Truyện ngắn Spanking

Đậu và Bí



Thằng Đậu là con của bác Năm - bạn thân của tía tôi. Nhà nó thường trồng các loại Đậu, nên lúc sinh nó ra, má nó đặt tên cho nó là Lê Thành Đậu. Má nó mong nó nhớ cái nghề truyền thống trồng đậu của gia đình mình, mặt khác, má của nó cũng muốn nó thi đậu và thành tài.

Tôi tên Bí. Vì nhà tôi trồng Bí nên má đặt cho tôi tên là Bí. Tôi cảm thấy cuộc đời mình bí bách y chang cái tên của mình. Mỗi lần đi học, mấy đứa bạn thường chọc tôi khi cô giáo gọi lên bảng làm bài. Tụi nó cắc cớ gọi:

- Bí ơi Bí, mày bí luôn rồi hả Bí?

Và tụi nó cười rậm rộ.

Thằng Đậu nó không cười tôi. Nó đứng lên, dõng dạc nói:

- Các bạn im lặng! Để cho Bí làm bài.

Vốn dĩ, nó là "cây văn nghệ" của lớp, lại là lớp trưởng, học hành xuất sắc và dẫn đầu trong mọi hoạt động. Nó rất có uy! Nó vừa nói xong thì mọi tiếng cười đùa trong lớp đều chấm dứt. Tôi thầm cảm ơn nó và cũng ngại ngùng thưa với cô:

- Thưa cô, em không biết làm bài.

Cô cho tôi về chỗ ngồi và giải bài tâp, sửa cho lớp.

Sửa bài xong, cô nói:

- Trưa nay, học xong, Bí ở lại với cô nhé! Cô có chuyện cần trao đổi với con!

Tôi "dạ" rồi nhìn sang thằng Đậu mà lo lắng. Cô có giận chuyện tôi không làm bài được không? Hay tôi đã làm sai cái gì? Tôi nhìn thằng Đậu mà rớm nước mắt. Nó đặt tay nó lên tay tôi và trấn an:

- Bí đừng lo, có Đậu đây rồi! Đậu sẽ giúp Bí học giỏi.

- Nhưng mà Bí học dở lắm! - Tôi xụ mặt xuống và nói tiếp - Bí sợ không thi đậu vào lớp 10. Đậu cũng thấy rồi đó, bài toán đơn giản như thế mà Bí cũng không biết làm thì thi thố sao đây?  Bí... Bí cũng đâu có lanh lẹ như người ta. Kì này, chắc Bí học xong lớp 9, rồi về nhà làm rẫy, trồng bí, trồng khoai sắn với tía má thôi...

Đậu hỏi:

- Bộ Bí muốn tía má của Bí buồn hay sao?

- Đương nhiên là Bí không muốn rồi. Nhưng... Bí đầu óc chậm chạp, tiếp thu  bài thì chậm, 8 năm qua, có năm nào Bí được học sinh khá đâu. Bí toàn đủ điểm lên lớp, Bí còn làm mất mặt, làm tốn tiền của tía má nữa. Đậu cũng biết điều này mà...!

Đậu để bàn tay còn lại đặt lên bàn tay của tôi và nói:

- Bí đừng nói thế! Tía, má của Bí nghe được tía, má buồn lắm đấy! Đậu giúp Bí...

- E hèm! - Tiếng cô giáo tằng hắng - Hai em nói chuyện đủ chưa vậy? Bí có nghe cô giảng gì không? Cả hai đứa đứng lên cho cô!

Tôi nhìn Đậu bằng ánh mắt sợ hãi. Kì thực, tôi mãi mê nói chuyện với Đậu nên không nghe cô giảng gì cả. Trên bảng có 3 bài tập, bài của tôi thì cô đã sửa, vậy cô đang giảng bài nào? Tôi nhìn cả hai bài rồi đoán, chắc là cô đang giảng bài ở bảng giữa. Bất thình lình, tiếng "Cộp Cộp" vang lên mà mặt bàn bắt đầu dao động. Tôi quay lại thì thấy Đậu đang đứng và nhìn tôi bằng ánh mắt thiết tha khẩn cầu như muốn nói "làm ơn đi!". Tôi cố gắng đọc theo môi của Đậu mà đã bị một thứ đen nhánh, dày cộm áng ngay trước mặt. Là thước, là cây thước gỗ huyền thoại, là nỗi ám ảnh suốt thời đi học của tôi đang nằm sừng sững trước mặt tôi. Tôi ngước lên thì thấy cô giáo đang đứng nhìn tôi một cách bực dọc. Cô hỏi:

- Em còn chưa chịu đứng lên à?

Tôi luống cuống đứng dậy thì liền bị cô quất hai thước vào mông.

