[Tuyển tập truyện ngắn sinh tử văn tình trai] Tháng ngày mênh mông

Gió ngang mặt hồ



''Ai cháo mua... Ai cháo mua nào...''

''U Tứ, cho con ba xu cháo hoa mấy!''

Bà cụ hấp háy cặp con ngươi đã hơi kèm nhèm bên dưới đôi mí sụp, khẽ ''à'' một tiếng, rồi liền quảy đôi gánh nặng trĩu vòng về đầu ngõ Hàng Quạt. Mợ tú nam nọ nom vẫn hớn hở như khi thường, tay còn đương dẫn theo một cậu trai khác trẻ và nhỏ bé hơn ôm bụng bầu to. Bà già phăm phăm bước đến, hạ gánh xuống vỉa hè, rồi ngồi bệt bên gốc cây sưa rợp bóng cả một khoảng rộng. Đương lấy ra khỏi thúng hai cái ghế con cho hai cậu chàng kia ngồi, bà cất giọng khàn khàn:

- Cha bố chúng nó, cái đám me tây, anh Cát Khiêm ạ. Sáng sớm bác bán cho mấy đứa ngoài bờ hồ, có mấy xu của bác mà chúng nó cũng thách. - Nói rồi, bà chíp môi, đôi mắt lại hấp háy. - Sao hơn tháng không thấy nhà anh mua quà cho bác.

- Chúng con bận quá, thì phiên chợ cũng vừa mới đấy thôi u ạ. Con có phải chỉ ở quanh mấy phố đâu. Con còn phải ra tận Bình Định xem hàng nữa kìa. Nhà con cũng phải chạy qua chạy lại, ông bà nội ngoại đều ốm. Các cháu bé thì gửi tạm bên nhà bác. May sao thân sinh chúng con cũng khỏe rồi. - Cát bật cười một cái khẽ khàng và duyên dáng. - Chứ con nhớ món cháo hoa của u, như giời tháng ba nhớ hoa sưa đấy u ạ!

Bấy giờ, ai cũng bất chợt nhận ra, rằng cây sưa vốn lặng im trước thềm cửa nhà Cát đã nở bung loạt hoa đầu tiên giữa tiết cuối tháng hai man mát lành lạnh, ngước lên mới thấy trắng xóa đến ngỡ ngàng. Những cánh hoa đã rụng đầy quanh lu nước vối chồng Cát để bên gốc cây thết đãi khách lai vãng, từ khi nào mà không ai hay. Giá như bà Tứ không nhắc, hay Cát không ra ngoài này gọi cháo gánh, thì Cát cũng suýt quên rằng sau nhà bấy lâu vẫn có một cây sưa, già nua và sầu muộn. Hoa năm nay ra sớm và xum xuê hơn mọi năm, Cát có cảm giác như vậy, hay là có khi Cát nhớ nhầm. Lòng y bỗng dưng phơi phới. Mới nãy Cát than thở với bà Tứ vậy thôi, chứ chuyện bán buôn đầu năm của y tính ra cũng khá khẩm.

- Thế còn anh đây là... sao bác thấy quen quen thế, nhỉ? - Bà Tứ vừa múc cháo vừa chỉ vào người con trai kế bên.

- Đây là em Chinh con. Em trai ruột!

Chinh ngơ ngác, bối rối. Miệng em hơi hé mở như muốn gì, Cát chỉ cười giòn tan. Bà Tứ đưa bát cháo cho y, nháy đôi mắt rồi nói:

- Cha bố anh! Người ta nét trai Hà Thành thế này, chả có giống anh lấy miếng nào.

- Thế con chưa giống trai Hà Thành hở u.

- Gớm! Tôi còn lạ gì anh nữa, biết từ hồi còn đen nhẻm, lóc cóc ẵm con theo thằng Khiêm từ trong Huế ra đây. Mần răng cứ thích làm như mi gốc Hà Nồi rứa?

- Kìa u! - Cát vờ vịt gắt ầm lên, rồi hai bác cháu lại cười giả lả.

Chinh chẳng hiểu hai người ấy nói về chuyện gì, mà trong tiếng cười râm ran thì em cũng thấy mình vui lây.

- Thế anh này ở đâu, nhỉ? - Bà Tứ lại nhìn sang Chinh.

- Con ở bên Hàng Gai.

- Nhà chồng ở đấy hở? Thế gốc ở đâu?

- Lương Ngọc đấy u. - Chinh đáp theo phản xạ, bỗng cảm thấy hãnh diện mà mỉm cười.

- Nhà nòi, toàn người theo nghiệp khoa cử u ạ. - Cát nói chen vào. - Nãy con đùa thế thôi, em này sang nhà con may áo.

- Thế anh được mấy tháng?

- Cũng... 6 tháng rưỡi ạ.

Chịnh vui vẻ vuốt ve lên cái bụng tròn căng bên dưới lớp áo dài lụa. Đợi Trường cả nửa ngày, em đã đói lắm, cái thai từ ban nãy mó máy không ngừng. Đã vậy, sữa còn ra ướt cả áo lót, thằng bé Sò ở nhà hẳn là cũng phải đói. Nhìn nét mặt Chinh thoáng bơ phờ, Cát thấp thỏm nhòm ra ngoài phố chờ gánh phở gánh cháo nào đi qua đặng mua quà hai đứa cùng ăn. May sao gặp bà Tứ đi qua. Mà bà già Tứ, chẳng riêng ngón nghề nấu cháo hoa và xôi đỗ lạc, bà còn hay chuyện nhất cái phố này. Cát bận rộn vẫn thường qua bà mà rành rẽ hết chuyện nhà người khác. Khổ nỗi, có khi bà cũng lợi khẩu quá, người ta chỉ biết dở khóc dở cười. Cát nhớ ngày nào Chí tâm sự với y, rằng lúc biết mình vừa mới đậu thai, chỉ dám nhờ bà ra báo tin với ông bà Tấn, chứ chưa dám để nhiều người biết quá. Nào có ngờ, sáng hôm sau Chí ra phố, ai đi qua cũng bắt tay chúc mừng vì ông đốc tờ Liên sắp lên chức rồi. Tới cả chuyện vợ chồng Cát cãi nhau hồi xưa, Cát đánh vỡ một cái bát, khắp mấy cửa ô đều tường tận nhờ công bà cụ này.

- Con me tây mới lấy ông ở nhà gần tòa Công sứ đáo để lắm! Nó đẻ cho thằng tây dương hai đứa, rồi ngày nào cũng như bà hoàng. Suốt ngày vũ trường rồi nhà hàng đấy, có lúc còn đua đòi theo bọn văn nhân, thế mà mua của bác có mấy xu lẻ xôi cũng bảo bác bán điêu! Bác dỗi, chả bán cho nó nữa. - Bà Tứ lấy trầu ra bỏm bẻm vừa nhai vừa nói.

Cát ngon ngọt dỗ dành:

- U đừng giận nữa, cho hại người, u nhỉ? U mặc xác nó đi. Thế u thấy, con mấy em Chinh có giống me tây không nào? Hai lão nhà chúng con có khác gì mấy ông sếp tây không?

- Anh thì sắp giống chúng nó đấy, mợ tú Khiêm ạ! - Bà lão lườm nguýt Cát một cái. - Nhưng cái này thì bác không biết, bác phải hỏi anh, chứ người ta mỗi người một ý. Ông Liên đi tù hả anh? Hay ông ấy chạy được rồi?

Cát bất chợt im lặng. Thế rồi, Cát mỉm cười đáp lại:

- Con biết sao được, hở u? Chắc anh ấy đưa mợ và các cháu về quê.

- Mợ nào cái ngữ ấy? Có cùng lắm ông Liên cho ở với, hầu hạ cho mình với mấy đứa con. Chứ không cưới nổi đâu, anh ạ.

Cát và Chinh đều không biết phải đáp lại thế nào. Hai đứa chỉ ngây ra nhìn bà cụ Tứ. Bà khẽ lắc đầu, nét mặt đầy ái ngại. Cát gượng cười, cố lảng sang chuyện vui.

Bữa ăn nhanh chóng kết thúc, bà Tứ cũng rời đi cùng đôi gánh hàng, để lại góc phố lặng thinh như tranh vẽ. Cát chu đáo dìu Chinh vào trong nhà, dù cái thai của Chinh cũng chưa tới nỗi nặng nề quá.

- Em cẩn thận kẻo ngã đấy. - Cát nói. - Anh Khiêm với Anh Trường về lâu quá nhỉ? Nhưng mà không sao, tôi còn nhiều thứ muốn cho em xem lắm, đây này?

Đoạn, Cát hớn hở bước đến bên một bao bố căng đầy đương buộc nút, tháo mở rồi lấy ra cơ man là hàng may mặc thượng hạng. Y đưa cho Chinh từng tấm, còn cọ cả lên mặt em cho cảm thụ. Chinh ngẩn ngơ mãi, ngắm hai thứ hàng tấm trên hai tay, biết chúng không giống nhau mà lại chẳng rõ là không giống nhau thế nào.

Cát từ tốn giải thích:

- Lượt này, người ta làm khăn chít đầu. Còn em phải xem tấm sa này, mấy tấm the này, may lấy cái áo dài thật đẹp để mà lên chùa du xuân. The này là the đơn. Lát em còn phải xem cả the kép. Lấy từ bên La khê sang đây, hàng đẹp lắm. Cả tấm xuyến này, tôi thích màu của nó vô cùng, cái xưởng nhuộm bên Bưởi có thợ khéo lắm em ạ.

- Anh Trường còn bảo em may lấy mấy cái quần nữa.

Chinh vui vẻ đáp lại, khiến Cát được đà càng muốn lôi thêm hàng tấm ra khoe.

- Đây, lụa này đã chuội trắng phau phau, mặc vào vừa mềm, vừa thoáng, em cứ xem đi này.

Chinh chẳng nhớ mình đã ''vâng'' bao nhiêu lần trước gợi ý của y. Thật ra, hồi giáp Tết, Chinh cũng đã được Trường đưa đến đây may cả tá bộ đồ. Khổ nỗi, tới tầm mồng 5 tết thì Chinh và cả nhà mới nhận ra rằng Chinh có chửa, khi cái thai cũng đã hơi to. Có lẽ bởi vì đã hơi quen từ sau lần đẻ Tôm và Sò mà cái thân dễ dãi đã không còn ốm nghén rõ rệt, mà Chinh cũng quá bận rộn để nhận ra mình có đứa con thứ ba này. Cha mẹ Trường hớn hở nhất, vội giục hắn cho em đi sắm sửa đồ mới.

