, Trung đoàn phát triển truy quét sâu vào trong rừng. Các đơn vị ngày nào cũng di chuyển, ngày đi đêm nghỉ, tìm kiếm, lùng sục Pốt suốt cả tháng năm, rồi sang cả tháng sáu. Trời mưa tầm tã. Mọi người từ cán bộ chiến sỹ đều mệt phờ. Thi thoảng có những trận đánh nhỏ khi gặp lính Pốt. Hoặc thấy những khu căn cứ nhỏ của Pốt, chúng đã trồng ngô, trồng sắn, trồng khoai. Khi gặp các đơn vị của ta, thì chúng bắn vài loạt rồi chạy. Đã đến lúc chúng đói vì thiếu ăn, thiếu mặc. Nhiều tên ra hàng người gầy dơ xương, chỉ còn hai con mắt thao láo và hàm răng trắng là không thay đổi. Trông thật thảm khiếp, kinh khủng như loài ác quỷ.

Trong những ngày truy quét này, chúng ta đang ở thế thượng phong mạnh mẽ. Bọn Pốt cũng chưa có nhiều mìn, nên bộ đội ta ít thương vong. Nhưng trong một lần truy quét của Đại đội 1, Tiểu đoàn 1. Khoảng mười giờ sáng ngày 13/6. Lúc hội quân với Đại đội 3, tại một đồi ngô xanh mướt. Hai Đại đội gặp nhau thật vui.

Đồng chí Trần Đức Quang, trước là Đại đội phó Đại đội 1 của tôi, mới được điều lên làm Đại đội trưởng thay đồng chí Nguyễn Văn Đạc. Đồng chí Đạc được điều làm Trưởng tiểu ban Quân lực Trung đoàn. Anh em hai Đại đội gặp nhau rất vui, chuyện trò tưng bừng. Ngồi ngay giữa đồi ngô rộng, hút thuốc, nói chuyện. Đại đội trưởng Quang, trước là lính Trinh sát Tiểu đoàn một. Ở cùng Tiểu đoàn bộ với tôi. Cùng quê nên hai anh em rất quý nhau. Là người rất vui tính, gan dạ, dũng cảm. Quang có ngoại hình cao đẹp, mũi thẳng lại có khiếu đóng kịch. Có lần trong một vở kịch của Tiểu đoàn, Quang đã đóng vai là Cố Vấn Mỹ rất đạt. Gặp anh em Đại đội 3 đang hút thuốc lào, Quang cũng ngồi xuống xin " Bắn" một điếu. Vừa cho thuốc vào lõ điếu. Một tay cầm điếu, một tay cầm đóm châm lửa từ người khác. Đang trong tư thế ngồi đưa đóm lửa vào lõ thuốc. Thì từ từ ngã nghiêng sang một bên. Như người say thuốc. Mọi người xúm lại thì thấy máu túa ra bên dưới thái dương bên trái. Một viên đạn lạc từ đâu bay tới, hay viên đạn bắn tỉa của Pốt? Đạn xuyên ngọt từ thái dương phải của Đại đội trưởng Quang. Anh chết khi chưa kịp châm lửa vào lõ điếu. Anh chết khi chưa kịp hút điếu thuốc lào của đồng đội vừa cho. Anh hy sinh mà không nói được lời nào. Thật vô cùng bất ngờ cho mọi người.

Khi biết tin Quang hy sinh tôi thật bất ngờ đau xót. Như vậy là Ban chỉhuy Đại đội 1 của tôi. Trong bữa cơm liên hoan ngày 20/12/78 tại Búa Lớn- HòaHội. Mâm cơm 6 người. Tới nay mới 6 tháng, mà đã ba người hy sinh cho nhiệm vụQuốc Tế giúp "Bạn". Anh Thược, anh Tiến, và bây giờ tới Quang. Tôi lặng ngườigiữa nơi rừng sâu biên giới nước người. Khóc thương người đồng đội, người bạnthân thiết, người đồng hương đẹp trai, tài hoa dũng cảm mà đoản mệnh.

Cùng thời gian này, hai Trung đoàn 270-266 truy quét tàn quân Pốt trong sâu hơn. Một trong những địa danh đáng ghi nhớ là truy quét phá căn cứ Pốt trong thung lũng Aray.

Thung lũng Aray nằm trong dãy núi Caravanh trùng điệp. Cách Thị trấn Lếch khoảng 60km. Hai Trung đoàn 270-266 được lệnh tiến công phá căn cứ này. Lúc này đã là mùa mưa, nên khu vực rừng , suốt ngày mây đen phủ kín trời. Nước từ các triền núi cao, trong rừng sâu chảy ào ào. Tràn đầy các sông suối, làm cản trở việc hành quân của các đơn vị. Mưa suốt ngày, các chiến sỹ 2 Trung đoàn vẫn ngày đêm hành quân, đi trong mưa nguồn tầm tã. Quần áo mọi người đều ướt sũng. Trinh sát cứ phải đi trước dò đường, chọn đường hành quân và địa điểm vượt sông. Mãi cũng chọn được đoạn hẹp để vượt đầu nguồn sông PuaSát. Rồi nhằm hướng thung lũng Aray băng tới.

Hành quân tiễu địch trong mưa nhiều ngày, với trang thiết bị vũ khí nặng là vô cùng vất vả. Việc lập cầu trung chuyển là vô cùng khó khăn phức tạp vì đường xá không thuận tiện. Vì vậy tất cả gạo, thực phẩm, trang bị, súng đạn, vũ khí hỏa lực đều trên vai các chiến sỹ. Theo phương án Trung đoàn 266 phải tổ chức hành quân gần 70km về hướng Đông Nam. Sau đó vòng lại bao vây đón lõng ở phía Nam thung lũng Aray. Ở hướng này là hướng từ Công Pông Xpư ngược lại. Nên bọn Pốt chọn đây là hướng phòng thủ chính.

Hai Tiểu đoàn 4 - 6 của Trung đoàn 270, hành quân 60km. Bí mật áp sát thung lũng Aray về phía Tây nam. Tiểu đoàn 5 phải vượt lên chiếm lĩnh điểm cao sau lưng thung lũng. Đây là mũi chủ công, từ đây đánh tràn xuống thung lũng. Chiếm được điểm cao này là một lợi thế, vì địa hình hiểm trở, dốc cao. Nên bọn địch chủ quan, ít đề phòng. Đường hành quân của Tiểu đoàn 5 cũng khoảng 50km. Nhưng là đường rừng rậm rạp, xen lẫn núi cao rất khó đi. ở đây toàn đá tai mèo, hoặc gan gà sắc nhọn. Những khu rừng đại ngàn như chưa từng có dấu chân người đi. Đến chân núi, Tiểu đoàn 5 còn phải vượt cao điểm 1770m vô cùng khó khăn vất vả. Tiểu đoàn 5 vào đến chân điểm cao. Cho anh em bí mật nghỉ một ngày để lấy sức vượt núi. Lúc này là ngày 7/6. Ngày 8/6 Tiểu đoàn 5 vượt núi vào vị trí tiền nhập. Trời mưa bộ đội hành quân rất vất vả, nhưng lại là yếu tố bí mật tốt. Bọn Pốt thì chủ quan, cho là bộ đội ta khó lòng vượt núi cao lại xa thế này. Nhất là trong mùa mưa, nước lớn. Nên đại quân ta đã bao vây các phía, mà chúng vẫn không hay biết gì.

5giờ sáng ngày 9/6. Cũng như thường lệ, sau các hồi mõ báo thức. Bọn Pốt trong thung lũng lục đục dậy ra suối vác đá thay cho tập thể dục, để về xây dựng công sự. Không thằng nào mang theo súng. Đại đội trinh sát của Trung đoàn tăng cường Tiểu đoàn 5. Bí mất áp sát doanh trại gần bìa rừng. Rồi đốt một căn nhà lá làm hiệu lệnh. Tất cả các hướng nổ súng tiến công. Bộ đội Tiểu đoàn 5 ào xuống chiếm giữ khu vực trung tâm. Tiêu diệt khu chỉ huy và bọn Pốt trong căn cứ. Thật bất ngờ trước đòn tấn công của ta, bọn Pốt hoảng sợ chạy như vịt không mấy thằng kịp phản ứng. Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 6 cũng đã nổ súng tiến công Pốt rất mạnh mẽ. Thung lũng rộng. Ở đây chúng đã đang xây dựng và phát triển căn cứ hòng tổ chức kháng chiến lâu dài.

Sau 2 h chiến đấu truy diệt. Hai Trung đoàn đã tiêu diệt và bắt sống gần một ngàn tên Pốt và thanh niên xung phong của Pốt. Hàng ngàn người dân đã được giải thoát khỏi căn cứ A Ray trong rừng sâu, núi hiểm này. Phát huy thắng lợi lớn của trận phá căn cứ A Ray.

Hai Trung đoàn liên tiếp tiễu trừ các căn cứ của Pót vùng biên giới CPC- Thái Lan như các căn cứ Phum Say, Cầm Nôm, Lích Pi ở khu vực chân dãy núi U Ran đến Phum Xráp Mốt cuối đường 56 sát biên giới phía Tây. Trung đoàn 273 của tôi đầu tháng 7/79 được điều lên khu vực Huyện Muông Rư Say Tỉnh Bát Tam Băng thay vị trí Sư đoàn 339.

Theo nhiệm vụ, trong khi hai Trung đoàn 270-266 truy quét dịch chuyển sâu trong khu vực Tà Xanh, Săm Lốp. Thì Trung đoàn 273 truy quét lật cánh lên, đảm nhiệm khu vực Huyện Muông Rư Say, Tỉnh Bát Tam Bang.

Huyện Muông Ru Say là Huyện đầu của Tỉnh Bát Tam Bang giáp với Tỉnh Pua Sát. Địa hình ở đây vô cùng quan trọng. Trung tâm Huyện nằm ngay trên trục đường số 5, song song bên cạnh là trục đường sắt từ Phnom Pênh lên. Và cũng từ đây đường sắt và đường bộ số 5 lại tách rời nhau, rồi lại gặp nhau tại Trung tâm thành phố Bat Tam Bang. Phía Đông Bắc có nhiều làng mạc. Rừng thấp, kéo dài đến sát Biển Hồ. Phía Tây Nam là đồng ruộng, sâu vào là các đồn điền cam. Đồi núi cao dần lên tới tận Tà Xanh, Săm Lốp giáp biên giới Thái Lan. Huyện Muông có khoảng 22 xã. Xã xa nhất cách trung tâm huyện khoảng trên 20km. Từ huyện lên Thành Phố Bát Tam Băng khoảng trên 50km. Nói chung về địa lý thì đây là một vùng chiến lược quan trọng.

Khi Trung đoàn 273 lên đây, chính quyền Huyện và các Xã, Phum đã có. Nhưng chưa phải là chính quyền chắc và chưa thuộc diện trong sạch. Theo báo cáo của các cán bộ dân vận Sư đoàn 330, thì ở Huyện và các xã nhất là các xã ở vùng sâu trong rừng. Chính quyền nhiều xã có hiện tượng 2 mặt. Cần phải thanh lọc, cần phải củng cố lại. Về địch thì chúng vẫn còn lực lượng đông, tuy rằng không lớn. Nhưng chúng vẫn tổ chức tập kích các chốt các vị trí của ta về ban đêm nhất, phục kích chăn xe trên đường 5. Chúng tập trung trong rừng ở hướng Tây Nam Huyện.

Sau khi nhận bàn giao, nắm địa hình và tình hình. Trung đoàn trưởng Đặng Văn Tố bàn với chính uỷ Diệp Xuân Ánh tổ chức bố trí lực lượng như sau: Tiểu đoàn 1 án ngữ ngay trục đường 5 tiếp giáp với tỉnh Pua Sát. Tiểu đoàn 2 án ngữ trên khu vực đường tầu hướng Tây Bắc cách trung tâm Huyện khoảng 5 km. Tiểu đoàn 3 vào sâu phía Tây Nam cách trung tâm Huyện 15km. Các Đại đội trực thuộc được bố trí xung quanh khu vực Huyện. Trung đoàn bộ đi qua đường sắt vào khoảng 1km. Đấy là sau khi đã ổn định tình hình.

Khi đơn vị đến địa bàn Huyện Muông. Ngay đêm đầu tiên bọn Pốt đã mở màn "chào hỏi" anh em mới đến bằng các trận tập kích vào các vị trí dừng chân của Trung đoàn. Thậm trí chúng còn dùng một mũi luồn đánh vào trung tâm Huyện Trước khi đánh vào Huyện, chúng còn bắn vào khu vực Huyện mấy chục quả cối 60 ly. Như vậy ở đây tình hình còn đang rất phức tạp. Lực lượng Pốt còn khá đông. Trung đoàn trưởng bàn với Chính uỷ Ánh phải tổ chức truy quét ngay. Nhất là địa bàn hướng Tây Nam. Vì Sư đoàn 339 lực lượng mỏng, chủ yếu chốt giữ không có điều kiện truy quyét sâu trong rừng.

Đã từ lâu, không bị truy đuổi. Nên bọn Pốt có phần giành thế chủ độngtập kích, coi thường ta. Chúng tổ chức trinh sát, nắm chắc, hiểu rõ vị tríchốt, quy luật hoạt động của ta. Phải cho bọn tàn quân Pốt ở đây một bài họcđầu tiên nhằm "làm sạch" địa bàn.

Sau khi nắm tình hình địa bàn toàn Huyện. Trung đoàn 273 xin thêm một số Trinh sát của Sư đoàn 339 phối hợp, tăng cường dẫn đường. Để việc tổ chức luồn sâu truy quét không bị lộ, các đơn vị vẫn tổ chức chốt giữ, canh gác và hoạt động bình thường.

Đúng 9h (lúc này Tiểu đoàn 3 chưa vào sâu trong xã Pờ Rô Chít). Toàn đội hình Tiểu đoàn 1 cắt đường luồn sâu vào khoảng 15km giáp ranh giữa 2 Tỉnh Pua Sát- Bát Tam Bang. Tiểu đoàn 2 cũng luồn sâu vòng phía tay phải vào khoảng 20km. Hai Tiểu đoàn dải quân tạo thành lưới vây bọc. Đến 2h sáng, Thì Tiểu đoàn 3 cùng các đơn vị trực thuộc chia làm 2 hướng, tiến vào sâu theo hướng Tây Nam Huyện. Đến gần sáng thì hướng Tiểu đoàn 3 bị lộ, vì gặp một số tốp địch cũng lần mò trong đêm. Bọn Pốt này nhanh chóng bị tiêu diệt. Nhưng có những tên cũng kịp chạy thoát vào sâu bên trong cứ. Các lực lượng Pốt trong khu vực đã biết là bị truy quét. Nhưng chúng chống cự không mạnh rồi bỏ chạy. Nhưng như thế là đã muộn. Chúng chạy đâu cho thoát, vì chúng đã bị ở trong vòng lưới của Tiểu đoàn 2 và 1 đón đợi. Trong khi Tiểu đoàn 3 cùng các đơn vị trực thuộc đang tiến công bằng hai hướng. Trận chiến xảy ra không ác liệt, những nhóm Pốt phòng ngự nhanh chóng bị tiêu diệt.

Đến gần trưa, các đơn vị đã báo về diệt được hàng trăm tên. Thu được rất nhiều súng đạn. Phá được hơn chục căn cứ nhỏ của Pốt. Phát huy thắng lợi Trung đoàn liên tục cho các Tiểu đoàn truy lùng Pốt trong 7 ngày liền. Trong lần truy quét này Đại đội 4 của Tiểu đoàn 1 bị một tên Pốt bị thương chốn trong bụi. Tên này rất lì lợm vì đây là rừng thấp bụi cây rất nhiều. Tên Pốt với khẩu súng AK thỉnh thoảng lại tỉa một anh em mình. Đơn vị lùng tìm đến khi phát hiện được bụi cây tên Pốt trốn. Trước khi tiêu diệt được nó, thì về phía Đại đội 4 có 3 anh em bị hy sinh và một đồng chí nữa bị thương. Đây là một bài học thật đau lòng cho lực lượng truy quét.

Sau 7 ngày truy quét tàn quân Pốt, kết hợp với việc kêu gọi. Đã có gần 100 tên Pốt ra hàng. Chiến sự trong khu vực tạm yên. Trung đoàn trở ra chốt giữ tại các khu vực như đã nói. Các Tiểu đoàn vừa tổ chức chốt giữ, vừa vẫn phải tổ chức truy quét nhỏ ở khu vực đóng quân. Kết hợp với phải giúp đỡ xây dựng lực lượng du kích xã và thanh lọc các phần tử nghi vấn trong chính quyền. Xây dựng chính quyền xã phum vững chắc, ổn định.

Tiểu ban dân dịch vận lại lao vào chiến dịch tuyên truyền xây dựng chính quyền. Xây dựng các đoàn thể của bạn rất bận rộn. Tiểu ban phải chia nhỏ để đi xuống các Tiểu đoàn, tuyên truyền tại các Xã, Phum. Tôi chủ yếu tập trung xây dựng chính quyền tại Huyện. Thi thoảng mới đi cùng anh em xuống các cơ sở.

Sau một thời gian khu vực huyện Muông tình hình an ninh chính, trị, trậttự xã hội đã tương đối ổn định. Chợ búa đã hoạt động đông đúc người bán, ngườimua. Đường tầu đã được lưu thông, từ Phnom penh lên tận vùng biên giới. Mỗichuyến tầu đã có hàng trăm dân CPC theo lên để buôn bán hàng hóa từ Thái Lanvề. Các trường học dần được hình thành. Cuộc sống mới đã thật sự được hồi sinh. 

Từ khi Trung đoàn 273 về đảm nhiệm xây dựng chính quyền, giữ gìn an ninh trật tự, truy diệt tàn quân Pốt trong các khu rừng sâu thuộc địa bàn Huyện. Nhịp sống của dân nơi đây nhanh chóng được đổi thay phát triển.

Lúc này, lực lượng Pốt nơi đây không còn đông. Chúng lẩn lủi trong rừng sâu, móc nối với một số phần tử đã ra hàng, đang sống trong dân hoặc đêm đêm, lẩn vào các Phum làng hẻo lảnh. Chúng dọa nạt, bắt dân phải cung cấp lương thực, thực phẩm cho chúng. Bộ đội ta cùng các lực lượng Quân đội, Du kích bạn cũng thường xuyên lùng sục, nhưng chưa thể "làm sạch" được bọn này. Sau những hiệp định ký kết với Việt Nam. Chúng ta đã cử các đoàn Chuyên gia xuống các Tỉnh, Huyện, xây dựng chính quyền. Tỉnh Bát Tam Băng do đoàn Chuyên gia Tỉnh Thái Bình, đảm nhiệm. Huyện Muông Rư Xây có 3 đồng chí Chuyên gia. Một đồng chí Nguyên là Huyện ủy của một Huyện, phụ trách về xây dựng chính quyền. Một đồng chí nguyên là Phó Huyện Công an, chịu trách nhiệm về an ninh chính trị, một đ/c giúp đỡ bạn về kinh tế.

Theo chỉ thị của trên. Trung đoàn 273 cũng thành lập một Tiểu đoàn, lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 4. Chuyên giúp bạn xây dựng lực lượng bộ đội và dân quân du kích trong toàn huyện. Như vậy là Ban Dân dịch vận của tôi lúc này rất bận rộn. Vì phải làm trung gian hoạt động của các đầu mối quan hệ. Trực tiếp với chính quyền Huyện, chính quyền xã của bạn. Quan hệ chỉ đạo Dân địch vận với ban chỉ huy Tiểu đoàn 4. Quan hệ trao đổi nắm tình hình qua lại với các đồng chí Chuyên gia. Giúp đỡ các đồng chí Chuyên gia hoạt động.

Nhiều các đầu mối làm việc, nên việc đi lại hoạt động nhiều rất mệt mỏi và căng thẳng. Tôi là người có dáng gầy, nhỏ, nhưng lại rất khỏe. Từ khi nhập ngũ đến giờ, chỉ bị cảm cúm qua loa, cuối năm 77 bị nhiễm lạnh đi viện ít ngày. Còn lại vẫn theo kịp, vẫn đảm bảo được sức khỏe tốt trong huấn luyện, hành quân đường dài, hay trong chiến đấu cực kỳ gian khổ. Năm 1973 khi Trung đoàn làm nhiệm vụ mở đường ở Đông Trường Sơn. Vùng rừng núi miền Tây Tỉnh Quảng Bình. Ở đây toàn là rừng lim già. Đúng là "rừng thiêng nước độc". Địa danh là Rào Trù, Rào Đá lác đác có người Dân Tộc Vân Kiều sinh sống.

Trung đoàn tôi vào làm nhiệm vụ được 7 ngày, là bắt đầu bị dịch sốt rét hoành hành. Cứ người nọ khênh người kia đi viện điều trị. Có đồng chí khênh đồng đội tới viện thì cũng phải nhập viện luôn vì lên cơn sốt rét. Sau 3 tháng mở đường, lao động cực kỳ gian khổ vất vả. Cả Trung đoàn khoảng hai ngàn người. Hầu như ai cũng bị sốt rét. Đếm trên đầu ngón tay khoảng 10 người không dính cái bệnh " bạn" của lính, trong đó có tôi. Tôi cũng không hiểu làm sao, với thể trạng gầy gò, mảnh mai thư sinh. Tôi lại kháng được cái loại vi trùng sốt rét kẻ thù của lính đó. Sự kiện này nó cũng là một niềm tự hào là một minh chứng về sức khỏe của tôi.

Thế mà khi về đừng chân tại Huyện Muông Rư Say này được hơn một tháng.Tôi lại bị cái bọn vi trùng sốt rét quật ngã phải đi nằm viện Trung Đoàn điềutrị mới bực chứ. 

Buổi trưa, sau khi làm việc, tôi cùng nhóm công tác đi từ ngoài Huyện về Trung đoàn bộ. Quãng đường không xa, nhưng không hiểu làm sao trong người khó chịu, bước đi uể oải, nặng nề. Người ngấy nóng. Tôi nói với đội công tác: Hình như Bòng Phú bị cảm hay sao, thấy khó chịu lắm.

Rồi tôi cũng bước tiếp về nơi nghỉ của Tiểu ban. Tôi nằm ngay xuống chiếc giường, được ghép bằng các tấm gỗ nhỏ khấp khểnh. Thấy người lạnh rét. Tôi lấy chăn dù đắp, một lúc sau vã hết mồ hôi. Tôi lại thấy nóng bừng, phải tung chăn ra. Anh em nói tôi ăn cơm. Tôi nói anh em cứ ăn đi, tôi cảm thấy không muốn ăn. Nằm một lúc người tôi lạnh, run lên bần bật. Anh em lấy 2-3 cái võng, cùng chiếc chăn dù đắp lên người mà vẫn thấy rét, hai hàm răng va vào nhau lập cập.

Anh Diến đi gọi ytá của Trung đoàn bộ xuống. Tôi vẫn đang trong tình trạng như vậy. Sau khi cặp nhiệt độ xem, anh Cận ysỹ nói: Anh đang bị sốt tới 40 độ rồi. Anh đã bị sốt rét bao giờ chưa? Tôi lắc đầu ý nói chưa. Đồng chí y sỹ nói anh em ăn xong đưa ngay anh Phú lên bệnh xá Trung đoàn. Có lẽ anh bị sốt rét. Anh Phú chưa bị sốt rét bao giờ mà đã sốt cao thế này là nguy hiểm, để tôi về nói đồng chí ytá đi cùng.

Anh Diến, anh Tẩy ( anh Tẩy là Thiếu úy mới được điều về ). Làm cáng võng khênh tôi. Tôi cảm thấy ngại nói anh em từ từ đã, đợi hết đợt sốt rồi tôi đi được, chứ không phải khênh. Mọi người trong Tiểu ban, trong đội công tác đến rất đông. Pen Kia thì nói Bòng Phú ốm đi viện, mai chúng em lên thăm. cô The, cô Nhị thì không nói gì nhưng vẻ mặt rất lo giục anh Riến chuẩn bị ba lô cho tôi. Ytá đến, mọi người nhất là Sa Chơn và YVơn cứ ép tôi lên võng khênh tôi lên bệnh xá Trung đoàn Từ chỗ Ban chính trị lên bệnh xá 24( đại đội 24) khoảng hơn 1km gần khu vực Đại đội vận tải 25. Ở đây là một Phum có mấy cái nhà sàn. Lúc này đã đang là mùa mưa, vùng này thấp những ao hồ và cánh đồng chung quanh đã ngập nước. Rau muống tía ngoi nước lên tua tủa.

Đại đội Quân y cũng không có thay đổi nhiều như hồi năm 78. Vẫn bác sỹ Nhật, y sỹ Thu, y sỹ Quyết, y sỹ Chính và mấy người tôi đã quen. Có một vài đ/c ytá mới được điều về. Sau khi xem xét chuẩn đoán tôi bị sốt rét. Anh Thu ysỹ nói. Phú bị sốt rét rồi, yên tâm điều trị ở đây 15-20 ngày mới khỏi. Mọi người cho tôi uống thuốc rồi tiêm mấy mũi. Anh Thu bố trí tôi nằm ở một nhà sàn cùng 4-5 bệnh nhân khác. Buổi chiều nằm nơi bệnh viện sao dài thế. Người bắt đầu thấy đau như rần. Tôi cố gắng ăn một ít cháo của đồng chí ytá bệnh xá mang lên. Mồm thật đắng. Tôi thấy sức khỏe tiêu đi đâu hết mệt mỏi thực sự.

Chiều tối, anh Thu xuống ngồi chơi với tôi một lúc. Đã lâu hai anh em không gặp nhau, anh Thu hỏi đủ thứ chuyện. Tôi uể oải nghe và gật là chính. Anh Thu thấy tôi mệt thì đứng dậy về trước khi về dặn lại mọi người phải chú ý đến súng đạn. Ở đây phía sau nhưng cũng không an toàn đâu. Bây giờ tôi với để ý thấy mấy khẩu AK dựng ở vách liếp. Một đồng chí bệnh binh nói: Anh yên tâm chúng em cũng đã khỏe khỏe rồi. Anh Thu dặn mấy người quan tâm tới tôi vì tôi mới đến.

Anh Thu về tôi mới thấy ở đây vắng vể quá. Chợt nghĩ đến hồi tháng 2 đầunăm, lúc còn ở Tỉnh Công Pông XPư, Đại đội quân y cũng bị Pốt mò vào tập kíchban đêm. Đồng chí Bài Ytá hy sinh, mấy anh em bị thương. May mà Đại đội 20Trinh sát đến giải nguy kịp thời .

   Anh Thu ra về. Tôi mới để ý kỹ, cả nhà có 6 bệnh nhân gần như đều là bị sốt rét. Toàn là tuổi đàn em sau tôi. Người tôi rất khó chịu nhưng gắng nói với mọi người là cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu ai khỏe thì phải có ý thức cảnh giác. Tôi nói vui với an hem: Bọn Pốt không tránh bệnh binh chúng mình đâu. Anh em nói: Anh cứ nghỉ đi bọn em cũng đỡ nhiều rồi.

Tôi nằm xuống chỗ nghỉ của tôi. Đầu nặng như chì, đã đỡ sốt cao, nhưng vẫn không bình thường. Nằm một tí tôi đã chìm mê ngay vào giấc ngủ. Không biết đã ngủ được bao lâu. Nhưng đêm có vẻ khuya lắm. Tôi bắt đầu lên cơn sốt. Người nóng ran hơi thở hầm hập. Mọi người đang ngủ say, tất cả im phăng phắc. Tôi lần mò bi đông lấy nước uống. Nhưng uống mấy lần rồi mà cũng không giải được cái khát. Người như bốc lửa, môi khô có cảm giác như đang sắp bùng cháy. Chắc tôi đang bị sốt cao. Tôi định gọi anh em nhưng lại thôi. Cố chịu đựng. Chợt nhớ lúc từ trên nhà khám xuống đây, tôi thấy dưới một cột nhà sàn ngay chỗ cầu thang, có đống quả me già, cùng một bát đường mật thốt nốt đựng trong cái bát nhuôm to. Không biết đã có từ bao giờ.