Tôi vừa đau, vừa thẹn, vừa lấy tay xoa mông; vừa nhìn dáo dát xung quanh như vừa bị bắt tại trận làm việc gì đó xấu xa giữa chốn công cộng. Mặt tôi dần nóng dần lên như độ nóng của mông mình! Một cảm giác thật là khó chịu khi mọi ánh mắt đều hướng về phía tôi, cứ thể như tôi là một sinh vật lạ từ hành tinh khác rơi xuống vậy! Cả Đậu cũng nhìn tôi. Tôi mắc cỡ không dám nhìn Đậu, cũng chẳng dám nhìn cô hay bất kì ai khác, tôi chỉ dám nhìn cái mặt bàn. Tôi cảm giác như cái bàn cũng đang cười tôi ngốc nghếch đến nỗi tiếng thước gõ cộp cộp trên bàn làm "nó" đau và "nó" dao động, truyền tín hiệu cho tôi biết có sự nguy hiểm đến gần, thêm cả ánh mắt "làm ơn đi" của Đậu, tôi ước, giá mà tôi có chỗ để trốn tất cả thì hay biết mấy!

Cô giáo lại hỏi tôi lần nữa:

- Em có nghe cô hỏi gì không?

Tôi đứng yên như tượng đá, mặt tôi đơ ra. Cô lại quất vào mông tôi 3 thước. Tôi đau đến phát khóc. Đậu vẫn nhìn tôi chằm chằm, giống như ánh mắt thương hại. Thương hại một đứa ngốc nghếch, khờ khạo, lúc nào đầu óc cũng trên mây; thương hại đứa dốt đến nỗi không biết cô đang hỏi gì; thương hại một đứa....

- Tôi lặp lại câu hỏi lần nữa nhé! Cô nhìn lên bảng và cho tôi biết, Tôi đang giảng bài nào rồi?

- Dạ, thưa cô, em... Cô giảng bài 2 ạ! 

Ngay lập tức, cây thước trên tay của cô liền vụt vào mông tôi thêm 5 thước đau điếng:

- Này thì bài 2 này! Học hành lẹt đẹt sau cuối, mà tôi giảng bài thì không chịu nghe, ba mẹ cô cho cô ăn học mà cô học như vậy à? Thật là phí tiền của! Tôi đang giảng tới bài 3, cô nghe rõ chưa? Liệu mà lo học cho đàng hoàng, đừng để mình làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp!

Sau 10 thước của cô, tôi không còn đứng vững nữa. Tôi chống hai tay lên bàn và mặc cho những ánh mắt cười chê của những bạn học dành cho tôi, trong đó có cả thằng Đậu. Những giọt nước mắt nóng hổi lăn dài trên má và từng giọt một rơi xuống bàn. Nước mắt nhiễu xuống tập vở của tôi và văng sang tập, vở của thằng Đậu. Cô giáo đi lên trên và bảo:

- Ngồi xuống đi!

Tôi có cảm giác như là một tên tội phạm đang ngồi trên dàn hỏa thiêu cùng tiếng hò, tiếng hét, tiếng reo mừng của những thị dân chúng. Cảm giác tủi thân vây quanh, thêm cả ánh mắt của Đậu nhìn lúc cô đánh tôi, tôi úp mặt xuống bàn và khóc nức nở. Đậu chỉ nhìn rồi quay sang tiếp tục nghe giảng. Khóc mệt, tôi ngủ thiếp đi và cho đến khi thức dậy thì cả lớp đã ra về tất cả rồi. Cả thằng Đậu nó cũng bỏ tôi về... Trên bàn giáo viên, cô giáo vẫn đang ngồi chấm bài. Thấy tôi dậy, cô liền hỏi:

- Em chịu dậy rồi à?

Câu hỏi của cô làm tôi cảm thấy tổn thương. Nó như nghìn cây kim ghim xuyên qua tim tôi một cách thô bạo và đau đớn. Tôi cố gắng đứng dậy chào cô. Cô gật đầu rồi dẹp bài kiểm tra sang một bên. Cô đem theo 2 bài kiểm tra xuống và đưa cho tôi.

- Em tự xem đi!

Tôi cầm lấy và xem bài. Cô nói tiếp:

- Đây là bài kiểm tra của em và bạn Đậu. Hai em ngồi chung nhưng kết quả học tập lại một trời một vực. Bài của bạn Đậu thì được 10 điểm, còn của em chỉ được 0.5 điểm. Em có thể cho cô lí do hợp lí hay không?

Tôi vừa xem, vừa nghe cô, tôi chẳng biết nói gì hơn ngoài im lặng, Thấy thế, cô nói tiếp:

- Không chỉ riêng môn Toán của cô mà tất cả...

- Dạ, em biết. - Tôi cắt ngang lời của cô - Em xin lỗi, em xin hứa sẽ cố gắng hơn.