Cửa hàng nhỏ của Cát trông ra mặt phố Hàng Đào, phía trước treo biển trắng phau dán chữ đỏ. Được hôm vắng khách, Cát nhàn nhã ngồi vắt vẻo trên võng hóng mát và thêu mấy cái khăn mùi soa, để Chinh từ từ lựa hàng tấm. Từ ngoài quán vào gian buồng nhỏ phía trong của Cát, len vào tận trong khoảng sân sâu, hương vải lụa mới nhập về từ khắp băm sáu phố phường lẫn với hương đủ thức hoa thơm ngào ngạt. Chẳng cần ý định may mặc hay sắm sửa, Chinh vẫn thích tới lui những cửa hiệu trên phố Hàng Đào vì cái nhẽ ấy. Thời gian không nhanh như khi bước đi ngoài phố và như những khung cảnh mơ hồ trong chiêm bao đêm xuân ngắn ngủi. Chinh chỉ cần ngồi lặng thinh trên ghế dựa, vờ như mình đương nghiêm túc lựa hàng, lòng thầm kín đê mê vậy thôi.

Mấy chốc Khiêm về, hắn nhấc xe đạp vào trong sân còn Cát tíu tít chạy theo sau. Đám trẻ con biết cậu về cũng từ trên gác hai ào xuống đón hắn. Nhà râm ran hẳn, Chinh cũng hòa mình vào cái vui kia. Khiêm vừa sang Hải Dương một chuyến tìm mối làm ăn. Xem ra, hắn đem về tin lành. Cát lật đật chạy đi kiếm siêu nước đặng pha chè cho chồng. Mà Khiêm dạo gần đây cũng cao hứng lạ, như cái cây của nhà năm nay sai hoa một cách khó hiểu, thì Khiêm bắt đầu tìm hiểu cái thú chơi đàn ghi-ta. Chẳng qua chỉ là nhờ chỗ anh em dạy cho hắn bắt chước đánh được vài bài đơn giản mà hắn cũng muốn khoe khắp nơi. Được dịp Chinh ở đấy, hắn vác cái đàn mới mua bóng loáng ra, gẩy đàn cho cả nhà cùng nghe.

- Anh Khiêm thật là tây quá! - Chinh nhớ lời chồng dặn phải biết khen người ta nhiều một chút, vả lại, em nghe hắn đàn cũng thấy hay hay.

- Gớm ạ, đừng có nịnh ông ấy, không khéo ông ấy tưởng thật! - Cát bĩu môi tỏ ra không hài lòng, rồi lại quay ra nhìn Khiêm mà cười âu yếm. - Em nói đùa thế thôi, mình chớ giận em. Chiều nào nói chuyện mấy các mợ kia, em cũng khoe mấy họ về mình suốt.

Khiêm tỏ ra khoái lắm. Cát rót nước trắng ra cốc mời chồng trước, rồi kiểm tra ấm trà xem trà đã ngấm kỹ hay chưa. Đoạn, y quay ra bảo Chinh:

- Cái này chắc Chinh chưa biết, nhưng mà phải nhớ đấy nhé. Trước khi mời trà khách, em mời họ súc miệng đã. Trà này là trà Thiết Quan Âm.

- Ấy, mình sao lại thế? - Khiêm vừa ngạc nhiên vừa ái ngại nhìn sang vợ hắn.

- Không sao mình ơi, anh cu Trường kia bảo Chinh còn dại lắm, mấy gửi sang đây cho em dạy những chuyện này. Cứ ra Hàng Đào, trông hàng vài hôm là khéo ngay! Chẳng dân ở đâu khéo như dân bán buôn Hàng Đào.

- Đấy là người ta nói dân Hàng Đào gốc, người ta từ đời tổ tiên đã lập nghiệp ở đây. Như mình có mà... có mà là đáo để!

Khiêm cười lớn, mà Cát cũng chẳng để bụng lời chồng mình. Y rót một chén trà cho Chinh. Đương tính vào trong nhà lấy ra ít kẹo vừng kẹo lạc, chợt tiếng con từ ngoài hàng vọng vào cắt ngang ý định của Cát và câu chuyện của ba người.

- Cậu mợ ơi! Nhà ta có khách! Khách từ Hải Phòng này!

- Ô hay... có khi nào là... - Cát vừa nói chưa hết câu, thì Khiêm đứng phắt dậy và lật đật đi ra ngoài. Quả nhiên chiếc xe Peugeot nọ nhìn rất thân quen, và cả dáng vẻ quắc thước, đĩnh đạc và chín chắn bận tây trang kia cũng vậy. Chỉ có điều, đôi nét tháng năm đã hằn lên đôi mắt sâu thẳm và man mác buồn của người đàn ông ấy.

Hắn khoan thai bước đến và đưa tay về phía trước như thấy một người tri kỷ.

- Anh Khiêm! - Liên nói. - Là tôi, tôi về hậu tạ anh và mợ đây!

- Liên! - Cát ngỡ ngàng reo lên, còn Khiêm mừng rỡ bắt tay hắn. Chinh vừa mới từ trong bước ra, cũng ngỡ ngàng không thốt nên lời.

- Ơ kìa? Phải Chinh không? Hoài Chinh, có nhớ anh không?

- Anh Liên! Từ đó tới giờ anh ở đâu? Sao không liên lạc với Trường? Trường vẫn nghe ngóng về anh mãi.

- Mợ hai mấy lị các cháu thế nào rồi bác?

Khiêm tinh ý nhận ra rằng nếu họ còn tiếp tục gây chú ý ngoài cửa hiệu sẽ không được hay ho, liền kéo Liên, Cát và Chinh vào trong nhà. Xong xuôi, hắn thò đầu ra cửa, cẩn thận ngó quanh một lượt nữa, rồi đóng hẳn cửa hiệu lại, vờ như chủ nhà đã có công có việc rồi.

Đúng như Cát mới dự cảm hồi trưa, đầu năm nay thế nào cũng toàn chuyện vui. Chẳng ai dám nghĩ có thể gặp lại Liên lần nữa, mà kể ra, Liên cũng táo tợn thật. Hiên ngang đạp xe ngoài đường, chỉ là ăn mặc cũ kĩ hơn và đội mũ cối trắng trên đầu, đeo thêm cặp kính trắng, ấy thế là chẳng ai để ý. Chính ra, phường trộm cắp cứ lấm la lấm lét, người ta mới để ý, mới nhận ra mà tri hô, còn hiên ngang như ta đây không làm gì sai thì lại không bị việc gì.

- Dưới quê chỉ có thế này thôi, nhà anh nhận cho chúng tôi vui. Năm nay bên Thủy Nguyên vụ mùa tốt. - Liên chầm chậm lấy ra từ trong bao mấy túi con đựng gạo tẻ gạp nếp và đỗ xanh. - Thế dạo này các cháu nhỏ và các cụ trong nhà vẫn khỏe mạnh chứ?

- Nhà chúng tôi, ai cũng mạnh khỏe. Nhờ trời, chuyện làm ăn vẫn gọi là tạm được anh ạ. Thế anh Liên, hai cụ, mợ Diệp mấy các cháu dưới quê thì sao? Mợ Diệp phải sinh rồi, phải không bác? - Cát hăm hở rót nước cho Liên, đương lúc Khiêm mang đàn vào trong buồng cất.

- Vâng, cậu mợ tôi vẫn khỏe, các cháu giờ đương đi học ở dưới quê. Còn Diệp sinh được một thằng cu.

- Ái chà, hoan hỉ, hoan hỉ. Để lát nữa, nhà chúng tôi gởi mợ một xúc lụa làm quà, mấy tấm lãnh, bác may cho mợ với thằng cu ít quần áo mới. Hàng mới, tôi vừa thửa được một lô bên Trích Sài. Bác chớ ngại, mấy khi bác lại nhà được như thế này. Chúng em còn tưởng không bao giờ được gặp lại chỗ hàng phố thân nữa. Có những hôm, nghĩ đến mợ Diệp mấy các cháu mà em rơi cả nước mắt.Thằng cu Kiều nghe bác từng bảo là yếu lắm nhỉ? Cháu nó có cần thuốc cam gì không, nhà em có con bé cũng đương phải dùng đây này, bác có lấy thì em mang ra cho bác một thể.

- Ngại quá, tôi xin mợ. - Liên mỉm cười nhìn lên Cát đầy chân thành.

Khiêm ra ngoài lâu, hóa ra là bởi vì nãy giờ bận tìm mấy tờ báo. Hắn đặt xuống bàn cho Liên xem. Hắn từ tốn nói:

- Đây bác xem này. Bác vừa mới đi ít lâu thôi, cả cái bệnh viện đã loạn cào cào lên. Nát hết rồi. Lũ chúng nó, nhất là phe thằng Thắng ác nghiệt quá. Mấy người dạo trước thân với bác, từ ông hiệu phó trường Bưởi, cho đến mấy người trong bệnh viện, bị bỏ tù hết rồi.

Liên căng thẳng đưa mắt khắp trang báo một lượt, rồi khẽ thở dài.

- Đều tại tôi cả...

- Bác đừng nói thế. Chúng nó có ngày bị phe khác lật ngay. Cái bọn trong bệnh viện thì đấu đá nhau suốt, chúng tôi lạ gì. Chỉ tiếc cho những người kia. Nhưng mong sao, không có chứng cớ gì gọi là phản phe tây, thì cũng sớm được thả ra thôi. Bác chớ lo quá.

- Vâng. - Liên cũng không biết nên đáp lại ra sao.

Bấy giờ, Chinh vẫn im lặng vân vê chén trà trong tay và nhìn Liên đăm đăm. Chinh không biết phải mở lời với hắn thế nào mới phải. Kỳ thật, hồi cái thị phi về Liên và Diệp lan khắp Đông Đô và tới ngưỡng cửa gia đình Chinh, em đã bàng hoàng và phẫn nộ biết mấy, chỉ muốn nhân dịp nào họ hàng gặp nhau thì dằn mặt hắn một lần cho thỏa lòng. Ấy thế mà, bất kể Tết Nguyên Đán, thanh minh, giỗ tổ, rồi bao nhiêu dịp đáng nhẽ hắn sẽ xuất hiện cùng những đứa trẻ như trước kia, Chinh không bao giờ gặp lại Liên lần nữa. Từ nỗi chán ghét và mong muốn làm bẽ mặt một con người đã từng trỗi dậy đủ mãnh liệt để thiêu đốt tâm can, Chinh và những người họ hàng bắt đầu lo lắng cho Liên. Ngày Chí mất, hắn chẳng hề rơi nước mắt và vật vã trên nền đất lấm lem, cũng không ép chính mình quẩn quanh mộ của anh quên thì giờ và ngày tháng nếu không phải thời điểm nằm trong thông lệ. Nhưng ai cũng đều biết, có một khoảng thời gian dài, khuôn mặt hắn gầy sọp đi, đôi mắt đờ đẫn thâm quầng, mái tóc bạc hơn bình thường, và cách hắn xã giao cũng sống sượng khó che giấu nổi.

Trường bảo Chinh rằng, duyên số là thế, trời bảo phải thế. Ta nên thương, hoặc quên đi nếu không thể thương.

- Chinh đương đứa thứ mấy rồi? - Liên khẽ mỉm cười, vẫn dáng vẻ dịu dàng, điềm tĩnh như khi xưa trong ký ức của Chinh.

- Thứ ba ạ. - Em nhỏ nhẹ đáp.

- Thế à... Ừ, giữ gìn sức khỏe nhé. Có cần gì, hãy hỏi tôi chứ đừng ngại.