Nghĩ đến me và đường, tôi bắt đầu thèm ngọt, thèm chua. Cái thèm thật khó tả, thèm như điên như dại. Cứ nghĩ là phải có bằng được. Người tôi vẫn nóng như sắp cháy, chỉ muốn có ngay được một quả me và bát đường đó. Tôi dậy định xuống lấy, nhưng không thể đứng dậy được. Chân rủn hết ra, sức khỏe đã tan biến đi đâu hết. Mặc dù đầu sốt nhưng lại nghĩ rất tỉnh táo. Tôi vặn nút bi đông nước lại, gắng gượng ngồi dậy. Lấy cái cốc pha lê to, mà tôi vẫn để túi cóc cạnh ba lô. Cầm hai thứ đó, tôi lần ra cửa. Tránh vướng chân mấy anh em đang giấc ngủ vùi. Tới cửa nhà sàn, đêm tối mờ, từ đây xuống đất cũng 5-7 bậc cầu thang gỗ nhỏ. Tôi vẫn không thể đứng lên được để xuống. Đành phải tụt xuống từng bậc, từng bậc.

Ngoài trời, sương gió lạnh, làm cho tôi có vẻ dễ chịu hơn. Nhưng trong tôi lúc này chỉ có nghĩ đến đống me và bát đường thốt nốt nơi góc cột. Lần mãi rồi cũng xuống được tới nơi. Không hiểu sao mà lúc ấy, trong đêm tối. Tôi lại làm được cái việc bốc mấy quả me, cho vào bát đường bóp nhào với nhau. Đường mật thốt nốt dính kẹo rất khó tan. Tồi đổ nước vào đó, gạn ra cốc. Trong đêm tối, ngay tại đó, tôi tu một hơi hết cốc nước chua ngọt ấy. Tôi thấy người khỏe ngay lại, khoan khoái. Tôi lại bò lên chỗ nằm, nhưng khoảng 15 phút sau, người tôi lại bốc hỏa. Lại nóng khát cháy môi như lần trước. Lại thèm me, thèm đường. Tôi lại phải lần bò xuống như lần trước, lại bóp đường, bóp me nhào với nhau. Dội nước ở bi đông vào bàn tay, vừa để rửa tay nhưng cho chảy vào bát đường. Tôi làm một hơi, đã thèm. Sau đó tôi nghĩ là phải mang bát đường này lên. Tôi mò nhặt thêm mấy quả me cho vào bát rồi lại bò lên chỗ nằm. Công việc lần mò me, đường trong đêm, 2 lần mà vẫn không ai biết.

Lúc này tôi mới cảm thấy trống trải, thấy bất hạnh. Sao đời mình lại khổquá thế này. Cơn khát lại đến nhưng lần này tôi có kinh nghiệm, tôi không uốngnhiều, mà chỉ làm một ngụm ngậm trong mồm một lúc rồi mới nuốt. Cứ như thếkhoảng chục lần. Rồi tôi chìm mê vào giấc ngủ cho đến sáng. 

Hôm sau tôi cũng không cắt sốt. Sốt không cao nữa nhưng cứ li bì triền miên 5 ngày liền. Các bác sỹ, y sỹ đã sốt ruột. Vì tôi bị sốt kéo dài, định chuyển tôi lên tuyến trên.

Mấy ngày ở viện, anh chị em trong đội công tác, cứ buổi trưa là tranh thủ sang thăm tôi. Mua cho tôi nhiều thứ, mà tôi có ăn uống được gì đâu. Hùng lái xe cũng đến thăm tôi thường xuyên. Tôi cứ nằm ly bì, thậm chí không ngồi dậy được đã 3-4 ngày chỉ tiếp nước. Tôi không ăn được cơm cháo. Chỉ ăn được mỗi xoài của Hùng và mọi người mang đến. Lần nào cô Nhị cô The đến thăm cô Nhị cũng khóc chắc "sót" – lo, thương tôi. Tôi cũng không nói chuyện được với ai, mà chỉ nghe nói, rồi biểu cảm gật đầu, thậm chí mê mệt không muốn nói chuyện.

Sang ngày thứ 7, tôi mới cắt sốt. Khi đã cắt sốt, thì sức khỏe hồi phục rất nhanh. Tôi đã bắt đầu ăn được cháo và thèm cơm. Anh Thu cho tôi mượn cái đài bán dẫn để nghe ca nhạc. Hôm nay đã thứ 7 hay chủ nhật gì đó. Khoảng 9h có chương trình ca nhạc trẻ, nhạc điệu của bài hát vui tươi, nhí nhảnh: "Sáng nay Tươi Hồng, mời em đến chơi. Với đôi môi hồng, nàng sẽ hát ca, a á a a Gặp nhau trong nắng tươi hồng".. Ôi! Nghe sao mà hay, mà thích, mà thèm cuộc sống của họ đến thế. Cuộc sống thanh bình và tình yêu nam nữ thật đơn giản mà sao đời mình chẳng có được. Mình đã 27-28 rồi. Nhớ lại, ngày xưa lúc mình 16 tuổi. Mới đi sơ tán về, Cũng đã có những người bạn gái cùng lứa tuổi đến chơi. Chị Cả của mình nói đùa vui: Em tôi, kiểu này khéo lấy vợ sớm đây. Mình trả lời: Phải 24 tuổi em mới lấy vợ. Lúc đó mình nghĩ từ nay đến lúc 24 tuổi là tám năm nữa. Tám năm là xa lắm, lâu lắm. Thế mà bây giờ, mình đã qua tuổi 24 ấy. Đã 28 tuổi rồi. Kiểu này, cứ liên miên chiến tranh. Ở chiến trường xa tít mù khơi thế này thì không biết đến bao giờ mới có được vợ, được con.

Sốt rét, khi đã cắt sốt thì bình phục rất nhanh. Tôi cũng vậy. Tôi đã thèm cơm, gọi là ăn trả bữa. Thuốc bổ chắc đã ngấm. Tiêu chuẩn bệnh xá cũng cao. Thịt cá không thiếu. Tôi thèm rau vô cùng, được cái rau muống chung quanh đây và có lẽ cả CPC đều mọc như cỏ, rau sống cùng với cỏ. Mùa khô thì nó cũng tàn lụi trong đất. Dịp này nước ngập, ngọn rau vươn lên khỏi mặt nước như chông. Chỉ cần ra hái một lúc, hái chìm dưới nước là được hàng rổ, ngọn rau thật dài. Rau muống tía rất ít lá. Mấy anh em mượn nồi luộc ăn cả rổ. Nước rau muống mầu hồng, xin thêm mấy viên vitamin C, cho vào. Thêm chút bột ngọt, có cảm giác ngon hơn, ngọt hơn cả nước phở. Tôi thoáng nghĩ: Phải chăng vùng này, nhiều cá chết, thực vật chết và biết đầu cánh đồng kia rất nhiều người chết. Nên rau ở đây tốt và ăn ngọt đến thế. Thoáng chút liên tưởng, tôi rùng mình, không dám miên man nữa.

Mấy ngày liền, tôi cũng rủ anh em đi hái rau về cải thiện. Chủ yếu là luộc. Thi thoảng thì xin thêm hộp thịt cho vào xào. Tôi đã khỏe lại rất nhanh nhưng vẫn chưa được xuất viện. vì mới điều trị có hơn 10 ngày. Anh Thu khám cho tôi và nói Phú phải ở đây tối thiểu là 15 đến 20 ngày mới xuất viện được. Riêng Bác Sỹ Nhật thì thường xuyên mời tôi lên uống trà nói chuyện. Bác Sỹ vẫn nhắc lại chuyện cái đêm luồn sâu bị lạc mà tôi đã bình tĩnh để không bắn nhầm, rồi lại đưa cho Bác Sỹ đội cái mũ sắt của tôi.

Bác Sỹ Nhật thể hiện tình cảm quý mến tôi. Nói tôi cứ ở đây nghỉ ngơi,hoặc có thích lên tuyến trên không thì Bác Sỹ cho chuyển đi. Tôi cảm ơn Bác Sỹvà nói: Bác Sỹ cho em ở đây mấy ngày nữa, khỏe hẳn rồi em về đơn vị. Dưới đódịp này nhiều việc lắm. 

Tôi đã khỏe. Nhị vẫn đến thăm tôi đều và cũng rất vui vì thây tôi khỏe lên nhanh. Tôi nghĩ đã đến lúc phải nói hết với Nhị về tình cảm, suy nghĩ của tôi và kỷ luật của Quân tình nguyện VN để cho Nhị hiểu.

Một buổi trưa, cô Nhị và Cô The đến thăm. Tôi thấy chọn thời điểm nói chuyện ở đây tốt hơn. Nên xin lỗi cô The, cho tôi nói chuyện riêng với Nhị. Tôi nói Nhị đi ra gốc cây me già gần đó ngồi nói chuyện. Ôi! Thật khó nói. Trong lúc Nhị thì thật là vui, còn tôi không biết mở đầu như thế nào. Trầm tư một lúc, rồi tôi cũng cất lời. Đầu tiên là tôi cảm ơn Nhị cùng anh chị em, đã thường xuyên chăm sóc tôi rất ốm đau. Tôi nói tiếp: Riêng với Nhị, anh thật lòng cảm ơn em. Em đã có tình cảm quý mến anh ( không hiểu sao tôi lại chuyển ý ngay được )

Anh cũng rất quý mến em cùng mọi người. Nhưng anh rất buồn, rất bực và bất lực, khi mà anh không thể làm được điều gì khác. Ngoài sự trân trọng tình cảm của em, cũng như là trân trọng tình cảm của mọi người trong đội công tác. Em thấy đấy, Quân đội VN rất nghiêm khắc trong các quy định quan hệ với dân. Các anh bị cấm đoán rất nhiều thứ. Nhất là các anh là Cán bộ, là Sỹ quan, là Đảng viên, thì lại còn có các quy định khắt khe hơn nữa. Anh không thể được phép yêu hay lấy người CPC làm vợ, vì nhiều lý do chính trị. Em thấy cái vụ anh Phạm Anh Xướng đấy. Nếu ở VN, thì có gì nặng nề đâu, hoặc là người CPC với nhau cũng vậy. Còn anh Xướng đã bị xử bắn đấy. Em thấy kỷ luật của Quân đội VN có nghiêm khắc không?

Anh biết em quý mến và yêu thương anh. Anh không được phép đối lại, không được phép chấp nhận tình yêu, tình cảm đó. Nếu đơn vị mà biết được anh em mình nẩy nở tình cảm với nhau thì anh sẽ bị kỷ luật. Mà kỷ luật nặng. Anh sẽ phải bị điều xuống các đơn vị xa, trong rừng Tà Xanh, Săm Lốp ngay. Chính vì thế, mà anh xin lỗi em. Hôm trước, chính anh là người đã nói anh Hùng sang kể với em là anh đã lấy vợ ở PnomPênh là vì thế. Anh sai. Anh đã làm cho em buồn lòng, làm em ốm. Nhưng hôm nay, anh phải nói chuyện với em, nói hết với em, để em hiểu thêm về anh, hiểu thêm về Quân tình nguyện VN. Để em đừng hy vọng gì vào anh.

Nhị bất ngờ khi tôi đặt vấn đề này. Nhị nhìn tôi đăm đăm. Rồi Nhị khóc, đầu tiên là hai hàng nước mắt ứa ra lăn dài xuống hai gò má. Rồi Nhị gục mặt xuống hai gối, khóc hu hu thành tiếng trong sự kìm nén. Tôi ngồi yên để Nhị khóc. Lúc sau tôi nói nhẹ: Nín đi em, đừng khóc nữa. Anh vẫn quý mến em, vẫn trân trọng em như những ngày qua mà. Chỉ có điều anh phải nói ra để em không hy vọng về anh. Anh thấy tình hình công việc ở đây đã tương đối ổn. Em và chị The đã muốn về quê chưa? Nhị vẫn khóc, người rung lên. Tôi cũng không biết an ủi Nhị Thế nào được nữa. Tôi ngửa mặt nhìn Trời. Trời trưa nắng to. Dưới gốc me già lưa thưa lá, có những quả chín khô còn sót lại dính đeo trên cây lúc lắc qua lại tạo lên tiếng kêu như tiếng nhạc buồn. Khi gió thổi, một vài cái lá me rơi lả tả, bay đậu nhẹ như trang trí lên tóc, lên vai Nhị. Những bóng nắng xiên qua các kẽ lá, nhẩy nhót đung đưa, dung đưa. Phải chăng tất cả đang chế diễu tôi. Chế diễu sự hèn nhát của người trai đang nguy biện, đang chạy trốn tình cảm, tình yêu của tạo hóa. Của người con gái, của người phụ nữ đang muốn dâng tặng cho mình. Tôi định quàng tay ôm vai dỗ Nhị. Nhưng như phản xạ tự vệ, tôi ngừng tay lại. Rồi đảo mắt nhìn chung quang như là xem có ai đang theo dõi. Tôi thấy tôi thật bất lực, thật hèn. Tôi cũng phải cố gắng, rất cố gắng để ngăn không cho nước mắt chẩy ra.

Định tâm lại, tôi nói tiếp: Anh được biết Sư đoàn tăng cường cho Trungđoàn thêm phiên dịch đã được đào tạo. Nếu em thấy cần phải về quê, hay vềPhnomPênh sống. Hoặc em về chỗ em trai ở bên Châu Đốc, An Giang, Việt Nam. Thìanh sẽ tạo điều kiện giúp em. 

Tôi biết Nhị đau khổ. Nhị tưởng tôi gọi ra nói chuyện riêng vui. Nào ngờ đâu lại là vậy. Lúc sau, Nhị ngẩng đầu lên, lấy hai tay lau nước mắt trông thật tội. Hai mắt Nhị đỏ hoe, Nhị nói: Anh Phú cho em về quê.

Tôi đưa cả hai tay nắm tay Nhị, tôi nói: Anh cảm ơn em! Em đừng trách gì anh. Anh rất quý mến em. Anh biết nói ra như thế thật sự thực phũ phàng với em. Chuyện này sẽ làm em buồn, em khổ. Nhưng anh bắt buộc phải nói. Em thật thông cảm cho anh. Thoáng thấy cô The tôi vời lại. Cô The nói sao lại khóc thế. Tôi nói qua cho cô The hiểu rồi nói: Hai chị em nếu muốn về quê, tôi sẽ báo cáo Trung đoàn. Nếu Trung đoàn đồng ý, thì khi nào có xe về VN tôi sẽ nói cho hai chị em đi cùng.

Cô The tần ngần một tý rồi nói: Vậy cũng được. Nếu có điều kiện thì anh cho hai chị em về Phnompenh đi thôi. Em cũng nhớ nhà lắm rồi. Quay sang Nhị, cô The nói: Thôi Nhị đừng khóc nữa, anh Phú nói đúng đấy. Các anh ấy còn phải chiến đấu, các anh ấy không được yêu, không được lấy phụ nữ CPC đâu. Đừng làm anh ấy khó xử nữa. Anh Phú cũng khổ lắm đấy. Quay sang tôi cô The nói: Anh Phú yên tâm đi, để em sẽ nói thêm cho Nhị hiểu. Chúng em cũng muốn về quê thật đấy.

Tôi nói hai chị em đi về đi. Chắc chỉ hai ngày nữa là tôi xuất viện. Nhìn hai chị em dìu nhau liêu siêu đi về trên bờ ruộng, hai bên ngập nước, lòng tôi nặng trĩu trống trải. Tôi cũng bước về chỗ nằm. Lên cầu thang, tôi đổ ập người xuống chiếu. Cái chiếu gấp được 3 khúc mà người lính Hải quân kỷ niệm hôm đi tầu. Mấy người bạn cùng phòng hỏi anh Phú có chuyện gì không vui à? Tôi cũng không buồn trả lời. Qủa thật là tôi thương, rất thương Nhị. Thương như người anh trai đối với người em gái, pha thêm chút cảm tình, cảm mến. Đây lại là người con gái bên nước Bạn gốc Việt. Cái xứ sở này ghê sơ thật. Có lẽ tôi phải khuyên Nhị về sống ở VN cho an lành.

Nghĩ được vậy, tôi thấy lòng dịu lại. Nằm đó đến hơn hai giờ chiều. Nghĩ ngợi mông lung không sao ngủ được. Tôi thấy nhớ Ban, nhớ Tiểu ban quá. Tôi lên Ban chỉ huy Bệnh xá, gặp anh Thu và Bác Sỹ Nhật. Xin được xuất viện ngày mai. Bác sỹ Nhật nói : Sao cậu không ở đây nghỉ ngơi vài ngày nữa đã? Tôi nói: Em cảm ơn Bác Sỹ, em cảm ơn các anh. Em khỏe rồi, anh cho em xuất viện thôi. Em thấy nhớ dưới đơn vị lắm rồi.

Bác sỹNhật nói: Vậy hôm nay tớ mời cơm cậu nhé. Chiều tối lên đây ăn cơm với tớ chovui. Đã uống được ruợu chưa? Bác Sỹ nhật cười hiền lành nói tiếp: Vậy mai Thulàm thủ tục xuất viện cho Phú. Nhớ cấp thêm thuốc về uống nhé. Chứ không bị táiphát là khó chữa anh em mình lại được gặp nhau đấy.

   Tám giờ sáng hôm sau, tôi làm thủ tục thanh toán xuất viện. Xong việc giấy tờ, tôi đi chào tất cả anh em Thương Bệnh binh, đi chào và cảm ơn các Bác Sỹ trong Đại đội Quân y. Đã chữa bệnh, đã chăm sóc tôi trong những ngày qua. Rồi tôi đeo ba lô về Ban Chính trị Trung đoàn.

Nhìn thấy tôi từ xa, anh chị em chạy ùa ra đón. Đeo ba lô, xách đồ cho tôi, cười vui rối rít. Tôi hỏi anh em: Hôm nay không phải đi công tác à? Pen Kia nói: Chỉ có mấy người Đồng chí đi thôi, còn ở nhà cả. Chuyện trò thăm hỏi anh em một lúc. Rồi tôi lên báo cáo Ban chính trị. Lúc này anh Cường Phó Chủ nhiệm đã chuyển vùng. Anh Nguyễn Ngọc Liễn Chính trị viên Tiểu đoàn một, mới lên thay. Anh Lưa vẫn Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn. Anh Lưa pha trà mời tôi uống nước. Rồi trao đổi qua tình hình Trung đoàn và công tác Dân dịch vận. Nói chung, tình hình trong khu vực Trung đoàn đảm nhiệm không có gì khác mấy. Mấy xã trong vùng sâu, anh em đã cùng với bạn thay đổi, bầu lại chính quyền. Vẫn còn tình hình địch móc nói với dân. Dân một là do bị áp địch cưỡng bức, có người thì tham lam đưa hàng thuốc men, lương thực cho Pốt đổi lấy vàng. Ta đã bắt được vài vụ. Nói chung tình hình Dân dịch vận đã tạm ổn, nhưng còn rất bận rộn. Các Tiểu đoàn và cả các Đại đội trực thuộc, thì vẫn thường xuyên tổ chức truy quét.

Đã có một số trường hợp anh em bị mìn. Lực lượng lớn của Pốt ở đây không còn. Chúng chủ yếu lập căn cứ trong vùng sâu giáp biên giới Thái Lan. Trong đó đang còn rất căng vì mùa mưa, việc vận chuyển gạo, vận chuyển đạn và cứu chữa thương bện binh rất khó. Anh em trong đó sốt rét nhiều lắm. Mà không có điều kiện đưa ra. Ta ở đây bây giờ tương đối thuận lợi. Còn Trung đoàn 270-266 thì vào sâu mãi trong Tà Xanh- Săm Lốp. Sư đoàn thì đóng ở khu vực cua chữ V. Ông Phú về rất kịp thời. Ông nhanh chóng nắm chắc lại tình hình toàn Huyện. Khoảng 5 ngày nữa ông phải trực tiếp lên Tỉnh báo cáo tình hình của Huyện, với Chuyên gia Tỉnh và Bí thư, Chủ tịch Tỉnh Bát Tam Băng.

Chủ nhiệm Lưa nói một mạch, khi hết công việc anh nói nhỏ với tôi. Cố gắng nắm tốt tình hình để đi báo cáo. Cuối tháng này, có đợt cho các Sỹ quan đi phép đợt đầu đấy, ông có thích đi không? Anh Lưa nháy mắt cười hóm hỉnh. Tôi nói: Ôi! Thế còn gì bằng nữa. Anh cho em đi nhé. Rồi tôi báo cáo với hai anh về tình hình cô The, cô Nhị. Anh Lưa ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: Thôi, cho hai cô ấy về cũng được, ở đây cũng đã tương đối ổn định rồi. Sư đoàn mới tăng cường cho mình anh Bé làm phiên dịch. Dân ở đây cũng nhiều người nói được tiếng Việt, nên cũng không phức tạp lắm. Cho họ về còn chồng con gia đình nữa chứ. Nhưng thôi, cứ biết thế để tôi báo cáo với Trung đoàn.

Tôi ngồi nói chuyện với hai anh một lúc nữa. Anh Liễn Phó chủ nhiệm rất vồn vã với tôi. Trước kia, khi anh về làm Phó Chính trị Tiểu đoàn 1. Tôi với anh không có thiện cảm với nhau lắm. Anh định điều tôi xuống Đại đội, nhưng tôi không đi. Anh rất bực nhưng cũng không sao được. Vì tôi nói lí do: Chỉ còn mấy tháng nữa là tôi ra quân. Các anh đừng để tôi xuống nữa.

Khi xẩy ra chiến tranh biên giới. Anh Liễn lấy lí do là điều Đảng viênxuống tăng cường cho Chi bộ cơ sở. Nhưng bây giờ thì mọi vấn đề cũng đã khác.Hai anh em nói chuyện với nhau cũng không gượng nữa. Mà tôi thấy anh như làmuốn kết thân nữa là khác, cùng đồng hương Thái Bình mà. 

Tiêủ ban dân dịch vận lúc này được tăng cường thêm ba người. Gồm anh Tẩy, anh Việt cán bộ Trung đội bị thương đi viện về. Anh Bé phiên dịch là người gốc Sóc Trăng, người Việt lai Khơ Me. Vì vậy trong Ban chính trị, Tiểu ban Dân dịch vận vẫn là rất đông.

Tôi nhanh chóng cùng anh em nắm lại tình hình chính quyền Huyện, các đoàn thể, cùng Lực lượng vũ trang và tình hình của 24 xã trong Huyện. Những Xã trong sâu như là Bờ ro tui, Thóc Bà Đây, Bồ Ro Thít v.v ... Tôi cũng phải xuống tận nơi. Mới ốm dậy, phải đi nhiều, nên tôi rất mệt. Nhưng được cái có động cơ lên Tỉnh báo cáo. Rồi cái hy vọng được về phép đã làm tôi phấn chấn.

Riêng cô Nhị, cô The thì vẫn đi công tác cùng nhưng lúc nào cũng buồn buồn, không còn cái vui tươi hồn nhiên như trước. Có thể hai chị em đang nghĩ nhiều đến chuyện được về quê. Hoặc chuyện sắp phải chia xa chúng tôi. Nhị rất khi hỏi chuyện tôi và lại còn có ý tránh xa tôi. Tôi cũng lo Nhị ốm như lần trước. Nhưng chuyện đó không xẩy ra. Như vậy vấn đề đó đã được giải tỏa. Nhưng không hiểu sao tôi cứ thấy thương thương Nhị thế nào ấy. Tôi nói với cô The phải quan tâm tới Nhị nhiều để Nhị đỡ bị hẫng hụt.

Đúng 5 ngày sau, tôi cùng Sa Chơn mượn xe máy của Chủ tịch Huyện ông Sua Sóc Côn lên Tỉnh báo cáo tình hình. Từ Huyện Muông Rư Xay lên Thành phố Bát Tam Băng xa khoảng 60 km. Bẩy giờ sáng, hai anh em tôi đi xe máy. Chiếc xe đã cũ, thuộc diện cà tàng. Chạy chậm, đường xóc rất xấu. Cộng với trang bị cồng kềnh. Vẫn phải mỗi người 1 khẩu AK, cùng bao se, lựu đạn, bi đông nước. Có nhiều quãng đường vắng không có người, hai bên đường toàn bờ bụi rậm rạp. Đường rất vắng, Thỉnh thoảng lại có tốp du kích khoác súng ở ven đường. Nhưng cũng không thể phân biệt được ngay họ là du kích hay là lính Pốt, nên cũng thấy "lạnh". Gần 10 giờ trưa, chúng tôi tới Thành phố. Đầu tiên là tôi hỏi thăm vào Đoàn Chuyên gia Việt Nam. Tôi gặp được Bác Trưởng đoàn là ông Phùng Tất Ứng. Ông nguyên là Bí Thư Thị Xã Thái Bình. Tỉnh ủy viên, nhà ở Thị xã ngay gần nhà tôi. Nên mới mấy câu chào hỏi giới thiệu, bác cháu chuyện trò rất vui. Tôi được biết thêm về tình hình ở quê nhà. Về bố mẹ và gia đình tôi. Tôi nói qua về tình hình toàn Huyện Muông. Ông Ứng nói cho tôi biết tình hình toàn Tỉnh Bắt Tam Băng và toàn CPC. Nói chung còn nhiều vấn đề rất phức tạp. Ông kể ngay một số cán bộ của bạn, ăn ở bên mình vài chục năm. Vợ con ở cả bên Việt Nam, được VN nuôi dưỡng, đùm bọc. Nhưng khi về đây làm cán bộ đầu Tỉnh, đầu Bộ cũng đã có nhiều người có ý muốn không thân VN nữa. Mà có ý dựa vào các nước Tư bản hay Trung lập, có tiền của nhiều. Một số có ý trông chờ vào việc ông XIANUC sẽ về nước, sẽ thành lập Đảng mới gọi là Đảng SơRay Ca v.v..

Ông nói tiếp, về phía ta cũng có những chủ quan bất ngờ. Nhưng cũng vẫn còn may. Trong những năm kháng chiến, ba nước Đông Dương Đoàn Kết đánh Mỹ. Chúng ta đào tạo cho Bạn (Khơ Me Đỏ) rất nhiều Cán bộ, rồi lần lượt đưa họ về với Cách mạng CamPuChia. Sau một vài năm, lại thấy có một số người chạy sang lại Việt Nam. Nói là những người đi học ở VN về. Thân VN thường hay bị bí mật thủ tiêu, mất tích, chúng ta lúc đó đã không tin họ. Mà còn có ý cho họ là tư tưởng ngại khó khăn gian khổ. Thế nhưng cũng vẫn tiếp đón, cho họ ở lại vùng Tỉnh Hòa Bình. Hầu như tất cả họ đều lấy vợ lập nghiệp tại đây.

Rồisự kiện phản động của bọn Phản động Khơ me Đỏ cùng Bành Trướng Bắc Kinh đượcPhơi bầy. Chính quyền Cách mạng chân chính CPC được thành lập. Rất may cho Bạnlà còn số Cán bộ trên. Số Cán bộ này được đưa về nước, đều làm cán bộ Đảng vàchính quyền đầu Tỉnh, đầu Bộ. Ông Bí Thư, kiêm chủ Tịch Tỉnh Bắc Tam Băng cũnglà trong số lực lượng đấy. Ông nói tiếp: Bây giờ các cậu sang bên đó báo cáotình hình với Bí Thư Tỉnh Bạn rồi trưa về đây ăn cơm với Bác. 