- Em đang có thái độ vô lễ với giáo viên đấy! - Cô cảnh cáo - Nếu cứ tiếp tục đà này, thì em chẳng bao giờ đậu được cấp 3, dù là bổ túc, em cũng không thể đậu. Em hãy liệu mà cố gắng! Vì em mà thành tích của lớp đang đi xuống đấy!...

- Dạ. Em biết rồi. Thưa cô, em về!

Cô gật đầu. Tôi xếp cặp lại và lủi thủi ra về. Trên đường về, tôi quên mất cái mông đang sưng vù và đau đớn sau mỗi bước chân của mình. Câu nói" Nếu cứ tiếp tục đà này, thì em chẳng bao giờ đậu được cấp 3, dù là bổ túc, em cũng không thể đậu."" Vì em mà thành tích của lớp đang đi xuống đấy!..." luôn ám ảnh tôi suốt đường đi. Tôi không định hình được mình đang làm gì, mình sẽ đi đâu mà cứ nhắm hướng thẳng mà đi tới. Hai câu nói của cô luôn văng vẳng bên tai, tôi chẳng còn biết gì nữa, cho đến khi có một cánh tay kéo tôi và giật mạnh ra sau đến nỗi tôi té nhào vào người người đó, chạm vào vết thương, tôi mới giật mình và nhảy dựng lên vì đau. Tôi nhìn lại, trước mặt tôi là con sông, là một con sông! Con sông này rất sâu và tôi nghe nói có rất nhiều người đã quyên sinh tại đây. Tôi thầm cảm ơn người đã vừa cứu tôi thoát chết khỏi gang tất. Tôi quay lại định cảm ơn thì thấy Đậu, Đậu đang nằm dưới đất và cố gắng lồm cồm bò dậy. Là Đậu, là Đậu đã cứu tôi sao? Không thể nào! Tôi không thể tin được! Chẳng phải Đậu đã cười vì tôi dốt sao? Nhớ lại chuyện lúc bị cô đánh, Đậu nhìn tôi, tôi ngại ngùng đến mức không chịu được thì Đậu đã nhoẻn miệng cười rất có duyên:

- Bí làm gì thất thần vậy? Đậu không kéo lại kịp, chắc Bí đi xuống dưới chơi cùng Thủy Tề rồi!

Mặt tôi đơ ra và dần nóng ran rát cả mặt. Tôi vụt chạy thật nhanh mặc dù chỉ đi thôi thì mông tôi đã như nứt làm hai rồi. Nhưng gặp Đậu thì ngại chi cái đau. Tôi rất mắc cỡ. Tôi quên hết và chạy thật nhanh. Tôi chạy 5, 6 bước thì chỉ bằng Đậu đi 2 bước. Chẳng bao lâu, tôi lại bị Đậu tóm lấy tay.

Tôi vùng vẫy, la hét, bảo:

- Đậu buông Bí ra đi! Bí không muốn gặp Đậu đâu!

Đậu vẫn một mực không buông tay tôi ra. Tôi hét toáng lên:

- Bí ghét Đậu! Ghét Đậu lắm! Bỏ Bí ra mau!

Đậu nghe xong thì buông tay tôi ra và quay đi ngược hướng tôi đang đứng. Trước khi đi, Đậu thì thầm hỏi:

- Bí thật sự ghét Đậu đến như vậy sao? Thật sự ghét Đậu sao?

- Ừ, Bí ghét, ghét Đậu! Bí ghét Đậu nhất trên đời!

- Được rồi! Bí ghét, thì Đậu sẽ đi! ... Đậu sẽ đi! ... Bí đừng ghét Đậu nữa nhé! ... Đậu đi ... !

Bóng của Đậu khuất xa dần. Tôi mới dám nhìn theo và nói thầm:

- Đậu... Đậu là đồ đáng ghét!

Và tôi bật khóc tu tu giữa đường.

Về đến nhà, tôi mệt mỏi thưa tía má rồi vào phòng thay đồ. Nhìn cái mông sưng vù và đau đớn, tôi mệt mỏi nằm sấp lên sàn và xức dầu. Dầu lan đến đâu, tôi thấy dễ chịu đến đó. Cái nóng dần vơi đi, cái the the mát của bạc hà át tất cả. Tôi nghĩ, liệu cuộc đời mình có được như thế hay không? Giá như số mệnh tôi thay đổi thì tốt biết mấy.

Nhanh chóng thay đồ, tôi xuống bếp dọn cơm phụ má. Má tôi thường kể, ngày xưa, nhà của ông bà nội ngoại đều nghèo, nên cả tía và má đều không được đi học. Một chữ bẻ đôi, tía và má cũng không biết. Nhưng tía, má tôi biết "Muốn sang sông thì bắt cầu kiều" và cả "Thương cho roi cho vọt,..." nên tôi chẳng dám nói chuyện bị cô giáo đánh cho má nghe. Tôi lặng lẽ đứng bên cạnh má, phụ má nhóm lửa, nấu cơm rồi ra bộ ván ngồi lặt rau, xắt rau cho lợn. Mỗi lần đứng lên, ngồi xuống như thế, tôi muốn vứt bỏ cái "của nợ" ấy cho lành để tiện làm công chuyện, làm xong rồi gắn lại như bình thường. 