Tự nhiên, Chinh thấy áy náy với con người trước mặt một cách khó nói.

- Bác vừa từ Hải Phòng sang thì qua nhà chúng tôi ngay, hay bác có vào đâu trước đấy không? - Khiêm thấy hai người im lặng thì mở lời.

- Tôi có. Thật ra, tôi vừa mới qua nhà anh chị Tấn. - Liên lại hơi thở dài trong tiếng cười nhạt. - Nhà ấy vẫn hóm quá, y chang ngày tôi mới lấy anh Chí. Có bận anh Tấn mượn tôi năm nghìn, hình như cũng phải ba năm trước, chưa có trả. Tôi mới đến đặt vấn đề, cũng rào trước là không tính lãi. Ấy thế mà,...

- Nhà ấy thì trong khu này không ai lạ nữa đâu bác. Làm ăn cũng phát chứ không phải khó khăn gì. Nhưng vợ thì vũ trường, chồng thì bài bạc, thì tiền núi cũng phải bào hết. Thế là bác trắng tay à?

- Cũng chẳng phải mục đích chính, nên tôi cũng không đôi co thêm. Thật ra chị Tấn là người trọng thể diện, đưa trước cho tôi một ngàn đồng rưỡi, bảo là mang về quê lo cho Diệp và mấy đứa trước. Tôi ra đến đầu ngõ còn loáng thoáng nghe thấy tiếng chị ấy ngoa ngoắt thế này, cái thằng như tôi, giờ có theo Tây hay theo ta, đều chẳng phe nào dám nhận. Nực cười quá, anh Khiêm ạ.

Nhiêu đó cũng đủ rồi, Liên lặng người đi và thầm nghĩ về những đồng bạc. Ngày xưa, từng ấy có là bao nhiêu với Liên. Chỗ bạn bè đồng nghiệp vẫn vay hắn bạc trăm, bạc ngàn, hắn ít khi chủ động nhắc ai chuyện trả lại, bởi ai cũng nể và có phần kiêng dè hắn, trừ lúc túng bẫn lắm chứ không dám quên nợ với hắn bao giờ. Còn thời buổi này, chuyện gì cũng khó khăn, thời thế không đoán trước được. Liên chỉ dám rút ra ít vàng thửa đất thửa vườn, còn đâu gói lại, chôn kĩ sau vườn đặng cất đi cho các con. Chỗ vàng ấy là hắn cùng Chí từng phấn đấu suốt những năm còn trẻ khoẻ mà ki cóp được. Không có tiền, là không cưới vợ được cho Giang, cũng là không dám yên tâm gả Kiều đi cho người. Rồi còn phải lo cho mợ con Diệp. Một nghìn đồng rưỡi, tính ra, đem về quê thì nó là một gia tài to. Chỗ còn lại, xem như Liên vì dễ dãi quá đành chịu mất. Tài khoản của hắn ở nhà băng hẳn là đã niêm phong từ lâu. Liên không buồn như trong viễn cảnh từng mơ khi còn trẻ, khi còn say mê đủ chuyện trên đời, rượu tây, đánh bài, tây trang, hội họp hoặc khiêu vũ. Hắn từng nghĩ, mình chẳng sợ gì như sợ cái nghèo đột ngột ập tới, tiền bạc cùng công danh rời đi mang tháng ngày phong lưu về dĩ vãng xa vời. Hắn già, nghèo và cô độc, chẳng còn lấy một người bạn ở bên.

Chẳng hiểu sao, từ ngày mất Chí, Liên cảm tưởng như từ đầu hắn vốn đã chẳng có ai bên cạnh ngoài người vợ Tào Khang ấy.

Hà Nội vắng Chí từ lâu, đi qua bao nhiêu cái sinh nhật của anh giữa tiết đông giá lạnh. Liên vẫn nhớ Hà Nội. Cho dù không nhớ ai, không còn bóng dáng ai in trên tấm phông nền những con phố trong hình dung của hắn. Liên nhớ bước chân mình nhẹ tênh trên những ô gạch lát vỉa hè, nhớ mình trú mưa trước tranh sơn tường quảng cáo tiếng Pháp, nhớ tiếng dương cầm nhà nào trên đường Chanvre, nhớ bờ hồ, nhớ gốc đa. Liên nhớ mùi Hà Nội quá. Mùi phở gánh, mùi cốm hay mùi hoa sưa. Có khi, Giang ở nhà cũng vu vơ nói:"Hồi còn ở Hà Nội...", hắn bỗng bồi hồi lây. Còn Pi bé nhỏ, có lẽ đã quên nhà cũ của mình từ lâu. Bao nhiêu đồ chơi đẹp, mà ngày chạy trốn bé chỉ kịp cầm theo chú gấu bông bé bằng bàn tay Liên. Pi giờ đây cũng biết chơi đồ hàng bằng hoa lá cây mọc dại trong vườn với mấy đứa bé quê, biết giúp mợ trông bếp, vun trấu và thêm rơm. Gương mặt nhếch nhác của Pi vui đến xán lạn.

Diệp ngày ngày tỉ mẩn với những việc thân thuộc. Sáng, gà còn chưa kịp gáy, Liên đã nghe tiếng loạt soạt mơ hồ giữa giấc ngủ. Diệp khẽ khàng bước ra khỏi giường, ẵm Chip đương nằm trong võng kêu ọ ẹ, vỗ về rồi cho ti. Thằng cu ấy, bụ bẫm và khoẻ mạnh, lại biết hành cậu mợ quá. Nó chỉ phải cái mặt nhìn khó chơi, thường thường sẽ nhăn nhó và không cho người lạ ôm hôn. Nhưng nó bám Diệp, tới nỗi còn muốn xua Pi đi nếu bé cũng sà lại muốn mợ yêu mình. Những khi như thế, hắn thoáng chạnh lòng. Diệp không mắng Chip, cũng không ngó lơ Pi. Chờ khi dỗ thằng quỷ sứ ngủ say, em lại dịu dàng đi tới bên Pi đương cặm cụi tự chơi trong góc phòng, bế bé lên ôm hôn mãi. Pi được bốn tuổi non, vẫn bé bỏng và hay đau ốm, ánh mắt thường ươn ướt và mơ màng. Diệp vẫn chờ khi Chip no bụng rồi mà gọi Pi tới cho bú. Có phút thư nhàn, mấy mợ con quây quần ngoài hiên đánh ô ăn quan hay chơi chuyền, tiếng cười rộn vang cả ngôi nhà nhỏ.

Diệp cũng nhớ Hà Nội. Trong từng tiếng ru con, câu chuyện vu vơ về bát phở, từng ánh mắt ngước lên tìm vừng lá xum xuê rợp cả khoảng trời, từng lần đôi môi bất giác mỉm cười vì tình cờ lôi ra cái áo dài cũ, đều hoài mong đến tha thiết. Ngay cả khi, Diệp đã quen với quê Liên như các con từ khi nào. Có lần, em kín đáo hỏi Liên về chuyện ngôi nhà cũ. Em tự hỏi rằng nó sẽ ra sao. Ai sẽ chuyển vào đấy ở sau này. Bonjour và Bonsoir nhà ta đã đi đâu. Bà cụ giúp việc và anh bếp có lẽ đã về quê. Đồ chơi cũ của các con hẵng còn ở đấy, nhỡ may họ vứt hết cả đi, thì tiếc biết mấy. Diệp tự hỏi, rồi ánh nhìn buồn đến ngơ ngác.

- Anh Liên ạ. Từ khi anh không còn ở đây, đêm đêm chúng tôi không còn được nghe nhờ tiếng dương cầm của anh, hay là tiếng đĩa than chạy nhạc. Thật ra, hồi còn được nghe những âm thanh đó, chúng tôi đã không chú tâm quá nhiều, mà chỉ khi sự quen thuộc mất đi mọi người mới thấy thiếu thốn lạ. - Khiêm châm trà vào chén của Liên rồi tiếp tục câu chuyện bằng tông giọng trầm khàn và ánh mắt hoài niệm. - Từ ngày bác không còn có mặt, mỗi dịp cả phố cùng luộc bánh chưng đón Tết cũng kém sôi nổi hẳn đi. Cái người bạn già của em vốn thích âm nhạc, mà cũng vì rất quý mợ và các cháu nữa, hay nhắc về nhà bác lắm. Thành ra em cũng phải sắm lấy cái đàn, tập chơi vài bản, an ủi cho đằng ấy đỡ buồn.

Cát kín đáo nhéo tay chồng một cái rồi không quên tặng hắn một cái lườm nguýt. Liên cười, đôi mắt cong cong lên đầy cảm động. Liên chỉ nhớ vợ chồng Cát là hàng phố với gia đình mình, là tiệm may quen, có khi là chỗ để hỏi chuyện ngoài ngõ chưa thông. Liên thậm chí còn hiếm khi gặp mặt Khiêm. Những gì hắn biết về hai vợ chồng họ chẳng được mấy. Nghe Cát kể, ngày còn chưa khởi sự buôn bán, Khiêm vốn là một ông giáo. Một lần kia, Khiêm có việc phải đi vào tận Gia Định, khi dừng chân nghỉ ngơi ở Huế đã quen Cát bằng cách nào hắn cũng không nhớ rõ. Chỉ biết, từ độ ấy, hai người đã mến nhau. Khiêm vào Gia Định, đáng nhẽ khi trở ra Huế sẽ mang Cát theo về Đông Đô. Nào ngờ đâu, quê hắn có tang sự. Khiêm tạm bỏ lại Cát, phải chạy về lo chuyện nhà trước mới tính tiếp được. Mãi về sau khi Khiêm nhận được thư Cát mà ra Huế, đã thấy y ôm bụng bầu to, mòn mỏi đợi mình trong nước mắt. Hắn rước Cát về ra mắt, người trong phố vẫn hay đồn ra đồn vào. Cái người gốc Huế gầy gò, ngơ ngác vụng dại ngày nào, nay đã trở thành một mợ tú đứng hàng khéo nhất nhì cái phố. Liên chỉ nhớ được về hai người đáng mến trước mặt đến thế.

Chó Bonsoir và mèo Bonjour nhà Liên, hắn vốn tưởng chúng có lẽ đã phải lang thang ngoài phố từ ngày hắn đưa mẹ con Diệp đi. Chuyện chúng hóa ra đương yên vị trong hai cái chuồng ở góc sân nhà Cát khiến hắn bất ngờ và mừng rỡ không thôi. Hai vợ chồng vốn quý hóa động vật, nên hai con vật nhà Liên cũng được chăm sóc cho béo mầm.

- Bác chở theo hai đứa này về quê, cho đám trẻ chơi. Chó này thì vốn là lành, có gặp người lạ nó cũng ít khi cắn. Mà nhất là gặp trẻ con nó còn chẳng buồn sủa. Còn thằng mèo này hơi nhát, ở với chúng em mãi mới quen. - Cát mở lồng cho hai con vật đương mừng rỡ được hội ngộ với chủ nhân sau bao lâu xa cách.