Tôi cùng Sa Chơn sang khu làm việc của Tỉnh ủy, Ủy ban Tỉnh. Ông Bí thư bạn cũng khoảng 50 tuổi. Phòng làm việc cũng là dinh thự của chính quyền các thời Xianuc, Lon Lon và cả thời Pôn Pốt nữa.

Qua mấy năm, dưới thời Pôn Pốt. Mọi tiện nghi đã bị xuống cấp. Những bàn ghế sô fa sang trọng, bọc da hoặc nỉ đỏ, khung vàng đã sờn rách. Những chiếc tủ bầy trang trí rất đẹp. Nhưng không còn những hiện vật bên trong. Những tiện nghi sang trọng đó, cũng nói lên đã có một thời hoàng kim nơi đây, và những ngày tháng lụi tàn cận kề.

Sau một số câu chào hỏi bằng tiếng KhơMe. Ông Bí Thư cũng chào tôi bằng tiếng Khơme. Tôi cố gắng sử dụng vốn tiếng Khơ Me của mình để báo cáo tình hình. Tôi hơi cảm thấy không vui, vì ông Bí thư Bạn không sôi nổi, vồn vã và không gần gũi, có phần " Lạnh". Tôi báo cáo được một đoạn. Bất ngờ ông Bí thư nói: Đồng chí nói tiếng KhơMe như vậy là khá đấy. Nhưng thôi! Đồng chí nói tiếng Việt đi cho nó nhanh. Khuôn mặt ông có vẻ nhẹ nhõm hơn, tôi báo cáo xong mọi tình hình. Ông cũng cảm ơn. Rồi hỏi tôi là ăn nghỉ ở đâu. Tôi cảm ơn ông và nói: Ông Ứng, Trưởng đoàn Chuyên gia đã mời tôi ăn cơm. Chiều nay xong việc chúng tôi về Huyện. Có vẻ ông cũng không cần quan tâm nhiều nữa về tình hình của Huyện. Tôi có cảm giác gì đó không mấy thân thiện. Phải chăng do cuộc nói chuyện với ông Trưởng đoàn Chuyện gia, nên trong tôi vốn đã không có thiện cảm. Cuộc báo cáo, nói chuyện có phần nhạt nhẽo. Tôi chào ông, rồi sang bên nhà Chuyên gia, cùng ăn cơm với Trưởng đoàn Chuyên gia Việt Nam.

Bữa cơm đơn giản nhưng thật vui. Ông Ứng tỏ ra rất quý tôi, tôi có hé ý là có thể cuối tháng được đi phép. Ông có dặn nếu về sang nhà ông. Lúc chia tay, ông gói cho tôi gói bột ngọt, mấy mét vải cùng kẹo, thuốc lá nói tôi mang về làm quà cho anh em. Tôi nghỉ ngơi một lúc rồi hỏi thăm ở Thành phố có điểm du lịch hay phong cảnh nào để tham quan. Ông nói: Ở đây trước có trại nuôi cá sấu rất lớn, là điểm du lịch nổi tiếng. Nhưng thời Pốt nó bị tàn phá rồi. Tốt nhất nếu không ở lại tối, thì các cậu đi vòng quanh Thành phố một lúc rồi về ngay kẻo tối. Lúc chia tay với ông thật cảm động. Ông nói cũng không ngờ gặp được tôi - Một người con cùng Khu phố, cùng tổ, đã sống chiến đấu từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh BGTN này. Ông dặn thêm, nếu được về phép. Cậu phải sang nhà tớ. Tớ có ba người con, hai trai một gái. Cô con gái út đang học cao đẳng Sư phạm đấy!

Vòng vòng thành phố một lúc, rồi hai anh em tôi lên đường về Huyện. Khoảng 5 giờ chiều cũng về tới Huyện. Tôi chia cho anh em bánh kẹo thuốc của ông Ứng cho. Rồi lên báo cáo tình hình với Ban Chính trị Trung đoàn. Vừa thấy tôi, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm ngạc nhiên hỏi: Sao ông lên Tỉnh báo cáo thế nào mà về ngay à? Tình hình thế nào? Tôi tưởng ông phải nghỉ lại trên đó mai mới về chứ? Tôi báo cáo lại toàn bộ tình hình của chuyến đi, nghe xong đ/c Lưa nói: Thế tốt rồi có 2 việc ông phải làm.

Một là: Ông hướng dẫn, bàn giao lại toàn bộ tình hình cho ông Tẩy, ông Việt. Ông Việt thay ông phụ trách Tiểu ban, ông có danh sách đi phép đợt này. Các ông đi phép khoảng 20 ngày, không kể đi về. Nhưng mỗi ông phải kết hợp thẩm tra lý lịch của hai Đảng viên cho bên Tổ chức. Việc thứ hai là Trung đoàn cũng đã đồng ý cho hai cô The, cô Nhị về quê. Ông làm một số giấy tờ xác nhận thời gian công tác của họ tại Trung đoàn mình. Cấp cho họ cả giấy chứng nhận được khen thưởng cấp Trung đoàn nữa. Rồi ông phải làm việc với bên Tài Vụ, Hậu Cần, cho mỗi người tiền và mấy tạ gạo. Nếu thuận lợi thì khi các ông đi phép thì cho họ đi cùng về Phnom Pênh.

Tôi vui mừng nói: Ôi! Được thế thì tốt quá rồi. Tôi nói thêm là cô Nhịcó người em ở Tỉnh An Giang. Ý định muốn về sống tại Việt nam với em trai. Chủnhiệm Lưa nói: Vậy thì Ông phải làm thêm giấy giớ thiệu cho họ về An Giang sinhsống cũng được.

Ôi! thật là vui. Từ Ban chính trị về chỗ Tiểu ban, tôi đi như là không có trọng lượng. Từ chiến trường xa về phép ai mà không vui. Công việc rất nhiều. Trong đầu tôi sắp xếp lướt qua những việc cần phải làm ngay.

Khi về tới Tiểu ban, không thể giấu được niềm vui. Tôi bèn gọi luôn Tẩy và Việt lên hội ý. Rồi nói luôn việc tôi được đi phép, và việc giải quyết cho hai cô Nhị, Cô The về quê. Tôi nói tiếp: Tôi có nhiều việc phải làm. Nhất là phải chuẩn bị giấy tờ cho cô Nhị cô The. Từ mai công việc Dân dịch vận, hai ông đảm nhiệm thay tôi. Ông Việt được ủy quyền thay tôi làm Trưởng Tiểu ban.

Tiếp đến tôi cho mời hai cô The, Nhị lên trao đổi việc Trung đoàn đã đồng ý cho hai cô về quê. Tất cả mọi thủ tục giấy tờ, từ mai tôi sẽ chuẩn bị. Nếu hợp việc, thì hai cô sẽ về cùng đoàn đi phép đến Phnom Pênh. Tôi cũng được đi phép đợt này. Chưa nói hết câu. Không phải cô Nhị, mà là cô The ôm chầm lấy tôi mừng vui. Ôi anh Phú ơi! Được đi cùng các anh về Phnom Pênh thì vui nhất đời rồi. Thế bao giờ thì đi hả anh? Tôi nói cũng nhanh thôi. Khoảng ba hoặc bốn ngày nữa là cùng. Mai tôi sẽ làm giấy tờ, lĩnh tiền cho các cô. Trung đoàn cho hai cô 3 tạ gạo, mai sẽ lấy. Hàng hóa ở đây nhiều, các cô có thể đổi ra các thứ mang về. Mọi người mừng vui, Nhị cũng vậy, khuôn mặt Nhị vụt sáng lên rồi lại vụt tắt. Sau khi hội ý xong, cô Nhị nói là muốn nói chuyện riêng với tôi. Tôi thoáng giật mình, còn vấn đề gì nữa đây?

Cô The ra về. Còn lại tôi và Nhị. Tôi nói thăm dò: Được về em có vui không? Em về sống ở Phnom Pênh hay về chỗ em trai ở An Giang. Nhị nói luôn. Em vui nhưng cũng không vui. Vì sắp phải xa anh, xa anh em. Em rất quý anh, thương anh rất nhiều. Nhưng biết vậy mà không sao được. Em biết kỷ luật của các anh. Anh cứ cho em về sống với em trai ở An Giang. Cụ thể là: Nhà máy xay xát Giải Phóng II, Huyện Châu Thành, Thị xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang. Nhị nói tiếp: Em biết ơn anh và các anh trong những ngày qua. Nhưng em cũng đã nghĩ kỹ rồi. Các anh, sự nghiệp của các anh lớn lắm. Chúng em không theo được, dù em có sống ở VN hay PhnomPênh cũng sẽ không bao giờ quên anh. Không bao giờ quên những ngày tháng này. Tôi cũng cảm động không biết nói thế nào, chỉ khuyên Nhị rằng: Em nên về VN sống đi. Anh thấy đất nước này khó hiểu lắm. Thậm chí thấy ghê sợ nữa là khác. Năm 70 thời chế độ Lon Lon, họ cũng đã giết biết bao nhiêu là người Việt, chặt đầu thả trôi sông về Việt Nam. Thời Pôn Pốt này cũng vậy. Anh sẽ làm giấy cho em về VN chỗ em trai em sống cho có chị có em. Thôi muộn rồi em về nghỉ đi. Anh cũng không bao giờ quên em và mọi người.

Nhị nhìn tôi ngập ngừng rồi nói: Còn việc này nữa. Trong những ngày vừa rồi, nhất là số hàng thuốc anh mua cho em lần trước, và một số đồ em lấy ở Phnom Pênh. Em đổi cho dân được gần bốn cây vàng. Em chia cho anh hai cây để mua quà về gia đình. Em có gần hai cây. Lại còn cái máy khâu, lại còn tiền và gạo Trung đoàn cho nữa. Tôi thật bất ngờ hỏi: Sao có ít thuốc mà em đổi được nhiều vàng thế? Nhị nói dân ở rừng ra nhiều mọi người đều đổi như vậy. Có khi chỉ mấy lon gạo, hay cái áo mưa, một ít thuốc đều đổi được một chỉ vàng. Tôi nói; Số vàng đấy là của em. Em cũng đưa cho anh hai chỉ vàng lần trước để mua mà. Của em hết, em giữ lấy về mà làm vốn. Anh không lấy đâu.

Nhị cương quyết không nghe. Cứ nói rất khoát anh phải lấy. Tôi nói anhcũng không thể mang vàng về VN được. Về biên giớ họ kiểm tra kỹ lắm, họ thu hếtrất phí. Nghĩ một tý tôi nói. Vậy em có thể mua cho anh mấy mảnh vải và bộtngọt về làm quà là được rồi. Nhị nói: Được rồi để em tính. 

Ba ngày, một quãng thời gian thật ngắn so với cuộc đời người lính. Nhưng sự chờ đợi của cái mốc ba ngày nữa là được lên đường đi phép về quê sao mà nó dài vô cùng tận.

Không phải chỉ có tôi là mới có tâm trạng như vậy. Mà những người trong diện được đi phép, khi gặp nhau đều nói đến tâm trạng chờ đợi giống nhau. Vì sống trong môi trường Quân đội, nhất là trong hoàn cảnh, trong điều kiện ở chiến trường thì không ai có thể nói trước được điều gì. Năm 1977, khi những người lính đã gần đủ nghĩa vụ 5 năm. Một số được ra quân trước 1-2 tháng thì chỉ được hưởng chế độ "xuất ngũ". Một số thường là những người lính có ý thức tốt, được giữ lại cho đủ tròn 5 năm tuổi quân để được hưởng chế độ "phục viên". Tất cả các giấy tờ, các quyết định đã viết, đã ký xong đang giữ ở Quân lực. Ai ai cũng phấp phỏm đời ngày ra quân với niềm vui là mình được "phục viên" Vì phục viên nó giá trị hơn "xuất ngũ" một tý. Đùng một cái chiến tranh biên giới xẩy ra. Tất cả quyết định, tất cả giấy tờ chính sách chế độ đều bị hủy hết. Mọi người lên đường ra trận. Có những người bị thương trở về, có những người 1 năm 2 năm rồi 5 mười năm sau, mới được trở về gia đình. Tất nhiên là có biết bao người vĩnh viễn không bao giờ nhận được quyết định phục viên hay xuất ngũ nữa. Thay vì giấy đó là tấm bằng " Tổ quốc ghi công" đỏ chói. Thật đau lòng!

Ở dưới Đại đội thì việc bàn giao đi phép đơn giản hơn. Thậm chí sau mấy phút là anh em có thể lên đường được ngay còn tôi ở đây thì có bao việc phải bàn giao, bao việc phải chuẩn bị . Cô The, Cô Nhị không phải là bộ đội trong đơn vị. Nếu là bộ đội thì các Tiểu ban tài vụ Hậu cần, lo giấy tờ thủ tục rất nhanh, rất chuyên nghiệp. Cô Nhị, cô The là người được tuyển dụng tạm thời nên tôi phải nghĩ, phải viết ra loại giấy tờ theo mẫu mã mới sao cho đúng, sao cho hợp tình hợp lý. Nhất là việc lo thủ tục cho cô Nhị về sống tại Việt Nam. Rồi tôi lại phải quan hệ với các Ban để lĩnh gạo, lĩnh tiền. Đúng ra cũng phải năn nỉ để xin thêm tiêu chuẩn cho hai cô.

Cũng thật tình cờ, ngay sau khi báo tin cho hai cô là Trung đoàn đồng ý cho hai cô về quê. Thì ngày hôm sau cô Nhị gặp được bà bác họ tại khu vực chợ Muông Rư Xây, khi bà bác mới ở vùng Xiêm Diệp hay Bát Tam Băng về tới đó. Để tiếp tục cuộc hành trình về Phnompenh. Tôi nói Cô Nhị mời bà bác về chỗ đội công tác ở tạm. Tôi cũng báo cáo Ban chính trị về việc đó và cũng xin cho bác cháu về cùng nhau. Từ khi cô Nhị gặp lại người bác thì rất vui không còn cái dáng vẻ trầm trầm buồn như trước nữa.

Rồi cũng đến cái ngày mọi người lên được đi phép. Sáng hôm đó khu vực Trung đoàn bộ thật vui. Anh em đi phép ở dưới đơn vị đã về tập kết trên Trung đoàn bộ từ tối hôm trước. Nên từ chiều tối các Tiểu ban trong 3 cơ quan đều nhộn nhịp, cho việc liên hoan chia tay về phép. Đồng hương, đồng khói. Nhiều anh em gửi những gói quà nhỏ về cho gia đình. Đây là đợt đi phép đầu tiên của những người lính tình nguyện, nên những người được đi thì niềm vui khôn tả đã đành. Những anh em chưa được đi phép lần này, thì cũng háo hức với hy vọng sẽ đến với mình.

Tiểu ban dân dịch vận cũng tổ chức liên hoan rất to cho tôi. Không phải chỉ cho tôi đi phép mà còn liên hoan chia tay cho cả cô The, cô Nhị về quê. Tiệc rất vui có cả các Trợ lý các Tiểu ban, cùng Chánh Phó chủ nhiệm xuống dự. Các cô gái rất vui nhưng lúc thì cười đùa vô tư chúc tụng. Lúc thì lại ôm nhau sụt sùi khóc. Trong tôi những cảm giác, những suy nghĩ, những niềm vui òa ngập đến thật lâng lâng như người đang say. Tối muộn tiệc vui mới tàn. Nhưng ai có thể ngủ được cơ chứ. Cả tiểu ban thức cả, cả khu vực Trung đoàn bộ cũng vậy.

Không ngủđược, tôi tiếp tục lần mò gói gói, buộc buộc ba lô túi xách. Những thứ linhtinh làm quà, hàng Thái Lan mua ở chợ Muông lúc chiều và số quà Nhị mua mang sang cho tôi. Trong lòng tràodâng niềm vui khôn tả. 

   Đúng 7h sáng. Tất cả số anh em được đi phép, tập trung nghe Chính Ủy kiêm Trung đoàn trưởng Đặng Văn Tố giao nhiệm vụ cho chuyến đi phép. ( Lúc này tổ chức biên chế chế độ một Thủ Trưởng. Nên Chính Uỷ Diệp Xuân Ánh được điều lên Phòng Chính Trị Sư đoàn. Trung đoàn Trưởng Đặng văn Tố kiêm luôn chức Chính Uỷ).

Trung đoàn Trưởng nói ngắn gọn đại ý như sau: Các đồng chí được nghỉ phép đợt đầu, là một vinh dự nhưng cũng phải nói thêm, đi phép thăm gia đình là việc làm để động viên chúng ta và động viên hậu phương. Phải coi đây cũng là nhiệm vụ quan trọng. Được thăm lại quê hương, gặp bố mẹ, anh em họ hàng. Đồng chí nào có vợ có con thì được gặp vợ gặp con. Đồng chí nào chưa có vợ thì có thể lấy vợ hoặc có người yêu v.v... Đó là quy luật, là mong muốn của tất cả chúng ta. Nhưng ở đây tôi nhấn mạnh hơn, nói thêm đi phép cũng là nhiệm vụ. Vì thế các đồng chí phải chấp hành kỷ luật cho tốt. Nhất là kỷ luật về thời gian. Đợt này là đợt đầu nên các đồng chí đều được lựa chọn. Các đồng chí được nghỉ tại nhà đúng 20 ngày. Không ai được có bất kỳ lý do gì để có thể kéo dài thời gian nghỉ ở nhà. Chỉ khi nào các đồng chí trở vào đơn vị đầy đủ, thì các đồng chí khác mới được đi phép. Vì vậy đây là nhiệm vụ, mà là còn trách nhiệm là tình cảm đối với các đồng đội khác.

Trung đoàn Trưởng nói tiếp: Đường xa- Dọc đường vẫn còn nhiều chỗ bọn Pốt phục kích. Vì vậy đi phép, nhưng các đồng chí phải mang súng đạn đầy đủ sẵn sàng chiến đấu dọc đường. Khi về đến Long Bình thì để lại vũ khí tại đó. Khi nào sang sẽ lại lĩnh lại.

Tôi thay mặt thủ trưởng trung đoàn chúc các đồng chí có nhiều niềm vui trong nhiệm vụ đi phép này. Xin gởi lời thăm sức khỏe tới thân nhân gia đình các đồng chí. Kết thúc bài phát biểu của Thủ Trưởng Trung đoàn, một đồng chí thay mặt đoàn đi phép, phát biểu hứa hẹn rồi mọi người ùa ra lên xe. Hai xe Hồng Hà của Trung đoàn sẽ đưa mọi người về phép và cung ứng thực phẩm sang cho bộ đội.

Tôi lên xe thứ hai, trên đó đã có cô The và hai Bác cháu cô Nhị ngồi trên đó. Xe nổ máy, đúng 8h xe khởi hành trong sự lưu luyến của anh em ở lại. Lúc này cũng đã cuối mùa mưa. Trời nắng chang chang, đường xấu, bụi bay mù mịt. Nhưng cũng chẳng có ai để ý đến điều đó. Đã qua khu vực đông dân cư, vào các vùng rừng thưa hẻo lánh. Mọi người hầu như không ai bảo ai, đều lựa lại thế ngồi, vị trí ngồi có thể quan sát và sẵn sang chiến đấu tốt nhất. Ai cũng thầm cầu mong đừng có điều gì xẩy ra. Xe chạy qua Pua Sát, rồi dừng ăn cơm tại Tỉnh lỵ Công Pông Ch Năng. Dân cư ở đây đã đông đúc. Chúng tôi tranh thủ ăn cơm rồi lại khẩn trương lên đường. Khoảng bốn giờ chiều thì đoàn xe cũng về tới Phnom Pênh. An h em lái xe định nghỉ lại đêm ở đây. Nhưng tất cả mọi người đang háo hức về quê nên động viên anh em lái xe về ngay Việt Nam.

Đến lúc phải chia tay với Cô The và Bác cháu cô Nhị. Suốt dọc đường, trên xe tôi cũng không nói gì với Nhị. Thật khó nói, những gì cần nói thì tôi cũng đã nói cả rồi. Rất may là có bà Bác Nhị nên đã tránh được cho tôi những khó xử. Nghỉ ngơi một lúc mọi người chuẩn bị lên đường. Đây mới là lúc tôi và mọi người chia tay với Cô Nhị Cô The. Đồ đạc, tư trang của mọi người đã được đưa xuống xếp gọn ven đường. Cũng không thể nói được gì hơn là dặn Nhị ở đây một hai ngày rồi nên về Việt Nam ngay. Tôi nắm hai bạn tay Nhị nói lời cuối tạm biệt rồi chạy trèo lên xe. Nhị òa khóc. Trong lúc tôi chạy trèo lên xe thì Nhị cũng rất nhanh chạy lại cỗ đồ đạc lấy một gói nhỏ. Xe lăn bánh, Nhị chạy theo rồi vất lên thùng xe cho tôi gói nhỏ đó. Xe tăng tốc, bụi mù che mờ dáng Nhị vẫn đứng ở đó. Tôi thật sự xúc động cho giây phúc chia xa này.

Cũng không thể nào khác tôi cùng anh em biếu cảm bằng cánh tay vẫy vẫytạm biệt Nhị. Tạm biệt những người phụ nữ CPC đã cùng chung sống, cùng đồng camcộng khổ. Đã giúp chúng tôi rất nhiều, để cho chúng tôi thực hiện tốt nhiệm vụQuốc Tế vẻ vang trên đất Chùa Tháp này. 

Tôi cứ cầm cái gói nhỏ mà Nhị tung lên xe, cũng không nghĩ đến việc mở ra xem có gì trong đó. Trong lòng bừa bộn bao suy nghĩ. Xe vẫn chạy, đến gần phà Niếc Lương, anh Chiến, anh Vinh ngồi cùng xe nói trêu: Ông Phú thẫn thờ mãi thế! Mở gói ra xem em Nhị tặng ông cái gì nào?

Lúc này tôi mới nghĩ đến cái gói nhỏ đang cầm chặt trong tay. Không nói gì, tôi lặng lẽ mở ra xem. Ồ một cái đồng hồ, loại bốn đinh, vát góc, mặt lửa, sáng choang, mới tinh mà tôi từng thích. Có lần tôi với Nhị, cùng đội công tác ra chợ Muông chơi. Rồi vào một cửa hàng xem đồng hồ. Tôi đã nói là rất thích cái đồng hồ này. Và Nhị đã tặng tôi cái đồng hồ tôi từng ao ước để làm kỷ niệm. Thật quý và cảm động biết bao. Tôi đeo vào tay nhưng dây rộng quá nên lại cho vào cái túi đó cất đi vậy.

Xe qua phà Niếc Lương. Khu vực này đã đông đúc tấp lập người qua lại, bán mua. Khung cảnh đã thật sự thanh bình. Trong đầu chúng tôi vẫn hiện ra cảnh vượt sông hoành tráng sáng ngày 7/1, với bao hào khí của Đại quân lớn, cùng với hàng đoàn xe pháo trang thiết bị, vũ khí hiện đại. Còn bây giờ cũng là vượt sông, nhưng là để trở về Tổ quốc về với quê hương. Nên trong lòng ai cũng vui phơi phới chẳng chút âu lo như buổi sáng đầu năm ấy.

Chúng tôi lên phà. Trời chiều đã muộn. Mọi người ăn cơm tối ngay tại khu vực bến Phà, rồi lại lên đường đi tiếp. Trời đã tối hẳn. Xe đang chạy qua những địa danh mà chúng tôi đã từng chiến đấu, đã nhiều ngày chiến đấu. Nhưng trời tối, Chúng tôi chỉ tưởng tượng những địa hình, những trận đánh xưa. Tới cửa khẩu Mộc Bài, rất kinh nghiệm đ/c Trưởng đoàn mang giấy giới thiệu xuống trạm báo cáo đoàn xe của Sư đoàn 341 chở anh em về đi phép. Đ/c trạm trưởng cửa khẩu tươi cười vui vẻ, ra nói anh em gác trạm nhanh chóng mở ba ri e cho chúng tôii qua. Không phải kiểm tra khám xét như lần trước. Còn chúc chúng tôi về nhanh chóng lấy được vợ cho biết mùi đời.

Xe chạy trong đêm qua An Thạnh, qua Gò Dầu, qua Trảng Bàng. Đèn điện phố xá sáng trưng. Đất Trời Tổ Quốc thanh bình ấm êm gần gũi lạ kỳ. Trời đêm gió lộng thật mát, thật sảng khoái. Chúng tôi cảm thấy như đã là về đến quê nhà mình. Xe về tới tổng kho Long Bình cũng khoảng 3h sáng. Chúng tôi nhanh chóng chuyển đồ đạc vào cứ. Một số lăn quay ra ngủ. Một số thì tắm giặt thay quần áo. Sáng hôm sau đ/c phụ trách hậu cứ gặp chúng tôi thông báo là hai ngày nữa mới có tầu. Mọi người ăn cơm sáng, rôi bàn giao lại súng đạn cho các đồng chí hậu cứ. Rồi mỗi người có việc riêng của mình. Người thì về Sài Gòn gặp lại người thân, người toả ra thành phố Biên Hoà khu vực Tam Hiệp mua bán đổi chác quà cáp v.v..

Tôi rủ Lập ra Biên Hoà, rồi vào nhà anh chị Thân - Thắng chơi. Rất may, hôm nay Chủ nhật. Mọi người đều có nhà, bà Mẹ chị Thân ở Bắc vào chơi khoảng hơn một tháng. Anh em tôi đến thật bất ngờ. Anh Thắng đi mua thêm đồ về rồi gọi thêm mấy người bạn cùng nhà máy đến nhậu. Trong số đó có cả Thuận, em út của chị Thân cũng mới từ bộ đội chuyển ngành ra làm công nhân của nhà máy. Bữa cơm thật vui, được sống trong tình cảm chăm sóc gia đình anh chị Thân Thắng như là anh chị ruột mình. Gặp lại tôi bà Mẹ chị Thân rất mừng nhưng khóc nức nở. Bà nhớ Thái, con trai bà, là bạn học chơi thân với tôi từ nhỏ. Thái đã đi bộ đội rất sớm, từ năm 68 khi mới mười sáu tuổi, bạn bè chơi với nhau, cùng tuổi nhưng Thái thuộc loại to cao chứ không gầy bé như tôi. Thái đã hy sinh năm 72 tại thành cổ Quảng Trị. Một điều trùng lặp là khi Thái hy sinh tháng 5/72, thì cũng là lúc tôi vào bộ đội.

Bữa tiệc gia đình thật lớn, rượu, bia đồ ăn thật nhiều, toàn các thứ ngon thật khoái khẩu. Men bia, men rượu làm cho ai cũng hồng hào tươi rói. Mọi người cười nói rôm rả, phải tới hai giờ chiều, bữa tiệc nhậu mới xong. Chị Thân gói gửi tôi ít quà mang về cho gia đình và bức thư nói là giữ Mẹ ở trong này một thời gian nữa. Chia tay mọi người, anh em tôi trở về Long Bình với bao phấn khích dư âm của bữa tiệc vui.

Tám giờ tối hôm sau, mọi người được xe ôtô của Sư đoàn chở từ Tổng kho Long Bình ra ga Hố Nai. Nơi tập kết lên tầu. Đây là binh trạm số một cho tuyến Bắc- Nam của Quân đội sau giải phóng miền Nam.