Má tôi ngồi lặt từng cọng rau muống mà chẳng nói gì với tôi cả. Tôi cảm thấy sợ hãi, vì trước giờ má chẳng bao giờ như thế. Mọi ngày, mỗi khi đi học về, má đều hỏi thăm tôi đến nỗi tôi không trả lời xuể những câu hỏi của má. Má hỏi, nào là, "hôm nay con thế nào?", "con đi học có mệt không?", "cô giáo dạy con những gì?",..., cho đến "bạn bè của con ra sao?", "bạn có tốt với con không?"... Mỗi câu hỏi liên quan đến bạn bè tôi đều né tránh. Tôi không thể kể cho má nghe rằng, chúng nó cười cái tên của con, tên của con nghe đã biết dốt đặc rồi thì chơi chung nỗi gì. Tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong và trả lời, "dạ. các bạn tốt với con lắm má ạ!".

Vậy mà hôm nay, má chẳng còn hỏi tôi những câu hỏi đó. Má chỉ im lặng mà làm. Thỉnh thoảng, tôi thấy má thở dài thườn thượt. Má kê một chân lên cao, đôi lúc, má lấy ống quần đen chậm chậm vào mắt. Hình như má đang khóc. Tôi không dám hỏi má chuyện gì. Tôi gãi đầu. Má la:

- Con gái con đứa, đang lặt rau mà gãi đầu, chí nó rớt vô thì sao?

Tôi bật cười trước câu nói nữa đùa nữa thật của má. Tôi trả lời:

- Má chăm con kĩ thế thì sao đầu con có chí được chớ?

Má cười. Khóe mắt của má đầy vết chân chim. Làn da của má sạm đen và nhăn nheo. Bàn tay của má gầy guộc, nổi gân xanh khắp nơi. Bàn chân thì bị nước ăn loang lổ. Tôi nhìn mà thấy xót xa, một người phụ nữ tần tảo, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, còng lưng gánh lấy cả gia đình bằng đôi tay, bằng đôi chân và bằng cả trái tim không bao giờ già cỗi, luôn bao dung, luôn sẵn sàng tha thứ cho tất cả mọi người, kể cả tôi hay tía tôi cũng thế, lúc nào má cũng một mình chịu đựng tất cả, giống như ngay lúc này.

Lấy hết can đảm, tôi hỏi má:

- Má, hôm nay, má thấy thế nào? Má có khỏe không má?

- Má vẫn bình thường.

- Sao mà... con thấy má khan khác? Má không còn hỏi thăm con như mọi ngày nữa. Má... má có chuyện gì hả má?

- Bậy nào! Chuyện gì là chuyện gì chứ? Con nói, má nghe hổng hiểu gì hết trơn hết trọi. Má không hỏi, tại vì má tin con gái má rất giỏi. Học hành chăm chỉ, đi học về là phụ má liền hà,...

Má nói gì, tôi chẳng còn nghe rõ nữa. Tai của tôi ù đi. Má đã và đang đặt rất nhiều kì vọng vào tôi. Nhưng điểm số đã nói lên trình độ học tập và mức độ tiếp thu của tôi nó kém cỏi đến chừng nào. Tôi muốn thú thật với má tất cả, tôi muốn nói với má là tôi muốn ở nhà phụ tía má làm rẫy. Nhưng khi tôi thấy được những gì mà má đã và đang và sẽ tin tôi có thể làm được tất cả, chỉ là thứ vốn hão huyền đối với tôi. Thực tại, tôi chỉ là một học sinh yếu kém, là đứa làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp và cũng là đứa có nguy cơ rớt cấp 3 cao nhất. Tôi không hỏi gì thêm nữa và làm nốt công viêc dang dở của mình.

Bữa cơm hôm nay thật ảm đạm....

Đêm nay, trăng tròn vành vạnh, tựa như một đồng xu khổng lồ sáng lấp lánh giữa bầu trời đầy sao. Nằm trong phòng, ngắm trăng, tôi trằn trọc không thể ngủ được. Tôi len lén mở cửa và ra ngoài hàng ba ngồi. Gió thổi đêm nay thật lạnh. Tôi suy nghĩ về mình, về tía má. Tía má vất vả cho tôi học hành nhưng tôi lại chẳng học giỏi như mong muốn của thầy cô, tôi đã làm cho tía má thất vọng và bản thân tôi cảm thấy mình tệ hại vô cùng. Ngồi suy nghĩ một lát, tôi trở vào nhà, đi ngang phòng của tía, má, tôi nghe thấy những tiếng thở dài thườn thược, cùng những trằn trọc, những mối lo âu vẫn thường trực hàng ngày.