Nét mặt vốn có chút mệt mỏi của Liên bỗng dưng sáng rạng, như áng mây xám đặc khuất lấp cả khoảng trời loãng dần và tan đi khi nắng xuân tìm đến. Chúng nó vốn dĩ vẫn có một góc nho nhỏ trong những ký ức của Liên như những người bạn cũ của gia đình, trung thành và vui nhộn. Nỗi nhớ chúng cũng như nỗi nhớ cho đất và cho những con người, mà khó để kể ra hơn. Bởi, trong con mắt những người chưa từng nuôi Bonjour và Bonsoir, chúng cũng chỉ là chó và mèo mà thôi. Liên bế hai người bạn ấy lên bằng hai tay rồi âu yếm không chút ngại ngần. Cảm giác vẫn như ngày nào hắn tủi thân chỉ biết ôm chúng nó thủ thỉ rồi khóc.

- Chinh ơi!

Tiếng ai vọng vào từ ngoài hàng, Liên thấy ngờ ngợ nhưng những người còn lại có thể nhận ra ngay. Chinh khẽ reo lên:

- Anh Trường! Nhà em về rồi!

- Ừ, để ra mở cửa cho ông ấy vào. - Cát bước nhanh ra ngoài phòng khách lấy chìa khóa.

Người đàn ông ấy không để lại nhiều ấn tượng trong Liên. Những lần gặp mặt với họ hàng bên đàng vợ, Liên chỉ biết mình phải tiếp rượu trên dưới ba chục người, mà phần nhiều trong ấy tới Chí còn không thấy thân thiết. Hắn chỉ nhớ Trường cũng là hạng người có gia giáo, ăn nói dễ nghe, lại có chút điều kiện. Người ta còn có vẻ nuông chiều Chinh lắm. Cho phải phép, Liên cũng đi ra ngoài cùng mọi người đặng đón tiếp khách, tối thiểu cũng là bắt tay và hỏi nhau mấy lời xã giao. Liên không cảm thấy lo lắng, bởi người như Trường có lẽ chẳng muốn đụng chạm tới hắn bằng những câu hỏi làm khó nhau. Không ngoài dự đoán của Liên, Trường xuất hiện nom chỉn chu và thanh lịch như mọi người đàn ông cơ bản của đất thị thành, dắt chiếc xe đạp Pháp mới coóng, bận tây trang, đeo đồng hồ bạc và đội mũ cối tây. Trường bị bất ngờ một chốc, rồi đôi mắt sáng rực lên.

- Ơ... Là... Là bác Liên đấy à? - Trường cười hớn hở - Bác đã về đây từ khi nào? Dạo trước bác ra Hải Phòng có phải không?

- Chào chú. Tôi đã về Hải Phòng. - Liên hơi gượng cười, nhưng ánh mắt tuyệt đối điềm tĩnh, chậm rãi đón lấy cái bắt tay hồ hởi của Trường - Đã lâu rồi không gặp, trông chú vẫn trẻ quá.

- Anh Liên, chúng ta sang nhà nói chuyện.

- Ơ... - Đôi mắt Liên hơi mở to vì ngạc nhiên. - Ra nhà chú ở Hàng Gai? Chà... Thật ra, tôi cũng muốn có dịp được sang nhà cô chú thăm hỏi đàng hoàng lắm. Nhưng mà, cũng sắp muộn, tôi phải về Hải Phòng rồi.

- Không! - Trường cười phá lên. - Ý em là nhà mới! Cái nhà kia kìa!

Dứt lời, Trường vui vẻ chỉ tay về phía căn nhà ngói đỏ tường vàng ẩn hiện giữa những tán cây si xanh rì cách đấy không xa. Cát, Khiêm và Chinh đều ngạc nhiên hết sức. Còn Liên ngẩn người và nheo mắt nhìn theo tay Trường. Căn nhà ba tầng ấy, Liên sao quên được. Kể cả khi giờ đây chỉ còn có thể đừng dưới đường mà nhìn lên những ô cửa chớp bằng gỗ lim, mái ngói Bát Tràng và những hoa văn đầy tinh xảo, lòng Liên vẫn vẹn nguyên cảm giác ngày nào còn đứng trên ban công xếp đầy chậu kiểng xanh tươi như một người đàn ông đầy hãnh diện.

- Là nhà của bác! - Trường nói từng tiếng thật chậm và rõ. - Chính là nó đấy! Em đã mua lại rồi!

Liên không thốt lên được lời nào. Rốt cuộc, hắn không biết cảm xúc đương rộ lên, râm ran trong lồng ngực mình là gì, chỉ biết đi theo Trường về phía căn nhà cũ một cách máy móc. Dường như, sau khi vỡ ra sự thật như vậy, Liên không còn nhiều cảm giác gần gũi và luyến lưu căn nhà từng là của mình như phút giây ban nãy. Cánh cổng sắt rỉ trước mặt tựa như một người bạn già trầm ngâm đã sớm không còn Liên trong ký ức. Trường và Chinh vẫn đương ríu rít trò chuyện.

- Mình, mình đã mua lại nhà anh Liên từ hồi nào? Sao em không biết? Sao mình không kể với em?

- Anh chỉ mới mua lại thôi. Mà nhà là thuộc dạng bị tịch thu. Hồi trước, người ta còn vào trong mà lục soát nữa. Cũng phải khéo lắm mới xin mua lại được đấy, em Chinh dại ạ. Tôi vừa mới đi xin giấy về đây này. Giờ mình thoải mái ở đây, ra vào đây được rồi.

- Thật thế? - Chinh tròn mắt. - Anh Liên có thể đưa cả nhà về đây rồi ạ?

- Ngốc này! - Trường búng khẽ vào trán em. - Anh Liên vẫn đương bị sở cẩm truy nã, sao mà về đây được. Nhưng anh Liên vẫn là người nhà của mình. Phải chuộc lại cái nhà, giá nào cũng được. Để cho bọn nó giữ, anh thấy khó chịu lắm.

Chinh vui vẻ bế bụng xích lại gần Trường rồi khoác tay hắn, ánh mắt đầy tự hào và hoan hỉ. Cuộc hội thoại ấy, Liên nghe câu được câu mất. Hắn ngẩn ngơ đảo mắt một hồi quanh căn nhà.

Cái giếng phía sau nhà kia, sáng nào hắn cũng thấy Diệp một mình ra đấy múc nước. Diệp rửa mặt. Diệp tưới cây. Thế rồi, Diệp cần mẫn dưới bếp, đun cho cả nhà đủ ba phích nước đầy mới ngơi tay. Có một đoạn thời gian, hắn man mác lo sợ Diệp nhảy xuống hồi nào mà hắn không biết, cứ dáo dác đưa mắt theo bóng Diệp mãi.

Chái bếp nho nhỏ kia, mỗi khi thấy mình đơn độc, Liên lại chờ khi đêm khuya mà một mình xuống ấy. Hắn đốt bếp sáng bừng. Có khi, hắn lại dẫn theo cả Bonjour và Bonsoir đi theo mà nghe mình tâm sự. Chút ấm áp nhỏ nhoi đã khiến hắn bình tĩnh hơn ít nhiều. Có khi hắn mang bao nhiêu tấm ảnh khiến mình đau đến nghẹn thở xuống dưới ấy mà đốt.

Gốc cây kia. Hòn non bộ kia. Và cả dây móc phơi đồ kia... mỗi khi trông vào, hắn đều thấy thấp thoáng bóng hình người nhà ở đấy. Vui và buồn lẫn lộn.

Trường nói:

- Bác cứ tự nhiên lên thăm nhà một vòng. Nhà này em chỉ tậu lại vì không thích bọn tham lam kia có được nó. Không khéo, căn nhà đẹp thế này mà nó phá hẳn đi, xây thành cái chỗ ăn chơi đàng điếm. Có chăng, vợ chồng chúng em xin phép bác cho mở một hiệu thuốc nam nhỏ bên ngoài, còn nhà khách dưới tầng này thì trưng dụng làm lớp đồng ấu. Thì bác thấy thế nào?

- Chú cho ý hay quá. Cảm ơn chú, tôi cũng thấy thu xếp được như vậy thì quá tốt.

Liên mỉm cười nhã nhặn rồi khoan thai bước lên gác.

Bỗng chốc, hắn cảm thấy bồn chồn như đứa trẻ giữa nơi vừa xa lạ vừa thân quen, thân quen bởi từng thấy nơi ấy trong những cơn chiêm bao rộng dài và cảm giác từng chạm lên tường vàng mát rượi in hình tán cây còn vương vấn trong lòng bàn tay. Dường như, hắn còn thấy một người đàn ông tráng kiện, gương mặt mới chạc ba mươi đương vui vẻ đuổi theo một bóng hình nhỏ nhắn và mềm mại khác, ôm ấp giỡn đùa bên ban công vàng ươm màu nắng. Tiếng nói cười trong trẻo hòa với tiếng chim lích rích trong những vòm lá si, vang xa rồi tan vào lòng trời xanh thẳm. Tay thanh niên kia, hẳn là đã từng tự hào biết mấy cho việc xây cất được một căn nhà to giữa đất Hà Nội, có hẳn một cái ban công đẹp để mà thưởng tiếng chim hót, và âu yếm người hắn yêu. Liên tiến ra mép ban công, đôi bàn tay đặt lên lan can đầy bỡ ngỡ. Thế rồi, hắn lặng lẽ thở ra một hơi thật dài, nhắm mắt lại, điềm nhiên để gió lùa vào mái tóc đã điểm bạc. Môi hắn bất giác nhếch lên. Ngày xưa, đêm nào hắn cũng đứng đây. Bao lâu rồi, để mà gọi ngày xưa? Thật ra nào có lâu lắm. Chip còn chưa được một tuổi. Thế mà, Liên cảm tưởng như mình vừa giở lên một trang hồi ức ố vàng và mù mịt bụi, và ở đó, Liên không thể chạm tới bản thân mình thêm một lần nữa.

Bước chân Liên chầm chậm hướng vào căn phòng nhỏ bên góc trái. Then cửa kim loại đã không còn sạch tới bóng loáng như hồi nào. Lòng hắn hơi dè dặt, vì điều gì cũng không rõ. Cửa không khóa. Tim hắn như vỡ ra. Mất một lúc, hắn mới lấy lại được cảm giác quen thuộc. Căn phòng đã từng thơm lừng mùi giấy mực điểm xuyết hương nước hoa dịu êm, sạch sẽ và gọn gàng như con người dành cả nửa phần đời giữ gìn nó, giờ đây chẳng khác nào một mớ hỗn độn. Lòng Liên đau, tưởng như đương tận mắt thấy những kẻ man rợ hủy hoại Chí cùng tất cả những chắt chiu anh để lại. Hắn thở dài, kìm chế, rồi khóa trái cửa. Ngả thân thể mỏi mệt lên chiếc giường luộm thuộm và bị vứt đầy sổ sách cùng giấy tờ, Liên lặng im, chớp đôi mắt rớm lệ. Tiếng cây lá bên ngoài cửa chớp lao xao, lao xao. Trên chăn đệm vẫn còn vương vấn mùi hương Liên kiếm tìm, khiến cõi lòng hắn nhẹ đi.