Từ sau giải phóng năm 75, khi đường sắt Việt Nam đã khôi phục. Thì khu vực ga Hố Nai đã trở thànhtrạm khách quân đội. Tất cả các lực lượng quân đội ra Bắc vào Nam đều tập kết ở đây. Tại khu vực này, trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng tôi đã có những trận chiến thật sự khốc liệt với bọn tàn quân Sư đoàn 18 của QLVNCH chạy từ Xuân Lộc- Long Khánh về lập phòng tuyến " tử thủ", án ngữ tại đây. Giờ đây, dân chúng đã về sinh sống đông đúc. Đa phần là lính, công chức, những người phụ nữ cũng đã từng trong đội quân " Phượng Hoàng" của chế độ cũ, đã được đi học tập cải tạo. Giờ đây họ tràn ngập ra khu vực này, bán mua với những người ra Bắc vào Nam. Họ mua những hàng hóa, vật tư, của cuộc chiến còn sót lại trong tổng kho Long Bình mang ra. Một số anh em ở " Cứ " đã khai thác, tìm nhặt mọi thứ trong tổng kho, thì thụt bán, mua với dân như: tôn lạnh lợp nhà, dây thép gai, sắt thép vụn, gỗ ván ép, máy móc cũ hỏng, dây điện hay bất cứ một thứ gì trong tổng kho. Thậm chí dân bên ngoài còn gợi ý mua cả những tấm nền bê tông được chặt từng ô, về để lát chuồng lợn. Hoặc cả những nòng súng đại bác 175 ly đã từng được mệnh danh là " Vua chiến trường". Tóm lại là gi gỉ rì ri bất cứ cái gì trong tổng kho mang ra cũng có thể bán được. Chính vì vậy khu vực này đã thật đông đúc. Mỗi lần chúng tôi từ trong tổng kho ra, là hàng chục người cứ vây quanh, bám nhằng nhằng, hỏi những câu rất bất lịch sự như" Chú đội có gì bán không? Chú đội bán gì tôi mua giá cao cho"...

Ở khu vực này, có một chứng tích chiến tranh nữa là mảng vỡ, thủng rất lớn trên tháp nhà thờ Hố Nai. Mà chúng tôi đều được chứng kiến giây phút cuộc chiến đó. Hôm đó là sáng sớm ngày 30/4/75. Khi đại quân ta đã tràn ngập khu vực này. Đang xốc lại lực lượng để tiến công Biên Hòa – Sài Gòn. Có khoảng hơn chục tên lính VNCH lập ụ chiến đấu trên tháp nhà thờ đó. Chúng điên cuồng dùng đại liên và các loại súng khác, bắn găm xuống đội hình của Đại quân. Trung đoàn 273 đang ở đó. Đ/c Cao xuân Chức Thiếu úy trợ lý tác chiến của Tiểu đoàn 2 quê Hà Nội, đ/c Thạch Quốc Cường chiến sỹ Đại đội 5 của Tiểu đoàn và nhiều anh em khác, trúng đạn hy sinh từ những loạt đạn đó. Lệnh tiêu diệt mục tiêu. Nhưng mọi người có ý e ngại vì đó là nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Nhưng bọn cuồng ác đã cố tình núp sau bóng Chúa, núp sau giảng đường tôn nghiêm để điên cuồng chống phá, điên cuồng cản bước tiến của đại quân giải phóng. Nên nhiều anh em còn e ngại. Được thể, bọn chúng càng điên cuồng xả đạn. Lại thêm một số anh em trúng đạn. Đến lúc này thì không thể đừng được nữa. Lệnh tiêu diệt mục tiêu. Bọn chúng ở trên tháp cao, nên dùng B41 và DKZ bắn không được vì góc tà quá hẹp không an toàn cho người bắn. Cùng lúc đoàn tăng T54 đến và 2 quả đạn 100 ly từ xe tăng T54 đã làm bung mảng tường to tướng trên tháp nhà thờ đó. Lũ khốn kiếp "tử thủ" đã bị đền tôi. Cho đến bây giờ, đã sau mấy năm sau hòa bình, mà chứng tích chiến tranh đó vẫn còn nguyên.

Chúng tôi lên tầu. Khoảng 9h30 tối thì tầu chuyển bánh. Không ai có thể tả được cảnh vui, niềm vui của những người lính được đi phép. Với tôi từ ngày đi bộ đội, đây là lần đi phép thứ hai ( không tính lần về tranh thủ dịp Tết năm 78). Lần thứ nhất tôi được đi phép là vào khoảng tháng 3/76 tức là sau cuộc chiến giải miền Nam là 10 tháng. Lần này là lần thứ 2, cũng sau giải phóng Phnompenh khoảng 10 tháng, một sự trùng lặp ngày tháng như có sự sắp đặt.

Chính vì vậy, đây là lần được điphép từ chiến trường làm nhiệm vụ Quốc Tế tại CPC. Nên ngoài sự vui mừng, nócòn pha lẫn chút niềm tự hào. Cảm giác trong người lúc nào cũng như là đangvang lên khúc khải hoàn ca của người chiến thắng. 

Tàu chạy, phải 30 phút sau thì trong toa mới đỡ lộn xộn. Tầu đã tăng tốc độ, tiếng xình xình, xình xình của bách tầu với những khớp nối đã thật dầy. Đoàn tầu xé gió băng băng trong trời đêm.

Tuy vậy nhưng thời đó, tầu Bắc - Nam chưa nhanh như bây giờ. Thường là từ Sài Gòn ra Hà Nội phải chạy, phải nghỉ, phải đi trong khoảng hai ngày ba đêm. Hay ngược lại là ba đêm hai ngày. Thời kỳ đó, đi được tàu Bắc - Nam đã là thuộc diện lý tưởng, nhanh nhất, an toàn nhất rồi. Máy bay hồi đó cũng có, nhưng thường chỉ giành cho Cán bộ đi công tác. Còn dân và bộ đội được đi tầu là cao cấp. Thời đó còn một loại phương tiện nữa chuyên chở người ra vào Bắc- Nam. Ngoài ô tô- tầu hỏa, máy bay, còn có một con tầu biển mang tên tầu Thống Nhất. Cứ mấy ngày một chuyến, chạy từ cảng Bạch Đằng- Sài Gòn ra cảng Hải Phòng.

Năm 1976, lúc tôi chuẩn bị về phép thì Mẹ tôi vào Sài Gòn. Thế rồi tôi không đi theo đường xe Binh trạm nữa. Mà hai mẹ con tôi đi tôi đi tầu biển từ ra Hải Phòng. Gía vé tầu biển lúc đó thật đắt. Nhưng bù lại Mẹ con tôi có một chuyến đi thật ý nghĩa.

Đây là chuyến đi Bắc- Nam bằng đường sắt đầu tiên đối với tôi và hầu như tất cả mọi người. Nến đã có biết bao hứng thú. Tàu đi qua các ga, dọc các vùng miền của đất nước. Có những cánh rừng, có những làng quê, ven những bãi biển, những hầm núi quanh co đẹp mê hồn. Được gặp, được biết những người dân có chất giọng những vùng miền khác nhau. Những đặc sản trái cây, thực phẩm đặc trưng của từng vùng quê. Mà trong các sách vở lưu truyền ca ngợi. Tàu chạy, khi thì qua ga toàn bán những trái cây như trứng gà, hồng xiêm, nơi thì bán toàn cau tươi. Những buồng cau to, quả đẹp, lính ta mua treo đầy lên tầu, mang về làm quà. Có người thì mua tới hai ba buồng về để làm cau hỏi vợ, cưới vợ. Nơi thì bán nhiều cá mực khô, nem chua, kẹo mè xửng Huế. Có ga gọi là ga "Gà", họ bán gà nguyên con đã luộc vàng ươm trông thật hấp dẫn. Gà thật nhiều mà rẻ vô cùng. Lính ta cứ một người một con, hoặc hai người một xếp đầy cái bàn nhỏ giữa hai hàng ghế. Cùng với mấy chai rượu là ai nấy xé gà, nhồm nhoàm nhai, mời chào nhau ầm ĩ.

Tầu qua khu vực Vĩ tuyến 17, khu vực Vinh Linh. Nơi chúng tôi đã từng có mấy năm luyện quân, chiến đấu bảo vệ nơi tuyến đầu Miền Bắc. Từ đây trở ra khung cảnh khác hẳn. Nếp sống khác hẳn từ Vĩ tuyến 17 trở vào. Cái nghèo, cái khó của Miền Bắc với những căn nhà lá như những cái chòi nhỏ của dân. Ruộng nương sắn khoai cằn cỗi, cây trái còi cọc. Nhìn người bán mua gầy còm, quần áo vẫn còn vá chằng vá đụp mà thấy nao lòng. Hàng hóa vẫn chỉ là lèo tèo, dóng mía, củ khoai, bắp ngô. Những người bán hàng hầu như toàn là người già, em nhỏ trông thật tội nghiệp. Thế rồi sau hai ngày ba đêm, đoàn chúng tôi cũng về được tới ga Nam Định và có xe ô tô của Binh trạm của Tỉnh đón về Thái Bình. Con phà tại bến Tân Đệ đã đưa chúng tôi qua song Hồng. Đây là đất Thái Bình.

Từ đây về nhà tôi còn 14km. Chúng tôi, những người con của đất lúa, đãđang chiến đấu, đang làm nhiệm vụ Quân tình nguyện tại nước bạn CPC. Được vềthăm quê hương, thăm gia đình. Được sống trong vòng tay ấm áp của quê hương,của từng gia đình, từng người thân yêu, với niềm vui vô tận. 

Thật không có gì tả được hết niềm vui to lớn ngày hội ngộ của người lính từ chiến trường trở về. Của những người Cha, người Mẹ, anh em bà con hàng xóm được đón người con, người thân từ cuộc chiến Biên giới chống bè lũ Pôn Pốt IêngXaRi vẫn đang diễn ra ngày càng khốc liệt .

Trong khu phố, có rất nhiều thanh niên đi bộ đội những đợt 76-77-78 đã rất nhanh có tin dữ người này bị thương, người kia hy sinh hoặc mất tích tại đất CPC loan truyền về địa phương. Với tôi một người người con của khu phố đã tham gia qua hai cuộc chiến, được trở về thăm gia đình với hình hài nguyên vẹn. Thì niềm vui chung đó còn được tăng lên gấp bội. Cô em gái út, kém tôi 10 tuổi đang học cấp 3 khi đi học về cùng với tốp bạn, thấy tôi ngoài cửa, đã reo ầm lên: A! Anh Phú. A! Anh Phú! Rồi ôm chặt tôi, nhẩy lên lưng tôi. Bắt tôi cõng từ ngoài sân vào nhà. Thật tình cảm và cũng thật vui nhộn.

Bà con phố xóm đến mừng, chúc tụng rồi hỏi thăm tình hình chiến sự ở CPC. Rồi hỏi có biết người nọ, người kia thế này, thế khác. Rồi chính họ lại kể cho tôi nghe tình hình chiến sự, những trận chiến đấu ở bên đó y như là họ chính họ là người trong cuộc. Rồi kể thêm có con ông nọ, con bà kia đánh nhau, hy sinh bị thương, mất tích. Rồi to nhỏ thằng nọ, thằng kia lấy được nhiều vàng v.v. Có người hỏi tôi một cách thô thiển là: " Có kiếm được tý nào không?"Mà sao người gầy ốm thế?. Rồi khi đã kết thúc câu chuyện không đầu, không đuôi đó, họ tò mò giục tôi lấy vợ đi thôi, vì đã nhiều tuổi rồi. Họ giới thiệu cô nọ, cô kia làm như là chuyện lấy vợ đơn giản dễ như là thò tay vào túi quần lấy cái kẹo không bằng. Tôi vẫn phải ậm ừ cho qua trước nhiệt tình của mọi người.

Ngày một, ngày hai khách đến cũng thưa dần. Chiều tối ngày thứ hai, tôi mới sang nhà ông Ứng chơi, báo tin kể chuyện là Bác Cháu đã gặp nhau mãi tận Tỉnh Bát Tam Băng của CPC gần biên giới Thái Lan. Vợ và các con ông Ứng rất vui, khi biết tin người thân của mình. Nhưng mọi người cũng vẫn lo về an ninh chính trị bên đó vẫn đang rất nguy hiểm có tin người này, người khác trong đoàn bị thương, bị Pôn Pốt bắt cóc mất tích. Họ kể có những người được điều đi làm chuyên gia, đã sợ không giám đi. Họ ngụy biện bằng lý do này lý do khác. Tôi ngồi chơi một lúc thì cô con gái út của ông đi học về. Mọi người giới thiệu làm quen. Chúng tôi nhìn nhau chào hỏi. Chuyện trò chung một lúc, có vẻ như cả hai bên không để lại ấn tượng gì. Tôi ngồi chơi lúc nữa rồi chào mọi người ra về.

Sáng ngày thứ ba, tôi mang quà và thư đến cho gia đình Thái. Nhà Thái trong ngõ, cũng cùng khu phố với nhà tôi. Vẫn căn nhà ba gian, lợp lá gồi ( Lá cọ ) như xưa, cái giếng nước, cây doi ( cây mận) già như cũ. Cổng không đóng, tôi vào nhà. Trong nhà chỉ có một cô gái nhỏ ngồi chăm chú khâu nón. Tôi hắng giọng, cô gái hơi giật mình ngẩng lên. Tôi nói: Anh là Phú bạn của anh Thái. Mới ở trong Nam ra. Anh chị Thân- Thắng có gửi thư và quà về. Anh gặp cả Bà và Thuận trong đó. Hình như là mọi người nói Bà ở lại chơi thêm một thời gian nữa. Nhìn ảnh của Thái trên bàn thờ, cùng tấm hình cùng tấm bằng:" Tổ quốc ghi công" tôi nghẹn long, xin thắp hương cho bạn.

Đợi cô gái đọc xong bức thư. Cô gái như vui vẻ hơn trước. Tôi hỏi thăm từng người trong gia đinh. Cô gái giới thiệu tên là Ngọc con gái út của gia đình. Nhà hiện có một chị gái cũng mới đi bộ đội về. Ông bố thì bán hàng ăn ngoài cửa hàng. Tôi ngẫm nghĩ một lúc không thể nhận ra người em gái của bạn. Bèn hỏi vậy có phải em ngày xưa còn bé mọi người hay gọi là "thỏ ngọc" hay bị anh Thái trêu khóc nhè đúng không. Cô gái ngượng cười không trả lời, mà hỏi tôi được về phép lâu không? Rồi bao giờ lại vào trong đó. Không hiểu tại sao tự nhiên thấy người em gái của bạn gần gũi một cách lạ kỳ. Chuyện trò một lúc được biết Ngọc kém tôi 7 tuổi. Mới học xong lớp 10. Nhưng không đủ điểm vào Đại học. Đang đợi thi năm tiếp. Là em của Liệt sỹ nên khu phố nói có tiểu chuẩn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài Liên xô hay Đức, Tiệp gì đó, nhưng em muốn thi lại Đại học năm nữa. Tôi nói; Em nghĩ như thế là đúng đấy. Nên thi lại một năm nữa đã rồii tính. Người em gái bạn có nước da trắng trông thật hiền lành, một nữ sinh xinh sắn. Tự nhiên tôi thấy gần gũi, thấy như là có trách nhiệm thay bạn đối với em gái của bạn.

Ngồi chơi một lúc nữa tôi chào ra về để sang bên cạnh thăm, thắp hươngcho người bạn khác cũng hy sinh trong những năm chống Mỹ. Tôi hẹn sẽ đến vàobuổi khác. Cô gái chia tay chào tôi bẽn lẽn. Không hiểu sao hình ảnh của cô bé ngày xưa hay khóc và cô gái, một nữsinh có nước da trắng hiền dịu bây giờ cứ hiện lên trong tôi thật gần gũi nhưlà hai người đã có cảm tình gì đó với nhau từ lâu rồi.

Những ngày tiếp theo, tôi thường sang chơi chuyện trò với cô gái khâu nón. Ngọc là tuýt người nhút nhát kiệm lời. Hầu như chỉ toàn tôi chủ động hỏi chuyện, kể chuyện là chính. Tôi hay kể về những ngày xưa còn bé, tôi thường hay đến nhà chơi thế nào.

Rồi kể lại, đúng ra là ôn lại những năm tháng sau này, lớp tuổi chúng tôi lớn lên trong tiếng kẻng, tiếng còi báo động. Tiếng máy bay Mỹ gầm thét, tiếng bom tiếng đạn rầm trời. Các gia đình phải sơ tán về các miền quê. Chúng tôi cũng phải theo gia đình về sinh sống tại các vùng quê. Thật đói khổ. Suốt ngày phải đội trên đầu chiến mũ bện bằng rơm để chống mảnh đạn, chống bom bi sát thương. Thái Bình hồi đó tại xã Thụy Dân, Huyện Thái Thuy, Đã bị máy bay Mỹ ném bom trúng lớp học. Cả cô giáo, cả mấy chục em học sinh đều bị chết. Rồi có những gia đình đang ngủ bị bom Mỹ rơi trúng nhà. Cả gia đình bị xóa sổ. Thời đó mọi người còn nói đùa về sự chết chóc hy sinh là bị: " Mỹ cắt hộ khẩu hộ tịch".

Rồi chúng tôi đi học lớn lên ở những vùng sơ tán đó. Đến những năm 1968 lác đác có những đứa bạn đã nhập ngũ đi bộ đội, ra chiến trường. Cả nước đâu đâu cũng hực hực khí thế tòng quân ra trận đánh Mỹ. Rất nhiều người chưa đủ tuổi cũng viết đơn xin được nhập ngũ. Thậm chí nhiều người đã viết đơn bằng máu, ký tên bằng máu của chính mình. Thể hiện lòng căm thù giặc Mỹ và thể hiện sự hăng hái ra trận đánh Mỹ, giải phóng Miền Nam. Thái anh của Ngọc với vóc người cao to hơn các bạn cùng trang lứa, cũng viết đơn tình nguyện đi bộ đội. Khi đó Thái cũng mới có 16 tuổi. Trong thế hệ của chúng tôi, Thái là người tòng quân, nhập ngũ sớm nhất.

Hầu như Ngọc không bao giờ chủ động hỏi chuyện, mà chỉ khi tôi hỏi gì thì Ngọc mới trả lời. Thi thoảng lắm mới chủ động hỏi tôi một vấn đề gì đó. Sau vài lần đến chơi tình cảm hai đứa tôi đã thấy thật gần gũi. Trong tôi thì vẫn song hành hai luồng tình cảm, vừa là yêu và vẫn vừa là thấy mình là anh của Ngọc. Gia đình Ngọc và mọi người thì rất quý trọng tôi. Riêng mấy cô bạn thân cùng học với Ngọc thì có ý chê tôi là "già". Cùng học với Ngọc nhưng Ngọc hơn các bạn 2 tuổi. Ngọc đã 20 tuổi còn các cô bạn học mới có 18 tuổi. Họ có ý đó cũng là điều đương nhiên. Song trong tình cảm đang nẩy nở giữa tôi và Ngọc, tôi cảm thấy thật tự tin vào mình.

Khi tình cảm giữa tôi và Ngọc có vẻ tương đối rõ nét. Mẹ tôi có hỏi tôi về quan hệ đó. Tôi nói với Mẹ là: Con đến với Ngọc, yêu Ngọc cũng thật tự nhiên. Mẹ tôi có ý lo là với một cô gái xinh xắn như vậy, còn quá trẻ, rồi lại đi Đại học. Rồi lại đi thoát ly, liệu có giữ được tình cảm tình yêu với tôi để đến với hôn nhân. Trong khi tôi sẽ lại ra trận. Sẽ lại tiếp đời binh nghiệp, với súng, với đạn, với sình lầy nước đọng ở miền Cam Pót xa xôi? Ý mẹ tôi là muốn tôi có thể yêu ai, cưới ngay ai, đang là giáo viên, là công chức. Hay đang là người có công việc ổn định. Tôi thật cảm động. Tôi hiểu lòng Mẹ tôi. Tôi nói với Mẹ: Chắc con không yêu ai. Con gặp Ngọc, đã quý mến Ngọc, yêu Ngọc. Ngọc là con nhà có truyền thống gia giáo. Ngọc rất ngoan và hiền lành. Nếu sau này thành vợ thành chồng, con đi xa, con tin Ngọc sẽ là con dâu tốt, người vợ tốt. Con sợ nhất là những chuyện nàng dâu, mẹ chồng bất hòa như nhiều gia đình khác. Tôi nói thêm: Mẹ ủng hộ con. Nếu Ngọc đi Đại học, Ngọc không yêu con nữa thì sau này con về, Mẹ nói con lấy bất cứ ai làm vợ thì con sẽ lấy ngay. Mẹ tôi không nói gì thêm. Bà chỉ nhìn tôi với những tình cảm bao dung thượng cao của người mẹ, với người con ngoan, niềm tự hào của Mẹ, của gia đình.

Mấy ngày tiếp theo, tôi phải tranh thủ đi thẩm tra lý lịch Đảng viên ở hai Huyện Thái Thụy và Đông Hưng. Hai huyện, hai hướng đường khác nhau. Thời đó chỉ đi xe đạp. Nên mỗi trường hợp làm xong mất tròn một ngày. Rồi tôi lại xuống thăm gia đình anh Liễn. Chuyển quà và thư của Phó chủ nhiệm Liễn mãi Xã Thụy Việt, Thái Thụy. Quê của phó chủ nhiệm là một làng quê gần biển. cuộc sống của dân chúng nơi đây thật nghèo. Vợ của Phó chủ nhiệm Liễn mới sinh con. Chị kể cảnh phải xa chồng phải sinh đẻ một mình khổ cực như thế nào.

Ngày xưa thời chống Mỹ thì các gia đình có chồng đi bộ đội nhất là đang ở chiến trường, thì vợ con ở nhà được chính quyền và dân quan tâm nhiều hơn. Còn sau giải phóng Miền Nam đến giờ, thì sự quan tâm rất hạn chế. Hoàn cảnh neo người, nên chị vừa sinh được con 4 ngày đã phải đi lội bùn, lội ruộng cấy lúa. Đây là một điều rất kiêng kỵ với gái đẻ, phải làm sớm, phải lội ruộng sớm rất hay bị những bệnh " Hậu sản" sau này. Nghe chị kể mà tôi trào nước mắt, thật tội nghiệp thật xót xa cho những người vợ lính thời nay. Chị nói thêm: Dù anh có làm tới chức gì, cao to thế nào đi nữa chị cũng không thích. Chị chỉ muốn anh ấy về với chị, về với con.

Tôi lặng người cũng không thể nói được gì hơn. Cũng có thể chúng tôi chỉquen với cái khổ, cái đói khát, cái gian lao vất vả nơi chiến trường. Cho mìnhlà khổ nhất, thiệt thòi nhất. Còn họ những người vợ, những người phụ nữ vợ củalính này, cái thiệt thòi, cái khổ mà họ đang chịu đựng. Cũng không phải là bé,cũng không phải là bình thường. Thật xót xa và thật đáng ngợi ca khâm phục.

Thái Bình là một Tỉnh thuộc Đồng Bằng Châu thổ sông Hồng. Những năm trước từng được mang thêm cái danh là: "Vựa lúa của miền Bắc". Có lẽ cả miền Bắc duy nhất chỉ có Thái Bình là Tỉnh thật sự là đồng bằng. Vì cả Tỉnh không có đến một cái gò nào cao quá mấy mét. Chứ chưa nói đến có đồi có núi.

Từ xa xưa, ai cũng biết nơi đây cạnh dòng sông Hồng. Thuộc khu vực xã Tiến Đức, Huyện Hưng Hà, là nơi phát tích của Vương Triều Trần. Là một Vương triều với nhiều đời Vua, đã duy trì đế chế được gần 200 năm. Với lịch sử và chiến công hiển hách đánh giặc ngoại xâm. Đã sản sinh ra nhiều anh tài, Tướng tài như Trần thủ Độ, Trần thị Dung, Trần Quốc Toản, Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo. Gần hơn thì có nhà bác học Lê quý Đôn. Tỉnh Thái Bình là Tỉnh thuần nông, đông dân. Với tổng diện tích nhỏ nhất so với các Tỉnh nhưng những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, Thái bình luôn là tỉnh dẫn đầu về số quân, số lương thực cung cấp cho quân đội, cho Tiền tuyến với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Thái Bình có vị trí địa lý kẹp giữa Sông Hồng và Sông Luộc, phía Đông giáp biển.

Những năm trước, khi chưa có cầu qua sông Hồng, sông Luộc. Thì Tỉnh Thái Bình giống như một ốc đảo, bởi sông và biển bao quanh. Mấy trăm năm trước, nơi đây toàn là đất bãi bồi, cây sậy, cây cỏ hoang dại. Dần dần dân ở các Tỉnh, các nơi di cư đến trú ngụ, lập ấp. Trong số các cư dân đến có rất nhiều thế hệ, nhiều dòng họ đã từng là quan trong các Vương Triều, bị truy đuổi, truy sát do thất sủng của nghiệp quan. Hay do các vương triều bị thay thế, thì bị tàn sát xua đuổi, họ chạy về đây để tránh bị họa:"Chu di tam tộc, cửu tộc". Rất nhiều dòng họ khi về đây phải thay tên đổi họ. Như họ Vũ ở vùng Đông Hưng xưa kia là họ Mạc có nhà khoa học toán học Vũ Đình Cự. Họ Đặng xưa kia là họ Trần và nhiều họ khác nữa. Như khu vực làng Nguyễn thực chất là từ vùng Nam Kinh Thanh Hóa chạy ra. Vì có nhiều dòng họ từ các nơi dồn về. Nên Thài bình cũng có nhiều nghề đặc sắc, độc đáo nổi tiếng như: Múa rối nước, làm pháo hoa, cây bông. Làm bánh cáy ở làng Nguyễn, dệt vải ở làng Mẹo, chế tác vàng bạc ở Đồng Sâm, Kính khoá ở Lịch Động, Chiếu cói ở làng Hới vv..

Về du lịch thì cũng có một vài nơi như vùng biển Đồng Châu, Diêm Điền. Nhưng bãi biển ở đây là vùng đất bồi do phù sa của 2 con sông Hồng, sông Luộc bồi đắp. Cứ khoảng chục năm lại phát triển thêm làng thêm xã lấn ra biển. Vì vậy nên biển Thái Bình có nhiều phù sa. Chứ không có được bãi tắm đẹp như các bãi biển của các Tỉnh Miền Trung. Cả Tỉnh có một vài ngôi Đền lớn, như Đền Tiên La, Đền Đồng Bằng thờ các vị Tướng, và thờ Vua Cha Bát Hải. Riêng khu vực xã Tiến Đức, nơi phát tích của Vương Triều Trần do những năm tháng lụi tàn khi thay đổi Vương Triều. Rồi những năm chiến tranh sau này, những Đền đài, Lăng Mộ của các vị Vua đã bị đổ nát, tàn phai chỉ còn lại dấu tích mờ nhạt không mấy ai để ý.

Đặc biệtlà ven sông Hồng, có một ngôi Chùa lớn có thể nói là về quy mô, thì ngôi Chùalớn nhất khu vực đồng bằng Sông Hồng, hoặc lớn nhất miền Bắc đó là Chùa Keo.Với kiến trúc toàn bằng gỗ. Ngôi chùa đã có lịch sử từ sau thời nhà Lý. Tươngtruyền, Chùa Keo được tách từ chùa Cổ Lễ thuộc đất Nam Định. Lễ hội chùa Keorất lớn. Hội chính được tổ chức vào ngày 15/9 âm lịch hàng năm. Những ngày cuốicủa đợt phép của tôi vào đúng ngày lễ hội Chùa. 

Vào những ngày lễ hội, khi mà tiết trời đã cuối thu. Việc đồng áng, mùa màng thu hoạch cũng đã xong. Nên bà con, già trẻ, gái trai, trong ngoài Tỉnh đều nô nức về đây đi hội Chùa, cầu cúng xin phúc, xin lộc. Nam nữ, gái trai, thì đi vui chơi cầu duyên, lấy may.