- Ông ngủ chưa? - Má tôi hỏi tía.

- Gì vậy bà? Đêm hôm khuya khoắt sao bà không chịu ngủ? - Tía tôi trả lời.

- Thì... - Má tôi thở dài - Thì tại tôi thấy ông không ngủ được nên tôi lo, hỏi thăm ấy mà. Có phải các thương lái ép giá bí nhà mình không ông?

Tía thôi im lặng chẳng nói gì.

- Chắc là tôi đoán đúng rồi. Sao mà... cuộc sống mình lại chật vật đến thế? Hết hạn hán, cho tới mưa lũ, rồi bấy giờ lại đến thương lái chèn ép. Kiểu này... Tiền đâu mà mình lo cho con Bí đi học đây ông?

- Không được cũng phải lo cho bằng được! - Tía tôi khẳng định chắc nịch - Nó chịu học thì tôi với bà ráng cày, dù bằng cách nào, tôi cũng ráng cho nó ăn học bằng người ta. Số mình đã khổ, khổ vì nghèo, cái nghèo nó đeo bám mình suốt cũng bởi vì không có biết chữ. Cuộc đời của tôi với bà như vậy rồi không lẽ bà muốn nó giống mình hay sao?

- Nhưng mà... - Giọng của má như ứ nghẹn lại - Ăn còn không có cái mà ăn, thì làm sao cho nó ăn học được? Ông thấy đó, từ trước tới giờ, nó có bao giờ dẫn bạn nó về nhà chơi đâu? Nếu không phải vì nghèo thì cũng vì bạn bè chê cười cái tên của nó. Tôi với ông không học nên có biết tên đẹp để đặt cho nó. Mặc dù nó không nói ra nhưng tôi biết nó tủi thân nhiều lắm! Tôi nào không muốn cho con ăn học, nhưng cái số nó như vậy rồi thì biết phải làm sao hả ông?

- Bà... Thiệt là... Thôi được, nếu cái nghề rẫy này không còn có ăn nữa, thì tôi sẽ đi làm thuê, làm mướn, làm trâu, làm bò cho người ta. Miễn sao tôi có tiền lo cho bà, lo cho nó ăn học là được. Không biết chữ, rồi cuộc đời của nó cũng giống tôi với bà. Rồi người ta sẽ cười gia đình mình nghèo mấy đời chẳng ngóc đầu làm nên. Bà ạ, hay là tôi tính vầy! Để vài hôm nữa, coi bí nhà mình có lên giá được không? Chèo kéo lên được đồng nào hay đồng đó. Bằng không thì mình bán đi mấy sào đất đó rồi tôi lên thành phố tìm việc, phụ bà nuôi con Bí. Bà thấy tôi tính được không?

Má tôi im lặng chẳng nói gì.

Tía tôi cũng im lặng.

Và tôi cũng thế.

Cả đêm trằn trọc không chợp mắt, tôi định bụng sáng nay sẽ không đi học. Tôi đi ra đồng bắt cua, bắt ốc đem ra chợ bán lấy tiền phụ gia đình trang trải cuộc sông.

Trời bắt đầu sáng.

Gà gáy. Tôi ngồi dậy đi thay đồ như thường lệ và đem theo một bộ quần áo để trong cặp để tiện thay ra, bắt ốc dễ dàng. Tôi đi đến tận làng bên để bắt. Hết buổi sáng, sau khi lặn lội dầm mình dưới nước, tôi cũng bắt được mớ ốc và mấy chục con cua đồng và vài con cá đem ra chợ bán cũng được mấy chục ngàn đồng. Tôi cầm tiền trong tay mà cười suốt. Xong rồi tôi lại khoác bộ đồng phục bên ngoài và đi về. Tiền, cuối cùng, tôi cũng đã kiếm được những đồng tiền đầu tiên của cuộc đời mình. Tôi đem về khoe với má, má ngạc nhiên:

- Trời ơi, ở đâu con có nhiều tiền vậy Bí?

- Dạ, là con để dành lên đó má. Má cứ lấy mà dùng!

- Nhưng má có cho con nhiều tiền đến thế đâu mà con để dành? Con nói thiệt cho má nghe, số tiền này con lấy ở đâu?

Tôi xị mặt:

- Má, "Giấy rách phải giữ  lấy lề", má thường dạy con như vậy mà! Làm sao con dám cãi lời đi ăn trộm ăn cướp của người ta để người ta chửi mình chứ? Má, má phải tin con. Đây là những đồng tiền trong sạch, không phải dơ bẩn gì đâu má đừng sợ! Má giữ lấy và dùng đi ạ.