Tấm ảnh cưới đã yên vị dưới đất từ khi nào, giữa những vụn thủy tinh lấp lánh. Liên nhìn tay trai trẻ vuốt tóc bằng keo trong ấy như một người xa lạ, rồi đầy trìu mến mà mỉm cười với con người đứng kế bên. Liên khẽ gạt những vụn thủy tinh ra, rồi nâng niu tấm hình vào lòng. Có khi, trong phòng này vẫn còn nhiều thứ phải dọn và phải mang về.

Những cuốn tập ghi chép đã bị người ta lấy đi, vì sao thì Liên cũng không hiểu và hắn cũng chẳng để tâm đến chúng. Album ảnh thì vẫn còn, và cả những bộ quần áo hồi trước hắn chưa kịp thu dọn. Trong mấy cái áo măng tô vẫn còn giấu cả những tờ giấy bạc mà hắn cũng không nhớ mình làm vậy từ hồi nào và vì điều gì. Thu dọn xong trong ấy, Liên lại đi tiếp lên gác. Phòng trẻ em và phòng riêng của Giang lại hầu như không thay đổi, có lẽ vì chúng vốn dĩ chẳng có gì để lục soát. Liên ngồi xuống bên cây dương cầm hắn từng mua để dạy Giang học, chạy nốt vu vơ một đoạn ngắn rồi khẽ khàng đóng lại. Có lẽ, Liên không còn hợp với đàn. Hắn sang phòng bên kia, đầu tiên là tìm con gấu bông mà ký ức hắn mách bảo rằng đó là con mà Pi từng thích nhất. Đứa trẻ hắn từng bỏ bê, đến cả món đồ chơi yêu thích nhất cũng là đồ anh trai không còn chơi đến nữa. Liên cười chua chát, lưỡng lự một hồi, rồi cất lại con gấu bông ấy vào cũi. Hắn mở tủ lục ra một đống quần áo trẻ em còn mới tinh. Cái này thì ở nông thôn khó mà tìm mua được, đáng để mang về cho Chip.

Sau cùng, Liên chắc chắn rằng bản thân không còn gì để tiếc nuối nữa. Những gì có thể mang đi đã chất đầy sau xe đạp của hắn. Vợ chồng Chinh còn muốn mua sắm thêm một ít để hắn mang về quê, nhưng Liên gạt đi.

- Khi nào vợ chồng về quê chơi với các cháu, khi ấy có quà cáp gì tôi cũng xin nhận. Bây giờ tôi phải rời khỏi Hà Nội rất gấp, càng thêm nhiều đồ chỉ càng bất tiện. Làm phiền hai người quá. Tôi xin đội ơn hai người cả đời. Có những đồ đạc còn sót lại, cái gì còn hữu dụng hay có thể đem cho thì xin chú và Chinh cứ xử lý giúp tôi. Căn nhà này bây giờ là của vợ chồng chú rồi, chuyện gì cũng là nhờ vợ chồng chú quyết cả. Tôi cũng đã mang đi những gì quan trọng nhất rồi, không tiếc nuối gì nữa.

- Vậy hè này em với nhà em sẽ sang Hải Phòng thăm bác và mợ Diệp.

Liên mỉm cười, gật đầu, rồi quay trở về nhà Cát đón Bonjour và Bonsoir đi cùng. Hai con vật ấy vì đã quá thân với nhau mà có nhốt chung vào một lồng cũng không hề gì. Liên cẩn thận phủ tấm vải cũ lên che chúng nó đi, rồi buộc chung cùng đống đồ đạc sau xe mình. Cát và Khiêm không dám tiễn hắn đi xa vì sợ bị để ý.

- Nhanh quá... - Cát ngẩn ngơ nhìn theo bóng chiếc xe đạp dần dần khuất sau những cây sưa kề nhau cuối con phố. - Thế là Liên phải rời đi thật rồi. Không biết Diệp thế nào rồi mình nhỉ? Tại sao người ta không muốn nói nhiều về Diệp cho chúng mình hay?

- Không biết được. Nhưng mà, anh nghĩ là mọi người đều sẽ ổn thôi. - Khiêm cười nhẹ và đáp, rồi khoác tay Cát kéo vào trong nhà.

Họ ít khi chú ý tới vỉa hè trước ngưỡng cửa nhà họ, nơi hoa sưa đã rụng xuống trắng xóa sau những cơn gió xuân và hóa thành tấm xuyến. Mà, đâu phải chỉ trước cánh cửa trông ra ngõ Hàng Quạt của nhà Cát mới có cây sưa. Những cánh hoa rải dọc suốt con đường dài, yên tĩnh của Hà Nội, có những cánh hoa còn bay vào giữa những nan xe đạp, rơi xuống giỏ xe và đậu lại trên mũ cối của Liên. Những cái cây vẫn luôn mang dáng vẻ già nua, ủ ê và sầu muộn ấy đương âm thầm tiễn Liên đi. Ngay cả khi Liên chẳng mấy để tâm tới chúng. Những người bạn thú nuôi phía sau xe im ắng lạ thường. Liên chỉ còn nghe được tiếng lốp xe phăng phăng chà xát nền đường và tiếng thở bồn chồn của chính mình, và thi thoảng, khi một đợt gió kéo qua, Liên nghe tiếng hoa và lá reo trên đầu. Những cánh hoa lại ào ạt rơi, nghiêng nghiêng trước mắt, như cơn mưa dịu dàng thơm tho đổ trong thinh lặng.

Liên ra tới ô Quan Chưởng, khi ấy đã là chiều muộn. Mấy người buôn buộc đầy chiếu cói sau xe đạp đương chuẩn bị ra về. Liên đột nhiên nhớ ra điều gì, mới dừng xe và gọi một người đàn bà chạc tuổi trông hẵng còn chưa vội lắm.

- Bác bán chiếu không?

- Ông mua chiếu nào?

- Chiếu cưới.

- Ôi, hàng nhà em đẹp lắm, bác xem cho em với này...

Qua đêm và tới tảng sáng, Liên mới đạp xe về được đến nhà. Hắn đã nương theo đường sắt mà tìm đường ra Hải Phòng, rồi lại dùng kinh nghiệm mà về Thủy Nguyên. Đèn đóm vẫn sáng trưng. Nghe tiếng phanh xe đạp kít lên một tiếng khe khẽ, mấy đứa trẻ reo lên rồi túa ra.

- Cậu về ạ! - Giang lớn nhất cầm đèn măng sông ra đón Liên trước.

- Cậu về, cậu về! - Pi vui vẻ ngồi xuống đầu hè và vỗ tay, đôi mắt lấp lánh đầy chờ đợi.

Diệp cũng bước ra ngay sau Pi, trên tay bế thằng cu con chưa được chín tháng đương say ngủ, đôi mắt đã mệt mỏi đến dại đi chợt tràn đầy sức sống trở lại.

- Anh đã về ạ. Em xin lỗi anh, nhưng các con lo cho anh quá, các con muốn chờ anh về rồi ngủ ạ. - Diệp mỉm cười dịu dàng, trong ánh nhìn hiện rõ sự nhẹ nhõm.

Liên gật đầu, tỏ vẻ hài lòng, rồi gọi Giang ra giúp mình bê đồ.

- Không sao. Hôm nay anh có quà cho các con. Các con mà ngủ thì tiếc lắm.

Nghe thế, người đầu tiên phản ứng vậy mà lại là Pi. Cậu con bé bỏng ấy rúc vào nách Diệp như chú chim non và khúc khích cười.

- Mợ ơi, quà kìa?

- Ừ đúng rồi Pi ạ. Cậu mua quà cho con đấy,

- Cậu mua quà cho mợ. Rồi cậu mới mua quà cho con. - Pi thỏ thẻ rồi dụi mặt vào bầu ngực Diệp.

Diệp đưa ánh mắt tò mò và hạnh phúc dõi theo. Liên khệ nệ bưng cái lồng sắt phủ vải xuống đất trước. Cảm nhận được động tĩnh trong ấy, Giang reo lên:''Cậu ơi, con gì đấy? Cậu mua gà à?''

- Gà đâu mà gà. Chúng nó mới là con cưng của cậu, hai đứa nhỉ?

Liên hí hửng mở cửa lồng, mà những con vật nhút nhát xem chừng chưa muốn chui ra trước khi có sự dò xét kỹ lưỡng. Liên vừa cười, vừa thò tay vào trong lồng tóm hai cái chân kéo ra, miệng dỗ dành:''Bonsoir, ra đây cho cậu xem nào! Ra chơi với các em!''. Nghe thế, Giang reo lên ngay:''Oa! Cậu đưa con Bonsoir về rồi! Cậu nhanh bế nó ra cho con xem, nào! Pi ơi! Cậu đưa Bonsoir về chơi với mình rồi này!''

Pi không có ký ức rõ ràng về những con vật ấy, cũng như về căn nhà cũ ở Hà Nội. Bởi lẽ Giang đã kể về chúng quá nhiều, bé cũng thấy yêu chúng như những người bạn xưa. Nét mặt hớn hở, bé lon ton chạy tới bên cậu và anh. Con chó tai dài sủa lên ăng ẳng vì sợ hãi, rồi rên ư ử trong lòng Liên. Giang và Pi cũng sà vào vuốt ve, dỗ dành nó, trong đôi mắt mở thao láo mới vơi dần sợ hãi. Giang kín đáo đưa tay lên quệt nước mắt, rồi vùi hẳn mặt vào bộ lông loang lổ đốm màu.

- Bonsoir đây rồi! Tao nhớ chú mày lắm! Bonsoir về với nhà ta rồi!

- Con Bonjour nhát lắm, bây giờ mà không nhốt lại thì nó chạy mất. Giang bê cái lồng xuống bếp đặt, rồi lấy một bát cơm cho nó ăn hộ cậu.

- Dạ!

Liên dắt con chó còn đương bỡ ngỡ vào trong nhà, rồi ra lệnh cho nó ngồi xuống. Pi cười đến tít cả mắt, những hình ảnh vụn vỡ của ký ức có chú chó tây tai dài như chập chờn ẩn hiện trong đầu bé. Cảm giác thân quen đến lạ lùng, Pi ôm chầm lấy con vật dịu dàng ấy và để yên cho nó liếm láp lên tay, lên mặt mình. Diệp cũng nghe lòng vui ngất ngây.

- Anh đã về nhà ạ? - Diệp quay sang Liên và hỏi.

- Ừ. Em giúp anh soạn lại đồ, được không?

- Dạ, vâng ạ. Anh chờ em bế Chip vào buồng ngủ trước ạ. Rồi em sẽ ra ngay...

- Thằng bé nghe động dậy rồi kìa. Em cứ để con ngồi đấy chơi với Pi.