Đã nhiều năm, do chiến tranh phá hoại của Mỹ. Tránh tập trung đông người, nhà Chùa không mở hội. Năm nay, nhà Chùa chính thức mở hội, nên lượng người đi lễ hội rất đông. Số anh em tôi về phép cũng rủ nhau đi hội. Đội hình gồm anh Lập, vợ chồng anh Vinh, vợ chồng anh Chiến và đương nhiên là có tôi. Tôi xin phép gia đình hai bên, cho tôi đi chơi hội với Ngọc, cùng các cô bạn gái của Ngọc.

Đây là lần thứ hai trong đời, tôi được đi hội chùa Keo. Lần thứ nhất là hồi nhỏ, lúc khoảng 12-13 tuổi. Tôi đi cùng với các bạn học, có cả Thái anh của Ngọc cùng đi. Từ Thái Bình, đến hội Chùa khoảng gần 20km. Chúng tôi phải đi bộ từ sớm, Thời đó dân trí, kinh tế chung của cả xã hội còn thấp, còn nghèo. Nên mọi người đi hội thường chuẩn bị cơm nắm, cơm đùm. Chúng tôi lần đầu đi hội thật háo hức, thật vui nhộn của lũ trẻ con.

Còn lần này được đi hội, trong tâm trạng cũng thật háo hức. Với niềm vui của thanh niên, của người lớn. Thời đó xe máy chưa có nhiều. Mọi người đều đi bằng xe đạp. Vợ chồng anh Chiến, anh Vinh, anh Lập cũng vậy. Tôi thì cũng đạp xe và đương nhiên có cô gái khâu nón, em của bạn, người yêu ngồi sau. Các bạn Ngọc cũng đi rất đông. Họ vô tư, họ nhí nhảnh, xinh đẹp trắng trong nữ sinh thật vui. Họ cười đùa trêu chọc tôi và Ngọc. Chúng tôi có ý ghép cho Lập tìm, chấm, chọn ai trong số đó. Càng gần Chùa, đường đi càng hẹp, dòng người từ các hướng dồn về càng đông. Đội hình đoàn chúng tôi hầu như không giữ kèm nhau được như trước nữa, mà tản mát hòa quyện lẫn vào dòng người. Đúng là đông như hội, vui như hội. Ai cũng mặc những bộ quần áo đẹp nhất đến với hội Chùa. Năm nay Tỉnh đồng ý cho Chùa mở lễ hội lớn. Nên có tổ chức nhiều trò vui truyền thống như rước kiệu, thi bơi thuyền, vật, đi cầu kiều, đuổi vịt, bắt vịt, bắt lợn dưới nước. Tổ tôm, cờ tướng cùng nhiều trò chơi dân gian khác. Chính vì thế nên lễ hội năm nay càng đông người đến dự.

Khi chúng tôi đến hội khoảng mười giờ sáng, thì đường đã thật đông, chặt cứng như nêm trên bờ đê cách cả km. Mọi người gửi xe rồi vào chen vào thắp hương các cửa điện, các nơi phải cúng lễ. Những bức tượng thật lớn, sơn son thiếp vàng thật uy nghi, Tượng trăm tay, trăm mắt của Phật Bà Quan Âm ẩn hiện trong hương khói. Càng tôn thêm vẻ huyền bí tín ngưỡng Thần Thánh. Người vào thắp hương cúng lễ chen chúc đông chặt như nêm cối. Tôi lúc nào cũng như là vệ sỹ đi kèm cô em gái của bạn. Nhìn Ngọc mồ hôi lấm tấm, mặt má đỏ hồng càng tôn thêm vẻ xinh sắn. Tăng thêm vẻ đẹp con gái. Thật hấp dẫn. Trong tôi trào dâng lên cảm giác yêu mạnh mẽ. Tôi linh cảm: Đây! Đây đúng là người phụ nữ, người vợ, người bạn đời của mình.

Buổi trưa, mọi người quây quần, rải rác từng đám trước sân Chùa, trên vệ đê, trên đê ăn cơm nắm, ăn bún bánh, ăn xôi gà, thụ hưởng lộc Phật, lộc Thánh. Cùng thưởng thức những hoa trái, sản phẩm khác của quê hương cũng thật vui. Rất nhiều người sau khi cũng lễ xong tại đây, thì lục tục đi thuyền qua sông Hồng đi tiếp lễ hội bên Chùa Cổ Lễ thuộc đất Nam Định.

Chúng tôi không đi lễ hội bên đó. Mà ngồi chơi vãng cảnh Chùa đến chiềuthì rủ nhau trở về. Kết thúc một ngày vui thật trọn vẹn, thật nhiều ý nghĩa.Đây là ngày vui, là dấu ấn thật sâu sắc trong chuyến đi phép này của cuộc đờitôi.

Sau lần đi chơi hội với bao kỷ niệm thật đáng nhớ. Tình cảm giữa tôi và Ngọc ngày càng rõ nét hơn. Nhất là ông bạn làm thợ ảnh đã ghép những tấm ảnh của chúng tôi lại với nhau.

Tôi hỏi sao ông lại ghép như vậy. Thì ông bạn nói. Chuẩn bị cưới đi thôi, chứ còn đợi gì nữa. Lúc đó tự nhiên tôi lại giật mình, nghĩ đến chuyện cuới vợ. Với mình sao cảm thấy nó xa vời thế. Tôi nói: Cứ biết vậy đã. Chứ sắp hết phép rồi, tôi lại phải sang tận CămPuChia. Lại phải chiến đấu bùng bình súng đạn. Biết đến bao giờ mới lại được về. Thôi thì cứ yêu, biết là yêu cái đã. Chứ đời lính chúng tôi làm sao mà chủ động được.

Đã lại sắp đến ngày trả phép. Ngọc đã bạo dạn hơn. Tối đã cùng đi chơi với tôi đến thăm gia đình các bạn bè hay nhà này nhà khác. Hoặc có lần còn rủ nhau ra bờ đê Trà Lý ngồi tâm sự. Được ngồi bên người con gái trẻ đẹp, bên người yêu trong gió mát trăng thanh thật là bộn chộn lý thú, không thể có gì hấp dẫn mê say bằng. Có lẽ cũng không thể có lời nào tả hết được nỗi lòng sung sướng rạo rực đang trào dâng của mình. Cầm tay Ngọc, tôi nắm nhẹ nhẹ, hít thở thật sâu mùi thơm của hương tóc, của da thịt con gái. Đúng ra là của phái nữ, của Trời, của Đất tạo hóa. Với tôi, người lính chiến bao năm chỉ biết đạn bom với đói khát, với nước đọng xình lầy, với những hy sinh đầy máu và nước mắt. Cùng những hờn căm, những trai sạn của người lính chiến. Tôi thật hạnh phúc, thật bất ngờ như không thể tin được mình cũng có được những niềm vui, những tình cảm quý hiếm thiêng liêng này.

Tôi ngửa mặt nhìn Trời đêm. Cũng những vì sao kia. Tôi chợt nghĩ đến những đêm gác dài, căng thẳng mong Trời chóng sáng, hoặc những lần luồn sâu trong đất thù nơi chiến trận. Đã nhiều, thật nhiều lần tôi ngửa mặt nhìn Trời đêm. Thuộc lòng các vị trí của các vì sao, chòm sao, cùng những suy nghĩ Trời đêm ở đây thật giống quê mình.

Bất giác tôi trào nước mắt, nghĩ đến những năm tháng gian khổ đã qua. Nghĩ đến giây phút đang rạo rực hạnh phúc này. Thế mà ở phương Trời xa còn biết bao đồng đội của tôi đang ở chiến trường, cũng đang ngắm sao đêm như tôi, nhưng trong bóng đen của rừng núi, của đói khổ và của những cơn sốt rét rừng hành hạ. Bần thần với chuỗi suy nghĩ liên tưởng của mình. Tôi hơi giật mình, bất ngờ khi Ngọc hỏi tôi:" Anh nghĩ gì mà im lặng thế?" Ngọc không biết là tôi đang khóc. Những giọt nước mắt của hạnh phúc. Những giọt nước mắt của sự thương nhớ xót sa cho đồng đội đang khổ cực nơi chiến trận chảy dài trên má. Tôi quay sang Ngọc thật tự nhiên dang hai tay ôm Ngọc thật chặt, đặt lên má, lên môi Ngọc nụ hôn, rồi nhiều nụ hôn thật say đắm. Ngọc bất ngờ trước tình cảm của tôi, miễn cưỡng chấp nhận biểu cảm có phần mạnh mẽ thái quá đấy.

Chấn tĩnh lại tôi nói: Anh yêu em, Trời Đất, Thượng đế đã sắp đặt cho chúng mình gặp nhau và yêu nhau. Chúng mình sẽ cưới nhau, sẽ thành chồng thành vợ em nhé. Anh hứa sẽ là người chồng tốt của em. Nhưng anh sắp phải chia tay em để trả phép vào đơn vị. Cũng chưa biết đến khi nào thì được về. Nếu yêu anh, đồng ý lấy anh thì em phải chờ đợi. Mà có lẽ em chưa thể biết được sự chờ đợi trong nhung nhớ khổ đau như thế nào. Việc này tất cả là tùy em. Tôi kéo Ngọc gần lại, Ngọc nép chặt vào tôi thỏ thẻ nói trong hơi thở: Em yêu anh và sẽ đợi chờ anh. Ôi! Có lẽ không còn gì hạnh phúc bằng.

Chúng tôi lại trao cho nhau những nụ hôn thật dài. Rồi Ngọc nói: Muộn rồi, về thôi anh. Tôi cũng cảm thấy là đã muộn, chớm đông, sương xuống, hơi nước từ dưới sông phả lên làm chúng tôi cảm thấy lạnh. Chung quanh đã thật vắng vẻ. Tôi đưa Ngọc về nhà. Kết thúc một lần đi chơi tối đầu tiên thật hạnh phúc.

Vì ngày trả phép đã đến. Hai hôm sau các anh em ở dưới Huyện lại lục tục lên nhà Tranphu tập trung rồi ra binh trạm giao liên cách nhà Tranphu khoảng 3 km.

Trạm khách, đúng ra là binh trạm giao liên thời bình thật vui. Tốp nọ tốp kia tụm năm tụm bẩy, chuyện trò ầm ỹ, có cả những người già, là Ông là Bà, là Cha, là Mẹ. Cùng những đứa trẻ nhỏ. Rất nhiều những thanh niên nam nữ ra tiễn chân bạn. Vui cười rối rít. Xen lẫn tiếng cười là cả tiếng sụt sịt cùng đôi mắt đỏ hoe của những người vợ hoặc của các cô gái trẻ. Trong đó có Ngọc. Các cô bạn gái Ngọc đi cùng với Ngọc ra tiễn chân tôi, đúng ra là ra tiễn chân chúng tôi. Trong giờ phút này thì cũng chẳng thể nói thêm được gì. Những gì quan trọng, cần nói cần thể hiện với nhau cũng đã nói hết.

Đợi không lâu thì xe đến. Tất cả mọi người nhanh chóng xếp đồ đạc rồi lên xe, những phút giây nhốn nháo nhưng thật vui. Cùng với những cái bắt tay, là những lời chúc, lời chào may mắn. Đã đến lúc phải lên xe. Trên xe mọi người đã giục bằng câu đùa. Hôn nhanh cái rồi lên xe đi ông Phú ơi! Không thể lán lại lâu hơn được nữa. Tôi choàng tay ôm nhanh Ngọc, hôn nhanh lên mái tóc Ngọc một cái rồi nói: Anh đi nhé! Buông Ngọc ra, nhìn Ngọc, nước mắt đã chẩy dài xuống hai gò má. Tôi bắt tay tạm biệt các cô bạn gái Ngọc cùng những người thân của gia đình tôi. Xe bóp còi chuyển bánh, tôi chạy, nhẩy lên xe, đứng ở cửa xe vẫy chào tạm biệt mọi người. Đến khi không thể nhìn thấy ai nữa mới ngồi xuống ghế của mình.

Xe đưa chúng tôi tới phà rồi tới nhà ga Nam Định. Đợi không bao lâu thì tầu đến. Đoàn quân trả phép chuyển sang tầu, sau hai đêm ba ngày thì lại tới Ga Hố Nai, Biên Hòa lúc 6 giờ sáng. Chúng tôi xuống tầu rồi lại trở vào Căn cứ tại Tổng Kho Long Bình. Kết thúc chuyến đi với 100% trả phép đúng hạn.

Tắm rửa, nghỉ ngơi, đến gần trưa thì tôi mang quà cùng thư của Ngọc đến cho gia đình chị Thân Thắng. Trong bữa cơm trưa, thay lời khó nói, tôi đưa những bức ảnh chụp trong lần đi chơi hội Chùa cho anh chị Thân Thắng xem. Chị Thân tủm tỉm cười nói: Như vậy là hai đứa cảm nhau hả. Em sẽ làm em rể của chị hả. Vui đấy, hay đấy. Tôi nói: Chắc số phận thế nào đấy, chúng em gặp nhau rồi cảm thấy quý mến nhau ngay. Nhưng có cái khó là Ngọc còn đi học, em lại sang "bên kia" không biết là sẽ thế nào.

Mọi người trầm hẳn đi. Anh Thắng phá tan cái không khí nặng nề bất chợt đó nâng ly rượu nói: Chú không phải lo nghĩ chuyện đó. Rồi chúc sức khoẻ mọi người, chúc về chuyến đi phép của tôi. Chúc tôi và anh sẽ là đồng hao trong tương lai. Anh nói vui: Như vậy anh em mình là anh em cọc chèo, anh chèo mũi, còn em chèo lái. ( Ý nói anh là rể trưởng còn tôi là rể út) Bữa cơn trong không khí tình cảm gia đình thật vui. Xưa mọi người quý mến tôi vì tôi là bạn than của Thái. Còn bây giờ lại thêm một sự quý trong nữa coi tôi đã như là một người con, một thành viên trong gia đình thực thụ.

Qua trưa mọi người đi làm. Tôi ở chơi với Mẹ một lúc nữa rồi trở về LongBình. Ngay ngày hôm sau đã có xe của Sư đoàn chở chúng tôi sang lại CămpuChia.Như vậy kết thúc chuyến đi phép xa đơn vị đúng 35 ngày. 

Trong những ngày chúng tôi đi phép xa đơn vị. Tình hình tại các khu vực Huyện Muôn Rư Xây và toàn cục của CPC không có những biến động lớn. Về quân sự, chúng ta truy đuổi, vậy ép bọn Pốt tới biên giới Thái Lan. Bọn chúng phải trú ngụ ở những vùng núi rừng hiển trở. Những cơ quạn đầu não của Trung ương đảng Pốt còn được Thái Lan cho trú ngụ hẳn bên đất Thái.

Về tình hình Chính trị xã hội, chính quyền các các từ Trung ương đến địa phương đã và đang được hoàn thiện. Các tổ chức quần chúng cũng đã được củng cố. Lực lượng Quân đội, cùng các lực lượng dân quân du kích của các Xã, các Phum đều đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả. Đời sống của nhân dân nhất là vùng đồng bằng đã thật sự được ổn định.

Song về tình hình Quốc Tế, thì dưới sự vận động của Trung Quốc cũng vẫn còn có một vài nước, một số tổ chức từ thiện, chưa thật tin tưởng ở chế độ mới. Bằng chứng là Thái Lan vẫn cho bọn Pốt trú ngụ ở giáp gianh biên giới và nhiều nơi chúng còn lập căn cứ sâu hẳn trong nội đia. Điều này đã làm khó cho các lực lượng truy quyét của ta. Từ những căn cứ này, chúng tổ chức móc nối về đất liền. Cùng tiếp nhận hàng hóa từ các tổ chức giúp đỡ nhân đạo giúp cho nhân dân Campuchia. Nhưng chúng không chuyển trực tiếp, mà lạị trung chuyển tới cảng Thái Lan. Nên rất nhiều hàng hóa đã rơi vào tay bọn Pốt.

Tình hình chính trị ngay tại trong nước CPC, Trong chính quyền của ông HênxomRin có một số phần tử cũng đã mạnh nha có những hành động và thái độ thiếu hiện chí. Nhất là từ sau khi ông Hoàng Xianux về nước. Ông vẫn bị lực lượng Pốt và thế lực "Bành Trướng" khống chế. Nên ông cũng không dám nói hết sự thật. Chưa hết lòng ủng hộ chính quyền của ông Hên Xom Rin và Đảng do ông Ben Xô Van làm Bí Thư. Mà ông thành lập một Đảng mới. Trong những lần phát biểu tại các diễn đàn, ông không bao giờ dám ca ngợi, cùng sự biết ơn Việt Nam đã cứu giúp dân tộc Khơ Me khỏi họa diệt chủng. Mà những lời, những bài phát biểu của ông như đã bị nói theo sự sắp đặt của các thế lực khác.

Tình hình an ninh chính trị trong khu vực Huyện Muông Rư Xây do Trung đoàn 273 đảm nhiệm tương đối tốt. Dân tình đã thực sự được hồi sinh. Riêng khu vực hai Trung đoàn 270-266 trong Tà Xanh- Săm Lốp thì vẫn còn phức tạp. Trong rừng sâu núi thẳm, khí hậu, thổ nhưỡng rất độc. Nên anh em 2 Trung đoàn gặp rất nhiều khó khăn, trong sinh hoạt ăn ở. Sốt rét hoành hành, đường xá cơ động phức tạp. Lực lượng Pốt trong khu vực này hoạt động còn mạnh. Chúng bắt đầu dùng mìn để cài bẫy, phục kích ta. Tỷ lệ anh em Cán bộ, chiến sỹ bị hy sinh vì mìn và vì sốt rét tăng cao.

Sau một hai ngày nghỉ thăm các anh em sau chuyến đi phép. Tôi lại bắt tay ngay vào công việc rất bận rộn của Dân dịch vận. Trong việc xây dựng chính quyền ổn định đời sống nhân dân. Khoảng cuối tháng 1 năm 1980, được nhân dân báo có một lực lượng Pốt khoảng hơn 200 tên đang di chuyển từ hướng Tỉnh Công Pông Chi Năng lên men theo Biển Hồ. Dọc theo Biển Hồ là khu rừng rậm lúp xúp. Hầu như không có đường. Vì có nhiều nơi còn có bùn lầy. Chẳng lẽ bọn Pốt đã đưa lực lượng hàng trăm tên từ Thái Lan lọt được về. Trung đoàn chỉ đạo cho ban chỉ huy Tiểu đoàn 1 cùng Tiểu Ban dân dịch vận nhanh chóng đi xuống khu vực được dân báo để nắm tình hình. Đúng là có một lực lượng như vậy có trang bị vũ khí, súng đạn. Nhưng không phải chúng từ biên giới Thái Lan về. Mà chúng lại là lực lượng phản động trong khu vực tỉnh Công Pông ChNăng đến. Đang tìm đường vượt biên sang Thái Lan.

Tiểu đoàn 1 để lại một bộ phận chốt cứ được tăng cường thêm 2 Trung đội Trinh sát của Trung đoàn. Kết hợp với Đại đội Z ( Bộ đội CPC) đi lùng sục tiêu diệt bọn này. Sau hai ngày luồn rừng, đã phát hiện được dấu vết đường đi của lực lượng trên. Nhân dân ở những nơi chúng vừa đi qua bị chúng khống chế, bắt dân phải cung phụng cơm gạo cho chúng. Chúng tuyên truyền chúng là cán bộ và quân đội thuộc Tỉnh Công Pông ChNang ly khai chế độ mới. Chạy sang Thái Lan để bắt liên lạc với lực lượng của XIANUC làm CM. Nhân dân cho biết thêm là chúng rất đói, rất rệu rã. Chúng có khoảng 150 tên. Trừ một số cầm đầu còn đa số là cũng bị lừa phỉnh, hoặc bị bắt ép đi theo. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn văn Phô, D.V.Phó Nguyễn Đình Giang, Cán bộ Dân địch vận Trung đoàn nhanh chóng bàn với các đ/c Chuyên Gia và các lực lượng của bạn. Sau khi bàn bạc đi đến thống nhất là sẽ làm công tác binh vận, kêu gọi, tuyên truyền để chúng đầu hàng, thu phục chúng, quay về với dân chứ không dùng vũ trang tiêu diệt.

Các lực lượng vẫn kiên trì bám sát chúng. Khi đã thật gần, anh em dùng loa kêu gọi đầu hàng. Với ám hiệu, nếu đồng ý hàng thì bắn 3 phát súng. Sau 30 phút kiên trì phát động kêu gọi. Nhưng phía lực lượng phản động ly khai vẫn im lìm. Anh em ta một mặt vẫn tiếp tục kiên nhẫn tuyên truyền kêu gọi. Trong khi các lực lượng của ta triển khai vòng vây các hướng, chuẩn bị tấn công. Thêm 10 phút nữa cũng vẫn im lìm. Ban chỉ huy liên quân thật hồi hộp. Mọi người nhìn nhau. Phía trước vẫn im lặng. Tiểu đoàn Trưởng Phô sốt ruột nói loa phát thanh cho phép 10 phút nữa. Nếu không hàng tất cả sẽ bị tiêu diệt vì không thể có đường nào thoát. Tiếng loa vừa dứt. Không đợi đến 10 phút mà mới chỉ 3 phút, đã nghe thấy 3 phát súng AK trừ trong rừng bắn lên Trời. Mọi người ôm nhau mừng vui. Chúng tôi tổ hướng dẫn cho lực lượng của bạn hướng dẫn tiếp nhận thu vũ khí và dẫn giải số tù hàng binh về Huyện.

Như vậy do kiên trì làm công tác dân địch vận, các lực lượng của ta kếthợp với Bạn đã kêu hàng, bắt sống được 120 tên phản động thuộc TỉnhCôngPôngChNang đang tìm đường chay sang Thái Lan. Thu được gần 100 khẩu súngcác loại trong đó có cả súng cối 60 ly. Không tốn một viên đạn nào. Đây là mộtchiến công, một thắng lợi to lớn của các lực lượng vũ trang liên quân tại HuyệnMuông Rư Xay những ngày đầu năm 1980.

Từ chiến công gọi hàng và bắt sống 120 tên phản động, thu nhiều vũ khí. Huyện Muông Rư Xây được đề nghị tặng thưởng Huân chương chiến công hạng 3. Được thông báo Ông BenXôVan Tổng Bí thư Trung ương Đảng CPC về thăm.

Việc được tặng thưởng Huân chương chiến công cho Huyện rất là vinh dự nhưng không có gì đáng nói nhiều. Mà việc chuẩn bị cho Ông Tổng Bí thư BenXôVan về thăm Huyện mới là điều làm cho Huyện, cho Trung đoàn, cho các Cán bộ Dân địch vận. Cùng các đồng chí Chuyên gia thật sự lo lắng về việc bảo vệ sự an toàn của Tổng Bí thư Bạn và cuộc mít tinh lớn của toàn Huyện. Đón nhận Huân chương chiến công trực tiếp Tổng Bí thư trao tặng. Trong khi lẻ tẻ các khu rừng trong Huyện vẫn còn có các lực lượng Pốt lẩn quất hoạt động chống phá.

Sau khi được các đồng chí chuyên gia An Ninh của Tỉnh cùng các Cán bộ Sư đoàn, Trung đoàn, chính quyền, cùng chuyên Huyện tổ chức cuộc họp liên tịch, thông báo về thời gian, lịch trình về thăm Huyện của Tổng Bí thư. Cuộc họp vô cùng quan trọng. Nhưng tóm lại tất cả công việc từ an ninh, khánh tiết, đến hậu cần, vật chất đều "đổ lên đầu" Trung đoàn 273, và như thế Ban chính Trị và Tiểu ban Dân địch vận thật là nhiều công việc có thể nói là ' Ngập đầu, ngập cổ". Trước hết Trung đoàn tổ chức cho các Tiểu đoàn, các Đại đội trực thuộc tỏa đi truy quét, quần đảo liên tục, làm sạch địa bàn trong khu vực đảm nhiệm. Tiểu ban Dân dịch vận cùng với Tiểu đoàn 4, với các đồng chí Chuyên gia rà soát lại các hàng ngũ Cán bộ chính quyền Huyện, Xã, Phum. Đúng là một chiến dịch làm sạch địa bàn thật là công phu để phục vụ cho ngày đại lễ quan trọng. Thật mất nhiều thời gian và trí tuệ. Làm cho chúng tôi lúc nào cũng mệt phờ.

Trong đội công tác của bạn, do sự quản lý khắt khe, nên đã có tư tưởng ngại công tác. Họ không hăng say như trước. Họ thấy họ bị gò bó quá, khổ quá so với các Cán bộ Huyện, hay bộ đội Huyện. Bộ đội Huyện, Cán bộ Huyện được sống tự do, đi chơi thoải mái, lại có tiền lương, có chế độ rõ ràng. Vào chỗ Đại đội Z ( bộ đội CPC) đóng quân, thì nó như tập thể gia đình chứ không như trại lính. Hầu như người nào cũng có vợ, có gái kè kè. Trong phòng ở tập thể doanh trại, Cứ cái giường nọ kê sát giường kia, quây dido kín thành buồng riêng của từng cặp. Nhưng việc này rất ảnh hưởng đến tâm lý của đội công tác, cả nam và nữ. Họ nói người CPC là ưa sống tự do, thích tự do không có ý trí như người Việt, như bộ đội Việt Nam. Chính vì thể nên dịp này quản lý họ rất phức tạp. Tôi phải thường xuyên tổ chức họp để nhắc nhở. Thường xuyên động viên viên anh chị em trong đội công tác làm việc.

Rồi trong đội công tác có cô Xà Ron yêu một người địa phương báo cáo xin được lấy chồng. Tôi báo cáo tình hình với BCT và Trung đoàn. BCT chỉ đạo cho cô XaRon "ra quân", giúp đỡ tổ chức cho cô lấy chồng. Vậy là chúng tôi lại thêm một việc nữa là lên gặp anh Lập, anh Đạc Quân Lực, anh Ước, anh Đởn bên Hậu cần, lo xin các chế độ cho XàRon. Liên hệ với địa phương, tổ chức đám cưới đúng theo nghi thức Dân tộc của người CPC.

Lần đầu tiên chúng tôi được dự một đám cưới người CPC. Họ có những thủtục rất cầu kỳ mang đậm nét đặc trưng Dân tộc Kho'me nhưng cũng thật vui. 

Thế rồi ngày ông Benxovan về thăm cũng đã đến. Từ xa xưa, dưới thời XiaNuc, Huyện Muông Rư Xay cũng là một thị Trấn sầm uất, dân cư đông đúc, chỉ sau Thành Phố BattamBăng.

Thị Trấn nằm ngay trên trục đường quốc lộ số 5 nối với Xiêm Diệp lên cửa khấu PoiPét và xuôi về Thủ Đô Phnom Pênh. Có con sông nhỏ thông ra Biển Hồ. Nên rất thuận lợi cho việc buôn bán giao thương hàng hóa trên bến dưới thuyền. Ngoài việc đây là trung tâm Huyện, có chợ, có trường học rất đông người. Còn thêm các lực lượng an ninh của bạn, của ta tăng cường, dải quân dọc đường 5 từ Tỉnh Bát Tam Băng về tới Huyện. Các lực lượng bảo vệ, chốt giữ đường, rất nhiều tốp công binh liên tục rà mìn trên đường và trong khu vực sân vận động, nơi có khán đài lớn để tổ chức mít tinh ngày lễ. Nên khu vực Huyện Muông Rư Xây đông đặc các lực lượng.