- Con không lừa má chứ? - Má nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ.

- Dạ, con chắc chắn, con không làm gì sai.

- Thôi được rồi má tạm tin con!

Những ngày kế tiếp, tôi tiếp tục nghỉ học và đi mò cua, bắt ốc ở dưới đồng và đi ra chợ bán. Chỉ mới mấy ngày thôi, mà cả tay chân của tôi đã dần lỡ loét vì bị nước ăn. Mỗi khi nắng lên, lưng tôi đau rát vì phỏng. Tay chân cũng rát nốt. Cả người dính phèn, nhìn loang lổ, không thể tả nổi. Nhưng vì tiền, vì những nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền hàng ngày nên tôi cũng đành chịu. Tôi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy cô, nhớ thằng Đậu, nhớ cả cây thước đen huyền thoại mà lúc nào cô giáo cũng lăm le trong tay. Tôi nhớ cả những tiết học buồn ngủ, chán ngắt như công dân, nhớ những tiết học chỉ toàn là con số và công thức như toán, lý, hay chỉ toàn những kí hiệu như Ca, Fe, Zn... rối cả não,... Tôi nhớ sự học. Tôi thèm được đi học với các bạn và tôi chỉ khát khao được học hành tới nơi tới chốn. Tôi không muốn làm việc bán mặt cho đất, bán lưng cho trời như thế này. Nhưng tôi lại lo lắng, muốn được học thì tôi phải cần có tiền.

Tiền không phải là tất cả, mà tiền lại là thứ quyết định tất cả.

Tôi gạt mọi suy nghĩ qua một bên và tiếp tục mò cua bắt ốc. Hôm nay, cua, ốc ít hơn mọi ngày. Số tiền tôi kiếm được chẳng có bao nhiêu. Nhìn những đồng tiền mồ hôi nước mắt mà tôi khóc. Hóa ra công việc đồng áng lại vất vả đến thế. Vậy mà chẳng bao giờ tôi nghe tía, má than thở dù chỉ là một câu. Tôi lại thấy tệ hại hơn khi mình chỉ có việc học mà cũng không ráng được. Tôi quyết định đi tìm Đậu và thú thật tất cả.

Trên đường về, tôi thấy Đậu đang từ hướng nhà mình ra. Má tôi ra tiễn Đậu về, theo sau đó là cô giáo của tôi. Một cảm giác bất an dâng lên!

 Tôi núp ở sau bụi tre gần bờ sông. Đợi cô và Đậu đi khỏi, tôi mới đi ra và hít một hơi thật sâu mới bước vào nhà.

Má tôi ngồi trên chiếc đi-văng ngoài trước. Má ôm đầu gối của mình và rầu rĩ. Tôi cảm thấy nhói lòng. 

Tôi thưa:

- Thưa má, con mới về!

Nghe tiếng tôi, má quay vào trong vách nhà và kéo ống quần lên lau nước mắt.

- Con mới về à? Má có nấu cơm rồi. Rau xào ở sau, có tóp mỡ rim mắm mà con thích nữa. Con đi ăn đi, kẻo nguội. Má đi ra rẫy với tía, chiều má về.

Không đánh mà đau!

Má đã biết mọi chuyện mà má lại dùng thái độ với cả lời lẽ nhẹ nhàng để nói với tôi. Tôi cảm thấy má đang đau lòng không khác gì tôi bây giờ. Đôi mắt của má đỏ hoe. Tôi đến bên cạnh má và nói:

- Má ơi, con xin lỗi má! Mấy hôm nay con không có đi học!

Má giựt mình và hỏi lại:

- Sao? Con nói sao? Mấy hôm nay con không đi học thì con đi đâu hả? Con nói má nghe coi, Bí ơi là Bí, má cho mày đi học mà mày không học, mày đi la cà ở đâu hả con? Mày muốn má tức chết mày mới vừa lòng phải không Bí?

Má nói mà hai hàng nước mắt dàn dụa. Má đưa tay lên ngực mình và đấm thùm thụp. Tôi nhìn thấy má như vậy thì chẳng kiềm lòng được. Nắm lấy tay của má, tôi vội nói trong nước mắt:

- Con đi bắt ốc, má, con không có la cà đi đâu hết má ơi. Con biết nhà mình nghèo. Con biết mình đang rất khó khăn. Bí thì bị thương lái không mua, tía thì muốn đi thành phố làm. Con thì học dở con không biết mình học tới đâu nữa. Con không muốn gia đình tốn tiền vì con. Má, má cho con nghỉ học đi bắt ốc kiếm tiền phụ gia đình đi nha má, nha má, con xin má, con cầu xin má cho con đi làm...