Diệp hơi ngạc nhiên. Chip quả thực đã mở to đôi mắt bé tí hạt tiêu từ lúc nào Diệp còn lơ đễnh, mà không hề quấy khóc, mà lại vui vẻ cười ngoác cả miệng. Diệp dịu dàng hôn cái đầu hói trụi của con rồi đặt nó xuống cái gối nho nhỏ bên cạnh. Đoạn, Diệp đứng dậy rồi đi ra ngoài sân cùng Liên. Đồ đạc chất trong những hòm và bọc vải. Liên nhắc hòm gỗ xuống đất, rồi đưa cho Diệp bọc vải nhẹ.

- Đây là quần áo cũ của Pi, anh mang về cho thằng Chip mặc, vì đồ còn rất tốt.

Nét vui sướng tràn đầy gương mặt và khỏa lấp hết những lo toan bấy lâu vẫn lởn vởn trong lòng Diệp. Em ngoan ngoãn ''vâng'' một tiếng rồi bưng đồ vào nhà, chẳng thể giấu được sự hào hứng nên giở ra xem ngay. Những bộ quần áo từng thuộc về Pi, trong ký ức của Diệp còn rõ một một. Đều là đồ Liên đặt người mang từ Pháp sang, hoặc mua từ hiệu quen trong thành phố, đẹp và mềm biết bao.

- Pi ơi, con có nhớ quần áo này không? Hồi nhỏ, con đã từng mặc đấy, trông yêu lắm. - Diệp lật giở từng cái áo và nhìn ngó rất lâu, hai gò má ửng lên.

Pi nhìn đống quần áo xinh xắn lạ lẫm trước mặt, đôi mắt bé mở to. Bé nâng cái yếm trắng đính đăng ten lên trước mặt, miệng há hốc để lộ cả chỗ gẫy răng vì bị bạn hàng xóm bắt nạt vẫn chưa kịp mọc lên răng mới, rồi dụi mặt lên nó và hít căng lồng ngực mùi sữa thơm tho đã phai nhạt. Nghĩ đến những món đồ đẹp và thơm như vậy từng là của mình, bé vui đến ngây ra. Thế rồi, Pi ngước lên và hỏi Diệp:

- Mợ ơi, sao quần áo đẹp này lại là của Pi?

- Vì cậu yêu Pi, nên mua cho Pi đấy.

- Pi yêu em Chip, Pi cho em chip mặc mới, được không mợ?

- Ôi, con tôi ngoan quá... - Diệp xúc động ôm chầm lấy Pi, vuốt ve tóc mai mềm mượt của bé và thì thầm. - Mợ xin con. Thế từ nay, mợ mượn đồ của Pi cho em Chip mặc, Pi nhé?

- Vâng ạ. Pi cho em hết.

Nói rồi, Pi lại rời mợ mà nhào ra ôm chầm lấy em bé Chip đương nằm ê a. Hai đứa đùa nhau và cười khúc khích. Diệp trầm lặng nhìn đám trẻ con chơi với nhau và vô thức mỉm cười. Thế rồi, em chợt nhớ ra rằng Liên vẫn còn đương lui cui ngoài sân. Diệp toan đứng dậy để ra ngoài phụ, thì Liên đã ôm hết đống lỉnh kỉnh tới trước cửa. Hắn đặt tấm chiếu đương cuốn gọn xuống đất, nhìn Diệp và mỉm cười đầy mong mỏi.

- Em mang cái chiếu này thay cho cái chiếu trong buồng mình. Còn đống ở đây, anh và thằng Giang sắp xếp.

- A, chiếu mới ạ? - Diệp đỡ lấy cái chiếu từ tay Liên, cẩn thận bê vào trong buồng.

Cái chiếu mà phòng hai vợ chồng đương dùng vẫn còn tốt lắm, chỉ là không còn mới. Diệp cũng hơi băn khoăn. Ngày thường, Liên giản tiện lắm. Cái gì cũ phải hỏng tới mức không còn khắc phục được nữa, hắn mới đồng ý chuyện mua mới. Liên nghiêm khắc với chính hắn, và cả những đứa trẻ trong nhà. Chỉ riêng với Chip và Diệp, chuyện ăn mặc và thuốc thang cho hai người thì hắn nhất định không tiếc. Đã có những lúc Liên muốn đánh liều ra thành phố, hay lên thẳng Hà Nội một chuyến, chỉ để mua cái mặc đẹp đẽ cho đứa con mới sinh. Nhưng rồi, nghe nói tình hình ở thành thị ngày càng phức tạp, Liên lại thôi. Diệp nhanh nhẹn dẹp cái chiếu cũ đi, cuốn tròn và đặt vào góc nhà. Thế rồi, Diệp giở cái chiếu mới ra. Dưới ánh sáng dịu dàng của bình minh rọi vào cùng ánh nến trên mặt bàn, Diệp thấy rõ hình cặp uyên ương màu son sinh động trên mặt chiếu. Em vẫn ngờ ngợ, đưa bàn tay vuốt ve mặt chiếu. Cói đan đều chằn chặn, lại thoang thoảng thơm. Chẳng rõ Liên cố ý hay ngẫu nhiên, lòng Diệp vẫn vui đến muốn nhảy múa. Liên tùy tiện chọn chiếu mới cũng được, và Diệp cũng chỉ dám mơ tưởng tới một sự tình cờ trớ trêu và đáng yêu đến vậy của cuộc đời này.

Tiếng trẻ con bên ngoài râm ran khiến Diệp lại hớt hải chạy ra phòng khách. Trên chiếc chiếu cói trải dưới đất, Pi đương vui vẻ lăn lộn với Bonjour, Chip nằm trong lòng Liên nghịch ngợm, còn Giang đi từ niềm vui này tới niềm vui khác khi bới ra từng kỷ vật từng thuộc về gia đình.

- Pi ơi, đây là áo của mợ chúng mình này! - Nó lấy ra mấy cái áo ba đờ xuy tối màu, đã hơi cũ nhưng được là lượt rất phẳng. - Còn đây là album ảnh của nhà mình. Pi xem, hồi còn học trường Bưởi, trông anh có oách không này? Cậu ơi, sao cậu không mang cả đồ chơi về cho em?

- Đồ chơi cậu để trong hộp kìa.

- À, ra là cậu mua cho em đồ chơi mới! - Giang vui vẻ mở cái hộp nhỏ nãy giờ nó chưa động đến rồi lấy ra một con gấu bông nhỏ màu vàng, đặt vội vào lòng Pi. - Cậu mua gấu cho em chơi này!

Pi đón lấy con gấu bông mới tinh, đôi mắt đen láy của bé lấp lánh nhìn sang Liên đầy mừng rỡ. Liên cũng mỉm cười dịu dàng. Chưa bao giờ, hắn thấy gần con đến vậy. Pi ngoan ngoãn nghe lời mợ dặn, khoanh hai tay trước mặt, cúi đầu và nói:''Con xin cậu ạ.''

- Pi nhà mình ngoan quá. - Liên quay sang nhìn Diệp và nói.

- Dạ, vâng ạ. Con ngoan lắm, mới còn nhỏ đã muốn chăm Chip cho em đỡ mệt. Nhưng cứ khi ra ngoài chơi, con hay bị trẻ trong xóm nắm tóc và bắt nạt, em thương lắm. - Diệp khoan thai ngồi xuống góc chiếu bên cạnh Chip, nheo nheo mắt nhìn các con vui đùa.

Trong những gì Liên mang trở về, có cả tấm áo dài the Chí từng mặc mỗi bận lên chùa. Giang ôm lấy nó thật chặt, miệng vẫn mỉm cười nhưng bất giác run run. Đôi mắt của nó vốn đã rơm rớm ướt, và giờ đây, những giọt nước mắt đã không thể kìm hãm được thi nhau rơi xuống. Liên quay ra nói với Diệp về những chuyện vụn vặt, chuyện đong gạo, hay chuyện vườn cây. Diệp bối rối, em muốn nhìn sang Giang, còn muốn lại gần thằng bé mà hỏi han nữa. Nhưng Liên dường như không muốn thế. Hắn nhẹ nhàng đặt tay lên đầu em, ra hiệu rằng em chỉ cần nhìn vào đôi mắt đen sâu thẳm và gợn buồn của hắn mà thôi. Hãy để mặc Giang. Liên khẽ gật đầu trấn an Diệp. Pi không hiểu chuyện gì, cũng không chú ý đến gương mặt đầy nước mắt đương vùi vào tấm áo dài của anh. Bé rất thích những bộ quần áo. Cậu chưa từng mang về nhà nhiều đồ mới và đẹp thế này. Bé cầm lấy một chiếc áo ba đờ xuy trùm lên mình như một tấm chăn, rồi nằm lên đùi Giang mà thiếp ngủ.

Liên đã mang mợ, căn nhà cũ và cả Hà Nội về bên Giang. Nó chạy thật nhanh ra tìm chum nước ngoài sân, rửa mặt cho tươi tỉnh, rồi trở lại với gương mặt rạng rỡ.

- Cậu ơi, con mang đồ cất vào tủ hết nhé? Đồ của mợ chắc là mợ Diệp mặc cũng vừa đấy. Toàn là đồ đẹp vậy mà.

Diệp vừa vui vừa ngượng, đáp lại:

- Giang này. Hay là, con cứ để đồ ở đấy. Mợ dọn. Con bế em đi ngủ nhé?

- Mợ để con làm. Mợ bế thằng kia đi ngủ trước đi. - Giang chỉ vào Chip đương nằm vặn mình trong lòng Liên như con sâu đo và nói. - Đồ của Pi coi như cho nó hết. Sướng nhất cu rồi.

Diệp chỉ biết bật cười. Liên nói:

- Giang dọn đồ đi, con. Rồi còn đi ngủ. Trời sắp sáng rồi. Nhưng hôm nay không phải học, cũng may nhỉ.

Sửa soạn cho Giang và Pi xong xuôi, Diệp bế Chip vào buồng ngủ của em và Liên. Em đặt Chip xuống cái võng đay, đẩy đưa một lúc. Nét mặt Diệp trầm tư và ánh nhìn vô định, đôi môi đương nhẹ câu lên mà dường như em không hề hay biết. Liên đương nằm trên giường, im lặng chống cằm nhìn em. Diệp đã khác xưa một chút, lưng thẳng hơn, gương mặt đỡ góc cạnh hơn, và ánh mắt cũng không còn buồn da diết khiến hắn ái ngại mỗi khi phải nhìn vào. Nhưng bàn tay vẫn mềm mại và nụ cười vẫn dịu dàng, đáng thương và đáng yêu như vậy.

- Diệp, cứ kệ Chip. Lên ngủ đi, em.

- Dạ, vâng ạ.

Em vui vẻ đi về giường. Vẫn là cái dáng lom khom và khép nép mỗi khi Diệp trèo lên giường, tìm một góc cho mình không quá gần với Liên - hắn thầm nghĩ. Diệp đắp chăn lên kín cổ, rón rén đưa ánh mắt sang phía Liên. Em thấy hắn cười một cách khó hiểu.