Đúng 9h sáng, đoàn xe của Tổng Bí Thư đã về tới địa bàn của Xã đầu tiên của Huyện, cách trung tâm Huyện 15km. Lực lượng an ninh, bảo vệ của Huyện bạn hết nhiệm vụ. Bàn giao đoàn xe cho An ninh, Bảo vệ, Quân đội Huyện dẫn đường và đảm bảo an ninh. Đúng 9h30 thì đoàn xe của Tổng Bí Thư vào khán đài sân vận động, trong tiếng kèn, tiếng vỗ tay tung hô rầm Trời của mấy ngàn người dân cùng các lực lượng tham gia mít tinh. Sau các nghi thức chào đón, chào cờ, ông Chủ Tịch Huyện SuaXocKon lên đọc diễn văn, phát biểu chào mừng. Rồi giới thiệu Tổng Bí Thư BenxoVan lên nói chuyện và trao tặng Huân chương chiến công cho Huyện.

Ông Tổng Bí Thư bước lên khán đài. Kỳ lạ là theo sau ông lại có một người vừa gù, vừa thọt, người nhỏ thó. Ngoài khuôn mặt tương đối bình thường, còn toàn bộ thân hình như là một dị nhân. Ông Bí Thư bước lên khán đài trong tiếng vỗ tay tung hô của vài ngàn người cờ Hoa lộng lẫy. Tiếng vỗ tay tiếng tung hô vừa ngớt, thì người hề dị dạng,( sau này chúng tôi mới biết đó là người Hề cung đình. Lúc nào cũng được ở và được đi cùng với Vua). Không hiểu sao mà qua thời Pôn Pốt cai trị ông Hề vẫn còn sống sót. Người Hề đứng lên đúng ra là chỉ rướn ngoài lên hua chân, hua tay, làm mấy động tác như chào, nói một vài câu như là bắt chước ông Tổng bí Thư. Bộ đội mình thì hầu như không hiểu gì cả. Nhưng kỳ lạ là dân chúng thì ồ lên cười, rồi vỗ tay, rồi tung hô dầm trời có thể nói còn hô to, vỗ tay to hơn cả lúc đón chào ông Tổng bí Thư.

Ông Ben Xô Van phát biểu một hồi, nhìn ông Tổng bí Thư, sao tôi không mấy có thiện cảm. Trông ông khắc khổ, chưa có vẻ uy nghi, uy nghiêm, đường bệ, đạo mạo của hàng ngũ Lãnh tụ. Bài phát biểu của ông dài khoảng 30p. Sau đó là nghi thức trao tặng Huân chương chiến công cho Huyện. Ngay sau lúc trao tặng huân chương là lại đến lượt người Hề lên làm trò, hát, cười nói gẩy đàn. Dân chúng lại được phen cười ngả nghiêng, cười đến" vỡ cả bụng" vì những câu nói câu hài của người Hề cung đình. Anh em bộ đội không hiểu sâu được tiếng Khơ me, nên không hiểu họ nói gì, pha trò gì mà mọi người cười vui đến vậy.

Riêngtrong tôi thì cứ phân vân một điều là: Không hiểu sao, trong bài phát biểu củaông Tổng bí Thư dài tới 30p, mà không thấy có từ nào nói đến VN. Vô cùng áynáy. Tôi hỏi thêm người phiên dịch và mấy người nữa. Mọi người đều ngớ người ravì câu hỏi của tôi và cũng nói: Ừ nhỉ! Sao cả bài phát biểu của ông mà khôngthấy đề cập đến Việt Nam. Không nói đến công lao của Bộ đội Quân Tình nguyệnViệt Nam đã cứu giúp Dân Tộc Khome, Đất nước Ăng Co thoát khỏi họa diệt chủng? 

Ngày vui của nhân dân Huyện Muông Rư Xây còn kéo dài tới tận đêm khuya. Họ vui chơi, họ nhẩy múa say sưa. Họ không nghĩ gì đến việc bảo vệ và canh gác. Chỉ khổ cho bộ đội mình vẫn phải căng mắt ra giữa đàn muỗi đói đêm ngoài cánh đồng, bờ ruộng. Tiếng muỗi vo vo hòa quyện với tiếng trống, tiếng đàn, điệu hát từ trong Phum vọng đến tại các điểm chốt gác. Đúng là chúng ta phải gác cho dân bạn nhảy múa hát ca và cho trai gái, cho đàn ông đàn bà bốc lửa men say lửa tình với nhau. Thật là cao thượng và cũng thật là một sự thiệt thòi vô lý. Có lẽ trên thế giới này, không có nước nào, quân đội nào làm được điều đó?

Ông BenxoVan cùng đoàn tùy tùng của ông gấp gáp lên đường nhanh ngay sau bữa tiệc. Hình như là ông sẽ về nghỉ tại Công Pông Chi Năng. Những ngày tiếp theo tôi và anh em vẫn không hết những thắc mắc về Ông Tổng Bí Thư của bạn. Rồi cũng khoảng mấy tháng sau. Thì anh em tôi được biết tin Ông và một vài vị Bộ Trưởng, một vài vị "Kốp" nữa trong Trung ương của bạn có vấn đề và chức Tổng Bí Thư của bạn được thay thế. Đúng là một lũ" Chưa nóng nước đã đòi đỏ gọng"

Những ngày tiếp theo nữa, trong khu vực Huyện Muông Rư Xây do Trung Đoàn 273 đảm nhiệm, tình hình ổn định rõ dệt. Riêng trong đội công tác do Tranphu đảm nhiệm thì không mấy ổn định. Nhất là sau lễ cưới của cô Sa Ron, Cô vẫn thường hay trở lại đội công tác chơi. Nhà của cô cũng là điểm đến của đội công tác. Các chị em trong đội công tác thường hay to nhỏ và cười hi hí với nhau. Hoặc chuyện trò gì đó mà khi thấy tôi đến thì họ lại im lặng không nói tiếp nữa. Có những ánh mắt liếc nhìn tôi như giấu diếm điều gì chưa giám nói ra. Một vài lần như vậy. Tôi tổ chức họp mọi người và hỏi xem có vấn đề gì? Sau một lúc ngồi im lặng không ai phát biểu. Tôi cố khiêu gợi, động viên mọi người có vấn đề gì thì cứ nói, đừng ngại. Một lúc sau Sa Chơn xin nói là: "Anh boong Phú ơi! Mọi người rất yêu quý anh, yêu quý bộ đội Việt Nam. Nhưng bây giờ mọi người muốn đi về quê. Vì rất nhớ nhà, và đều muốn lấy chồng, lấy vợ. Nhưng do sợ bòong Phú, sợ bộ đội Việt Nam mà chưa giám nói. Nhưng mọi người đều muốn về quê cả rồi".

Tôi cũng đã biết trước vấn đề này. Tôi cũng đã báo với Ban Chính Trị về tâm tư nguyện vọng của anh em đội công tác nên không có gì bất ngờ. Ban cũng đã báo cáo lên Sư đoàn và trên cũng xét thấy không cần duy trì đội công tác bạn nữa. Nên tôi nói với anh em là nguyện vọng của họ của mọi người là chính đáng, tôi sẽ báo lên trên quyết định. Có thể cấp trên sẽ đồng ý cho anh em trở về như mong muốn. Nhưng khi chưa được về, thì mọi người vẫn phải hăng say công tác. Chứ đừng như những ngày vừ qua. Tôi vừa dứt lời, thì mọi người ồ lên reo vui lao vào ôm chầm lấy tôi " o cun boong Phu- o cun boong Phú" liên tục. Hôm sau tôi báo các tình hình lên Ban Chính Trị. Trung đoàn cũng xét thấy hiện giờ tình hình Dân địch vận trong Huyện đã tốt lên nhiều. Chính quyền các cấp ngày càng được củng cố, ngày càng được kiện toàn. Nên Trung đoàn cũng đã báo cáo về Sư đoàn và Sư đoàn cũng đồng ý giải quyết cho đội công tác được giải tán về địa phương ngay trong tháng.

Trong những ngày tiếp theo tôi lại phải đôn đáo lo làm chế độ, giấy tờ cho mọi người trong đội công tác. Những bữa liên hoan chia tay cũng thật vui và thật cảm động. Hôm sau toàn bộ anh chị em trong đội công tác được xe của Trung đoàn chở về PhNôm Pênh. Rồi chia tay với mọi người để họ tự về quê hương. Quê hương của tất cả các anh chị em đội công tác đều ở các Tỉnh giáp Việt Nam nên cũng rất tiện lợi cho họ.

Đã rất nhiều lần tôi tự hỏi: Không biết là số hơn chục anh em trong đội công tác đó, sau này có ai tham gia và trưởng thành trong chính quyền của bạn không? Không biết cuộc sống hiện nay của các bạn đó ra sao? Một điều rất đáng trách là tôi không còn có địa chỉ cụ thể của ai để hỏi thăm. Dịp 30/4/2012 trong lần đi thăm CPC rất tiếc là không gặp được cô Sa Ron là người lấy chồng ngay tại khu vực Huyện Muông Rư xây. Dân ở đó nói vợ chồng ông bà Sa Ron mới chuyển đi đâu mấy tháng rồi. Thật đáng tiếc!

Song trong sâu thẳm tôi vẫn nghĩ mọi người trong đội công tác đã từngchung sống chiến đấu, cùng đồng cam cộng khổ với tôi, với bộ đội Việt Nam. Họđã từng là lính, là thanh niên xung phong của chế độ Pôn Pốt. Họ đã thấy đượcbản chất tàn bạo, dã man khát máu mất hết nhân tính của chế độ Khome Đỏ. Họ đãtừ bỏ Pốt, Họ chạy sang Việt Nam. Họ đãlàm được nhiều việc có ích cho dân, cho Cách mạng CPC. Tôi luôn tin là Họ, concháu Họ sẽ mãi mãi là người bạn tốt của nhân dân Việt Nam.

Sau khi đã giải tán đội công tác Bạn. Ban chính Trị thật vắng vẻ. Tôi cũng đã nhàn nhã hơn trong công việc. Vì không phải họp hành, không phải quản lý đội bạn nữa.

Nhưng chính vì sự nhàn rỗi như vậy mà tôi cũng thấy buồn. Có những lúc cứ nghĩ họ như đang còn ở đây. Tôi đi sang khu vực lán của đội công tác. Lán trại hoang tàn, tôi giật mình bật cười một mình. Rồi tôi lại điểm mặt từng người, từng người và điểm lại những ngày tháng họ cùng tôi, cùng Trung đoàn chiến đấu và làm nhiệm vụ tuyên truyền dân, xây dựng chính quyền trong những ngày qua. Không biết giờ đây họ đang sống tại quê hương thế nào. Qua thời kỳ diệt chủng, gia đình họ có bị ly tán, chết chóc nhiều không? Tôi cũng thật có lỗi khi mà không dặn họ sau khi về nhà thì viết thư cho tôi biết. Nhưng lúc này CPC đâu đã có hệ thống bưu chính mà thư với từ..

Trong khi tình hình ở Huyện Muông Rư Xây đã rất ổn định. Thì trong khu vực giáp biên giới Thái Lan, Tà xanh - Săm Lốp do Trung đoàn 266 và 270 Đảm nhiệm thì tình hình lại vẫn còn rất phức tạp căng thẳng. Do thổ nhưỡng, do khí hậu khắc nghiệt, bệnh sốt rét hoành hành làm bộ đội ta bị mất sức chiến đấu nhiều. Mùa mưa thì lại càng khổ. Việc tiếp tế lương thực, vận chuyển thương bệnh binh về phía sau vô cùng khó khăn. Rừng núi hiểm trở, nên việc truy quét tàn quân Pốt và các lực lượng quân đội khác càng diễn biến phức tạp, Trong khi Bọn Pốt đã phần nào gượng được vì được các thế lực Bành Trướng và Thái Lan giúp đỡ. Chúng vẫn được cung cấp súng đạn, lương thực, nhất là mìn thì nhiều vô kể. Đây cũng là loại vũ khí làm bộ đội ta bị thương vong rất cao. Hơn nữa là làm cho tinh thần của mọi người cũng bị chùng xuống, e ngại trong lúc đi truy lùng các căn cứ của chúng trong rừng sâu. Bọn Pốt lại sử dụng kỹ thuật, nghi binh trong đánh du kích bằng mìn cũng quá giỏi.

Khoảng cuối tháng 6/1980, Trung đoàn 266 được báo cách Tiểu đoàn 4 khoảng 20 km. Bọn Pốt mới thành lập một căn cứ khoảng vài chục tên. Trung đoàn giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 4 phải tổ chức đi điều nghiên, truy quét tiêu diệt và phá căn cứ của Pốt. Giai đoạn này, quân số của các đơn vị và Tiểu đoàn 4 rất mỏng. Gần như là anh em bị sốt, bị ốm yếu gần hết. Chấp hành nhiệm vụ, Tiểu đoàn Trưởng Nguyễn văn Dần động viên được 40 tay súng, toàn là Đảng viên và Sỹ Quan, có nhiều người vẫn trong tình trạng sốt rét như trường hợp của Trung đội Trưởng Vũ Văn Dĩnh là lớp lính tháng 7 năm 77 quê Thái bình. Đại đội Trưởng Đại đội 3 Nguyễn văn Sinh. Đội hình lên đường lúc chập tối. Tới một con suối cách Phun được báo là có căn cứ của Pốt. Mọi người dừng lại tổ chức nấu cơm ăn và để lại 10 đ/c tại đây. Đến 5h sáng thì bắt đầu hành quân tiền nhập vào Phum. Khoảng 8 h thì đội hình vào tới Phum. Phát hiện đúng là có dấu vết căn cứ của Pốt. Nhưng chúng phát hiện ra bộ đội mình nên đã chạy dạt ra khu rừng xung quanh lẩn trốn.

Tiểu đoàn Trưởng Dần cho bộ đội phát tiển tiếp mấy Km nữa nhưng cũng không gặp phải sự kháng cự của chúng. Anh cho bộ đội quay về vị trí bờ suối. Khi đi qua Phum cũng không gặp được tên Pốt nào. Đội hình truy quét sinh ra chủ quan, hành quân theo đội hình hàng dọc. Khi còn cách bờ suối khoảng gần một km thì ùng oàng, ùng oàng rồi ầm- ầm- ầm.. Pốt phục kích. Chúng bắn hai qủa B40 vào đội hình, cũng lúc hàng chục quả mìn định hướng phát nổ thổi vào đội hình truy quét của Tiểu đoàn 4. Tiếng B40, tiếng mìn nổ cùng tiếng la hét của anh em mình bị thương vang về tận bờ suối. Ngoài tiếng B40, tiếng nổ của mìn. Không có một tiếng súng nào khác. Trung đội Trưởng Dĩnh linh tính thấy sự không lành, liền điện báo ngay về cho Trung Đoàn và tổ chức toàn bộ anh em đến ứng cứu. Đi được khoảng mấy trăm mét thì gặp được Tiểu đoàn Trưởng Dần, một tay đang dìu một thương binh. Một tay đang nắm chặt khẩu K59. Hai người đầy máu me và nét mặt thật hoảng loạn. Gặp anh em, Tiểu đoàn Trưởng khóc òa lên thành tiếng rồi nghẹn lời nói:" Anh em bị cả rồi! Anh em bị cả rồi!" Dứt lời anh cũng gục xuống lịm đi.

Nhận được điện, Trung đoàn Trưởng Lê Hải Anh điều gấp đại đội Trinh sát cùng với các lực lượng đi tiếp ứng. Khi mọi người tới được nơi bị phục kích thì thật đau lòng không còn một ai sống sót. Nhiều anh em thân hình te tua vì bị rất nhiều mảnh của mìn định hướng. Tất cả đã bị hy sinh do mìn và Đạn B40 của Pốt. Bọn Pốt thật ma mãnh. Khi chúng phát hiện được lực lượng của ta truy quét, thì chúng nhanh chân chay trốn và bí mật theo dõi ta. Chúng theo dõi, tổ chức đón lõng, mai phục lại ta gần khu vực tập kết ở bờ suối. Trong lúc bộ đội mình rất mệt mỏi, sinh ra chủ quan mất cảnh giác nhất.

Như vậy đội hình đi truy quét 40 người. Khi trở về còn 12 đồng chí,trong đó có 2 thương binh. Hai mươi tám người là Sỹ quan là Đảng viên đã hysinh. Một tổn thất to lớn. Thật vô cùng đau sót. Đây là một bài học thật lớntrả giá cho sự chủ quan coi thường địch của Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 270, Sưđoàn 341 trong những ngày tháng làm nhiệm vụ Quốc Tế trên đất Ăng Co năm1980. 

   Những ngày tiếp theo, các đơn vị vẫn tổ chức đi truy quét Pốt cùng các Đảng phái phản động khác. Lùng sục, tìm diệt triệt phá các căn cứ của chúng trong những khu rừng sâu.

Ta cứ phá được căn cứ này, thì bọn Pốt lại thành lập các căn cứ khác. Ta truy lùng mạnh thì chúng lại chạy sang ẩn náu bên đất Thái. Từ những căn cứ đó, chúng tổ chức đưa những toán nhỏ về cướp phá gây rối chống phá ta. Gây hoang mang trong dân. Móc nối, khống chế một số người trong chính quyền. Chia rẽ nội bộ chính quyền. Nhất là những chính quyền Xã, Phum trong vùng sâu.

Một số Đảng phái khác được thành lập như Khơ me Trắng, Khơ me Tự Do vv.. Nhưng thực chất cũng chỉ là các thế lực phản động câu kết thay đổi tên gọi để lừa bịp, chống phá nhân dân. Chống phá CM chân chính của nhân dân CPC. Phải tiêu diệt các căn cứ này, phải tiêu diệt những tên đầu sỏ, nơi phát nguồn các tội ác của chúng. Khoảng cuối tháng 4/80. Sư đoàn 341 được giao nhiệm vụ tiêu diệt địch tên điểm cao 348. Đây là một trong những hang ổ quan trọng của lực lượng Khơme Tự Do, do tên Xon Xen cầm đầu.

Khu vực điểm cao 348 là một khu vực rừng già liên tiếp giáp biên giới Thái Lan – CPC. Khu vực điểm cao 348 gồm 3 mỏm chính. Mỏm phía Tây cao 420 mét nằm chính giữa biên giới CPC – Thái Lan. Mỏm phía Nam cao 500 mét, cách mỏm Tây khoảng 2 km. Cách điểm cao 348 khoảng hơn 1km về phía Nam. Ba mỏm nối với nhau bới các "yên ngựa" trung bình cao khoảng 200 mét. Nếu không có người dẫn đường thì khó ai có thể tự leo lên được các điểm cao này. Bởi vì rừng già, cây cối gai góc dậm dạp. Địa hình hiểm trở và lại còn hệ thống các bãi mìn dầy đặc bảo vệ của chúng. Các lô cốt làm bằng gỗ, cùng các giao thông hào ụ chiến đấu rất kiên cố.

Nhiệm vụ tiến công cụm cao điểm này thật khó khăn. Để bảo đảm chắc thắng tiêu diệt gọn, không cho chúng chạy sang đất Thái Lan. Sau khi nhận nhiệm vụ, Sư đoàn quyết định tổ chức nhiều mũi Trinh sát đi điều nghiên cụ thể, để lên sa bàn để tìm ra cách đánh. Trung đoàn 270 được chọn là lực lượng chính tiến công căn cứ. Được tăng cường Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 273 cùng hai Đại đội Trinh Sát, Đại đội Công binh của Sư đoàn. Sau gần nửa tháng trinh sát điều nghiên nắm tình hình. Trinh sát Sư đoàn cùng Trinh sát Trung đoàn 270 đã xác định: Điểm cao 348 là một căn cứ đầu não của lực lượng Xri Ka là Đảng Khơ Me tự do của Xon Xen cầm đầu. Chúng bắt tay với bọn Pôn Pốt xây dựng điểm cao 348 thành một sào huyệt chống phá cách mạng hòng tổ chức kháng chiến lâu dài.

Các phương án tiến công cụm cao điểm 348 được thống nhất và phổ biến đến tận Cán Bộ chiến sỹ các đơn vị. Theo kế hoạch. Tiểu đoàn 3 trực tiếp do Phó Trung đoàn Trưởng Nguyễn Quang Nuôi chỉ huy. Cùng với khung Tiểu đoàn gồm Tiểu đoàn Trưởng Hoàng Quốc Viên, Tiểu đoàn phó Đỗ văn Bình. Chính trị viên Trưởng Quách Thanh Tiễn, Phó chính trị là đ/c Trần văn Mong chỉ huy. Như vậy là Tiểu đoàn 3 đang là Tiểu đoàn mạnh với đủ quân số chiến sỹ và chỉ huy.

Ngoài hỏa lực biên chế. Tiểu đoàn 3 được tăng cường các hỏa lực mạnh gồm2 khẩu DKZ 75 của Đại đội 15. Hai khẩu 12Ly7 của Đại đội 16, Hai khẩu cối 120lycủa Đại đội 14, Một trung đội công binh, Một Trung đội Trinh Sát. Toàn bộ độihình được cơ động bằng ô tô từ Huyện Muông Rư xây lên tới Tà Sanh. Rồi từ đóhành quân bộ hơn 20 km tới vị trí xuất phát. Giờ G dự kiến là 5h sáng ngày20/4/1980. 

Có thể nói chủ trương tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm 348, là một chiến dịch nhỏ trong kế hoạch truy quét, tiêu diệt Pốt cùng các Đảng phái và thế lực phản động khác đang trỗi dây. Từ sự dàn xếp của quan thày phương Bắc. Chúng câu kết với nhau chống phá Cách mạng CPC. Đây là một trận chiến sẽ có nhiều khó khăn phức tạp. Bởi tính chất rất phức tạp, sự ngoan cố nham hiểm của chúng cùng địa hình tự nhiên có lợi cho chúng.

Phó Tham mưu Trưởng Sư đoàn Lê Hải Anh được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy trận tiến công này. Sau khi nhận nhiệm vụ. Ông khẩn trương cho Trinh sát điều nghiên, Công binh sau hơn mười ngày dò gỡ mìn. Chuẩn bị đường vào khu vực tác chiến. Các lực lượng Pháo binh, Bộ binh, Quân y, Vận tải bắt đầu chiếm lĩnh các vị trí tập kết. Sau khi các công việc đã được chuẩn bị hoàn tất. Sư đoàn đồng ý cho Trung đoàn 270 cùng các lực lượng tăng cường tiến công địch vào ngày 20 Tháng 4 Năm 1980. Đường tiền nhập vào các mục tiêu thật khó khăn. Vì cây cối gai góc thật dậm. Bọn Pốt lại đốn những cây to đổ ngược xuống dốc nên nhiều chỗ an hem phải vòng vèo né tránh cây rất phức tạp. Tới 9h sáng Tiểu đoàn 5 mới gỡ xong mìn. Bộ đội tiền nhập phát triển sâu thêm, thì mũi đi đầu của Đại đội 5 phát hiện hơn chục tên địch đang củng cố hầm hào. Chúng vẫn không hay biết có sự có mặt của bộ đội ta. Anh em bèn lùi lại đặt mìn định hướng thổi về phía bọn địch. Ầm! .. Đất Trời rung chuyển cùng lúc các bộ đội ta xung phong tiêu diệt nốt những tên còn sống sót. Rồi phát triển sâu vào căn cứ của chúng.

Ở các hướng khác, độ đội được lệnh xuất kích. Nhưng vì đường dốc, rừng rậm, nên các loại cối 60ly, súng 12ly7, Đại liên không phát huy được tác dụng. Cùng với mìn dày đặc đã cản trở tốc độ tiến công của hai Tiểu đoàn 4 và 6. Lúc này mọi yếu tố bất ngờ đã không còn nữa. Bọn địch từ trong các công sự trên cao tập trung hỏa lực đánh bật mũi tiến công của Tiểu đoàn 5. Tiểu đoàn 5 không phát triển được. Nhận thấy Tiểu đoàn 5 đang ở thế bất lợi. Phó Tham mưu Trưởng Sư đoàn lệnh cho Tiểu đoàn 6 tăng tốc độ tiến công. Tiểu đoàn 6 phát triển tương đối thuận lợi. Được đến lưng chừng dốc thì bị những ổ đề kháng 12ly7 của chúng xả đạn như mưa vào đội hình. Rất nhiều anh em trúng đạn bị thương và hy sinh. Trong số hy sinh có Tiểu đoàn Trưởng Nguyễn văn Hợi. Trận chiến đã thực sự gay cấn. Trước nguy cơ không thực hiện được ý định. Tiểu đoàn Phó Lê Tư lệnh cho súng 12ly7, và DKZ khống chế ổ đề kháng của địch. Đồng thời anh lợi dụng gốc cây quan sát và phát hiện ra là các ổ đề kháng của chúng đang bắn ra từ hai bên sườn cứ không phải là từ trực diện trên cao xuống. Anh báo cáo tình hình về sở chỉ huy. Tham mưu phó Sư doàn điều hai Trung đoàn Phó Nguyễn quang Nuôi Trung đoàn 273. Dương Cao Trung đoàn phó Trung đoàn 270 cùng Trinh sát trực tiếp lên kiểm tra lại hướng tiến công của Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 6. Qua điều nghiên, đã thấy hai Tiểu đoàn đã không đánh trúng vào mục tiêu. Do địa hình quá phức tạp nên bị sai mất hướng đánh. Các anh lệnh cho hai Tiểu đoàn chính lại hướng tiến công. Đồng thời yêu cầu cho pháo binh chỉnh lại hướng bắn chế áp mục tiêu, hỗ trợ cho bộ binh phát triến.

Hướng Tiểu đoàn 5 được tăng cường thêm một Đại đội. Dưới sự hỗ trợ tối đa của pháo binh. Anh em lợi dụng các thân cây to. Luồn lách tiến dần lên cao. Gần một ngày tiến công, bộ đội ta đã rất mệt nhọc. Đã có nhiều anh em bị thương hy sinh. Nhưng với ý chí và bản lĩnh kiên cường. Cùng với sự hỗ trợ của hỏa lực. Cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn 5 liên tục tiến công phát triển. Đến 16h, một nửa điểm cao về phía Tây đã bị Tiểu đoàn 5 đánh chiếm.

Trời trong rừng nhanh tối. Tham mưu phó Sư đoàn cho bộ đội tạm dừng tiếncông. Củng cố hầm hào chốt giữ ngay tại vị trí. Đề phòng bọn địch tổ chức tiếncông trong đêm, và pháo binh của chúng từ bên đất Thái Lan bắn sang.

Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 273, Sư đoàn 341 là Tiểu đoàn trong cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam được Đảng và Nhà Nước phong tặng danh hiệu AHLLVT. Tiểu đoàn 3 những năm đó đa phần là lớp lính 72 nhập ngũ từ Vùng mỏ Quảng Ninh. Họ rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn tháo vát.

Trước khi đi chiến đấu, Tiểu đoàn được bổ xung thêm số quân nhập ngũ tháng 10 - 12 năm 1974 của Tỉnh Nghệ Tĩnh. Theo nhận xét của các lãnh đạo chỉ huy, thì những người lính vùng Đông Bắc là những người lính nghịch ngợm, khó bảo. Thường hay xẩy ra những vụ vi pham kỷ luật như đánh nhau, xô xát với các đơn vị bạn. Hay vi phạm vào những kỷ luật dân vận. Hồi đơn vị đóng quân bảo vệ Vĩ tuyến 17 tại Vinh Linh Quảng Trị. Mọi người gọi họ là đội quân "dao găm trắng". Vì mọi người thường lấy mảnh đuya ra của máy bay, hay của cánh bom, đúc làm nắm dao găm. Ai cũng có một con dao găm tự làm đeo bên hông trông rất ngầu. Lính của các đơn vị khác đều có ý kiềng lính Tiểu đoàn 3, vì họ khỏe, vì tính nghịch ngợm. Nên trong các trận đấu bóng giao hữu, hay tranh giải. Họ thường là những người chiến thắng.