- Đủ rồi! Mày muốn má tức chết mày mới vừa lòng phải không vậy Bí? Mày muốn tía mày không sống nổi với mày luôn phải không? 

- Con...

- Trời ơi! ....

Má tôi khóc tức tửi. Sau đó, má với tay lấy cây chổi lông gà ở gần đó và nhịp lên bộ đi-văng:

- Mày cúi xuống cho má đây cho má!

Tôi mếu máo:

- Má, đừng mà má! Con biết lỗi rồi, con không dám nữa!

- Nhanh lên!

- Không!

- 1... 2...

- Má... Đừng mà...!

Má bỏ chổi xuống:

- Ừ, thì đừng. Mày đi đâu thì đi đi! Mày muốn học thì học, không thì thôi. Sướng khổ gì thì do mày. 

- Má... Con...nằm...

Tôi hạ người lên bộ đi-văng nằm chờ. Má nhịp roi trên mông và đánh. Hai roi đầu tiên, đau đến chảy nước mắt. Hai roi tiếp theo, nhẹ hơn, nhưng cũng làm tôi giật nảy cả người.

Má bỏ roi xuống và nói:

- Đánh mày, má đau lắm chứ! Đánh mày, má có vui đâu? Mày cho má biết, mày học hay là nghỉ? Nếu nghỉ, mày chỉ có nước ở đợ cho người ta. Người ta đánh mày, chửi mày, sỉ nhục mày, tao chả quan tâm nữa. Nếu mày đi học, tao với tía mày nguyện làm trâu bò cho mày ăn học tới nơi tới chốn. Cô giáo mày bảo, mày học yếu lắm! Nhưng tao không ngờ mày lại bỏ học mấy ngày nay. Tao hết lời nói rồi.

Má lộn túi áo ra và đưa tôi xấp tiền:

- Cầm lấy! Số tiền này dù sạch nhưng lại không minh bạch, tao không dùng. Mày cầm lấy và làm gì thì làm đi. Ngồi dậy đi!

Tôi quỳ xuống và xin lỗi má. Má im lặng và bỏ ra sau. Tôi ngồi thẫn thờ nhìn theo bóng dáng của má. Nước mắt ướt đẫm cả gương mặt. Má thì không khóc, má nuốt nước mắt ngược vào trong. Má đau lòng khi có một đứa con bất hiếu như tôi. Thực sự má đau lắm!

Thằng Đậu nó đi vào. Nó chìa trước tờ khăn giấy ra trước mặt tôi và nói:

- Bí bị đòn có đau lắm không?

Tôi nhìn nó và trả lời:

- Chẳng phải Đậu về rồi sao?

- Ừ. - Đậu nói - Và Đậu đã quay lại, chứng kiến tất cả. Bí nín đi. Ý của Bí là sao? Bí nói cho Đậu nghe đi!

- Bí muốn đi học... Bí nghĩ kĩ rồi... Đậu kèm Bí học được không?

- Thật sao? Bí chịu cho Đậu kèm học thật sao? - Đậu nói với giọng vui mừng - Đậu đồng ý! Đồng ý hai tay hai chân luôn!

- Và cả cô nữa chứ! - Cô giáo đứng khoanh tay tựa người vô cửa và nói - Cô sẽ lo học phí, em cứ lo học tốt cho cô!

- Cô ...

Cả tôi và Đậu đồng thanh lên tiếng.

- Đậu kèm Bí học giúp cô nhé! Bí phải ráng mà học đó biết chưa?

- Dạ, em cảm ơn cô, cảm ơn Đậu nhiều lắm! - tôi nói.

Thời gian thấm thoát trôi qua, tôi đã thi đỗ vào trường cấp 3 của thành phố, và cả Đậu cũng thế, chúng tôi học cùng một lớp, Đậu vẫn tiếp tục kèm tôi học tập. Và thành tích của hai chúng tôi cũng nằm trong top 10 của trường, không thua kém bất kì học sinh nào ở đây cả. 

Mọi thứ cứ dần trôi qua. Tôi tốt nghiệp cấp 3 rồi đậu đại học. Đậu chọn trường Sư Phạm làm bãi đáp cho mình, còn tôi thì chọn trường Báo Chí. Và chúng tôi lại tốt nghiệp Đại học, rồi đi làm.

Đậu trở về quê dạy học, còn tôi tiếp tục ở thành phố làm. Kể từ đó, chúng tôi chẳng còn gặp lại nhau.

Hai mươi năm sau, chúng tôi gặp lại nhau trong một chiều mưa tầm tả tại trường cũ nhân dịp 20/11. Tôi được mời về để viết bài kỉ niệm cho trường. Lúc mới gặp, tôi ngờ ngợ, người thầy hiệu phó trẻ trung ấy sao mà quen thuộc đến thế. Hỏi ra, tôi mới biết đó chính là Đậu, cậu bạn năm xưa của mình.