- Em sống ở đây có khó chịu lắm không? - Diệp không ngờ hắn hỏi tới một điều như vậy. - Ở đây không giống phố. Thi thoảng cũng vui, thi thoảng lại rất buồn. Pi còn nhỏ quá nên không nhận ra đổi thay. Nhưng anh biết là Giang hay buồn. Nó nhớ nhà cũ và mợ, nhớ cả trường lớp và bạn bè nữa. Nó không quen chơi với các bạn ở quê. Anh cũng lo cho nó, nhưng mà... cũng không thể về thành phố mà sống lúc này được. Nhưng mong là sau này ít nhất có thể cho nó ra thành phố học. Em thì thế nào?

- Thưa anh, em không thấy buồn. - Diệp nhỏ nhẹ và chân thành đáp lại. - Em chỉ cần được chăm sóc anh và các con, lúc nào cũng rất vui. Ở quê cũng có nhiều việc để làm như ở phố, em chưa bao giờ thấy buồn cả.

- Có nhớ Cát không? Nhớ cả thành phố, và những con người ở đấy nữa? Đồ ăn nữa? Ở đấy có những thứ mà chỗ này chẳng bao giờ có cả.

- Dạ, thi thoảng, em cũng có nhớ. Nhưng ở quê cũng có những thứ ở phố không có. Em không buồn ạ. Ở phố, em ăn phở thấy rất ngon. Nhưng về quê được ăn gà tần u làm, ăn bánh đúc lạc ngoài chợ, em thấy cũng ngon.

- Ôi... - Liên khẽ cười trừ và thở dài. Hắn nhoài người tới ôm Diệp vào lòng, vùi mặt vào cánh tay thơm mùi sữa của Diệp.

Diệp nghe tim mình đập loạn xạ. Em nằm im re, không dám nhúc nhích và thầm tận hưởng hơi ấm trong cái ôm của Liên. Bàn tay rắn chắc của Liên khiến em cảm thấy an toàn hơn bao giờ hết. Dù cho ngày mai, sóng gió và cuồng phong kéo đến, và ngay cả khi họ lại phải rời khỏi nơi nương trú thêm lần nữa, ngay cả khi không còn biết mình sẽ đi đâu, thì chỉ cần có Liên và cánh tay này thôi, Diệp biết lòng mình sẽ bình an vô hạn. Những nỗi lo xoay vần quanh bầy con nhỏ, bữa ăn thường ngày, chuyện may vá hay rau cỏ trong vườn là một loại niềm vui trong cuộc sống bất tận, bởi cuộc sống cần bận rộn để con người được sống. Diệp cũng muốn mình được lo cho cái gì vừa sức, làm mảnh ghép nho nhỏ cho một gia đình ấm êm. Liên sẽ lo những chuyện to hơn, che chở cho Diệp chăm chỉ, hiểu chuyện và bầy con thơ bé ngoan ngoãn biết bao. Chỉ có điều, Diệp không biết phải giải thích thế nào về danh phận của mình. Diệp là mợ của các con, và không phải vợ của Liên.

Suy nghĩ khiến Diệp mệt. Đôi mắt em nặng trĩu và dần dần khép lại. Đúng khi ấy, em cảm nhận được bàn tay ấm kia đương luồn vào trong áo lụa, mân mê khắp da bụng mịn màng và từ từ sờ lần lên bầu ngực hơi căng sữa. Diệp cố giữ hơi thở mình đều đặn và nhẹ nhàng. Ngón tay Liên miết lên đầu vú nhạy cảm của Diệp. Em đảo mắt nhìn sang, thấy Liên vẫn đương nửa nằm nửa ngồi, lưng dựa vào gối, và chống cằm nhìn em. Đôi mắt hắn như sáng rực lên trong ánh sáng tờ mờ hắt vào phòng qua khe hở liếp tre, và ánh nhìn ấm áp tới nỗi khiến tim Diệp muốn tan chảy. Hắn hôn nhẹ lên trán em. Diệp bất ngờ, tim nhảy loạn. Ngón tay Liên vẫn không ngừng trêu đùa đầu vú Diệp. Sự đau và khoái cảm cùng lúc kéo tới, hai chân Diệp cứng lại, và da đầu tê rân rân. Em ngại ngùng nhìn vào mắt hắn, rồi lại ngước lên trần nhà. Liên xích lại gần một chút. Hắn luồn tay ra ngoài, rồi chầm chậm cởi từng cúc áo của Diệp. Diệp vẫn lặng im. Làn da trắng nõn phơi ra trước mắt. Liên đưa cả hai bàn tay to lớn bóp lấy đôi bầu ngực căng đầy sữa, khiến Diệp đau đớn khẽ lên lên một tiếng ngắn ngủi.

- Em có đau không?

Diệp khẽ lắc đầu, nhưng đôi mắt nhắm chặt và đôi môi cũng mím lại.

- Cho anh được không?

Diệp ngây ra mấy giây, rồi khẽ gật đầu.

Liên cúi xuống, hôn trán em, hôn cổ em, rồi hôn lên bầu ngực thơm ấy. Cảm giác đê mê thôi thúc hắn cắn lấy đầu vú kia một cái. Diệp lại khẽ rên, bàn tay nhỏ nhắn bấu vào chăn bông. Liên cắn lấy bên đầu vú còn lại, rồi gục đầu lên ngực em mà hít thở. Tóc hắn rũ xuống từng lọn, sợi tóc cứng cọ vào da em gây cảm giác hơi ngứa ngáy. Hơi thở của hắn phả vào lồng ngực em từng nhịp. Hơi thở của Liên cũng nóng như chính bàn tay và lồng ngực hắn. Diệp sung sướng trong một nỗi ngượng ngùng. Chân em bất giác dạng ra. Bàn tay Liên, trong phút chốc Diệp lơ đãng, đã sớm lần mò xuống dưới quần lụa.

Đó là lần thứ hai trong đời Diệp làm chuyện yêu. Diệp không còn sợ như lần đầu đã bắt đầu đầy trớ trêu và kết thúc trong thê thảm. Diệp cũng chẳng sợ dáng vẻ của mình sau đó sẽ thảm hại và nhếch nhác đến khó tả bằng lời. Nếu đây cũng là thứ người đời gọi là ''chuyện yêu'', Diệp chỉ muốn Liên yêu Diệp thôi. Có sao không? Có ổn không? Diệp tự hỏi lòng mình, rồi để bản thân buông xuôi giữa những trận xâm nhập mãnh liệt, nóng bỏng và ướt át của Liên.

-Anh Liên?

Tiếng Diệp thều thào cất lên, thiếu một chút để lẫn hẳn vào những tiếng lép nhép đáng xấu hổ.

- Ừ? - Liên dừng lại, thở hổn hển và đáp.

- Như thế này... em có lỗi với anh Chí...

- Không. - Liên quả quyết đáp, đồng thời đâm vào một cách thô bạo khiến cả thân người Diệp nảy lên và run rẩy. - Chí... Anh đã từng yêu Chí... Ngày anh ấy ra đi... cũng đã mang theo một phần tim của anh rồi. Anh ấy không trở lại nữa. Anh cũng không thể... không thể chờ ngày mình cũng chết đi mới có thể tiếp tục yêu...

- Anh ấy có giận em không ạ?

Liên nhận ra rằng tấm lưng của Diệp đương khẽ run lên. Hắn khẽ xoa cặp xương cánh bướm đương gồ lên dưới làn da mỏng manh và trắng muốt như ngọc, và thỏ thẻ vào tai Diệp:''Không.''. Thế rồi, Liên lật người Diệp lại. Hắn hôn nhẹ lên gương mặt đỏ bừng và ướt đẫm, mồ hôi cùng nước mắt hòa thành dòng của Diệp, rồi nuốt lấy đôi môi đương hé mở. Khi nụ hôn dài miên man sau cùng đã chấm dứt, Liên khẽ vuốt ve gương mặt ấy.

- Anh muốn yêu em.

Diệp ngạc nhiên. Đối diện với ánh mắt sáng rực, buồn vui lẫn lộn của Liên, em khẽ gật đầu, mỉm cười, và ứa nước mắt. Liên cũng khẽ gật đầu.

Như một người được cứu rỗi, Liên vùi mình vào lồng ngực nhỏ bé trước mặt, và như một đứa trẻ ngoan, hắn thở từng nhịp khẽ khàng và đều đặn. Ánh mắt hắn hướng nhìn ra xa xăm. Trời đương sáng rồi. Người Liên mệt lả, nhưng hắn không buồn ngủ. Đã rất lâu, hắn chưa từng thấy mình nhẹ nhõm đến thế.

Bao nhiêu ngày tháng trôi đi. Liên dần thấy cái ao chuôm đầu làng cũng na ná cái hồ Hàng Đào, và những con người ở quê, nếu nhìn từ góc độ nào đấy, cũng giống người Hà Nội đến kỳ lạ. Hay vốn dĩ, con người ai cũng na ná nhau như thế? Ngay cả Diệp, nếu chịu khó kiếm tìm ở em, có những phút hiếm hoi và ngắn ngủi hắn cũng cảm thấy sao em giống Chí quá. Một con người đã từng sống lâu và lõi đời hơn hắn lẫn Diệp, lại chẳng hề ngây thơ như Diệp mà thường thích làm khổ chính mình.

Cây sưa con Liên trồng sau vườn năm ấy đã trở thành một cây sưa trưởng thành, và khi đến mùa cũng trổ hoa trắng muốt. Nó đã lớn lên và đương già đi trong lặng im.

Những đứa trẻ nhà hắn cũng trưởng thành cùng những bước đi khoan thai của ngày tháng. Pi đã theo anh trai đi học. Bé con ấy càng lớn càng tương đồng với Chí sâu sắc, cho dù người ngoài có thể nói rằng bé ngốc nghếch và chậm hiểu. Chỉ có mình Liên cảm nhận được bóng hình của người ấy trong đứa con, mỗi khi bé nhoẻn miệng cười tươi, để lộ lúm đồng tiền hai bên má, cất bước chạy như đương nhẹ nhàng bay vào lòng Liên, ôm chầm lấy cha bằng đôi bàn tay nhỏ xíu và trắng ngần. Pi thường ngồi dưới bóng cây sưa, trầm ngâm hoặc chăm chú đọc sách. Pi lon ton theo mợ ra vườn, phụ mợ mang rau ra chợ bán, hay là thổi cơm và bế em... Pi thỏ thẻ nói chuyện với chú gấu bông hoặc chó mèo như những người bạn nhỏ. Và Liên biết, khi đứa trẻ ấy vui vẻ kể về người bạn duy nhất bảo vệ bé khỏi những người bắt nạt, với đôi mắt xanh biếc long lanh như làn nước sông mùa thu, trái tim nhỏ bé ấy sắp biết yêu rồi. Giống như hắn ngày xưa, khi nhận ra rằng mình muốn giữ Chí ở bên cả đời. Hắn đã từng thấy ánh mắt kia khi ngắm chính mình bên giếng.