Song! Khi mùa xuân năm 1975, Sư đoàn được điều động vào chiến trường. Bổ xung cho Quân Đoàn 4, chiến đấu tại Miền Đông Nam bộ. Tham gia chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Thì Tiểu đoàn 3, luôn là Tiểu đoàn đảm nhiệm những mũi đột kích tiến công mạnh mẽ nhất, khó khăn nhất. Họ đã lập được nhiều chiến công và đã được phong tặng phần thưởng cao quý nhất. Đó là danh hiệu AHLLVT. Cuộc chiến BGTN xẩy ra. Số anh em lính 72-74-75 còn nhiều. Đó cũng là điều rất may, là chúng ta còn những cán bộ chiến sỹ nòng cốt có nhiều kinh nghiệm, dầy dạn trận mạc đó. Nên những năm tháng chiến chinh dọc từ Tây Ninh, Long An, Châu Đốc Đồng Tháp, Hà Tiên, Kiên Giang. Tiểu đoàn 3 luôn hoàn thành nhiệm vụ. Vẫn là Tiểu đoàn có sức chiến đấu cao nhất, tham chiến nhiều nhất. Những cán bộ chiến sỹ được điều động về sau này, cùng với những Cán bộ trưởng thành từ những người lính đó là những người có tinh thần trách nhiệm cao. Dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu, trận nào cũng đầu tầu gương mẫu với trách nhiệm cao của người chỉ huy, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trong cuộc chiến tranh BGTN. Có lẽ duy nhất chúng ta bắt sống được hai khẩu pháo 105ly và 1 xe bọc thép của bọn Pốt thì công đầu vẫn là Tiểu đoàn 3. Có rất nhiều gương chiến đấu dũng cảm như Tiểu đoàn trưởng Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Song Thao, Tiểu đoàn trưởng Phan Sỹ Thống, Cán bộ chính trị như Đặng văn Lưa, Trần văn Mong. Đại đội Trưởng Nguyễn văn Ngọc, Trần Anh Vinh, Đại đội trưởng Liệt sỹ Trần văn Vinh, Hoàng Quốc Lập và rất nhiều tấm gương khác. Trong chiến dịch này, việc Sư đoàn chọn Tiểu đoàn 3 tăng cường cho Trung đoàn 270 cũng là vấn đề cân nhắc về sức mạnh tiến công. Tiểu đoàn 3 được giao nhiệm vụ tiến công cao điểm 500. Vì tính chất của trận đánh nên Tiểu đoàn 3 làm công tác vây lấn tiền nhập áp sát mục tiêu. Sáng 21 Tháng 4 mới được lệnh nổ súng tiến công. Tức là nổ súng sau Trung đoàn 270 một ngày.

Đợi Trời sáng rõ, các loại hỏa lực của Tiểu đoàn 3 cùng pháo Sư đoàn, hỏa lực cối 120ly, cối 82ly, ĐKZ các loại bắn cấp tập phá hoại vào các mục tiêu trên cao điểm 500. Tiểu đoàn trưởng Hoàng Quốc Viên dẫn đầu đội hình Đại đội 11 dũng mãnh công kích. Các Đại đội khác cũng tiến công vào các mục tiêu đã định. Bọn địch điên cuồng chống trả nhưng sau một giờ chiến đấu. Tiểu đoàn 3 đã chiếm giữ được điểm cao 500. Hàng trăm tên địch bị tiêu diệt. Trung đoàn phó Nguyễn Quang Nuôi trực tiếp đi với Tiểu đoàn 3 báo cáo về Sở chỉ huy về kết quả trận đánh. Tham mưu phó Sư đoàn giao thêm nhiệm vụ cho Tiểu đoàn đánh tạt sang điểm cao 348 hỗ trợ cho Trung đoàn 270 đang gặp khó khăn. Từ điểm cao 500 đánh tràn xuống đồi yên ngựa của điểm cao 348 tương đối thuận lợi. Các loại DKZ, Súng Cối, súng 12ly7 bắn phá hoại và yểm trợ. Đại đội 9 của Tiểu đoàn 3 đánh tràn xuống đồi yên ngựa. Tiêu diệt được rất nhiều sinh lực địch. Bon địch chống cự yếu ớt rồi co cụm về điểm cao 348. Tiểu đoàn 3 để lại một bộ phận chốt giữ điểm cao 500 còn đại bộ phận truy ép địch trên điểm cao 348. Bọn địch lợi dụng hầm hào công sự trên điểm cao chống cự điên cuồng. Chúng cũng gây cho Tiểu đoàn 3 những khó khăn. Một số anh em bị thương và hy sinh. Nếu cứ giữ như vậy thì địch có thể hồi sức hoặc lợi dụng đêm tối chạy sang đất Thái. Nên Chỉ huy Sư đoàn động viên và lệnh cho Tiểu đoàn 3 cương quyết tấn công. Sau ít thời gian nghỉ hồi sức, xốc lại lực lượng. Tiểu đoàn 3 mở đợt tiến công khi Trời đã gần tối. Trước sức mạnh tiến công đến 18 giờ Tiểu đoàn 3 cũng đã làm chủ được trận địa. Xác địch ngổng ngang vắt véo la liệt trên các bờ công sự. Trận chiến kết thúc sau hai ngày chiến đấu căng thẳng và ác liệt. Các cao điểm, cứ điểm 348-500-420 đều bị ta chiếm giữ.

Căn cứ phản động SRây Ka được kỳ công xây dựng nhiều năm. Với ý địnhkhác chiến lâu dài đã bị Trung đoàn 270 và Tiểu đoàn 3 đánh chiếm tan tành. Rấtnhiều tên phải đền tội. Rất nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh bị ta phá huyvà thu giữ. Một số tên lợi dụng Trời tối chạy lủi về căn cứ bên Thái Lan. 

Cuộc chiến kết thúc thắng lợi. Các mục tiêu của kế hoạch đã hoàn thành. Ngày hôm sau, Chính Trị viên Phó Tiểu đoàn Trần văn Mong, dẫn anh em vận tải lên chuyển thương binh về. Do không quen địa hình, nên bị vấp mìn. Mấy quả mìn, trong đó có những quả chúng gài bằng đạn pháo 105 ly cùng phát nổ. Làm đoàn vận tải hy sinh và bị thương hơn 10 người. Chính trị viên Mong cũng bị nhiều vết thương rất nặng. Thật là một thiệt hại đáng tiếc.

Trận tiến công cao điểm 348 là trận chiến lớn cuối cùng cấp Trung đoàn tăng cường. Trong thời gian Sư đoàn 341 làm nhiệm vụ Quốc Tế tại Căm Pu Chia. Sau trận này, Toàn Sư đoàn được lệnh phối hợp với bộ đội Biên phòng Ta và Bạn xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc trên tuyến biên giới Căm Pu Chia - Thái Lan. Từ những điểm tựa kiên cố này, các chiến sỹ Sư đoàn 341 cùng bộ đội Biên phòng tiếp tục thường xuyên băng rừng theo các tọa độ, để săn lùng triệt phá các căn cứ của Pốt và căn cứ của các thế lực phản động khác.

Biên giới Căm Pu Chia được bảo vệ vững chắc. Với sự nỗ lực cao của của nhân dân và Quân đội Bạn. Với sự giúp đỡ tận tình của bộ đội Việt Nam mà trực tiếp của Cán Bộ chiến sỹ Sư đoàn 341. Với tinh thần Quốc Tế vô sản cao cả của Bộ đội tình nguyện Việt Nam. Các lực lượng vũ trang Cách mạng Căm Pu Chia ngày càng được củng cố và phát triển. Biên giới của đất bạn Căm Pu Chia được bảo vệ vững chắc. Sau những chiến dịch truy quyét bọn Khơme Đỏ phản động trên vùng biên giới Căm Pu Chia – Thái Lan của Quân đội Ta và Bạn. Tình hình hình các mặt của Căm Pu Chia ngày càng ổn định. Lực lượng vũ trang nhân dân Cách mạng CPC phát triển nhanh chóng và trưởng thành vượt bậc. Từng bước đảm nhiệm được nhiệm vụ bảo vệ và phòng thủ đất nước. Xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong công cuộc giữ gìn an ninh và bảo vệ Tổ Quốc. Chống lại mọi âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạng Căm Pu Chia, Đất nước Căm Pu Chia đang tiến bước vững chắc. Chính quyền các cấp của Căm Pu Chia ngày càng được kiện toàn củng cố. Đời sống của nhân dân ngày càng ổn định, phát triển, đầy ấm no hạnh phúc.

Trước tình hình phát triển tốt đẹp đó. Theo sự thỏa thuận giữa Trung ương Đảng, Chính phủ Căm Pu Chia và Trung ương Đảng, Chính phủ ta. Một bộ phận của quân tình nguyện Việt Nam được rút về nước. Cùng trong thời gian đó vùng biên giới phía Bắc nhất là vùng địa bàn Quân Khu 4 miền Trung vẫn đang còn những diễn biến phức tạp. Bộ quốc phòng rút Sư đoàn 341 về nước, sát nhập lại Quân Khu 4. Làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới Miền Trung. Sẵn sàng cơ động giúp bạn Lào. Khoảng cuối tháng 11 Năm 1980 các đơn vị của Sư đoàn 341 nhanh chóng làm các thủ tục bàn giao lại địa bàn cho Sư đoàn 339. Tôi cùng các Trợ lý các ban thức thâu đêm để viết tổng kết báo cáo, về tình hình Huyện Muông Rư xây cho chỉ huy Trung đoàn. Củng cố kiện toàn lại Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn chuyên làm nhiệm vụ xây dựng chính quyền, bàn giao cho Sư đoàn 339.

Trong khu vực Trung đoàn chưa bao giờ đông vui như những ngày này. Vì ngoài Trung đoàn bộ của tôi, giờ đây còn có Trung đoàn bộ Trung đoàn (?) Sư đoàn 339. Các anh lắp ghép đúng vào vị trí chỗ ở Chỉ huy Trung đoàn, của các Ban, Tiểu Ban chúng tôi. Vì vậy nơi đây thật đông vui. Ngoài những thủ tục bàn giao địa hình, bàn giao một số phương tiện vũ khí. Chúng tôi lại còn bàn giao cả những sản phẩm chăn nuôi, cây trồng. Rồi có cả những trận đấu giao hữu bóng bàn, bóng đá giữa hai đơn vị thật là vui.

Sau mấy ngày làm công tác bàn giao. Chúng tôi tạm biệt nhân dân Tỉnh Bát Tam Băng, Tam biệt nhân dân CămPu Chia. Cán bộ chiến sỹ đoàn Bộ binh Sông Lam lên đường về nước. Khi mà bầu Trời phía Tây vẫn còn lác đác những đụn mây đen của cuối mùa mưa. Chúng tôi gấp gáp lên đường trở về Tổ Quốc với nhiệm vụ mới. Chia tay đất nước Căm Pu Chia thật vội vã. Chúng tôi đã có mặt nhanh chóng cùng đoàn quân tình nguyện đến cứu giúp bạn. Giờ đây cũng rất nhanh chóng chia tay. Ngày chia tay không có cờ hoa rực rỡ. Nhưng có rất nhiều những dòng nước mắt, sự lưu luyến biết ơn của hàng vạn, hàng hàng triệu người dân Căm Pu Chia. Bức thư Ngày 10 tháng 11 Năm 1980 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân Dân cách mạng CPC gửi tới trước lúc Sư đoàn lên đường về nước, đã nói lên đầy đủ tình nghĩa thủy chung. Sự gắn bó sắt son của Đảng và nhân dân Đất nước Chùa Tháp đối với Sư đoàn 341. Trong những ngày cùng sát cánh chiến đấu, trên chiến trường Căm Pu Chia có đoạn như sau:

" Tổ quốc Căm Pu Chia sẽ mãi mãi ghi vào sổ vàng lịch sử đấu tranh Cách mạng của mình, những chiến công và hình ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung. Của Sư đoàn 341 nói riêng. Trong những năm tháng chiến đấu trên đất nước Căm Pu Chia. Các đồng chí đã để lại những kỷ niệm vô cùng cao đẹp. Những hình ảnh trong sáng của tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân và Quân đội hai nước Căm Pu Chia và Việt Nam. Tên tuổi Sư đoàn đã ăn sâu vào trái tim và lòng người dân Chùa Tháp. Năm tháng đã qua đi, nhưng lịch sử của Dân tộc Căm Pu Chia và nhân dân Căm Pu Chia, đời đời ghi nhớ mãi tên tuối cùng những chiến công của Sư đoàn 341 Anh hùng".

Mùa khô đã tới. Đất Trời Căm Pu Chia bừng sáng. Cỏ cây đã đâm chồi nẩy lộc mướt xanh. Trên khuôn mặt và cặp mắt những người con gái, những phụ nữ đã hồng sắc xuân, lúng liếng đôi mắt gợi tình yêu thương. Đâu đó tiếng chim gáy gù gọi bạn. Đoàn thuyền tung lưới trên Biển Hồ cùng dòng Tông Lê Sáp. Kéo lên những mẻ lưới đầy tôm cá. Thi thoảng mọi người gặp những đoàn chuyên gia nước ngoài Họ đến để nghin cứu những kỳ quan, văn hóa của Dân Tộc Khơ me. Cùng nghin cứu những chứng tích tội ác của bọn diệt chủng Pôn Pốt – Iêng Xa Ri tay sai Bành Trướng bá quyền. Các em nhỏ trong bộ đồng phục mới cắp sách tới trường. Tối tối, đêm đêm, đâu đâu cũng vang vọng tiếng trống bập bùng, tiếng kèn mời gọi múa ca. Những đám cưới đầy tính cổ truyền Khơ Me vui khắp Phum Xóc. Những đứa trẻ của thế hệ mới sau 79 đã cất tiếng khóc chào đời, trong vòng tay hạnh phúc của tình yêu đôi lứa. Những cây thốt nốt đã xanh tươi trở lại. Hàng ngày âm thầm chắt lọc tinh túy trong lòng đất những hương thơm, vị ngọt cho đời. Đất nước Căm Pu Chia đã thực sự hồi sinh. Cảm xúc dâng trào, những người chiến sỹ Sư đoàn Sông Lam kính chào Đất nước Ăng Co, Chùa Tháp, chào những người Dân KhơMe. Từ Huyện Muông Rư Xây, Bát Tam Băng, đoàn tàu Quân sự kéo còi lao vun vút đưa chúng tôi về Thủ Đô Phnom Pênh. Rồi đoàn xe ô tô đưa chúng tôi về Việt Nam trong khúc nhạc khải hoàn của niềm vui chiến thắng. Trời cao trong xanh. Niềm vui tột cùng. Mà sao nước mắt chúng tôi cứ chảy dài, chảy mãi?

Từ Tổng kho Long Bình, Chuyến tầu Thống Nhất tiếp tục đưa chúng tôi vềMiền Trung. Nơi đó đang rất cần sự có mặt của chúng tôi. Những người lính Sưđoàn 341. Đoàn bộ binh Sông Lam Anh hùng.

". Đúng ngày 30 Tháng 12 Năm 1980, thì Trung đoàn 273 của Tranphu341 về vị trí đóng quân mới thuộc miền Tây, Tỉnh Nghệ An.

Nơi đây giáp Biên Giới Việt - Lào. Sau một hai ngày nghỉ ngơi xốc lại đội hình. Các chỉ huy, cùng anh em Trinh sát lại tổ chức nhiều đoàn đi điều nghiên vùng biên giới Phía Tây Miền Trung. Những ngày này cuộc sống của nhân dân vùng biên và nhân dân phía Bắc Thật sự khó khăn. Có thể nói những năm tháng này đời sống chúng ta đang ở cung bậc thấp nhất. Vì thế các tệ nạn xã hội đang phát triển phức tạp. Làm cho đời sống của Dân ngày càng xuống thấp hơn. Phía Bắc, tuy quân Bành trướng đã rút đại quân về nước. Nhưng chúng vẫn chiếm giữ nhiều phần đất quan trọng của ta. Những trận đấu pháo, đấu súng vẫn hàng ngày diễn ra trên dọc tuyến biên giới Việt – Trung. Các lực lượng vũ trang cùng với nhân dân các tỉnh vẫn đang anh dũng chiến đấu bảo vệ và giành lại những phần đất bị lấn chiếm. Máu của nhân dân, máu của của những người lính đang chiến đấu bảo vệ biên cương vẫn không ngừng chảy.

Tranphu341 rất trân trọng cảm ơn tất cả các thành viên VMH, các bạn đọc. Cùng sự trân trọng cảm ơn và biết ơn Ban Quản Trị Trang mạng Dựng Nước - GiữNước. Các Quản Trị Chủ đề:" Một Thời Máu và Hoa". Tranphu341 coi đây là một sânchơi trí tuệ yêu nước. Là những hồi ký của các Cựu Chiến Binh nhưng lại là khơinguồn, khơi dậy truyền thống hào hùng, khơi dậy lòng yêu nước, yêu Tổ Quốc. Đâylà một tài sản vô giá, vô cùng lớn trong việc dăn dạy truyền thống đánh giặcngoại xâm bảo vệ đất nước của Cha Ông ta. Của bao thế hệ kế tiếp, cho con cháuchúng ta được biết. Nhất là trong giai đoạn này. Chúng ta không chỉ xây dựngĐất nước ngày càng to đẹp, ngày càng giầu mạnh. Ngày càng sánh vai cùng cáccường quốc năm Châu như lời Bác Hồ đã nói. Việc bảo vệ Đất Nước đang ngày càngđược ưu tiên, được đặt lên hàng đầu.     

   

Chuyện bên lề: 

- Em trích một đoạn tình hình thương binh về tuyến sau để các anh tham gia topic hình dung:

không gian các phòng trệt khu B. thương binh nằm laliệt, những cơ thể thiếu hụt méo mó. Có anh tay chân treo tòn teng trên giá đỡ,có anh với nhiều vết thương, băng trắng cùng mình chỉ còn thấy đôi mắt, có vếtthương phần mềm ở đùi to hơn bàn tay để hở nhìn xuyên bên này qua bên kia, gimmóc sắt vào củ xương chày treo cao và liên tục nhỏ giọt dung dịch Gentian24/24h. Đặc biệt toàn trại luôn có mùi khó tả của sự phân hủy protid mà suốtđời tôi nhớ mãi mặc dù các chị y tá y công rất tích cực vệ sinh lau dọn. Ngayđến bây giờ mấy chục năm trôi qua mà thỉnh thoảng trong chiêm bao tôi vẫnthoáng nhận đầy đủ dư cảm ấy. Thường mỗi chiều, xe cứu thương của quân y việnnhận thương binh từ chiến trường Kampuchea về từ sân bay Tân Sơn Nhất qua đườngkhông quân vận. Tới bệnh viện, phải để các anh nằm ngoài hành lang hoặc ngayngoài sân để phân loại thương tật vì thương binh về mỗi ngày số lượng nhiều nênphòng ốc điều trị cũng hết. Đau đớn kêu than, shok ngất liên tục, có những vếtthương dòi chui ra nhung nhúc mập trắng tròn quay. Hai thương binh là hai chúcháu ruột từ hai phía mặt trận Đông Tây về viện cứ đòi nằm gần nhau, tuy cả haikhông còn tay chân nào mà cứ hát (cuộc đời vẫn đẹp sao). Có những anh bị nhiễmtrùng hoại thư sinh hơi, tại vết thương phồng rộp những bóng nước da mép vếtthương xám ngoét, dịch rỉ ra màu nâu thẫm và hôi thối mùi cóc chết. Những vếtthương đứt động mạch lớn phải đặt garo lâu quá, mà chế độ chăm sóc nới lỏnggaro không thực hiện được do nhiều nguyên nhân, nên phần chi dưới cũng hoại tử,phải cắt đoạn cấp cứu chứ không sẽ nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng TB. Mỗichiều sau thời gian tiếp nhận thương binh, phân loại và xử lý thương tích, cácchị y công lại cùng nhau khiêng từng rổ lớn phủ bên trên là những tấm xăng vảitrắng đựng tứ chi và các cơ phận khác bị loại của thương binh, qua ngay khoảngđất trống cạnh khu C khoa ngoại chôn cất mà không để lại dấu tích trên mặt đất(nay khu đất đó trở thành nhà ở của cán bộ nhân viên viện 115)... 

- Cũng khoảng thời gian cuối tháng 11 đầu tháng 12.1978 thì hướng F7 đơn vị BY chốt giữ địch mạnh lắm bác tranphu341 ơi.

D7 E209 đơn vị của BY chốt giữ nằm đúng vị trí góc vuông của toàn F7, 1 bên là đội hình E209 và 1 bên tiếp giáp với E141 của F7. Hàng đêm địch tấn công các chốt trong F7 ở thế áp đảo ta rất mạnh, đạn lửa bắn như pháo hoa đỏ rực trời đất. Khi đó C của BY mới được thay chốt về nghỉ dưỡng sức và trong tư thế sẵn sàng cơ động chi viện cho đơn vị bạn, nên được làm khán giả đứng xem những trận đánh chống trả địch trong đêm, vô tư để nhận xét thì địch mạnh hơn ta ở đó.

Sang đầu tháng 12.1978 thì các đơn vị chung quanh lại thấy đỡ hơn, chúng quay sang nện D7 của BY, riêng hướng chốt C3 khó nuốt hơn vì đồng nước trắng trước mặt nên địch nhè vào chốt C1 tấn công, sau hơn 2 ngày chiến đấu thì C1 thiệt hại nhiều nên thay C2 của BY vào giữ chốt, C2 cũng chỉ đứng nổi 3 ngày thì hết quân số chiến đấu, địch rất mạnh với pháo binh và TTG tấn công ào ạt vào chốt, liên tiếp nhiều đợt trong 3 ngày ấy không nghỉ. Cả D E nháo nhào lên cả, tuyến phòng thủ thứ 2 sau chốt khoảng hơn 1km được thiết lập phòng khi ta bật chốt sẽ lui về đó đồng thời chi viện và các cấp thúc chiến nhiệt tình.

Chẳng biết bọnPốt dùng cái trò ma gì mà sáng sớm tinh mơ, phía chốt địch sau lưng là bờ sôngSvay Rieng mà chúng kéo cả chục chiếc TTG áp sát trận địa ta mà không biết,đúng giờ chúng đồng loạt nổ máy xe và lao ầm ầm vào chốt C2, thôi thì pháo tựhành TTG cùng pháo binh, cối các loại với hỏa lực BB và đạn nhọn bắn tan nátchốt C2, ta chống đỡ ngoan cường nhưng quả thật là cũng hốt hoảng bởi TTG củađịch, nhất là khi đạn chống TTG hết, khẩu DKZ75ly đi phối thuộc bắn"khoán" hết đạn rồi khiêng súng chạy bỏ lại 1 lỗ hổng lớn ở chốtkhiến lính BB càng thấy "ghê", chắc phen này Pốt nó dùng xích TTGnghiến lính ta thằng thịt xay mất rồi, nếu có muốn chạy cũng chẳng biết chạy điđâu. Cũng may địch cũng không dám liều đến thế. Nói thật với bác tranphu341 làBY em đánh nhau sợ nhất trận này, lúc được thay chốt ra mà không tin là mìnhcòn sống nữa. Hú vía.  

- Có lẽ đối với bác hieuc3d26f7 thì đó là đêm luồn sâu thứ bao nhiêu rồi chắc bác không còn nhớ số lần nữa, nhưng đối với BY thì đó là đêm luồn sâu đầu đời của thằng lính mới với 2 trận đánh đi qua. Từ trận đánh trước mất hết quân tư trang và đôi dép cao su cũng chẳng còn, trước chiến dịch được phát thêm cái quần dài để vào giải phóng Phnom Penh cho nó ra dáng anh lính QTN VN nếu không thì chỉ có quần đùi mà mặc, thêm đôi giày cao cổ bằng vải của lính VNCH cũ màu xanh nên khá vất vả trong suốt chiến dịch, cũng may cả chiến dịch có hơn 1 tuần chứ kéo dài độ 1 tháng thì chắc đôi chân BY nát bét mất.

Đêm 3.1.1979 ấy đội hình C2 của BY đi đầu trong toàn E209, cách khoảng 50 đến 100m là trinh sát E F, vì phải bám C trưởng suốt dọc đường lên đến QL1 nên đêm hôm đó rất vất vả, kỷ niệm đầu đời hành quân suốt đêm mang vác nặng sao mà đêm hôm đó nó dài quá vậy? E trưởng Trần Cường lúc vượt lên đội hình lúc tụt lại và sau lưng ông ấy luôn là một nhóm người bám theo, ông ấy là người xông xáo trận mạc tay cầm cái gậy chống dừng lại nhắc nhở anh em hành quân gấp trong bí mật, lúc nói thì thào lúc ra hiệu chỉ chỏ và cả lúc rít lên mắng mỏ thằng lính nào đó chưa chấp hành nghiêm kỷ luật hành quân. Vài lần không biết chứ lúc gần sáng thì chỉ cần thấy sau lưng mình tiếng bước chân rộn rã hơn là biết ông Trần Cường cùng bộ phận khác đang bám lên sát đít mình rồi, chẳng cần ngoái cổ nhìn lại cũng biết. Ai ngờ đâu trong số người bám cùng đội hình E trưởng lại có bác hieuc3d26f7 cùng hành quân với BY lúc đó.

Lúc địch bắn vào đội hình hành quân E209 thì ta đang đi trên con đê cao, trước đó đã thấy địch nổ máy xe, đội hình đi đầu không biết là xe gì chỉ nghe tiếng máy nổ song ta cứ đi vượt lên trước mặc kệ thằng Pốt, đi khoảng 300m nữa thì địch bắt đầu bắn phía trước mặt, BY đi cùng nhóm đi đầu trong C sau nhóm trinh sát, đường đạn bắn căng xen lẫn đạn lửa cứ xiên qua khe chân lính đi đầu đội hình mà lướt, nhóm trinh sát chạy dạt sang 2 bên nhìn rõ cả người trong ánh lửa đạn, kể cũng rất lạ là nhóm đi đầu và cả C2 của BY chẳng ai dính đạn của địch bắn ở cự ly gần mặc dù đội hình đặc người như vậy, song nhóm anh em C khác đi sau thì lại dính đạn địch lúc đó. Cũng lúc ấy phía sau tiếng súng lục đục chẳng biết của ta hay địch nữa, nguyên tắc luồn sâu là không đánh lại kẻ địch trong suốt dọc đường, ta gần như im lặng, địch chắc cũng ngán đội hình của ta nên cũng lặng lẽ rút êm, ta thì trinh sát thông đường xong là đi luôn và chỉ vài trăm mét nữa là rẽ phải đi xuống ruộng chứ không đi theo bờ đê nữa.

Đại liên địchbắn vào đội hình, chó sủa râm ran, gà gáy cầm canh và cả tiếng bò rống trongđêm, người dân trên nhà sàn thắp đèn hỏi vọng xuống, mặc kệ đội hình vẫn lặnglẽ đi, tiếng bước chân ngày càng rộn rã gấp gáp hơn tiến về phía trước. Cảtrung đoàn đã cắt đứt QL1 của địch vào ngày hôm sau, hướng F7 đã đẩy lui đánhtan giã lực lượng Pốt từ trận luồn sâu hiểm hóc này.      