Tóc của Đậu bây giờ đã hai màu, và tôi cũng thế. Sau buổi lễ, Đậu đến gần tôi và bắt tay:

- Chào cô phóng viên xinh đẹp! Tôi có thể làm quen với cô được chứ?

Tôi bật cười.

- Đậu này, thật tình, Đậu cứ trêu Bí!

- Ha ha, Bí vẫn khỏe chứ? Đã có gia đình gì chưa?

- Ừ..m... Bí vẫn chưa? Còn Đậu thì sao?

- Đậu có vợ và hai con rồi. Vợ của Đậu làm bên ngân hàng, còn đứa lớn đang học lớp 11, đứa nhỏ học lớp 6.

- Đậu thật hạnh phúc! Bí thật ngưỡng mộ cho Đậu!

- Có gì đâu mà Bí ngưỡng mộ. Phải chi hồi đó, Đậu can đảm tỏ tình với Bí, chắc bây giờ chúng ta đã có...

- Nè nè, chuyện qua lâu rồi, Đậu nhắc lại làm gì chớ?

- Thì... Hồi đó, Đậu...thích Bí, nhưng mà Đậu không dám nói ra. Đậu sợ... Bí không chịu...

Tôi  vừa buồn vừa cười. "Đúng là đồ ngốc! Không chịu cái gì chứ? Tôi cũng thương Đậu chớ bộ. Đậu không nói thì sao mà tôi biết đường mà tính, làm tôi đợi tới giờ này, sắp thành bà cô luôn rồi này!". 

- Sao Bí im lặng vậy?

- Thì... Bí không biết nói gì. Đậu làm Bí bất ngờ quá!

- Lúc Bí bị đánh đòn, Đậu thấy tim mình đau lắm! Đậu muốn bảo vệ cho Bí nhưng không thể, Đậu thấy mình bất lực vô cùng. Lúc Đậu nhìn Bí, chắc Bí nghĩ Đậu cười Bí nên Bí mới giận dỗi Đậu phải không?

Tôi đỏ mặt, ngượng ngùng. Tôi lái sang chuyện khác.

- Dạo này cô chú vẫn khỏe chứ? À, còn cô Hiền chủ nhiệm của mình, tí nữa mình đi thăm cô nhé Đậu!

- Ừ, nhưng mà, ba má của Đậu mất rồi. Cả cô Hiền cũng thế. Cô vừa mất cách đây không lâu?

- Trời ơi! - Tôi thốt lên - Cô đi khi nào? 

- Tầm mấy tháng rồi. Đậu liên hệ với Bí nhưng không biết liên lạc bằng cách nào. Vả lại cô cũng không cho Đậu đi tìm Bí.

- Đậu dẫn Bí ra chỗ cô được không?

- Tất nhiên là được!

Tôi ghé chợ mua đóa hoa hướng dương đặt lên mộ. Một người cô giáo tận tụy giúp đỡ tôi hết mình đã an nghỉ với đất mẹ.

Gió lên. Tôi và Đậu cùng trở về trường. Một người phụ nữ trông rất đỗi dịu dàng dắt hai đứa nhỏ đến và hai đứa nhỏ gọi:

- Ba, ba... Tụi con mới đi học về!

Đậu ôm lấy hai đứa con và hỏi:

- Tụi con đi làm lễ có vui không?

- Dạ, vui lắm ạ! - Đứa nhỏ trả lời.

Song, anh nắm tay vợ cùng hai con đến giới thiệu với tôi.

- Đây là vợ và hai cô công chúa của Đậu, đứa lớn là San San, đứa nhỏ là An An. - Đậu hướng sang gia đình mình và nói - Còn đây là Bí, bạn học của anh. - Anh quay sang hai con - Chào cô đi con!

- Tụi con chào cô ạ!

- Chào chị!

Tôi gật đầu đáp lễ.

Trò chuyện một lúc, tôi xin phép về nhà thăm tía má.

Tía, má tôi đã có tuổi. Mỗi lần về, cả hai đều giục tôi lấy chồng. Nhưng người thương của tôi đã lấy vợ, tôi cũng chẳng biết lấy ai. Tôi nghiệm ra, thương không nhất thiết là đến được với nhau, miễn sau người mình thương được hạnh phúc thì mình cũng an vui.

Giá như năm ấy tôi có thể nói tình cảm của mình với Đậu thì có lẽ bây giờ tất cả đã khác. Cũng có lẽ bởi thế nên mới có câu, "Yêu phải nói cũng như đói thì phải ăn". Cơ hội , thời gian vụt qua rồi thì khó hoặc không bao giờ mà bắt được. Hoặc là có tất cả, hoặc là mất tất cả, thế thôi...


Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sau khi sửa lỗi kết quả sẽ cập nhật tại trang Truyện mới cập nhật