Phân tích "Vội vàng" (Xuân Diệu)

Cách tân nghệ thuật



Cách tân văn học thực chất là một quá trình thay đổi về tư duy nghệ thuật,quan niệm về hiện thực cuộc sống của người cầm bút. Cuộc sống có nhiều biến đổi quan trọng từ đó thôi thúc văn nghệ sĩ phải có lối tư duy, cách tân làm sao cho phù hợp với hiện thực. Đổi mới văn học là đổi mới quan niệm: quan niệm về con người, về đời sống và quan niệm về bản thân văn học nghệ thuật:

- Là quá trình xoá bỏ quan niệm xã hội luân thường, với con người đạo đức và chức năng, hình thành quan niệm xã hội, con người, cuộc sống, chi phối việc thay đổi đề tài văn học.

- Là quá trình biến dạng, tha hoá ba mẫu nhân vật nho gia: người hành đạo, người ẩn sĩ và người tài tử tồn tại mấy trăm năm trong văn học bác học.

- Là sự cụ thể hoá, đa dạng hoá của các nhân vật của xã hội cũ: vua, quan tuần, quan huyện, quan nghè, thầy đồ, ông lý, người nông dân...

- Là quá trình xuất hiện ngày càng nhiều những nhân vật thành thị: thầy thông, thầy ký, ông thầu khoán,cậu học trò, người công nhân, cô tiểu thư, cô gái mới...

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến nay đã có những cách tân đáng kể. Việc cách tân đuợc thể hiện rõ nét nhất qua việc cách tân về ngôn ngữ và thể loại. Nhờ đó đã mang đến một diện mạo mới cho nền văn học nước nhà.


Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sau khi sửa lỗi kết quả sẽ cập nhật tại trang Truyện mới cập nhật