- Sư đoàn 337 của em trong chiến tranh BGPB có tham gia 2 trận lớn đó là trận cầu Khánh khê và trận Bình độ 400.Cả hai trận mỗi trận ước tính thiệt hại khoảng 700 cán bộ chiến sỹ. Trận khánh khê sư 337 với nhiệm vụ chặn đứng bước tiến của sư đoàn 161 quân TQ hòng mở gọng kìm đánh xuống thị xã Lạng sơn. E12F3(Sư đoàn Sao vàng) sau nhiều ngày quần nhau với quân TQ đông hơn rất nhiều về số lượng(khoảng 3 sư đoàn) đã bị thiệt hại nhiều phải rút lui chiến thuật về hướng Bắc Thái kết hợp với E 197(Tự vệ Bắc Thái) lập phòng tuyến chặn quân TQ tại Khánh khê. Khi F337 của em được lệnh hành quân thần tốc từ Thừa thiên ra bắc (thực chất lúc này mới có bộ khung và K13,K14,K15 sau này là E4).Khi mũi tiền quân là E4 đánh lên Khánh khê tình trạng E12F3 gần như mất sức chiến đấu, anh em hi sinh nhiều , đạn dược cạn kiệt, nhiều điểm cao anh em phải đánh giáp la cà với quân TQ. Khi nghe tiếng xung phong của E4 cùng tiếng trọng pháo rền vang của E108 bắn chi viện(E của em sau này) thì anh em E12F3 đã gào đến khản giọng :"Quân ta lên rồi". Trong trận này gần 700 cán bộ ,chiến sỹ F337 đã vĩnh viễn nằm lại nơi con sông Kỳ cùng hiền hòa chảy ôm gọn lấy thị xã Lạng sơn-Cửa ngõ của Tổ quốc.

Trận lớn thứ 2 mà sư 337 tham gia là trận bình độ 400, cũng gần 700 cán bộ chiến sỹ E 52 và cả 1B đặc công 198 của Bộ đã vĩnh viễn ra đi.Bình độ 400 thuộc xã Thanh lòa, Cao lôc Lạng sơn , là dãy bình độ gồm núi đất xen kẽ các mỏm núi đá do TQ chiếm giữ của ta sau năm 1979.

Chỉ là 1 người lính của sư đoàn 337, em luôn thổn thức mỗi khi nhắc tới trận bình độ 400. Em không giám phán xét các cấp chỉ huy F và Quân đoàn lúc đó, nhưng rõ dàng đây là 1 trận hao quân tổn tướng. Một trận do điều nghiêm kém, hiệp đồng binh chủng kém, không nắm được phía TQ xây địa đạo ngầm ở dưới, không nắm được đường vận tải phía TQ lên 400 đã có đường chiến lược, còn từ phía ta vách núi cùng đường xá mở vội vàng, xe tiếp đạn, tải thương nhiều chỗ không vào được.

Bình độ 400 gồm 4 mỏm chính A1-A2-A3-A4 sau khi đặc công đánh lướt các mỏm, pháo binh quân đoàn, pháo của bộ tư lệnh pháo binh cùng pháo của D11E108F337 đồng loạt bắn vào các mỏm. Gần 1h pháo chuyển nàn , BB tấn công chiếm ngay được các mỏm. Nhưng không ngờ....Mọi sự tồi tệ ngay sau khi chiếm được các cao điểm. Pháo binh không chi viện được cho bb khi bị sư đoàn Quảng Tây của TQ phản công và tồi tệ hơn chính là pháo quân ta lại giã vào đầu quân mình........

Bình độ 400 sau này cả ta và TQ không bên nào giữ được, nó là túi pháo cho 2 bên thi nhau bắn vào. Em xin copy lại bài thơ mà năm nào em cũng đọc , rất nhiều anh em trong trang nhà đã biết về bài thơ .Nhưng em tin còn nhiều người chưa biết những người lính E 52 năm xưa đã "Tưới máu người quyết giữ đất biên cương".

Đêm tháng Năm vào bình độ Bốn trăm

Đoàn xe trôi êm êm ,tầm đại bác

Thuốc súng tanh lá rừng kêu xào xạc

Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu

Lắc lư xe quan tài vượt về sau

Máu đổ xuống đường cuốn vào cát bụi

Lái xe quan tài vượt lên lầm lũi

Tốp thương binh bê bết máu mặt mày

Đám cướp kia Thánh , Phật dạy ăn chay

Chẳng kiêng gì ngày rằm mùng một

Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt

Tưới máu người quyết giữ đất biên cương

Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân

Ông bảo rằng :Sống ,chết , thời , vận , số

Cả trung đoàn ào ào như thác lũ

Bình độ Bốn trăm bình địa trận người

Những chàng trai sống chết trận này ơi !

Mưa đổ xuống ông trời tuôn nước mắt

Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất

Người trở về ăn , sống , ở ra sao ?

Người lính trên chiến trường nhiều khi ngã xuống không hẳn là :"Thời, vận, số" mà đôi khi kà sự bất cẩn, bệnh thành tích và là cả cái đầu mít của chỉ huy.

- Xem các bác kể chuyện em lại nghĩ đến một kỷ niệm. Đó là vào thời gian cuối tháng 2/1979 ( lâu quá em không nhớ chính xác, nhưng hình như là ngày 20 hay 21/2/1979 gì đó). D7- E429 bọnk em nhận bàn giao của QĐ3 tiếp quản bảo vệ các địa điểm trọng yếu của thành phố Siêm Riệp. Đại đội em được giao bảo vệ khu biệt thự Xi - Ha - Núc, cầu Xi - Ha - Núc, khu khách sạn quốc tế, nghe nói cũng gọi là khách sạn XIHANUC luôn Khách sạn này ngày đó có 3 tầng chính và 1 tầng trệt dùng làm bếp và kho chứa các vật dụng cho khách sạn. BCH đại đội 4 bọn em ở khu dành cho nhân viên khách sạn ngày trước. Ở bên phải khách sạn trên đường từ cầu XiHaNuc đi đền ăngco. Đến ngày thứ 2 sau ngày nhận bàn giao, BCH tiểu đoàn 7 ( có anh Nguyễn Văn Kiến - D trưởng, anh Nguyễn Văn Kiền - D phó) xuống gọi C trưởng bọn em là anh Khoa và 1 liên lạc đại đội nữa, vào kiểm tra niêm phong kách sạn. Tôi được các anh BCH D và C gọi đi theo để truyền lệnh khi cần thiết( vì khi đó em đang làm văn thư kiêm quân khí đại đội). Em mừng quýnh, vì thấy khách rất cũng nguy nga, tráng lệ, đầy sức hấp dẫn ( ở thời điểm ấy) nhưng cả đại đội chỉ dám nhìn từ bên ngoài, chứ chưa ai dám vào bên trong để xem. Em vội vàng khoác khẩu AK báng gấp chạy lon ton theo 3 thủ trưởng. Anh Kiến và anh Khoa đều đeo súng ngắn, còn anh Kiền thì cũng khoác 1 khẩu AK báng gập và mỗi anh cầm theo một chiếc búa đinh và vài đoạn thanh gỗ nhỏ. Em cứ tò mò không hiểu các thủ trưởng đem theo những thứ đó làm gì nhỉ? Nhưng em chỉ biết đi theo và hào hứng với niềm vui là được vào một khách sạn lớn, mà từ bé đến giờ mới được nhìn thấy. Vào đến khu hội trường, thấy những chiếc ghế bành to bọc nhung, ngồi lút đầu. Em cứ tung mình nhảy từ ghế này sang ghế khác nhún nhảy. Thấy thế anh Kiền nói : ơ cái thằng này, có phải gọi mày vào đây để chơi đâu mà mày cứ phởn chí nhún nhảy thế? Đi lên tầng nhanh lên! Rồi 4 anh em đi lên kiểm tra các phòng từ tầng 3 trở xuống. Em thấy các anh BCH d và anh Khoa đến bên các cửa sổ kiểm tra các chốt khoá, cánh cửa. Chỗ nào cảm thấy không bảo đảm thì các anh ấy lại lấy thanh gỗ và đinh ra đóng ghim chốt lại. Trong lúc ấy, em tò mò đi đến các phòng khác nhìn ngó. Nhưng chỉ để xem thôi chứ không hề có ý nghĩ tìm kiếm cái gì cả (dại thế chứ ). Nhưng 2 tầng trên chỉ toàn là gường nệm thôi. Đến tầng 1 thấy có các vật dùng giành cho ăn uống. Em liền trốn các thủ trởng lẻn đến các phòng để tìm 1 chiếc bát (chén ) sứ ăn cơm. Vì em đã thấy ngán chiếc bát B52, vì mỗi lần ăn cơm nó rất nóng. Đi qua mấy phòng chỉ thấy toàn là đĩa, bát tô, đũa sứ và dĩa inok ( chúng em hay gọi là móc xếp). Đến khi em vừa nhìn thấy 1 chiếc bát sứ Trung Quốc ở trên bàn. Dang mừng quýnh thì nghe tiếng anh Khoa C trưởng gọi giật giọng: Giang! Thằng Giang đâu rồi? Em chụp vội lấy chiếc bát sứ, giấu vào bụng áo rồi chạy ào đến bên các thủ trưởng : Dạ, em đây ạ! Anh Khoa gắt : Bảo mày đi theo để có gì còn bảo, sao mày lại trốn đi đâu ? Em lúng túng lý nhí: Dạ em đi xem mấy phòng bên cạnh ạ. Lúc đó anh Kiên nhìn em rồi nghiêm mặt hỏi: Mày giấu gì trong bụng kia? Em lúng túng móc chiếc bát ra ấp úng đáp : Dạ chiếc bát ăn cơm của em sắp bị thủng, thấy chiếc bát này đẹp nên em định lấy về để ăn cơm ạ. Lúc đó mặt anh Khoa c trưởng tỏ vẻ tức giận lắm. Một phần vì thằng liên lạc đi theo không bám sát thủ trưởng, phần nữa chắc là sợ các thủ trưởng tiểu đoàn trách cứ. Nhưng anh Kiến và anh Kiền chắc nhìn thấy khuôn mặt của em đang thộn ra rất tội nghiệp hay sao đó, nên anh Kiền hạ giọng nói: Thế ngoài chiếc bát còn có cái gì nữa không? Em cười bẽn lẽn : Dạ không! Anh Kiền liền cười xoà nói : Thôi được, cho nó cái bát. Nhưng cấm mày không được lấy thêm thứ gì khác và không được phổ biến ra ngoài cho anh em khác biết, nghe chưa! Em mừng quýnh, đút vội chiếc bát vào lưng áo, khoác lại súng và lại lon ton chạy theo các thủ trưởng để làm nhiệm vụ. Em nói lại chuyện này, nếu anh Kiền có đọc được, chắc không trách em nói linh tinh chứ Nhưng 2 hôm sau đó, có thằng Nịnh ở B1, là B được giao nhiệm vụ gác tại khách sạn. Một hôm vào ca gác nó đã chui vào xé một mảnh vải rèm che cửa sổ để cất vào ba lô. Định sau này mang khâu làm quần lót. Bị anh B trưởng đi kiểm tra gác bắt được. Thế là hôm sau đại đội phải họp kiểm điểm nó lên bờ, xuống ruộng. May mà nó chỉ bị nhắc nhở, khiển trách. Nếu ngày ấy mà trót nhặt được cục vàng to bằng cái mũ cối như lời đồn của thiên hạ mà bác BY nói, thì bọn em chết chắc

Nhưngem cũng phải nói là những tin đồn thất thiệt đó cũng có thể do từ miệng củalính ta mà ra cả thôi. Anh ở đơn vị này đồn lính ở đơn vị nọ đánh vào khu vựcấy kiếm chác được vàng, đồng hồ hàng thùng, hàng mũ !? Nghe mà phát khiếp. Cứlàm như chốn chiến trường là nơi chôn lắm của nhiều tiền không bằng. 

-Đời lính của TP và của binhyen, của hieuc3, của tất cả anh em mà đang được sống tại thủ đô Phnom Pênh lúc đó thì đã qua thời kỳ bùng bình, máu lửa, đạn bom. Đang là thời kỳ huy hoàng nhất của đời lính, huy hoàng nhất của đời người. Anh em đang được sống trên nhung lụa. Có đầy của ngon vật lạ, có vàng bạc châu báu, giống như trong các chuyện phim của thần thoại Ai Cập xưa vậy. Chỉ có thiếu mấy cô gái, có cái bụng to đẹp như những diễn viên múa bụng bây giờ biểu diễn thể hiện thôi. Hoặc bên vai người chiến thắng có các vũ nữ quàng vai ôm ấp....

Đúng là ngày 30/4/75 thì cũng rất vui, niềm vui to lớn nhất, của dân tộc, của đất nước mà mọi người ngỡ như trong mơ vây. Nhưng về vật chất thì anh em không có như ở bên này, không giống kiểu bên này. Măc dù sau đó kỷ luật dân vận đã được xiết lại ngay. Nhưng những điều như bạn dathao nói là "bất thành văn"thì vẫn có ngoại lệ. Những ngày vui đó được chấm dứt, khi anh em phải ra khỏi thành phố, và quân Pốt thấy quân VN hưởng thụ sướng quá thì bắt đầu bùng bình tấn công trở lại. Thế là những cốc rượu cuối cùng, điếu thuốc cuối cùng cũng hết, Thay vào đó là những trận chiến máu lửa chưa từng có lại tiếp diễn. Để rồi những ngày vui đó là nỗi nhớ, là nuối tiếc và nhiềm vui hồi tưởng của chúng ta hôm nay.

Có một Trung đoàn của QĐ3. Khi được điều động gấp ra trấn ải Chi Lăng ở biên giới phía Bắc. Trung đoàn này được cơ động bằng máy bay tại sân bay Puchentong. Trời nắng. Toàn đội hình Trung đoàn, mỗi Tiểu đoàn, mỗi Đại đội đứng một chỗ riêng biệt. Người cách người khoảng 3 mét. Được Thủ Trưởng Trung đoàn phổ biến, quán triệt là: Chúng ta cơ động ra phía Bắc bằng máy bay. Ở cửa máy bay có lắp một hệ thống phát hiện kim loại. Hệ thống này sẽ gạt bỏ tất cả kim loại ở trong người chúng ta kể cả là thắt lưng, vũ khí, dao găm, máy lửa bằng kim loại, hay cái cúc áo bằng kim loại nó cũng phát hiện ra vv.. Vì vậy các đ/c ngay bây giờ hãy tháo bỏ tất cả những gì bằng kim loại trong người ra. Nếu ai không bỏ hết mà bị máy báo gạt xuống sẽ bị kỷ luật rất nặng.

Các đồng chí phải nhanh trong 15' phải hoàn thành gấp. Lính ta đang đánh nhau, thấy nói được ra Bắc bằng máy bay thì thích quá, sướng quá. Chứ chưa biết cái khốc liệt của BGPB. Ai cũng sợ bị máy phát hiện ra kim loại vừa bị kỷ luật, vừa không được ra Bắc. Nên người nọ lườm người kia, có gì bằng kim loại, có gì giấu giếm trong đũng quần cũng nhìn ngang nhìn dọc rồi vất bỏ ra hết.

Sau 20' Thủ trưởng hô tất cả tiến 20 mét. Rồi có 5 đ/c vệ binh mỗi người cầm 1 cái xô, đi dọc hàng quân lúc nẫy.. Thế rồi vệ binh cứ như là đi nhặt ốc ở ruộng. Koong..koong..koong chẳng mấy chốc được gần lưng xô.

Nhưng hỡi các bạn trẻ! Nếu như có người nào đó nói là các bạn hãy xungphong đi lính, để tấn công vào một thủ đô nào đó và sẽ được hưởng vinh hoa phúquý như là, hơn là các đàn anh vào thủ đô Phnom Pênh năm xưa thì:" xin chớcó dại". Để đến được đó, vào được đó để có mấy ngày sung sướng tột cùngnhư thế. Nhiều máu chảy, nhiều đầu rơi lắm lắm đấy! 

- chuyện lính ta tiếp xúc với dân K sau ngày GP và bắt tù binh, hàng binh địch của đơn vị mình.

Thời đầu năm 1979 sau GP, dân K sợ bộ đội VN lắm, sợ run lên cầm cập mỗi khi tiếp xúc mặc dù lính ta chẳng làm gì họ cả, tất nhiên là bất đồng ngôn ngữ cũng là nguyên nhân chính khiến dân càng sợ.

Sau GP khoảng nửa tháng tức khoảng 21 22.1.1979 trở đi thì dân K bắt đầu lũ lượt trở về sau chạy loạn, họ bị Pốt lùa chạy theo hay chạy mang tính bày đàn thì không rõ nhưng chắc họ chẳng thích chạy theo Pốt đâu vì trông ai cũng tiều tụy xác sơ, điều rõ nhất là họ nghèo gần như không có gì mang theo người ngoài bộ quần áo đen huyền thoại cùng túi nải khoác vai.

Phần lớn số người chạy quay lại lúc ấy là người già, phụ nữ và trẻ em, họ lôi thôi lếch thếch đi trên đường quay trở lại, từng đoàn, từng nhóm và cả 1 2 người đi riêng lẻ, khi gặp bộ đội VN chặn hỏi thì họ dúm dó sợ xệt ra mặt, BY đọc được điều này từ cả nét mặt những đứa trẻ con đang còn bế trên tay, hỏi thì cứ hỏi vậy thôi chứ cả 2 bên chẳng ai hiểu ai vì lính ta lúc đó chưa có sách học tiếng K ngoài mấy câu truyền khẩu vớ vẩn hoặc Lấc đay lơn là hết, ông nào bạo mồm thì học thêm câu: Ôn sa lanh boòng tê? Từng đó thôi là hết vốn ngoại ngữ, nói nữa là chuyển sang "khó khăn" gãi đầu gãi tai liền, biết tiếng K thì chỉ có mấy ông dân vận có được học tiếng K vài tháng rõ ràng trường lớp cụ thể, song số này không nhiều đâu mỗi D cũng chỉ 1 2 người được học.

Người dân K lúc đó bị QTN VN chặn hỏi thì họ rất sợ, nhưng sau đó thì họ hiểu dần là lính ta không là điều gì ác đối với họ, họ bắt đầu nói, ra hiệu bằng tay hay bằng hành động cố diễn giải cho lính ta hiểu hơn về họ hay những gì họ từng trải qua thời gia gần đây. Điều rõ nhất là họ đang đói, rất đói, những gì họ thấy trên suốt dọc đường đi qua từ hướng QL4 lúc ấy trở về họ không dám lấy không dám ăn, vì không dám ăn nên mới đói chứ đồ ăn lúc đó thiếu gì dọc đường, có lẽ thời gian cai trị của Khmer đỏ đã để lại cho họ quá nhiều đau thương nếu chỉ vì đói mà họ xâm phạm, vì vậy họ thà chịu nhịn đói còn hơn bị Pốt cắt cổ.

Nhưng rồi đám người đi trước đi qua thì đám người đi sau càng yên tâm hơn là QTN VN sẽ không làm gì họ cả, họ bắt đầu xin ăn lính ta, lúc đầu thì họ lý do xin cho con ăn hoặc xin ăn cho có sữa cho con bú và rồi họ thẳng thắn chỉ vào bụng mình xin ăn rồi hóp cái bụng lại ra điều nó đang xẹp lép thế này này. Lính ta thì đồ ăn thừa mứa nên thấy dân đói thì cho họ ăn, cho hết những gì không dùng, lúc ấy BY bảo vệ sân bay nên giải quyết chuyện này rất nhiều, nhóm anh em đơn vị BY ở đó cứ nói đùa: Cho thế này thì có mà của núi. Đúng thế thật phải là của núi thì mới có đủ mà cho dân K lúc đó, vài phụ nữ K bạo dạn xán đến gần QTN VN xin vào kho lấy vải về may quần áo, lính ta thì tiếc gì mà không galang tý chút mặc dù chị em K ấy xấu bỏ đời ra ấy.

Lính Pốt khi bịbắt làm tù binh lúc đầu cũng rất sợ QTN VN, anh em hay bắt nó cởi 2 tay áo rarồi buộc chặt lại phía sau, sau đó trói tay lại bằng dây dù giải đi, lúc đóihay khát chúng cũng xin ăn hay uống. Nhưng sau này thì ta bắt thằng tù binh màthấy mặt nó cứ nhơn nhơn ra không còn nét sợ, có thằng mới bắt được 1 2h đã mòra xin ăn khi lính ta ăn cơm nắm, cho nó ăn xong nó còn chê mặn chê nhạt, quẹtmỏ rồi quay sang xin nước uống, uống nước xong rồi nó đòi đi đại tiện. Bắt sốngthằng tù binh địch cực kỳ rách việc nhất là đơn vị đánh luồn sâu, mang nó theothì không được mà đưa nó về tuyến sau thì rách việc rồi, vì vậy thằng nào mặtmũi hiền lành cư xử phải phép thì còn có thiện cảm chứ thằng nào ngơng ngơngngáo ngáo thì chỉ muốn đá cho nó một phát vào mặt. Sau này hàng binh địchnhiều, loại lính Pốt hàng binh được lính ta cư xử tốt hơn, không trói, cho ănuống đàng hoàng, đến bữa cấp cho gạo nấu ăn với nhau, đi với nhau nhiều ngàyquen dần thì giao đạn hoặc súng nhưng lấy đi kim hỏa, dần dần giao luôn súngcho nó cùng chiến đấu, nhưng để mắt đến nó tý chút, sau nữa thì cảm giác nó làthằng hàng binh địch mất dần, nhiều anh em cho nó quần áo cũ, úp lên đầu cái mũcối, bắt nó thường xuyên đội mũ cối không thì nhỡ anh em "banh ngọp"ráng chịu. 

- Chuyện bắt thám báo TQ sau giai đoạn 79 hướng Lạng sơn có thể nói xảy ra như cơm bữa, chứng tỏ sau năm 79 TQ liên tục tung thám báo vào sâu đất ta thăn dò. Năm 84 đv em được điều động lên Đồng đăng quại nhau với TQ. Tuy là đơn vị pháo binh cấp F nhưng C của em được điều đi phối thuộc với D1 BB để kìm tỏa 1 D lính biên phòng TQ đóng tại cao điểm 583 (Một cao điểm án ngữ đường 4B từ Đồng đăng đi Na sầm). Do địa thế chiến lược của cao điểm 583 nên sau năm 1979 phía TQ cố tình chiếm giữ trái phép của ta. Từ cao điểm này TQ đã dùng cối 100mm khống chế làm giám đoạn giao thông trên đường 4B trong thời gian dài năm 1984. Dưới chân cao điểm 583 và 474 có nhiều đường mòn( cơ bản đã được phong tỏa bằng mìn) nối TQ với VN.

Trong khoảng thời gian từ 1981 tới 1984 chắc E4 thuộc F337 là bắt được nhiều thám báo nhất, vì liên tục nghe tin đơn vị này hoặc đơn vị kia bắt được thám báo TQ.

Là đv pháo binh nhưng đóng sát đường 4B trái có C3, phải có C1 BB đầy những thành tích bắt thám báo nên chúng em cũng mài sắc quyết tâm .

Trong 1 phiên gác đêm em cùng với 2 thằng ở 2 B khác gác cùng phiên đã bắt sống 1 thằng. Em cũng chẳng hiểu nó có phải thám báo không nhưng nó lì nợm và có nội công phi thường. Bọn em trói gô nó vào cột, nó cũng chẳng van xin hay thanh minh(hình như nó chỉ nói được mấy câu tiếng kinh). Còn chịu đòn thì nó quá kinh, không thể hiểu nổi???....C của em rất nhiều thằng tập võ, đủ trường phái, võ Tày-Nùng có 2 thằng, Thiếu Lâm có mấy thằng vậy mà nó không xi nhê gì mới lạ. Đến sáng nó bị giải lên E,không hiểu sau này nó là ta , hay thám báo nhưng tài chịu đòn thì đáng phục quá .

Cũng trong năm 84, trong 1 trận phản pháo với TQ, Ccủa em đang quại nhau hăng thì trong C có thằng thất thanh:"Sao 2 đứa kiađốt đống rơm sau trận địa thế kia?". Chẳng đợi Cph, người trực tiếp chỉhuy trận địa ra lệnh, em giật vội khẩu AK báng gấp khoát tay 2 thằng ,cả ba laoxuống dưới đường 4B cắt qua suối sang phía 2 đứa đốt lửa. Chắc chúng phát hiệnthấy bọn em vận động tới nên bỏ chạy thục mạng vào rừng. Bọn em cũng chỉ đuổiđến đầu rừng rồi làm mấy loạt lên trời đuổi chim thôi , chẳng hiểu 2 đứa này làdân(ngu) hay thám báo nữa???

- Ngày ấy!(đầu những năm 70) Tôi thường chứng kiếncảnh may bay Mỹ ngoài hạm đội bảy bay vào đất liền oanh kích, ban đêm bầu trờiHà Nội, Hải Phòng và các thành phố lớn hắt lên một màu sáng bạc của ánh hỏachâu, của bom đạn từ ta và địch với những tiếng rền rung trời đất. Đặc biệt vụmột tốp may bay trực thăng HH53 từ sân bay quân đội hoàng Gia Udon - Thailandqua tập kích trại giam Đền Và - Sơn Tây để cướp tù binh phi công Mỹ nhảy dù khitàu bay trúng hỏa lực do phòng không, không quân của ta bắn cháy, bị các chịdân quân bắt sống gom về. Nhưng phi vụ không thành, tốp tập kích đổ bộ xuốngmột trại giam không người. Một trực thăng bị vướng dây phơi quần áo, mất thăngbằng khi bay lên nhằm dịch chuyển vị trí thì cánh quạt chém gãy ngọn cây caocũng đồng thời gãy cánh quạt rồi rơi tại chỗ. Một trực thăng hạ cánh nhầm xuốngtrường trung học, cách mục tiêu đã định bốn trăm mét, một máy bay yểm trợ vànghi binh F105 bị tên lửa SAM tiêu diệt. Do tình báo của ta phát hiện sự bất ổnnên đã kịp sơ tán phi công Mỹ an toàn trước khi vụ tập kích xảy ra. Sau hiệpđịnh Pari được ký kết ta mới chuyển tù binh phi công trở lại nhà tù Hỏa Lò. Saunày tôi được đọc một ấn phẩm là tài liệu tham khảo của lực lượng công an nhândân với các chi tiết một thời vào loại bí mật của Lầu Năm Góc do Belzamin F.Summer sĩ quan cao cấp, chuyên viên nghiên cứu lịch sử quân sự Hoa Kỳ, chủ bútbáo "The Arned Forces Journal" mô tả quá trình trong sáu tháng chuẩn bị cơ sở vậtchất, đào tạo một lực lượng tập kích đặc biệt Mỹ. Hoạch định các phương án phốihợp ba thứ quân tại các căn cứ trên đất Laos, Thailand, hạm đội 7 với sở chỉhuy tập kích đặt tại căn cứ quân sự bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng do tướng Maynorphụ trách. Tổng hành dinh chỉ huy đặt tại lầu năm góc do Ledeur bộ trưởng quốcphòng và tướng bốn sao Westmoreland, tổng tham mưu trưởng lục quân cùng bộ chỉhuy tác chiến theo dõi điều phối từng phút cuộc tập kích với lực lượng hùnghậu, riêng máy bay các loại trên một trăm chiếc. Qua đó ta thấy qui mô toàndiện, tính chuẩn xác cao cùng sự tốn kém khôn lường của đối phương với mục đíchgiải thoát trên 60 phi công bị giam giữ tại Sơn Tây bằng mọi giá nhằm xoa dịulàn sóng phẫn lộ của nhân dân Hoa kỳ nói chung và thân nhân những phi công nóiriêng nhưng cuối cùng phải đắng cay chấp nhận sự thất bại và âm thầm đưa sựkiện vào giáo khoa chiến tranh với kết luận: do nhiễu loạn thông tin và sự chủquan ỷ lại của lâu năm góc vì quá tin tưởng vào CIA và DIA. Chứ không giám nhìnnhận sự thật về trình độ của tình báo chiến lược Bắc Việt, không phải loạixoàng...



Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sau khi sửa lỗi kết quả sẽ cập nhật tại trang Truyện mới cập nhật