Liên vẫn mặc áo sơ mi và quần tây, chỉ khác với hồi xưa ở những nếp nhăn chưa được là phẳng lại lần nào. Mái tóc Liên bạc đi nhiều hơn. Nhưng ai cũng khen hắn trẻ. Liên chợt nhận ra, rằng lòng hắn từ lâu đã không còn luyến lưu những giây phút ồn ào của thời dĩ vãng. Lần này, hắn thú nhận một cách thành thật. Liên đã say mê với cái lặng im của thôn quê. Thi thoảng, Hà Nội vẫn hiện về trong những phút suy tư của hắn, hay trong những giấc mơ dài. Hà Nội không người và khắp những nẻo đường thênh thang chỉ nghe thấy tiếng gió xao xác dội lại. Giá như có dương cầm ở đây, Liên muốn đàn một khúc nhạc tình. Mừng cho những phút lặng im. Mừng cho những tiếng cười, tiếng khóc. Mừng cho cây trong vườn đơm hoa. Mừng cho cuộc sống.

Một ngày, Liên dẫn đường cho Chinh và Trường từ nhà ga về chỗ ở của gia đình mình. Hai vợ chồng không dẫn theo con, mang theo bao nhiêu quà cáp lỉnh kỉnh từ Hà Nội. Diệp quen những người ấy, song có lẽ chưa từng bắt chuyện với họ bao giờ. Chào các vị khách xong, Diệp tìm cớ để đi xuống bếp. Chinh vui vẻ làm quen với những đứa bé. Em cho Giang sách, kéo Pi vào lòng ôm hôn, và xoa đầu hỏi chuyện thằng bé Chip đương tập trò chuyện với mọi người và sắp sửa vào nhà trẻ. Thấy các con được yêu quý, Diệp từ dưới bếp dòm lên cũng thấy vui lây.

Chinh ái ngại khi nghĩ tới Diệp và cái bụng chửa đoán chừng là sáu, bảy tháng. Em chẳng biết phải đối mặt với người anh họ ấy thế nào. Theo vai vế, đáng nhẽ, Chinh phải gọi Diệp bằng ''anh''. Nhưng suốt những lần gặp mặt ngắn ngủi, Diệp vẫn chủ động gọi em bằng ''anh''. Chinh chưa từng cùng người ấy có một cuộc hội thoại đáng kể, cho dù anh trai của người ấy là một trong những người họ hàng thân thiết nhất với Chinh. Mối tình của người ấy và Liên từng có thời gian khiến Chinh căm ghét và ghê tởm vô cùng. Nhưng giờ đây, Chính thấy trống rỗng. Chẳng biết nên yêu hay ghét con người ấy. Sự ghét một người bé nhỏ, làm lẽ, thui thủi một mình, và đương có thai làm Chinh cảm thấy mình biến thành người xấu. Và, Chinh cũng chẳng tìm được lý do nào để yêu quý Diệp. Chi bằng, như Trường nói, cứ cư xử như những người bình thường biết nhau là đủ.

Diệp loay hoay mãi dưới bếp, còn Liên vẫn đương ở trên nhà tiếp khách. Chinh không quan tâm tới chuyện của hai ông chồng. Em ngồi vắt chân chữ ngũ, không ngừng nhìn xuống chái bếp nhỏ và con người bụng to đương cần mẫn bên củi lửa. Pi chợt nhận ra mình nên xuống phụ mợ. Hai mợ con, cứ thế, vui vẻ nói chuyện với nhau và chuẩn bị bữa tối cho cả nhà.

- Chinh! - Tiếng Trường gọi cắt ngang suy nghĩ của em. - Em đi tắm rửa trước đi, cho nhẹ người. Rồi mình lên dùng cơm với bác và mợ Diệp.

- Vâng mình. - Chinh đáp.

Liên cũng rảo bước ra ngoài hiện nhà và gọi vọng xuống:''Diệp! Em có thể đun hộ Chinh ấm nước bồ kết không?''. Diệp ''dạ'' một tiếng rất to từ dưới bếp. Chinh đâm ra hơi ngại. Em đi xuống bếp, đứng bên ngoài cửa và quan sát. Diệp nhanh nhẹn đứng dậy tìm mấy trái bồ kết đã rang sẵn đặt trong cái rá con, bỏ vào siêu nước đương sôi sùng sục trên bếp. Em không ngồi trên ghế gỗ con như Pi mà dựa mình vào đống rơm lớn trong góc. Đôi bàn tay nhem nhuốc nhọ nồi ôm lấy cái bụng bầu tròn vo. Cái miệng khẽ mỉm cười e thẹn, nom cũng duyên lắm. Chợt nhận ra Chinh đương đứng bên ngoài, Diệp hơi bối rối, song vẫn mỉm cười, gật đầu một cái và khẽ nói:''Anh...''

Chinh không biết nên phản ứng sao ngoài gật đầu. Có lẽ bởi nét mặt Chinh hơi nghiêm nghị mà Diệp trở nên dè dặt hơn. Em cúi nhẹm gương mặt. Không muốn làm đôi bên khó xử thêm, Chinh đi ra chỗ khác nhòm ngó. Pi vẫn đương mải mê vùi trấu vào bếp và vuốt ve Bonjour yêu quý đã già yếu và lười nhác nằm cạnh. Bé thỏ thẻ với Diệp những lời thơ ngây.

- Mợ ơi, bao giờ mợ đẻ em bé cho chúng con?

- Chắc bốn tháng nữa là mợ đẻ. Nhưng không biết là em trai hay em gái, Pi nhỉ?

- Con thích em gái, mợ đẻ em gái cho con chơi với em mợ nhé?

- Ừ, thế thì mợ mong là mợ đẻ em gái chơi với con.

Hai mợ con cười với nhau hỉ hả. Chinh thấy băn khoăn lắm. Đứa trẻ kia đã hiểu những chuyện từng xảy ra với gia đình hay chưa, và vợ chồng họ có ý định cho nó biết chăng? Thằng bé Giang chắc chắn biết rất rõ. Có lẽ nó phải kể với đứa em, không sớm thì muộn. Rồi cuộc sống của họ sẽ tiếp tục ra sao? Chinh suy nghĩ miên man, và không hiểu sao lại thấy chán chường, buồn bã. Chinh vẫn luôn nghĩ, nếu như Chinh cũng qua đời để lại các con cho Trường, và Trường lấy vợ mới, thật là khổ cho những đứa con vàng con bạc của Chinh quá. Cho dù người mới tốt như Diệp...

- Anh Chinh ơi, em đun nước bồ kết rồi ạ. Anh có tắm ngay chưa ạ? - Diệp đứng ở cửa bếp nhìn Chinh mà gọi.

Nhìn ánh mắt dè dặt và nhút nhát của Diệp, Chinh xăm xăm bước vào trong bếp, tự mình xách siêu nước lên rồi nói:''Đằng ấy đương có chửa. Tôi tự lo phần tôi được.''

Nói rồi, Chinh lại gọi vọng lên phòng khách hỏi Liên, rồi khệ nệ bưng siêu nước ra giếng sau nhà. Em đổ nước bồ kết ra cái thau. Hương thơm bốc lên ngào ngạt. Rồi Chinh lại kéo nước mát trong giếng ra hòa vào. Diệp rón rén bước đến, trên tay cầm khăn bông.

- Anh ơi, em... em mang khăn bông cho anh ạ.

Chinh đón lấy cái khăn từ tay em, nét mặt dửng dưng. Diệp chưa vội đi ngay. Em vẫn đứng đấy một lúc, muốn chờ đợi xem liệu rằng mình có thể làm gì. Chinh hơi khó xử, tự hỏi, liệu rằng sắc mặt của mình có phải hơi khó coi chăng? Chinh đương lăn tăn điều gì trong lòng, chính em cũng chẳng biết.

Liên và Trường vẫn đương nói chuyện về nhà cửa và việc kinh doanh trên phòng khách. Đột nhiên, Trường đổi chủ đề.

- Bác ạ. Có gì, em mong bác thông cảm. Nhà em thật ra vẫn còn hơi trẻ con, có những cái vẫn cần phải thay đổi. Nhà em cưới em lúc vẫn còn đương đi học. Thật ra, em và Chinh đã ngồi nói chuyện về gia đình bác nhiều lần rồi. Có cái em ấy chịu hiểu, mà có cái thì vẫn cần thời gian... Mà bác cũng tiếp xúc, cũng hiểu bụng dạ em ấy mà. Em ấy vốn tốt tính. Chỉ là, thi thoảng em hơi rạch ròi. Hơi cố chấp, cũng chẳng qua là vì em từng yêu quý mợ cả rất nhiều.

- Tôi hiểu. - Liên nhẹ cười. - Chinh vẫn luôn ngoan và tốt bụng lắm.Thật là may cho chúng tôi vì có những người như chú Trường hiểu cho. Tôi không biết phải làm thế nào để bày tỏ niềm cảm kích nữa.

- Ấy, bác không cần khách sáo quá... Thật ra, con người ai cũng như nhau. Nếu có thể thì quả thực chẳng ai muốn cuộc đời mình phức tạp và chông chênh cả...

Sau nhiều đắn đo, Chinh rụt rè đứng dậy, nắm hờ lấy tay áo của Diệp, nhẹ nhàng kéo Diệp ngồi xuống cạnh mình. Diệp tròn mắt vì rất đỗi ngạc nhiên. Chinh chủ động mở lời:

- Tôi hỏi này. Anh Liên có yêu đằng ấy không?

Diệp chỉ ngượng ngịu cười. Anh mắt em loanh quanh một hồi, mãi, Diệp mới khẽ đáp:

- Em... Em không biết ạ.

- Thế thì đằng ấy có yêu anh Liên không?

- Dạ, em yêu anh ấy. - Ánh mắt Diệp bình thản đối diện với ánh mắt Chinh.

Như hiểu ra điều gì, Chinh khẽ gật đầu, rồi mỉm cười. Chinh hỏi lại lần nữa:

- Yêu thật?

- Dạ, yêu thật.

Diệp thật thà đáp, rồi cúi xuống nhìn cái bụng đương nhô lên, nom có vẻ đầy tự hào. Em lại khẽ vuốt ve nó. Chinh bỗng cảm thấy yêu thương người trước mặt. Em đưa những ngón tay búp măng sạch sẽ lên vén tóc con đương lòa xòa trước mắt Diệp.

- Đằng ấy để tôi gội đầu cho. Tóc đã hơi bết rồi này...

Diệp ngại, nhưng cũng không đành từ chối. Sau, em lại cảm thấy một niềm hoan hỉ. Diệp ngoan ngoãn cảm ơn Chinh, rồi để Chinh chầm chậm dội từng gáo nước bồ kết lên áng tóc đen nhánh.

- Đằng ấy được mấy tháng rồi?

- Dạ, anh, em được hơn năm tháng rồi ạ...

- Nhưng sao lại to thế nhỉ?

Tiếng nước chảy róc rách. Tiếng trấu nổ trong bếp lép bép. Tiếng ếch nhái kêu từ đồng xa vọng vào. Xôn xao và xôn xao. Trong cõi lặng im của lòng người, những mầm xanh đã trồi lên từ khi nào, lấp lánh và rung rinh giữa muôn vàn ánh hi vọng rơi như cơn mưa xuân êm ru. 


Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sau khi sửa lỗi kết quả sẽ cập nhật tại trang Truyện mới cập nhật